1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thống kê bất bình đẳng thu nhập của dân cư Việt Nam trong giai đoạn 20022014

104 182 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 600,14 KB

Nội dung

Luận văn được upload bởi chính chủ, được chính tác giả bảo vệ thành công trong năm 2018. Có thể liên hệ với tác giả theo địa chỉ: nghiavu1691gmail.com để được hỗ trợ về những vấn đề liên quan đến thống kê.

Trang 1

VŨ TRỌNG NGHĨA

NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP CỦA DÂN CƯ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2002 – 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội – 2017

Trang 2

VŨ TRỌNG NGHĨA

NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP CỦA DÂN CƯ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2002 – 2014

Chuyên ngành: THỐNG KÊ KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS TRẦN THỊ KIM THU

Hà Nội – 2017

Trang 3

tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận văn

VŨ TRỌNG NGHĨA

Trang 4

Để hoàn thành luận văn “Nghiên cứu thống kê bất bình đẳng thu nhập

của dân cư việt nam trong giai đoạn 2002 – 2014”, em xin chân thành cám ơn các

Quý thầy cô trong Khoa Thống kê và Viện Đào Tạo Sau Đại Học - Trường Đại họcKinh Tế Quốc Dân Hà Nội đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quýbáu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường Đặc biệt, em xin chân thành cám

ơn cô giáo PGS.TS Trần Thị Kim Thu đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho em

hoàn thành luận văn này

Em cũng xin chân thành cám ơn các lãnh đạo, anh chị đồng nghiệp đangcông tác tại Chi cục Thống kê huyện Thanh Oai đã hết lòng tạo điền kiện, hỗ trợ,cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến quý báu giúp em hoàn thành luận văn này.Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và kính chúc các Thầy, Cô giáo và toàn thể mọingười sức khỏe, hạnh phúc và thành công

Xin trân trọng cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Trọng Nghĩa

Trang 5

Danh mục các bảng

Danh mục các hình

Tóm tắt kết quả nghiên cứu luận văn

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 5

TỔNG QUAN VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP CỦA DÂN CƯ 5

1.1 Thu nhập của dân cư 5

1.1.1 Khái niệm về thu nhập của dân cư 5

1.1.2 Nguồn gốc của thu nhập 7

1.2 Bất bình đẳng thu nhập của dân cư 7

1.2.1 Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập của dân cư 7

1.2.2 Nguyên nhân bất bình đẳng thu nhập của dân cư Việt Nam 8

1.2.3 Phương pháp đo lường bất bình đẳng thu nhập 10

1.3 Nguồn dữ liệu (thông tin) về bất bình đẳng thu nhập của dân cư 14

1.4 Tổng quan về mức sống dân cư và bất bình đẳng thu nhập của dân cư Việt Nam 20

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ NGHIÊN CỨU BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP CỦA DÂN CƯ 26

2.1 Hệ thống chỉ tiêu thống kê về bất bình đẳng thu nhập của dân cư 26

2.1.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê 26

2.1.2 Hệ thống chỉ tiêu thống kê 27

2.2 Phương pháp thống kê phân tích bất bình đẳng thu nhập 36

2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả 36

2.2.2 Phương pháp hồi quy - tương quan 37

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỐNG KÊ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP CỦA DÂN CƯ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2002 – 2014 39

3.1 Đặc điểm nguồn dữ liệu hiện có và định hướng phân tích 39

3.2 Phân tích thực trạng thu nhập của dân cư Việt Nam giai đoạn 2002 - 2014 41

Trang 6

và nông thôn 433.2.1.2 Biến động thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chia theo vùng kinh tế 463.2.1.3 Biến động thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chia theo 5 nhóm thu nhập 47

3.2.2 Phân tích biến động nguồn gốc thu nhập của dân cư Việt Nam 49 3.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của dân cư Việt Nam 53

3.3 Phân tích thực trạng bất bình đẳng thu nhập của dân cư Việt Nam 64

3.3.1 Thực trạng bất bình đẳng thu nhập của dân cư Việt Nam 64

3.3.1.1 Bất bình đẳng thu nhập theo hệ số chênh lệch giữa nhóm cao nhất và nhóm thấp nhất 653.3.1.2 Bất bình đẳng thu nhập theo hệ số Gini 663.3.1.3 Bất bình đẳng thu nhập theo hệ số tiêu chuẩn “40” 70

3.3.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến bất bình đẳng thu nhập của dân cư Việt Nam 70

3.4 Đề xuất giải pháp tăng thu nhập, hạn chế bất bình đẳng thu nhập của dân cư Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo 78 KẾT LUẬN 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

Trang 7

KSMSDC Khảo sát mức sống dân cư

KT - XH Kinh tế - xã hội

MDGs (Millennium Development

Goals) Mục tiêu Thiên niên kỷ

NLTS Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản

SDG (Sustainable Development Goal) Mục tiêu Phát triển bền vững

SXKD Sản xuất kinh doanh

Trang 8

- 2014

Bảng 3.2: Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chia theo thành thị và

nông thôn giai đoạn 2002 - 2014 45Bảng 3.3: Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chia theo vùng kinh tế

Bảng 3.4: Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chia theo 5 nhóm thu

Bảng 3.5: Cơ cấu thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của cả nước chia

theo nguồn thu giai đoạn 2002 - 2014 50Bảng 3.6: Cơ cấu thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của thành thị và

nông thôn chia theo nguồn thu giai đoạn 2002 – 2014 52Bảng 3.7: Danh sách các biến đưa vào mô hình hồi quy phân tích ảnh

hưởng của các nhân tố đến thu nhập bình quân đầu người 1 tháng 61Bảng 3.8: Hệ số của các biến trong mô hình hồi quy phân tích ảnh hưởng

của các nhân tố đến thu nhập bình quân đầu người 1 tháng 62Bảng 3.9 : Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của nhóm giàu nhất và

nhóm nghèo nhất giai đoạn 2002 - 2014 66Bảng 3.10: Hệ số Gini chia theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2002 –

Bảng 3.11: Hệ số tiêu chuẩn “40” của cả nước giai đoạn 2002 - 2014 71Bảng 3.12: Danh sách biến đưa vào mô hình hồi quy phân tích các nhân tố

Bảng 3.13: Hệ số của các biến trong mô hình hồi quy phân tích ảnh hưởng

Bảng 3.14: Hệ số của các biến độc lập có ý nghĩa thống kê 79

DANH MỤC CÁC HÌNH

TrangHình 1.1: Đồ thị đường cong Lorenz 13Hình 3.1: Khung phân tích của luận văn 42Hình 3.2: Đồ thị tốc độ tăng thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của cả

nước, thành thị và nông thôn giai đoạn 2002 – 2014 46Hình 3.3: Cơ cấu thu nhập bình quân đầu người 1 tháng theo nguồn thu 51

Trang 9

Hình 3.5: Đồ thị phân bố thu nhập bình quân đầu người 1 tháng của các

hộ dân cư trong KSMSDC năm 2014 55Hình 3.6: Đồ thị phân bố logarit thu nhập bình quân đầu người 1 tháng

của các hộ dân cư trong KSMSDC năm 2014 56Hình 3.7: Đồ thị phản ánh sự thay đổi hệ số Gini của Việt Nam giai đoạn

Trang 10

VŨ TRỌNG NGHĨA

NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP CỦA DÂN CƯ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2002 – 2014

Chuyên ngành: THỐNG KÊ KINH TẾ

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – 2017

Trang 11

Trong chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội nước ta đã khẳng định mục tiêuxây dựng và phát triển là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và vănminh” Trong hơn 30 năm đổi mới, cũng là 30 năm thực hiện mục tiêu cao cả đó vớinền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế ở nước ta liên tục tăngtrưởng, thu nhập, đời sống của dân cư không ngừng được cải thiện và nâng cao, xãhội có nhiều tiến bộ Song, đi kèm với nó là sự xuất hiện nhiều bất bình đẳng trong

xã hội, trong đó có bất bình đẳng thu nhập của dân cư Thu nhập và bất bình đẳng làmột hiện tượng KT-XH, đặc biệt là một vấn đề quan trọng được cả xã hội và chínhphủ của các quốc gia đều quan tâm Các cơ quan thống kê quốc gia với chức năng là

“công cụ nhận thức xã hội” đã và đang thực hiện nhiệm vụ: Thu thập thông tin, tổnghợp, phân tích, dự báo và công bố thực trạng và động thái hiện tượng KT – XH này

Ở Việt Nam, Tổng cục Thống kê (TCTK) đã và đang tiến hành cuộc khảo sát mứcsống dân cư Việt Nam (hai năm một lần) và công bố báo cáo về “mức sống dân cưViệt Nam”, trong đó có thu nhập và bất bình đẳng thu nhập

Hơn thế nữa, bất bình đẳng về thu nhập ngày càng gia tăng và sẽ phân cực,phân hoá giàu nghèo trong xã hội Nghèo đói, bần cùng hoá là nguy cơ gây hậu quảkhôn lường cho xã hội, nó đi ngược lại mục tiêu cao cả “dân giàu” Đối với nước ta

“dân giàu” là cả dân tộc, cả cộng đồng chứ không phải một bộ phận hoặc một tầnglớp dân cư nào cả Giải quyết nghèo đói và hạn chế bất bình đẳng không chỉ là mụctiêu của tất cả quốc gia đặt ra, mà còn là mục tiêu “Thiên niên kỷ” (MDGs), “Pháttriển bền vững” (SDG) của Liên hợp quốc đã thông qua trong giai đoạn hiện nay

Vì vậy, nghiên cứu sâu sắc và công bố kịp thời, đầy đủ, trung thực, kháchquan, chính xác thông tin thống kê về bất bình đẳng thu nhập, cũng như tìm ranguyên nhân, xây dựng các giải pháp thích hợp để hạn chế bất bình đẳng thu nhập

và công bằng xã hội là rất cần thiết đối với các nhà hoạch định chính sách

Đề tài “Nghiên cứu thống kê bất bình đẳng thu nhập của dân cư Việt Nam

trong giai đoạn 2002 – 2014” góp phần giải quyết vấn đề trên.

Đề tài được nghiên cứu nhằm những mục đích sau:

Trang 12

- Hệ thống hóa cơ sở khoa học về các chỉ tiêu thống kê, về thu nhập và bấtbình đẳng thu nhập của dân cư ở Việt Nam.

- Đề xuất hệ thống chỉ tiêu thống kê, đánh giá bất bình đẳng thu nhập và cácnhân tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập của dân cư Việt Nam;

- Đánh giá thực trạng bất bình đẳng thu nhập của dân cư Việt Nam phân theokhu vực thành thị, nông thôn và cả nước giai đoạn 2002 - 2014

- Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến bất bình đẳng thu nhập của dân cưViệt Nam giai đoạn 2002 – 2014;

- Đề xuất các giải pháp để tăng thu nhập, giảm sự bất bình đẳng và đảm bảocông bằng xã hội trong dân cư nước ta giai đoạn tiếp theo

Đối tượng nghiên cứu là hiện tượng bất bình đẳng thu nhập của dân cư ViệtNam giai đoạn 2002 – 2014 Cụ thể:

- Về nội dung: Nghiên cứu bất bình đẳng thu nhập của dân cư theo khu vựcsống

- Về không gian: nước Việt Nam

- Về thời gian: giai đoạn 2002 – 2014

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thu thập dữ liệu (thông tin): Thu thập thông tin thứ cấp từ kếtquả của Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam các năm từ 2002 đến 2014;

- Phương pháp tổng hợp dữ liệu: Thống kê mô tả (phân tổ, bảng và đồ thịthống kê);

- Phương pháp phân tích thống kê: phân tích dãy số thời gian, phân tích hồiquy tương quan và phương pháp chỉ số;

- Phần mềm sử dụng để phân tích và ước lượng mô hình là STATA

- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận để nghiên cứu thống kê bất bìnhđẳng thu nhập của dân cư;

- Về mặt thực tiễn: Cung cấp thông tin thống kê tin cậy cho người sử dụngnghiên cứu thống kê về bất bình đẳng thu nhập của dân cư Việt Nam; là cơ sở khoahọc thực tiễn đến các cơ quan, đơn vị chức năng đưa ra những giải pháp cải tiến quy

Trang 13

trình sản xuất thông tin thống kê về mức sống dân cư cũng như đưa ra hệ thống cácgiải pháp phù hợp và hiệu quả nhằm tăng thu nhập, hạn chế bất bình đẳng trong thunhập của dân cư Việt Nam Từ đó, giảm bất công, thúc đẩy công bằng và xây dựngnền tảng chung cho sự phát triển, hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ và vănminh.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn bao gồm 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan về bất bình đẳng thu nhập của dân cư

- Chương 2: Phương pháp thống kê nghiên cứu bất bình đẳng thu nhập của

dân cư

- Chương 3: Phân tích thống kê bất bình đẳng thu nhập của dân cư Việt Nam

giai đoạn 2002 – 2014

Trong chương 1: luận văn khái niệm được thu nhập của dân cư đó là các

khoản thu nhập (biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị) trong 1 thời gian nhấtđịnh từ tiền công, đầu tư và các khoản khác, nó là tập hợp của tất cả các thu nhậpthực nhận bởi các cá nhân hoặc hộ gia đình Từ đó đưa ra được các nguồn gốc củathu nhập, bao gồm các nguồn: thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ sảnxuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất và thuế sảnxuất); thu nhập từ sản xuất phi nông, lâm nghiệp và thủy sản bao gồm: công nghiệp,xây dựng, thương nghiệp, dịch vụ (sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất và thuế sảnxuất); thu nhập hợp pháp khác được tính vào thu nhập

Sau khi nêu được khái niệm về thu nhập, tác giả đã nêu lên khái niệm bấtbình đẳng thu nhập của dân cư Bên cạnh đó, khái quát các nguyên nhân cơ bản vềbất bình đẳng thu nhập của dân cư Việt Nam

Tiếp theo đưa ra các phương pháp đo lường bất bình đẳng thu nhập được thếgiới cũng như Việt Nam sử dụng rộng rãi hiện nay, bao gồm: tiêu chuẩn 40, đườngcong Lorenz, hệ số Gini, chênh lệch thu nhập giữa người (nhóm nguời) cao nhất vớithấp nhất (đơn vị tính là lần)

Trang 14

Cuối cùng, tác giả trình bày khái quát nội dung về cuộc khảo sát mức sốngdân cư mà Tổng cục Thống kê đang triển khai Và sau đó là tổng quan mức sốngdân cư và bất bình đẳng thu nhập của dân cư Việt Nam

Trong chương 2: tác giả đưa ra hệ thống chỉ tiêu thống kê do tác giả xây dựng mục đích để nghiên cứu, giải quyết các mục tiêu trong phạm vi luận văn của tác giả Trong đó nêu lên được nguyên tắc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê, hai nhóm chỉ tiêu thống kê:

Thứ nhất là, nhóm các nhân tố ảnh hưởng tới bất bình đẳng thu nhập Thứ hai là, nhóm chỉ tiêu thống kê đánh giá bất bình đẳng thu nhập.

Tiếp theo là các phương pháp thống kê tác giả sử dụng để phân tích bất bìnhđẳng thu nhập:

Thứ nhất là, phương pháp thống kê mô tả

Thứ hai là, phương pháp hồi quy - tương quan

Trong chương 3: tác giả nêu lên đặc điểm nguồn dữ liệu hiện có và định

hướng phân tích của luận văn Từ trên cơ sở đó, tác giả phân tích thực trạng biếnđộng thu nhập của dân cư Việt Nam được phân tổ theo cả nước, thành thị và nôngthôn; theo vùng kinh tế; theo 5 nhóm thu nhập, theo nguồn gốc thu nhập của dân cư.Sau đó, sử dụng phần mềm Stata để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến phụthuộc thu nhập bình quân đầu người 1 tháng năm 2014 (số liệu của cuộc KSMSDCnăm 2014 do Tổng cục Thống kê công bố)

Tiếp theo, tác giả phân tích thực trạng bất bình đẳng thu nhập của dân cưViệt Nam theo ba hệ thống kê chỉ tiêu thống kê đánh giá bất bình đẳng thu nhập là:

hệ số chênh lệch giữa nhóm cao nhất và nhóm thấp nhất; hệ số Gini; tiêu chuẩn 40.Sau đó, cũng dùng phần mềm Stata để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biếnphụ thuộc là hệ số Gini của 63 tỉnh thành trong các năm 2002, năm 2006, năm 2010

và năm 2014

Trang 15

Dựa trên sự phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng ở trên, tác giả đưa

ra một số đề xuất giải pháp tăng thu nhập và hạn chế bất bình đẳng thu nhập của dân

cư Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo

Luận văn “Nghiên cứu thống kê bất bình đẳng thu nhập của dân cư Việt Namgiai đoạn 2002 – 2014” đã thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra Luậnvăn khởi đầu bằng việc chứng minh được sự cần thiết nghiên cứu đề tài trong quátrình Việt Nam thực“hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh; xã hội công bằng, dânchủ, văn minh”, thực hiện công cuộc đổi mới và có nền kinh tế thị trường đã vàđang hình thành và phát triển Luận văn cũng đã xây dựng khái quát cơ sở lý luận

về thu nhập và bất bình đẳng thu nhập của dân cư Để nhận thức hiện tượng này sâusắc, luận văn trình bày tổng quát phương án Khảo sát mức sống dân cư ở Việt Namtrong giai đoạn này Từ đó, khẳng định có đầy đủ thông tin và độ tin cậy để nghiêncứu Hệ thống chỉ tiêu thống kê về mức sống được lựa chọn và tổng hợp tính toán từkho dữ liệu KSMSDC của Tổng cục Thống kê đang lưu trữ đã được tác giả dùngcác phương pháp thống kê để phân tích thực trạng, mức độ ảnh hưởng của các nhân

tố đến thu nhập và bất bình đẳng thu nhập của dân cư nước ta Từ những hạn chế,nguyên nhân rút ra luận văn đã đưa các kiến nghị và giải pháp về vấn đề tăng thunhập và hạn chế bất bình đẳng thu nhập trong giai đoạn tiếp theo Luận văn rút racác kết luận và phát hiện chính sau đây:

Thứ nhất là, trong quá trình tổng quan về bất bình đẳng thu nhập của dân cư,luận văn không chỉ xây dựng được cơ sở lý luận, mà còn đưa ra được hệ thống chỉtiêu thống kê về bất bình đẳng thu nhập của dân cư Ý nghĩa khoa học trong việcnghiên cứu hiện tượng bất bình đẳng thu nhập dân cư

Thứ hai là, sau khi nghiên cứu quy trình sản xuất thông tin thống kê, phương

án điều tra KSMSDC của Tổng cục Thống kê, luận văn đã khẳng định độ tin cậycủa số liệu dùng để nghiên cứu hiện tượng này.”

Thứ ba là, từ kho dữ liệu thống kê hiện có, luận văn xây dựng được một hệthống chỉ tiêu thống kê về bất bình đẳng thu nhập của dân cư Trong đó, có các chỉ

Trang 16

tiêu phản ánh bất bình đẳng thu nhập dân cư và các chỉ tiêu thống kê khác có liênquan và ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập dân cư.

Thứ tư là, luận văn đã dùng các phương pháp thống kê để đưa ra được thựctrạng mức sống dân cư, thu nhập và bất bình đẳng thu nhập của dân cư giai đoạn

2002 – 2014 tương đối chân thực và đầy đủ

Thứ năm là, luận“văn đã sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để xâydựng mô hình hồi quy Sau đó, tiến hành sử dụng công cụ STATA để chạy mô hìnhhồi quy này Kết quả đã chỉ được các nhân tố đưa ra trong mô hình ảnh hưởng thuậnchiều, ngược chiều đến thu nhập và bất bình đẳng thu nhập của dân cư Đây là cơ sởlàm rõ mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố đến thu nhập và bất bình đẳng thunhập

Thứ sáu là, trong quá trình phân tích luận văn đã khẳng định được bản chấtcủa hiện tượng, chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng để làm cơ sở kiến nghị và đưa ramột hệ thống giải pháp để khắc phục

Thứ bảy là, ngoài kết quả mới được đưa ra, luận văn vẫn còn hạn chế và đòihỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu chủ đề này trong tương lai Do hạn chế về số liệu,cũng như giới hạn quy mô của một luận văn thạc sỹ, luận văn chỉ mới ứng dụng môhình hồi quy trong việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập năm 2014 vàbất bình đẳng thu nhập của từng năm Cùng với đó là số các nhân tố ảnh hưởng đếnthu nhập và bất bình đẳng thu nhập đưa vào mô hình hồi quy còn ít nên kết quảphân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chúng chưa toàn diện Tác giả dự định sẽ tiếptục khắc phục những hạn chế này và sẽ nghiên cứu ứng dụng mô hình hồi quy sửdụng dữ liệu mảng (đưa thêm biến độc lập thời gian).”

Cuối cùng là, trong quá trình thực hiện mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh”, thu nhập của mọi người dân đều được cải thiện,nâng cao, họ đều được thụ hưởng từ tăng trưởng của nền kinh tế; còn bất bình đẳngthu nhập dân cư ở nước ta đang ở mức vừa và mức độ gia tăng chậm./

Trang 17

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài luận văn

Trong chiến lược phát triển Kinh tế - xã hội nước ta đã khẳng định mục tiêuxây dựng và phát triển là: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và vănminh” Trong hơn 30 năm đổi mới, cũng là 30 năm thực hiện mục tiêu cao cả đó vớinền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế ở nước ta liên tục tăngtrưởng, thu nhập, đời sống của dân cư không ngừng được cải thiện và nâng cao, xãhội có nhiều tiến bộ Song, đi kèm với nó là sự xuất hiện nhiều bất bình đẳng trong

xã hội, trong đó có bất bình đẳng thu nhập của dân cư Thu nhập và bất bình đẳng làmột hiện tượng KT-XH, đặc biệt là một vấn đề quan trọng được cả xã hội và chínhphủ của các quốc gia đều quan tâm Các cơ quan thống kê quốc gia với chức năng là

“công cụ nhận thức xã hội” đã và đang thực hiện nhiệm vụ: Thu thập thông tin, tổnghợp, phân tích, dự báo và công bố thực trạng và động thái hiện tượng KT – XH này

Ở Việt Nam, Tổng cục Thống kê (TCTK) đã và đang tiến hành cuộc khảo sát mứcsống dân cư Việt Nam (hai năm một lần) và công bố báo cáo về “mức sống dân cưViệt Nam”, trong đó có thu nhập và bất bình đẳng thu nhập

Hơn thế nữa, bất bình đẳng về thu nhập ngày càng gia tăng và sẽ phân cực,phân hoá giàu nghèo trong xã hội Nghèo đói, bần cùng hoá là nguy cơ gây hậu quảkhôn lường cho xã hội, nó đi ngược lại mục tiêu cao cả “dân giàu” Đối với nước ta

“dân giàu” là cả dân tộc, cả cộng đồng chứ không phải một bộ phận hoặc một tầnglớp dân cư nào cả Giải quyết nghèo đói và hạn chế bất bình đẳng không chỉ là mụctiêu của tất cả quốc gia đặt ra, mà còn là mục tiêu “Thiên niên kỷ” (MDGs), “Pháttriển bền vững” (SDG) của Liên hợp quốc đã thông qua trong giai đoạn hiện nay

Vì vậy, nghiên cứu sâu sắc và công bố kịp thời, đầy đủ, trung thực, kháchquan, chính xác thông tin thống kê về bất bình đẳng thu nhập, cũng như tìm ranguyên nhân, xây dựng các giải pháp thích hợp để hạn chế bất bình đẳng thu nhập

và công bằng xã hội là rất cần thiết đối với các nhà hoạch định chính sách

Trang 18

Đề tài “Nghiên cứu thống kê bất bình đẳng thu nhập của dân cư Việt Nam

trong giai đoạn 2002 – 2014” góp phần giải quyết vấn đề trên.

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu nhằm những mục đích sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thu nhập và bất bình đẳng thu nhập của dân

cư ở Việt Nam

- Đề xuất hệ thống chỉ tiêu thống kê, đánh giá bất bình đẳng thu nhập và cácnhân tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập của dân cư Việt Nam;

- Đánh giá thực trạng bất bình đẳng thu nhập của dân cư Việt Nam phân theokhu vực thành thị, nông thôn và cả nước giai đoạn 2002 - 2014

- Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến bất bình đẳng thu nhập của dân cưViệt Nam giai đoạn 2002 – 2014;

- Đề xuất các giải pháp để tăng thu nhập, giảm sự bất bình đẳng và đảm bảocông bằng xã hội trong dân cư nước ta giai đoạn tiếp theo

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là hiện tượng bất bình đẳng thu nhập của dân cư ViệtNam giai đoạn 2002 – 2014 Cụ thể:

- Về nội dung: Nghiên cứu bất bình đẳng thu nhập của dân cư

- Về không gian: nước Việt Nam

- Về thời gian: giai đoạn 2002 - 2014

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thu thập dữ liệu (thông tin): tổng hợp thông tin thứ cấp từ kếtquả của Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam các năm từ 2002 đến 2014;

Trang 19

Nguồn số liệu sử dụng:

+ Kết quả cuộc khảo sát mức sống dân cư năm 2002 đến 2014

+ Niên giám thống kê Việt Nam hàng năm (2002-2014)

+ Nguồn khác: các công trình nghiên cứu trên Thế giới và Việt Nam về bấtbình đẳng thu nhập

- Phương pháp tổng hợp dữ liệu: Thống kê mô tả (phân tổ, bảng và đồ thịthống kê);

- Phương pháp phân tích thống kê: phân tích hồi quy tương quan

- Phần mềm sử dụng để phân tích và ước lượng mô hình là STATA

5 Những đóng góp của luận văn

- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận để nghiên cứu thống kê bất bìnhđẳng thu nhập của dân cư;

- Về mặt thực tiễn: Cung cấp thông tin thống kê tin cậy cho người sử dụngnghiên cứu thống kê về bất bình đẳng thu nhập của dân cư Việt Nam; là cơ sở khoahọc thực tiễn đến các cơ quan, đơn vị chức năng đưa ra những giải pháp cải tiến quytrình sản xuất thông tin thống kê về mức sống dân cư cũng như đưa ra hệ thống cácgiải pháp phù hợp và hiệu quả nhằm tăng thu nhập, hạn chế bất bình đẳng trong thunhập của dân cư Việt Nam Từ đó, giảm bất công, thúc đẩy công bằng và xây dựngnền tảng chung cho sự phát triển, hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ và vănminh

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn bao gồm 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan về bất bình đẳng thu nhập của dân cư

Trang 20

- Chương 2: Phương pháp thống kê nghiên cứu bất bình đẳng thu nhập của

dân cư

- Chương 3: Phân tích thống kê bất bình đẳng thu nhập của dân cư Việt Nam

giai đoạn 2002 – 2014

Trang 21

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP CỦA

DÂN CƯ

Với sự vươn lên không ngừng mọi mặt của xã hội làm cho cuộc sống của conngười ngày càng tốt đẹp hơn thì bên cạnh đó xã hội cũng ẩn chứa vô số những “bấtcập xã hội” - những vấn đề gây ra ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người “Bấtbình đẳng xã hội” là một trong những vấn đề như vậy

Bất bình đẳng là sự không công bằng, không giống nhau về cơ hội hoặc cáclợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm xã hội hoặc trong nhiềunhóm xã hội Bất bình đẳng xã hội bao gồm: bất bình đẳng giới tính, bất bình đẳngkinh tế, bất bình đẳng cơ hội (về y tế, giáo dục, việc làm,…), trong đó bất bình đẳngkinh tế không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến xã hội mà còn có thể gây trở ngại đến tăngtrưởng kinh tế

Bất bình đẳng kinh tế (còn gọi là khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng thunhập) là chênh lệch giữa các cá nhân, các nhóm trong xã hội hay giữa các quốc giatrong việc phân phối các tài sản hay thu nhập

Để nghiên cứu tổng quan về bất bình đẳng thu nhập của dân cư, chúng tatrước hết cần hiểu rõ về thu nhập, nguồn gốc và mối quan hệ của thu nhập, các nhân

tố ảnh hưởng đến bất bình đẳng thu nhập

1.1 Thu nhập của dân cư

1.1.1 Khái niệm về thu nhập của dân cư

Cùng với sản xuất và tiêu dùng, phân phối là một trong những phạm trù kinh

tế chung nhất của xã hội loài người.“Với tư cách như vậy, phân phối theo nghĩachung nhất có thể được hiểu là hoạt động chia các yếu tố sản xuất, các nguồn lựcđầu vào trong một quá trình sản xuất và chia các kết quả sản xuất, các sản phẩm đầu

ra trong quá trình tái sản xuất xã hội.”Trong đó, phân phối các yếu tố đầu vào vàsản phẩm đầu ra có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau Phân phối thu

Trang 22

nhập là một bộ phận của phân phối, gắn liền với sự phân phối sản phẩm đầu ra đượcbiểu hiện dưới các hình thái thu nhập Thực tiễn cho thấy phân phối thu nhập đóngvai trò rất quan trọng trong mọi xã hội cũng như trong mọi hình thái kinh tế vì phânphối thu nhập hỗ trợ cho tiêu dùng và quá trình tái sản xuất, đảm bảo cho sự tồn tạicủa loài người.

Xét theo chiều dài lịch sử, mặc dù cụm từ “phân phối” lần đầu tiên được đưavào sử dụng trong lý thuyết kinh tế bởi Francois Quesnay và một số nhà kinh tếtrọng nông Pháp từ những năm 1750 nhưng những vấn đề lý luận về phân phối thunhập chỉ thực sự xuất hiện sau công trình Wealth of Nations (1776) của AdamSmith và được hệ thống thành một lý thuyết phân phối thu nhập với David Ricardo(1817) Từ đó đến nay, lý thuyết phân phối thu nhập đã không ngừng phát triển với

sự đóng góp, bổ sung, hoàn thiện của các học giả, các nhà kinh tế trên thế giới

Phần sản phẩm xã hội mới“được tạo ra trong một thời gian nhất định,”và khichúng được chuyển đến người tiếp nhận thì hình thành nên thu nhập cho người tiếpnhận Thu nhập có thể được biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị Người tiếpnhận thu nhập là những tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thông qua quá trình phân phối

mà nhận được thu nhập, ví dụ như lao động bỏ sức lao động ra làm việc để nhậnđược tiền lương, chủ tư bản bỏ vốn kinh doanh nhận được lợi nhuận,… Tuy nhiên,trong trường hợp nhà nước phúc lợi, một nhóm người có thể nhận được thu nhập donhà nước cấp cho dưới dạng trợ cấp, bảo hiểm y tế…

Như vậy, thu nhập của dân cư là tất cả các khoản thu nhập “ (biểu hiện dưới dạng hiện vật hoặc giá trị) ” trong 1 thời gian nhất định từ tiền công, đầu tư

và các khoản khác, nó là tập hợp của tất cả các thu nhập thực nhận bởi các cá nhân hoặc hộ gia đình.

Theo Tổng cục Thống kê, để phản ánh thu nhập của dân cư thường dùng cácchỉ tiêu thống kê: Thu nhập lần đầu, thu nhập do phân phối lại (thu nhập do chuyểnnhượng), tổng thu nhập, thu nhập khả dụng (thu nhập cuối cùng),“thu nhập bìnhquân đầu người”1 tháng Trong luận văn này, tác giả sử dụng chỉ tiêu thu nhập bình

Trang 23

quân đầu người 1 tháng (khái niệm và công thức tính được trình bày ở chương 2) đểđánh giá thực trạng và phân tích.

1.1.2 Nguồn gốc của thu nhập

Thu nhập của mỗi cá nhân trong xã hội là khác nhau về số lượng và nguồngốc tùy thuộc vào ngành nghề họ hoạt động Tuy nhiên tổng hợp chung lại, nguồngốc của thu nhập bao gồm:

- Thu nhập từ tiền lương, tiền công

- Thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (sau khi đã trừ đi chiphí sản xuất và thuế sản xuất);

- Thu nhập từ sản xuất phi nông, lâm nghiệp và thủy sản bao gồm: côngnghiệp, xây dựng, thương nghiệp, dịch vụ (sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất và thuếsản xuất)

- Thu nhập hợp pháp khác được tính vào thu nhập

Các“khoản thu không được tính vào thu nhập gồm rút tiền gửi tiết kiệm, thu

nợ, thu bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được doliên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh.”

1.2 Bất bình đẳng thu nhập của dân cư

1.2.1 Khái niệm về bất bình đẳng thu nhập của dân cư

Trong Sổ tay về Nghèo đói và Bất bình đẳng (Handbook on Poverty andInequality) của World Bank năm 2009, Haughton và Khandker đã chỉ ra bất bìnhđẳng thu nhập là một khái niệm đi liền với nghèo đói và có nội hàm rộng hơn kháiniệm nghèo đói Khi nói đến nghèo đói, mối quan tâm thường tập trung vào“mứcthu nhập hoặc chi tiêu bình quân đầu người”của nhóm nằm ở cuối bên phía trái củaphân phối, trong khi đó bất bình đẳng quan tâm tới phân phối thu nhập của toàn bộdân số

Trang 24

Bất bình đẳng là một khái niệm liên quan đến phân phối thu nhập – mộttrong bốn khâu của quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội (sản xuất, phân phối,trao đổi và tiêu dùng).

Có hai loại cơ bản liên quan tới phân phối thu nhập là:“phân phối theo quy

mô (hay theo cá nhân), và phân phối theo chức năng Phân phối theo quy mô xemxét thu nhập giữa các hộ gia đình hay các cá nhân được phân phối như thế nào Mốiquan tâm chính trong loại này là mức thu nhập mỗi cá nhân nhận được là bao nhiêu

mà không quan tâm tới nguồn gốc của thu nhập, bất kể đó là tiền lương, tiền công.Còn phân phối theo chức năng đề cập tới sự phân phối thu nhập theo nhân tố sảnxuất, chẳng hạn việc xem xét các tỷ trọng trong tổng thu nhập quốc dân được phânphối cho lao động, cho tiền làm công, làm thuê, lợi tức, lợi nhuận

Trong phân phối theo quy mô, tính công bằng về thu nhập được hiểu là các

cá nhân được hưởng thu nhập đúng với công sức mà họ bỏ ra, với ý nghĩa nhằm loạibỏ tình trạng có cá nhân lao động vất vả mà vẫn có cuộc sống khó khăn, thiếu thốn.Phân phối thu nhập công bằng không đồng nghĩa với chủ nghĩa bình quân về thunhập ở cách hiểu mọi người nhận mức thu nhập giống nhau bất kể năng lực và đónggóp Phân phối thu nhập công bằng và chủ nghĩa bình quân về thu nhập chỉ có thểđồng nghĩa với nhau trong trường hợp đặc biệt khi mọi cá nhân trong xã hội là hoàntoàn đồng nhất, tức giống nhau về mọi đặc điểm.”

Như vậy, “ bất bình đẳng thu nhập là khái niệm đề cập hiện tượng thu nhập được phân phối không đồng đều giữa các cá nhân, hoặc hộ gia đình trong

xã hội Đây cũng là khái niệm được sử dụng trong luận văn này ”

1.2.2 Nguyên nhân bất bình đẳng thu nhập của dân cư Việt Nam

Bất“bình đẳng thu nhập (chênh lệch thu nhập) và sự gia tăng bất bình đẳngthu nhập ở Việt Nam bắt nguồn từ các nhân tố mang tính đặc trưng của dân số(nhân khẩu, lao động, giới tính…); sự khác biệt về địa lý; sự khác biệt các động lực

về tăng trưởng nông, lâm nghiệp, thủy sản và phi nông, lâm nghiệp, thủy sản giữacác vùng; những thay đổi tham gia mô hình sản xuất kinh doanh nông, lâm nghiệp,

Trang 25

thủy sản và phi nông, lâm nghiệp, thủy sản; và từ công việc đòi hỏi tay nghề thấpđến cao Sau đây là các nguyên nhân dẫn tới gia tăng bất bình đẳng thu nhập ở ViệtNam:

- Thứ nhất là, xuất phát từ nền kinh tế thị trường Việt Nam đã và đang xáclập và hoàn thiện nền kinh tế thị trường, trong đó có nhiều hình thức sở hữu về tưliệu sản xuất, phát triển kinh tế nhiều thành phần và sản xuất hàng hóa thì sự phânhóa giàu nghèo (ít nhất là giữa lao động làm thuê, người chủ sản xuất, lao độngtrong các doanh nghiệp nước ngoài và Việt Nam…) là một hiện tượng khách quantất yếu Nguyên nhân trực tiếp của nó là do chênh lệch thu nhập của những ngườilao động khác nhau

- Thứ hai là, bắt nguồn từ quy luật phát triển không đều giữa các vùng dođiều kiện địa lý, phương thức sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán, lối sống khácnhau đã ảnh hưởng đến kết quả lao động khác nhau và thu nhập nhận được củangười lao động cũng khác nhau

- Thứ ba là, mô hình tăng trưởng và cơ chế phân bổ nguồn lực là yếu tố ảnhhưởng trực tiếp và lâu dài đến việc tạo lập công bằng xã hội

- Thứ tư là, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh chóng

- Thứ năm là, điều kiện tự nhiên là một trong những nhân tố quan trọng tạo

ra sự khác biệt phát triển kinh tế, cũng như bất bình đẳng thu nhập giữa các vùng,giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Thứ sáu là, phân bố dân cư khác nhau Những vùng có mật độ dân cư thưathớt, quy mô dân số nhỏ có trình độ phát triển kinh tế thấp hơn so với những vùng

có mật độ dân cư cao về quy mô dân số đông

- Thứ bảy là, trình độ người lao động gồm trình độ học vấn và trình độ thựchành nghề Trình độ người lao động là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượngnguồn nhân lực Lao động có chất lượng cao hơn thì có khả năng và có thu nhập cao

Trang 26

hơn lao động có chất lượng thấp Ở nước ta chất lượng lao động khác nhau giữa cácvùng, khác nhau giữa lao động trong các ngành kinh tế.

- Thứ tám là, sự khác biệt về điều kiện kinh tế - xã hội sẽ tạo ra cơ hội pháttriển khác nhau Các vùng nào có điểm xuất phát thấp, cơ cấu hạ tầng kinh tế - xãhội kémthì ít có cơ hội phát triển kinh tế, dẫn tới thu nhập sẽ thấp hơn Vì thế tạo rabất bình đẳng thu nhập trong cả nước

- Thứ chín là, các cơ hội và việc làm phi nông, lâm nghiệp, thủy sản là nhân

tố góp phần gia tăng bất bình đẳng thu nhập Các ngành kinh tế ở Việt Nam có năngsuất lao động xã hội khác nhau, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản có năng suất xãhội thấp do ứng dụng công nghệ thấp (vẫn chủ yếu dùng sức người để làm việc), giátrị thành phẩm không cao, đem lại lợi nhuận thấp hơn khi so với các ngành kinh tếphi nông, lâm nghiệp, thủy sản (có năng suất xã hội cao hơn) Cùng 1 lượng laođộng bỏ ra, năng suất lao động cao hơn sẽ cho kết quả lao động cao hơn và thu nhậpcao hơn.”

1.2.3 Phương pháp đo lường bất bình đẳng thu nhập

Để nghiên“cứu về bất bình đẳng thu nhập, các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam sử dụng một số phương pháp đo lường bất bình đẳng thu nhập, trong

đó có các phương pháp đo lường thông dụng nhất sau:

- Chênh lệch thu nhập giữa người (nhóm nguời) cao nhất với thấp nhất (đơn

vị tính là lần)

Theo cách tiếp cận này thì trước tiên thu nhập của dân cư (hoặc hộ gia đình)được sắp xếp theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất Sau đó chia tổng thể thành cácnhóm phân vị khác nhau, đảm bảo mỗi nhóm có số người (hoặc hộ gia đình) bằngnhau và theo mức thu nhập tăng dần Nếu tổng thu nhập được phân phối đều chocác nhóm thì mỗi nhóm đều nhận được số % thu nhập như nhau và ngược lại.Thông thường người ta thường chia dân cư (hoặc hộ gia đình) có thu nhập từ thấp

Trang 27

đến cao theo tứ phân vị, ngũ phân vị hoặc thập phân vị Nhóm có thu nhập cao nhấtgọi là nhóm giàu nhất, nhóm có thu nhập thấp nhất gọi là nhóm nghèo nhất.”Cụ thể:

+ Nhóm 1: Nhóm thu nhập thấp nhất (Nhóm nghèo nhất);

+ Nhóm 2: Nhóm thu nhập dưới trung bình (Nhóm cận nghèo);

+ Nhóm 3: Nhóm thu nhập trung bình (Nhóm trung bình);

+ Nhóm 4: Nhóm thu nhập khá (Nhóm cận giàu);

+ Nhóm 5: Nhóm thu nhập cao nhất (Nhóm giàu nhất)

Tổng cục Thống kê phản ánh sự chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu vớinhóm nghèo bằng cách lấy thu nhập bình quân đầu người của nhóm 20% dân sốgiàu nhất chia cho thu nhập bình quân đầu người của nhóm 20% dân số nghèo nhất

Mặc dù cách đo lường này dễ tính toán, dễ hiểu và tiện lợi khi so sánh theothời gian, giữa các địa phương, các quốc gia nhưng cách đo lường này không chobiết sự phân phối thu nhập trong các nhóm trung bình

- Tiêu chuẩn “40”

Do Ngân hàng thế giới“đề xuất vào năm 2002 là xác định tỷ lệ thu nhập của40% dân số có thu nhập thấp nhất (tức nhóm nghèo nhất và nhóm cận nghèo) chiếmtrong tổng thu nhập của tất cả dân số

Theo chỉ tiêu này, kết quả tính toán được so sánh với các mức như sau:+ Nếu hệ số này lớn hơn 17% thì tương đối bình đẳng

+ Nếu hệ số này chiếm từ 12% đến 17% thì tương đối bất bình đẳng

+ Nếu hệ số này nhỏ hơn 12% thì bất bình đẳng cao.”

Đây cũng là một trong những cách tiếp cận để phân tích sự bất bình đẳng vềthu nhập Nhưng theo cách này cũng có hạn chế nhất định đó là chỉ phản ánh được

Trang 28

sự phân phối thu nhập của 2 nhóm thu nhập thấp nhất và chưa phản ánh được sựphân phối thu nhập của các nhóm có thu nhập từ trung bình trở lên.

- Đường cong Lorenz do nhà“thống kê người Mỹ Conrad Lorenz xây dựngnhằm biểu thị mô tả phần trăm thu nhập nhận được trong tổng thu nhập tương ứngvới phần trăm số người được nhận thu nhập đó, bắt đầu từ những người hoặc hộ giađình nghèo nhất Hay nói một cách khác là biểu thị mối quan hệ giữa các nhóm dân

số (nhóm hộ gia đình) và tỷ lệ thu nhập tương ứng của họ

Trục hoành biểu thị phần trăm dân số cộng dồn và được sắp xếp theo thứ tựthu nhập tăng dần Trục tung là tỷ lệ phần trăm thu nhập trong tổng thu thập mà mỗiphần trăm trong dân số nhận được Nếu trong một xã hội hoàn toàn bình đẳng thì20% thu nhập sẽ được phân phối cho đúng 20% dân số hay 60% thu nhập đượcphân phối cho đúng 60% dân số Nối các điểm này lại được đường 450 (đường bìnhđẳng tuyệt đối) Sự bất bình đẳng sẽ tăng lên khi đường Lorenz lệch khỏi đườngchéo 450, ví dụ 20% dân số nghèo nhất chỉ nhận được 8% thu nhập Đường Lorenzcàng cách xa đường 450 thì mức độ bất bình đẳng càng cao Điều này cũng có nghĩa

là phần trăm thu nhập người nghèo nhận được sẽ giảm đi và khoảng cách chênhlệch giữa giàu và nghèo càng lớn.”

Đường cong Lorenz đã phản ánh được sự phân phối thu nhập của tất cả cácnhóm, bao gồm cả các nhóm từ thu nhập thấp nhất đến thu nhập trung bình và caonhất Nhưng đường cong Lorenz sẽ không lượng hóa được sự bất bình đẳng thunhập trong trường hợp 2 đường Lorenz giao nhau thì không thể xếp hạng được sựbất bình đẳng Lúc này ta cần phải có một thước đo mà có thể vừa phản ánh được sựbất bình đẳng thu nhập của tất cả các nhóm vừa có thể so sánh khi có hai dãy phânphối thu nhập

Trang 29

Hình 1.1: Đồ thị đường cong Lorenz

- Hệ số Gini là thước“đo được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong nhiềunghiên cứu thực nghiệm Hệ số này có thể dựa vào đồ thị đường cong Lorenz đểtính Nó được xác định bằng tỷ số của phần diện tích nằm giữa đường cong Lorenz

và đường chéo 450 so với phần diện tích tam giác vuông nằm bên dưới đường chéo

450 hoặc hệ số Gini có thể được xác định bằng công thức sau (theo Tổng cục thống

kê và Ngân hàng Thế giới, khi ta có thông tin về tỷ lệ dân số ở các mức khác nhaucủa thu nhập bình quân đầu người):

(Y i+¿Y i−1)¿

Trang 30

Trong đó:

X ilà tỷ lệ cộng dồn của dân số trong khoảng i

Y i là tỷ lệ cộng dồn của thu nhập trong khoảng i

Hệ số Gini phản ánh mức độ bất bình đẳng về phân phối thu nhập của dân

số Hệ số Gini có giá trị từ 0 đến 1 (giá trị bằng 0 biểu thị sự bình đẳng tuyệt đối vàgiá trị bằng 1 biểu thị sự bất“bình đẳng tuyệt đối) Song trên thực tế, hệ số Gininhận giá trị trong khoảng lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1 Hệ số Gini càng tiến gần đến 1thì bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng cao Đối với hầu hết các nước đangphát triển, hệ số Gini tính theo thu nhập nằm trong khoảng từ 0,3 đến 0,6

Tuy là một thước đo xác định sự bất bình đẳng thu nhập được sử dụng rấtphổ biến song hệ số Gini còn có hạn chế là không thể phân tách hệ số Gini theo cácnhóm con (như khu vực thành thị/nông thôn hoặc 8 vùng) và sau đó tổng hợp lại đểđưa ra hệ số Gini cho chung cả nước Đồng thời nó cũng không phản ánh được sựbất bình đẳng thu nhập trong nội bộ từng nhóm, khu vực và vùng lãnh thổ.”

1.3 Nguồn dữ liệu (thông tin) về bất bình đẳng thu nhập của dân cư

Từ năm 1960“đến nay, Tổng cục Thống kê đã thực hiện nhiều cuộc điều trachọn mẫu nhằm thu thập các thông tin để đánh giá mức sống của dân cư phục vụcho việc hoạch định các chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời làm cơ sở sosánh với các nước trong khu vực và quốc tế như:

- Điều tra Ngân sách gia đình (Điều tra thu, chi gia đình Công nhân viênchức và Điều tra thu, chi gia đình Nông dân thời kỳ những năm 1960 đến đầunhững năm 1990) và Điều tra Kinh tế và Đời sống nông thôn năm 1990

- Điều tra tình trạng giàu nghèo năm 1993: mẫu điều tra gồm 91.732 hộ giađình

- Khảo sát Mức sống dân cư năm 1992-1993 và 1997-1998 (KSMSDC 92-93

và KSMSDC 97-98): là cuộc điều tra chọn mẫu mức sống hộ gia đình lần đầu tiên

Trang 31

áp dụng bảng hỏi chuẩn và tiến hành theo phương pháp của Ngân hàng Thế giới ápdụng cho nhiều nước với cỡ mẫu 4800 hộ gia đình KSMSDC 97-98 được tiến hànhhoàn toàn theo phương pháp của cuộc KSMSDC 92-93, nhưng với cỡ mẫu lớn hơn

là 6000 hộ gia đình

- Điều tra hộ Đa mục tiêu các năm 1994, 1995, 1996, 1997, 1999

Đây là cuộc điều tra có nhiều chủ đề với mục đích là thu thập thông tin nhằmđánh giá mức sống, trong đó đánh giá tình trạng nghèo đói và phân hóa giàu nghèo

để phục vụ công tác hoạch định các chính sách, kế hoạch và các chương trình quốcgia của Đảng và Nhà nước Cỡ mẫu năm 1994, 1995, 1996, 1997 là 45000 hộ vànăm 1999 là 25170 hộ

Từ những kinh nghiệm thực tiễn trong nhiều năm điều tra mức sống, bắt đầu

từ năm 2002 Tổng cục Thống kê đã nghiên cứu kết hợp 2 loại điều tra là Khảo sátmức sống dân cư và Điều tra hộ Đa mục tiêu thành Kháo sát mức sống dân cư

a) Mục đích

Các cuộc khảo sát này thu thập thông tin nhằm đánh giá mức sống dân cư,trong đó đánh giá tình trạng nghèo đói và phân hóa giàu nghèo để phục vụ công táchoạch định các chính sách, kế hoạch và các chương trình quốc gia của Đảng và Nhànước, nhằm không ngừng nâng cao mức sống dân cư trong cả nước và từng địaphương Khảo sát mức sống dân cư còn cung cấp số liệu làm cơ sở tính toán quyền

số để tính chỉ số giá tiêu dùng và phục vụ tính toán tài khoản quốc gia

b) Đối tượng, đơn vị và phạm vi khảo sát

- Đối tượng khảo sát: Hộ dân cư, các thành viên hộ

- Đơn vị khảo sát: Hộ dân cư

- Phạm vị khảo sát: 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trang 32

c) Thời điểm, thời kỳ và thời gian khảo sát

- Thời điểm, thời kỳ khảo sát: Cuộc khảo sát được tiến hành trong 4 kỳ vào

các tháng 3, 6, 9 và 12

- Thời gian khảo sát: Thời gian thu thập thông tin tại địa bàn mỗi kỳ là 1 tháng.”

d) Nội dung khảo sát

Thu thập các thông tin phản ánh mức sống của hộ, gồm:

Thu nhập của hộ, gồm: mức thu nhập, thu nhập phân theo nguồn thu (tiềncông, tiền lương; hoạt động sản xuất tự làm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; hoạtđộng ngành nghề sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷsản của hộ; thu khác)

+ Chi tiêu của hộ: mức chi tiêu, chi tiêu phân theo mục đích chi và khoản chi(chi cho ăn, mặc, ở, đi lại, giáo dục, y tế, văn hoá, v.v… và chi khác)

+ Một số thông tin khác của hộ và các thành viên trong hộ để phân tíchnguyên nhân và sự khác biệt của mức sống, gồm: những đặc điểm chính về nhânkhẩu học (tuổi, giới tính, dân tộc, tình trạng hôn nhân); trình độ học vấn; tình trạng

ốm đau, bệnh tật và sử dụng các dịch vụ y tế; việc làm; đồ dùng, điện, nước, điềukiện vệ sinh; tham gia chương trình xoá đói giảm nghèo; tình hình di cư của hộ

e) Loại điều tra và phương pháp thu thập số liệu

- Loại điều tra

Khảo sát“mức sống dân cư (KSMSDC) là cuộc điều tra chọn mẫu với cácthông tin về mẫu khảo sát như sau:

+ Cỡ mẫu:

Mẫu khảo sát gồm 46.995 hộ dân cư được chọn từ 3.133 địa bàn của mẫuchủ theo các bước sau:

Bước 1 Chọn địa bàn:

Trang 33

Chọn 3.133 địa bàn khảo sát (883 địa bàn thành thị và 2.250 địa bàn nôngthôn), trong đó 50% được chọn lại từ các địa bàn đã được khảo sát trong năm liềntrước và 50% được chọn mới từ mẫu chủ

Bước 2 Chọn hộ:

Đối với các địa bàn được chọn lại từ KSMSDC năm liền trước:”

Chọn tất cả 15 hộ (12 hộ khảo sát thu nhập và 3 hộ khảo sát thu nhập - chitiêu) trong các địa bàn này Các hộ đã được khảo sát thu nhập trong KSMSDC nămliền trước sẽ được khảo sát thu nhập trong KSMSDC năm hiện tại, các hộ đã đượckhảo sát thu nhập - chi tiêu trong KSMSDC năm liền trước sẽ được khảo sát thunhập - chi tiêu trong KSMSDC năm hiện tại Trong trường hợp các hộ trongKSMSDC năm liền trước không còn trên địa bàn nữa thì chọn hộ thay thế, cáchchọn như hướng dẫn trong Sổ tay Khảo sát mức sống dân cư

Đối với các địa bàn được chọn mới:

Chọn 20 hộ từ bảng kê danh sách các hộ dân cư của các địa bàn được chọn(sau khi đã được cập nhật) Từ 20 hộ được chọn này, chọn 15 hộ chính thức và 5 hộ

dự phòng, cách chọn như hướng dẫn trong Sổ tay Khảo sát mức sống dân cư

+ Phân bổ mẫu cho các tỉnh:

Tổng cục Thống kê chia số mẫu được phân bổ cho 4 kỳ theo phương phápngẫu nhiên hệ thống để tổ chức thu thập số liệu vào tháng 3, 6, 9 và 12 Phiếuphỏng vấn xã được thực hiện đồng thời với thời gian thực hiện phỏng vấn hộ

Mẫu khảo sát thu nhập và mẫu khảo sát thu nhập - chi tiêu được phân bổ cho

4 thời điểm khảo sát như sau:

Trang 34

Bảng 1.1: Số mẫu điều tra chia theo 4 thời điểm trong năm

Thời gian Thu

thập số liệu

Mẫu khảo sát thu nhập - chi tiêu

Mẫu khảo sát thu nhập Cộng (Hộ) (Hộ) Số hộ Số địa bàn Tổng số 9399 37596 46995 3133

Nguồn: Tổng cục Thống kê, KSMSDC năm 2014

- Phương pháp thu thập số liệu

Phiếu phỏng“vấn thu nhập chi tiêu (áp dụng cho mẫu khảo sát thu nhập chi tiêu) bao gồm tất cả các thông tin của nội dung khảo sát và Phiếu phỏng vấn thunhập (áp dụng cho mẫu khảo sát thu nhập) gồm các thông tin của nội dung khảo sáttrừ các thông tin về chi tiêu của hộ Phiếu phỏng vấn được thiết kế tương đối chitiết, giúp điều tra viên ghi chép thuận lợi, đồng thời tránh bỏ sót các khoản mục vàtăng tính thống nhất giữa các điều tra viên, từ đó nâng cao chất lượng số liệu khảosát

-Cuộc khảo sát áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp Điều tra viên đếngặp chủ hộ và những thành viên trong hộ có liên quan để phỏng vấn và ghi thông tinvào phiếu phỏng vấn hộ Để bảo đảm chất lượng thông tin thu thập, cuộc khảo sátkhông chấp nhận phương pháp khảo sát gián tiếp hoặc sao chép các thông tin từ cácnguồn có sẵn khác vào phiếu phỏng vấn

Qua nghiên cứu lại các tài liệu liên quan đến việc sản xuất thông tin thống kêmức sống dân cư (MSDC) từ năm 2002 đến năm 2014, giúp ta đánh giá một cáchtổng quan về những ưu điểm, hạn chế của việc sản xuất thông tin thống kê MSDC

- Ưu điểm

Trang 35

Cuộc khảo sát mức sống được thiết kế theo chuẩn của các cuộc điều tra đolường mức sống chuẩn (Living Standard Measurement Study – LSMS) Chuẩn thiết

kế này được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới Chuẩn này được áp dụng ở ViệtNam từ năm 1993 và ngày càng hoàn thiện Đến giai đoạn 2002 – 2014 tương đối

+ Mẫu được thiết kế theo phương pháp khoa học và kinh nghiệm quốc tế (có

sự tư vấn của chuyên gia thống kê quốc tế), đảm bảo tính đại diện cao và hạn chếsai số chọn mẫu

+ KSMSDC áp dụng quy trình kiểm tra, giám sát chặt chẽ và khoa học đảmbảo tất cả các khâu đều được thực hiện theo đúng phương án đề ra

+ Phương án xây dựng đầy đủ theo 7 bước của Quy trình sản xuất thông tinthống kê cao cấp

+ Kết hợp hiệu quả giữa cuộc KSMSDC với điều tra quyền số chỉ số giá tiêudùng (đã và đang chuẩn bị tính toán, công bố nghèo đa chiều tại Việt Nam)

- Hạn chế

+ Mặc dù đã được cải tiến chia làm 4 kỳ thu thập thông tin sơ cấp trong 1năm, nhưng việc hồi tưởng lại để nhớ thông tin chính xác đối với người cung cấpthông tin là rất khó khăn.”

Trang 36

+ Số lượng mẫu điều tra đại diện cho các tỉnh, thành phố còn nhỏ Số lượngmẫu trong dàn mẫu vẫn chưa ổn định trong giai đoạn 2002 - 2014

+ Ứng dụng kỹ thuật trong điều tra phỏng vấn ghi phiếu là phương thứctruyền thống (sử dụng giấy ghi chép)

1.4 Tổng quan về mức sống dân cư và bất bình đẳng thu nhập của dân

cư Việt Nam

Kinh tế - xã hội”giai đoạn 2002 – 2014 phát triển khá, đã tác động tích cựcđến mức sống dân cư Mức sống dân cư của giai đoạn này không ngừng được cảithiện đã tác động tích cực trở lại, góp phần làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế khátrong suốt 12 năm Cụ thể:

Đặc điểm nhân khẩu học của hộ thay đổi tích cực

Nhân khẩu bình quân 1 hộ chung cả nước nếu như năm 2002 là 4,57 người,thì đến năm 2014 chỉ là 3,77 người, có xu hướng giảm dần trong suốt 12 năm Xuhướng giảm dần này còn diễn ra ở cả 2 khu vực thành thị và nông thôn, thậm chí cảcác vùng kinh tế và các nhóm thu nhập thấp Đây là hiệu quả của chính sách sinh đẻ

có kế hoạch của thời kỳ này.”

Trong suốt những năm 2002 - 2012, khu vực thành thị luôn có quy mô hộthấp hơn so với khu vực nông thôn Nhưng đến năm 2014 số nhân khẩu bình quân 1

hộ giữa hai khu vực này khá tương đương nhau Nhưng xét riêng hộ dân cư nghèovẫn cao hơn hộ giàu và vùng núi cao hơn đồng bằng Năm 2014, nhân khẩu bìnhquân 1 hộ của nhóm nghèo nhất (nhóm 1) là 4,08 người, cao gấp 1,2 lần nhóm hộgiàu nhất (nhóm 5)

Theo kết quả cuộc“KSMSDC 2014, tỷ lệ từ 0 -14 tuổi ở khu vực nông thôn(chiếm 24,4%) cao hơn ở khu vực thành thị (chiếm 21,8%) Ngược lại, tỷ lệ ngườitrong độ tuổi lao động (15 – 59) thì ở khu vực thành thị cao hơn ở khu vực nôngthôn (65,7% và 63,5%) Đối với nhóm hộ nghèo nhất tỷ lệ người trong độ tuổi 0 –

14 là 30,7%, còn nhóm hộ giàu nhất chỉ chiếm 17,8% Tỷ lệ người trong độ tuổi lao

Trang 37

động 15 – 59 có quy luật ngược lại đó là nhóm giàu nhất chiếm 70,4% và nhómnghèo nhất là 56,5%.

Như vậy, số lao động rất khác nhau giữa khu vực thành thị và nông thôn,giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất là nguyên nhân trực tiếp gây ra bất bìnhđẳng thu nhập của dân cư nuóc ta Trong 1 hộ gia đình có 2 bộ phận, những ngườitrong độ tuổi lao động (nữ tuổi từ 15 – 55, nam tuổi từ 15 – 60) và những người cònlại Những người còn lại trong hộ là những người phụ thuộc Nếu như năm 2002 tỷ

lệ phụ thuộc lao động bình quân 1 hộ là 0,63 thì năm 2014 đã là 0,6 Tỷ lệ ngườiphụ thuộc trong suốt giai đoạn 2002 – 2014 của khu vực nông thôn cao hơn khu vựcthành thị và nhóm hộ nghèo nhất cao hơn nhóm hộ giàu nhất, các hộ mà chủ hộ cótrình độ học vấn thấp có tỷ lệ phụ thuộc cao hơn chủ hộ có học vấn cao hơn Cácquy luật này diễn ra trong 12 năm qua, nhưng có xu hướng ngày càng đồng đềuhơn.”

Hoạt động giáo dục trong hộ có nhiều tiến bộ

Các chỉ tiêu về tỷ lệ bằng cấp đạt được, tỉ lệ đi học, chi tiêu cho giáo dục,…phản ánh hoạt động giáo dục trong hộ gia đình, trong dân cư ở nước ta Số liệu củacác chỉ tiêu này được thu thập từ cuộc KSMSDC trong giai đoạn 2002 – 2014 đã thểhiện sự tiến bộ của hộ gia đình trong hoạt động giáo dục Cụ thể:

Tỷ lệ đi học đúng tuổi (cấp tiểu học) có xu hướng tăng lên qua các năm (năm

2002 là 86,7%, năm 2008 là 88,3% và năm 2014 là 93%) Hơn thế nữa xu hướngnày còn đúng với cả 3 cấp học phổ thông Tỷ lệ không có bằng cấp hoặc chưa baogiờ đến trường của dân số từ 15 tuổi trở lên có xu hướng giảm Nếu năm 2002 là8,6% và 14,1%, thì năm 2008 là 7,53% và 13,5% và 2014 là 5,3% và 13,2% Tỷ lệnày của nhóm nghèo nhất thường cao hơn nhóm giàu nhất, nữ giới cao hơn namgiới Đặc biệt năm 2014, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có bằng cấp từ cao đẳng trởlên của nhóm giàu nhất cao gấp 38,2 lần nhóm nghèo nhất

Chi tiêu cho giáo dục đào tạo cũng có xu hướng tăng lên, thể hiện sự quantâm nhận thức tiến bộ về đầu tư cho giáo dục của các bậc phu huynh trong hộ giađình ở nước ta Trung bình một hộ năm 2014 phải chi hơn 4 triệu đồng cho 1 thành

Trang 38

viên đang đi học Mức chi này năm 2002 là 627 nghìn đồng và năm 2008 là 1844nghìn đồng Quy luật chi cho giáo dục trong hộ nhóm giàu bao giờ cũng cao hơnnhóm nghèo (gấp 5,4 lần năm 2014), hộ ở khu vực thành thị chi cho giáo dục gấp 2lần hộ ở khu vực nông thôn Nhóm hộ giàu nhất chi bình quân cho giáo dục năm

2014 gấp 2,2 lần mức chi bình quân 1 thành viên trong hộ của cả nước Năm 2014

có 95,2% số người trong hộ đang đi học trường công lập và chi bình quân 1 ngườitrong 12 trường công lập là 4,6 triệu đồng, thấp hơn so với trường dân lập là 13,6triệu đồng và trường tư thục là 9 triệu đồng Xu hướng này vẫn tăng qua các nămtrong giai đoạn 2002 – 2014

Y tế và chăm sóc sức khỏe của hộ gia đình cũng có nhiều tiến bộ

Trong những năm qua , nhận thấy được hiệu quả của việc khám chữa bệnhbằng thẻ bảo hiểm y tế, được sự quan tâm của Nhà nước, tính chủ động của dân cưnên tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ngày càng tăng, nhất là những ngườithực hiện chính sách, người nghèo Vì thế, tỷ lệ khám chữa bệnh nội, ngoại trú cóthẻ bảo hiểm y tế hoặc thẻ khám chữa bệnh miễn phí trong các cuộc KSMSDCtrong giai đoạn 2002 – 2014 đều tăng và đạt ở tỷ lệ mức cao nhất vào năm 2014(77,3%) Trong khi đó năm 2002 chỉ là 700 nghìn đồng và năm 2008 là 1030 nghìnđồng Năm 2014 chi bình quân 1 người có khám chữa bệnh là 2,1 triệu đồng caogấp 3 lần năm 2002 và 2,04 lần năm 2008 Chi tiêu cho y tế, chăm sóc sức khỏebình quân 1 người 1 tháng năm 2014 là 96 nghìn đồng, chiếm 5,4% trong chi tiêucho đời sống

Việc làm và thu nhập liên tục được cải thiện

Con người muốn có mức sống cao thì phải có thu nhập cao Việc làm lànguồn gốc chính của thu nhập, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động bình quân 1 hộtham gia hoạt động kinh tế (có việc làm) năm 2014 là 2,4 người, giảm hơn năm

2002 (2,6 người), năm 2008 (2,6 người) và năm 2012 (2,5 người)

Số giờ làm việc trung bình 1 người 1 tuần có xu hướng tăng giảm không đều,năm 2002 là 32,7 giờ, năm 2008 là 33,1 giờ và năm 2014 là 33 giờ Chỉ tiêu nàythành thị cao hơn nông thôn, thành phần sản xuất kinh doanh (SXKD) phi nông lâm

Trang 39

thủy sản (NLTS) cao hơn NLTS và có xu hướng tăng theo thời gian Do năng suấtlao động của các ngành phi NLTS cao hơn NLTS nên thu nhập của chúng cũng caohơn tương ứng.

Cơ cấu ngành nghề SXKD của hộ dân cư đã có những thay đổi tích cực theohướng chuyển dịch sang ngành nghề phi NLTS Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên làmcông, làm thuê phi NLTS năm 2014 đạt 88,9%, tăng dần qua các năm Tuy nhiên hộnghèo vì đa phần làm công việc thuần nông nghiệp nên có thu nhập thấp Ngược lạinhóm hộ giàu càng có nhiều lao động làm công, làm thuê những ngành SXKD phiNLTS

Trong năm 2014, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chung cả nước theo giáhiện hành khoảng 2.637 nghìn đồng, tăng 31,9% so với năm 2012, tăng bình quân14,8% một năm trong thời kỳ 2012 – 2014 Thu nhập thực tế (thu nhập sau khi loạitrừ yếu tố tăng giá) của thời kỳ 2012 – 2014 tăng 9,0%/năm, cao hơn thời kỳ 2010 –

2012 (5,5%) So với năm 2002 () tăng 15,7 lần

So với năm 2012, thu nhập ở cả 2 khu vực đều tăng lên Thu nhập bình quân

1 người 1 tháng ở khu vực thành thị đạt 3.964 nghìn đồng, khu vực nông thôn đạt2.038 nghìn đồng, chênh lệch gấp gần 2 lần Thu nhập bình quân 1 người 1 thángcủa nhóm 1 đạt 660 nghìn đồng, tăng 29%; nhóm 5 đạt 6.413 nghìn đồng, tăng34,0% so với năm 2012 Tốc độ tăng thu nhập của nhóm giàu nhanh hơn nhómnghèo

Trong tổng thu nhập của năm 2014, tỷ trọng thu từ tiền lương, tiền côngchiếm 47,5%, thu từ nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 17,4%; thu từ công nghiệp– xây dựng chiếm 5%; thu từ dịch vụ thương mại chiếm 17,4% và thu khác chiếm12,7% Cơ cấu thu nhập năm 2014 đã có chuyển biến đáng kể so với năm trước,trong đó các khoản thu về tiền lương, tiền công tăng hơn các năm trước; cơ cấu thu

từ nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm so với các năm trước

Chi tiêu cũng tăng lên do thu nhập của dân cư đã được cải thiện

Tính chung cả nước, chi tiêu theo giá hiện hành năm 2014 bình quân 1 người

1 tháng đạt mức 1.888 nghìn đồng, tăng 17,8% so với năm 2012 Nhìn vào số liệu

Trang 40

chỉ tiêu này của các năm mốc năm 2002 và 2008 thì đã thấy chi tiêu của người dân

đã tăng lên đáng kể

Năm 2014, chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người 1 tháng ở khu vựcnông thôn đạt 1.444 nghìn đồng, tăng 6,8 lần so với năm 2002 và 2,64 lần so vớinăm 2008; ở khu vực thành thị đạt 2.461 nghìn đồng, gấp hơn 1.7 lần ở khu vựcnông thôn và có xu hướng thu hẹp dần khoảng cách (hệ số này thời kỳ 2010 – 2012

là 1,8 lần; thời kỳ 2008 – 2010 là 1,9 lần; thời kỳ 2006 – 2008 là 2 lần; thời kỳ 2004– 2006 là 2,1 lần; thời kỳ 2002 – 2004 là 2,1 lần) Chi tiêu cho đời sống năm 2014của nhóm hộ nghèo nhất tăng 16,4%, trong khi nhóm hộ giàu nhất tăng 14,7% sovới năm 2012 Chi tiêu cho đời sống của nhóm hộ giàu nhất cao gấp 3,8 lần củanhóm hộ nghèo nhất (hệ số này các năm 2012, 2010, 2008 lần lượt là 3,8 lần; 4,6lần; 4,2 lần; và các năm 2006, 2004, 2002 đều là 4,5 lần)

Nhà ở, điện nước, phương tiện vệ sinh và đồ dùng lâu bền ngày càng hiện đại và cải thiện

Theo KSMSDC năm 2014, tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố là 50,6%, nhà bán kiên

cố là 40,3%, nhà thiếu kiên cố là 5,7% và nhà đơn sơ là 3,5% Tỷ trọng này ngàymột cải thiện so với năm 2010 tương ứng là 49,2%; 37,8%; 7,5% và 5,6%

Tỷ lệ có nhà kiên cố của nhóm nghèo nhất là 43,2%, trong khi của nhóm giàunhất là 55,3% Còn với nhà đơn sơ thì tỷ lệ nhóm nghèo nhất gấp 15, 8 lần nhómgiàu nhất

Tỷ lệ hộ có điện lưới thắp sáng đạt 98,3% năm 2014, trong đó khu vực nôngthôn đạt 97,6% Tỷ lệ này của năm 2002 là 86,5% và 83%, năm 2008 là 97% Số hộthuộc nhóm nghèo nhất sử dụng điện tăng từ 72% năm 2002 lên 93% năm 2008

Tỷ lệ hộ có dùng đồ lâu bền tăng từ 96,4% năm 2002 lên 99% năm 2008 vànăm 2014 là gần 100% Hầu hết các loại đồ dùng lâu bền hiện có của các hộ đềutăng cả khu vực thành thị, nông thôn, các vùng và các nhóm thu nhập Tuy nhiên tỷ

lệ này ở thành thị luôn cao hơn ở khu vực nông thôn

Phân hóa giàu nghèo gia tăng chậm

Ngày đăng: 28/09/2018, 10:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nghị quyết ĐK Đảng toàn quốc, Đảng CSVN khóa X, XI, XII, Nhà xuất bản Cộng sản các năm 2006, 2011, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết ĐK Đảng toàn quốc, Đảng CSVN khóa X, XI, XII
Nhà XB: Nhà xuất bản Cộngsản các năm 2006
3. Tổng cục Thống kê (2003), Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2002, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2002,Nhà xuất bản Thống kê
Tác giả: Tổng cục Thống kê
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê"
Năm: 2003
4. Tổng cục Thống kê (2005), Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2004, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2004,Nhà xuất bản Thống kê
Tác giả: Tổng cục Thống kê
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê"
Năm: 2005
5. Tổng cục Thống kê (2007), Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2006, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2006,Nhà xuất bản Thống kê
Tác giả: Tổng cục Thống kê
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2007
6. Tổng cục Thống kê (2009), Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2008,Nhà xuất bản Thống kê
Tác giả: Tổng cục Thống kê
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2009
7. Tổng cục Thống kê (2011), Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2010, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2010,Nhà xuất bản Thống kê
Tác giả: Tổng cục Thống kê
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê"
Năm: 2011
8. Tổng cục Thống kê (2013), Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2012, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2012,Nhà xuất bản Thống kê
Tác giả: Tổng cục Thống kê
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê"
Năm: 2013
9. Tổng cục Thống kê (2015), Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2014, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2014,Nhà xuất bản Thống kê
Tác giả: Tổng cục Thống kê
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê"
Năm: 2015
10. Tổng cục Thống kê (từ năm 2002 đến năm 2014), Niên giám thống kê 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 63 tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
11. Phan Công Nghĩa, Bùi Đức Triệu (2012), Giáo trình Thống kê kinh tế, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Thống kê kinh tế
Tác giả: Phan Công Nghĩa, Bùi Đức Triệu
Nhà XB: Nhà xuấtbản Đại học kinh tế quốc dân
Năm: 2012
12. Trần Thị Kim Thu (2012), Giáo trình Lý thuyết thống kê, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý thuyết thống kê
Tác giả: Trần Thị Kim Thu
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại họckinh tế quốc dân
Năm: 2012
13. Tổng cục Thống kê (2011), Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia
Tác giả: Tổng cục Thống kê
Nhà XB: Nhà xuất bảnThống kê
Năm: 2011
15. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế phát triển
Tác giả: Vũ Thị Ngọc Phùng
Nhà XB: Nhà xuất bản Laođộng – Xã hội
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w