Để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật đã được nhà nước đầu tư xây dựng. Sở Nông nghiệp PTNT Xử lý công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi A vi phạm các quy định của Nhà nước trong việc thi công công trình thủy lợi B trên địa bàn huyện D – tỉnh E
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN I : MỞ ĐẦU 2
PHẦN II : NỘI DUNG 4
I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG : 4
II MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG: 5
1 Mục đích: 5
2 Yêu cầu: 5
3 Mục tiêu cần giải quyết : 6
III.PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ : 7
1 Nguyên nhân : 7
2 Hậu quả : 9
IV.XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG : 9
1 Xây dựng phương án : 9
a) Phương án 1 : 9
b) Phương án 2 : 10
c) Phương án 3 : 11
2 Lựa chọn phương án : 11
V LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN CHỌN (PHƯƠNG ÁN 2) : 12
1 Lập kế hoạch : 12
2 Kết quả: 13
PHẦN III : KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 15
1 Kiến nghị: 15
a) Đối với các cơ quan cấp Bộ và Chính phủ : 15
b) Đối với địa phương : 15
2 Kết luận: 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
BẢN NHẬN XÉT TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA 18
Trang 2PHẦN I : MỞ ĐẦU
Lớp bồi dưỡng kiến thức Ngạch Chuyên viên K47, do trường Chính trị tỉnh mở từ ngày 24 tháng 3 năm 2014 đến ngày 14 tháng 5 năm 2014 Chương trình gồm bốn phần :
Phần I : Kiến thức chung về Nhà nước và Pháp luật.
Phần II : Kiến thức QLNN theo ngàn và lãnh thổ.
Phần III : Các kỹ năng.
Phần IV: Học viên viết Tiểu luận cuối khóa theo đề tài đã chọn.
Thời gian dành cho khóa học không dài trong vòng hai tháng với chương trình học mới nhưng với sự biên soạn nội dung, chương trình ngắn gọn, đầy đủ
và sự nhiệt tình của các Thầy, Cô giáo của trường chính trị tỉnh Lâm Đồng cũng như các Thầy, cô được mời đến từ các đơn vị khác đã truyền đạt những kiến thức cơ bản cho toàn thể học viên của lớp là những công chức, viên chức nhà nước làm việc tại nhiều cơ quan, đơn vị của tỉnh Lâm Đồng Trong thời gian học tập: cả lớp nói chung và bản thân tôi nói riêng đã luôn cố gắng, nỗ lực để nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý Nhà nước (QLNN) với mục tiêu là mong muốn vận dụng những kiến thức đã được học đưa vào thực tiễn công tác mà Đảng, Nhà nước đã phân công
Sau hai tháng được bồi dưỡng kiến thức, qua liên hệ thực tiễn trong công tác tôi nhận thấy: Khi nước ta bắt đầu đổi mới, nhất là trong giai đoạn hiện nay nước ta đã và đang hội nhập với thế giới, diện mạo đất nước ngày càng được đổi mới, đời sống kinh tế của người dân ngày càng được cải thiện, nền kinh tế ngày càng tăng trưởng và phát triển Để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật đã được nhà nước đầu tư xây dựng Trong đó
có nhiều công trình thủy lợi lớn của đất nước được đầu tư xây dựng như : Công trình Thủy điện – Thủy lợi Sơn La với tổng mức đầu tư 60.196 tỷ đồng, Công trình thủy lợi Cửa Đạt ở tỉnh Thanh Hóa với tổng mức đầu tư gần 7.000 tỷ đồng, công trình thủy lợi Dầu Tiếng ở tỉnh Tây Ninh với tổng mức đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, công trình thủy lợi Ayun Hạ ở tỉnh Gia Lai với tổng mức đầu tư khoảng
800 tỷ đồng nhằm đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt cho nhiều thành phố lớn và các vùng nông thôn, đáp ứng yêu cầu dùng nước của nhiều ngành sản xuất trong công nghiệp, dịch vụ và nhất là trong sản xuất nông nghiệp Tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay có khoảng 615 công trình thủy lợi, trong đó có 233 hồ chứa,
286 Đập dâng, 21 trạm bơm và khoảng 75 công trình khác Một số công trình có quy mô tương đối lớn như : hồ chứa nước Đạ Tẻh – huyện Đạ Tẻh, hồ chứa nước Đắk Lô – huyện Cát Tiên, hồ chứa nước Ka La – huyện Di Linh, hồ chứa nước Đắk Lông Thượng – huyện Bảo Lâm Do đặc điểm của công trình thủy lợi thường có vốn đầu tư xây dựng lớn và được chia thành nhiều gói thầu để thi công xây dựng Nhìn chung các nhà thầu đều tuân thủ nghiêm các quy định của nhà nước trong hoạt động thi công xây dựng, tuy nhiên cũng không ít các nhà thầu vì chạy theo lợi nhuận nên đã tuân thủ không nghiêm những quy định của
Trang 3nhà nước, gian lận vật tư, vật liệu dẫn đến công trình thi công không đảm bảo chất lượng từ đó phải đập phá, sửa chữa và ngừng thi công để xử lý làm ảnh hưởng không chỉ về mặt kinh tế còn cả về tiến độ thi công, đồng thời trong quá trình vận chuyển đất đá…đã chở quá khổ quá tải làm rơi vãi gây ô nhiễm môi trường Khi các cơ quan nhà nước phát hiện ra thì công trình đã thi công xong hoặc thi công được phần lớn khối lượng, việc xử lý các trường hợp vi phạm này rất phức tạp do liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp và giá trị về mặt kinh tế rất cao lên đến hàng tỷ đồng
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên tôi xin trình bày tiểu luận cuối khóa với đề tài được ghi tóm gọn lại là:
“Sở Nông nghiệp & PTNT Xử lý công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi A vi phạm các quy định của Nhà nước trong việc thi công công trình thủy lợi B
trên địa bàn huyện D – tỉnh E”.
Với mục tiêu tìm được giải pháp xử lý có tính khả thi, hợp lý, hợp tình, vừa có tính răn đe nhưng cũng không gây nhiều lãng phí của cải vật chất của xã hội và đặc biệt là không làm mất lòng tin của người dân vào các cơ quan QLNN
Do kiến thức và thời gian viết tiểu luận có hạn nên nội dung tiểu luận không tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót Kính mong quý Thầy, Cô và đồng nghiệp đóng góp thêm ý kiến
Xin chân thành cảm ơn./
Trang 4PHẦN II : NỘI DUNG
I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG :
Công trình thủy lợi B trên địa bàn huyện D – tỉnh Lâm Đồng được Nhà nước đầu tư với tổng mức đầu tư là 375 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ Công trình có nhiệm vụ cấp nước tưới cho khoảng 3.700ha đất canh tác, cấp nước sinh hoạt cho khoảng 30.000 hộ dân, giảm lũ cho hạ du và cải tạo môi trường sinh thái cho vùng hạ du
Thành phần của công trình bao gồm :
- Cụm công trình đầu mối gồm có: Đập dâng, Cống lấy và tiêu thoát nước, Tràn xả lũ
- Đường quản lý, nhà quản lý điều hành
- Hệ thống kênh mương dài 64km, gồm hai kênh chính N1, N2 trong đó 26km đã được đầu tư xây dựng xong và 38km kênh nhánh cần được đầu tư trong thời gian tới
Công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi A trúng thầu gói thầu số 07 thi công kênh & công trình trên kênh N1 dài 18km với giá trị gói thầu khoảng 42 tỷ đồng
do Trung tâm P làm chủ đầu tư, công ty N là nhà thầu giám sát thi công xây dựng
Khi xuất hiện thông tin công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi A đưa vật tư, vật liệu vào thi công công trình không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, công trình thi công không đảm bảo chất lượng đồng thời trong quá trình vận chuyển vật liệu đã làm ô nhiễm môi trường Ngày 08/01/2013 Chi cục Thủy lợi được Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Lâm Đồng giao nhiệm vụ trực tiếp QLNN về thủy lợi
đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra chất lượng công trình và nguồn vật tư, vật liệu đưa vào thi công công trình
Tại thời điểm kiểm tra công ty đang thi công dở dang ước đạt khoảng 2/3 chiều dài tuyến kênh, trị giá khoảng 28 tỷ đồng Tiến độ thi công của công trình
là 1.5 năm (18 tháng)
Kết quả kiểm tra như sau:
+ Cường độ bê tông M200 được kiểm tra bằng súng bắn bê tông, kết quả:
- Thành kênh đảm bảo cường độ theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3015 : 1993
- Đáy kênh toàn bộ tuyến kênh không đảm bảo cường độ theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3015 : 1993
+ Cốt thép sử dụng trong thi công công trình:
- Trọng lượng cốt thép được xác định bằng biện pháp cân, kết quả thiếu khoảng 8.3% Đối chiếu với các Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1651 : 1985 (quy
Trang 5định sai lệch về đường kính, khối lượng thép tròn trơn) và TCVN 6285 : 1997 (quy định về kích thước, khối lượng và dung sai của thép gai) Các TCVN trên cho phép sai số về trọng lượng của cốt thép là 6%
- Qua kiểm tra phần cốt thép đã gia công chuẩn bị đưa vào thi công và cốt thép tập trung tại lán trại (khoảng 50 tấn thép các loại trị giá gần một tỷ đồng) phát hiện thấy cốt thép không đồng nhất về chất lượng
+ Về mỹ thuật: Kênh thiết kế là mặt cắt chữ nhật gồm nhiều đơn nguyên,
mỗi đơn nguyên kênh dài 6m Khoảng 600m kênh không liên tục (tương đương
100 đơn nguyên) kênh, thành kênh bị choãng ra hoặc cụp vào do công tác chống cốt pha không đúng quy định
+ Về môi trường: Trên đoạn đường vận chuyển vật liệu đất đá ra bãi thải
có nhiều đất đá bị rơi vãi, trong nhiều ngày không tưới nước nên khi các phương tiện đi lại trên tuyến đường đã gây ra nhiều bụi bẩn ảnh hưởng đến người dân xung quanh khu vực đó
II MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG:
1 Mục đích:
Giải quyết hợp lý, hợp tình đồng thời phải đảm bảo tính răn đe, sự nghiêm minh của pháp luật nhưng cũng không gây lãng phí quá nhiều của cải, vật chất của xã hội, tránh cho công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi A rơi vào tình trạng thua lỗ và có thể dẫn đến giải thể công ty làm cho hàng trăm cán bộ, công nhân của công ty rơi vào tình trạng mất việc làm và đặc biệt không làm cho nhân dân địa phương mất lòng tin vào các cơ quan QLNN, vào Đảng, Nhà nước
2 Yêu cầu:
- Yêu cầu công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi A lập tức dừng thi công để chờ Quyết định xử lý của cơ quan cấp trên có thẩm quyền
- Quy trách nhiệm cho các bên liên quan theo quy định của pháp luật đó là công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi A (nhà thầu thi công xây dựng), Trung tâm P (chủ đầu tư) và công ty N (nhà thầu giám sát thi công xây dựng) Trên cơ sở trách nhiệm của các bên liên quan sẽ tiến hành xử lý vi phạm theo các quy định hiện hành:
+ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Luật số 38/2009/QH12, ngày 19/6/2009, các Luật này quy định về hoạt động xây dựng
+ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ, các Nghị định này quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
+ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
+ Xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 và Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ;
Trang 6+ Xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Đề xuất biện pháp xử lý và báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền ra Quyết định xử lý vi phạm và xử phạt hành chính
3 Mục tiêu cần giải quyết :
- Chấp nhận phần kênh đã thi công mà bê tông đáy kênh không đảm bảo cường độ theo quy định trên cơ sở tính mác bê tông là M150 (thiết kế mác bê tông là M200) cho phần đáy kênh
- Trừ đi khối lượng thép thiếu hụt mà công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi
A đã thi công không đảm bảo trọng lượng theo quy định là 6% - 8.3% = -2.3%
- Buộc công ty ỷ lợi A phải tự đập bỏ 600m kênh đã thi công không đảm bảo chất lượng và mỹ thuật, trị giá khoảng 1.4 tỷ đồng và buộc các bên liên quan phải tự bỏ tiền ra để thi công 600m kênh này theo đúng hồ sơ thiết kế và đúng các quy định của nhà nước
- Buộc đơn vị thi công phải vận chuyển khoảng 50 tấn thép các loại (bao gồm cả phần thép đã gia công và thép chưa gia công trong lán trại) không đảm bảo chất lượng ra khỏi công trường xây dựng, đồng thời buộc đơn vị này có biện pháp xử lý (bán phế liệu số thép nói trên) để tránh số thép kém chất lượng này quay trở lại công trường hoặc vận chuyển đến công trình khác do công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi A đang thi công Ước thiệt hại về kinh tế của công ty này khoảng 800 triệu đồng
- Buộc đơn vị thi công trong quá trình vận chuyển vật liệu trên tuyến đường H không được chở quá tải và phải dùng vải bạt che chắn trên mui xe nhằm hạn chế vật liệu rơi vãi, đồng thời trên đoạn đường chở vật liệu phải tưới nước ngày 02 lần trước giờ lưu thông để giảm tối thiểu bụi bẩn gây ô nhiễm môi trường
- Việc gây ô nhiễm môi trường chưa đến mức phải xử phạt vi phạm hành chính nên các cơ quan chức năng đã lập biên bản cảnh cáo, buộc đơn vị thi công phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình thi công công trình xây dựng, nếu tái phạm sẽ xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành
- Xử phạt tiền các vi phạm của các đơn vị liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể :
+ Xử phạt tiền Trung tâm P (chủ đầu tư) với số tiền là 78.000.000 đồng về các hành vi sau :
* Áp dụng Mục b, Khoản 1, Điều 11 của Nghị định số 126/2004/NĐ-CP phạt 8.000.000 đồng do chủ đầu tư đã không báo cáo kịp thời theo quy định khi công trình thi công không đảm bảo mỹ thuật
* Áp dụng Mục đ, Khoản 1, Điều 11 của Nghị định số 126/2004/NĐ-CP phạt 70.000.000 đồng do chủ đầu tư tổ chức xây dựng bộ phận công trình, công
Trang 7trình sai quy chuẩn xây dựng; sai tiêu chuẩn xây dựng làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình
+ Xử phạt tiền công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi A (nhà thầu thi công) với số tiền là 160.000.000 đồng về các hành vi sau :
* Áp dụng Mục d, Khoản 1, Điều 17 của Nghị định số 126/2004/NĐ-CP phạt 50.000.000 đồng do thi công không đúng thiết kế; phạt 50.000.000 đồng do thi công không đúng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng; phạt 50.000.000
do công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi A không có hệ thống quản lý chất lượng làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình
* Áp dụng Mục c, Khoản 1, Điều 17 của Nghị định số 126/2004/NĐ-CP phạt 10.000.000 đồng do sử dụng vật liệu xây dựng, thiết bị công nghệ không có chứng chỉ xuất xứ, chứng nhận đủ tiêu chuẩn chất lượng theo quy định;
+ Xử phạt tiền công ty N (nhà thầu giám sát thi công xây dựng) với số tiền là 40.000.000 đồng về các hành vi sau :
* Áp dụng Mục c, Khoản 1, Điều 21 của Nghị định số 126/2004/NĐ-CP phạt 20.000.000 đồng do không sử dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng
* Áp dụng Khoản 1, Điều 22 của Nghị định số 126/2004/NĐ-CP phạt tiền 20.000.000 đồng do nhà thầu tư vấn giám sát công trình vi phạm các quy định
về quản lý chất lượng công trình xây dựng làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng
III.PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ :
1 Nguyên nhân :
- Do sự thiếu trách nhiệm của chủ đầu tư đã không quản lý sát sao chất lượng vật tư, vật liệu đưa vào thi công công trình ngay từ ban đầu Công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi A thi công không đảm bảo mỹ thuật, trong đó có những đơn nguyên kênh thi công ngay từ ban đầu (thời gian thi công là 1.5 năm) nhưng chủ đầu tư đã không xử lý và cũng không báo cáo với cơ quan nhà nước
- Do đơn vị thi công đã không trung thực khi sử dụng những sản phẩm kém chất lượng để thi công công trình, đã ăn bớt công đoạn đầm bê tông đáy kênh dẫn đến bê tông đáy kênh không đảm bảo cường độ theo yêu cầu
- Do công ty N là nhà thầu giám sát thi công xây dựng đã cử những cán
bộ thiếu trách nhiệm, không đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ để giám sát thi công công trình Các đơn nguyên kênh thi công không đảm bảo mỹ thuật (mặt cắt choãng ra hoặc cụp vào) công ty N đã không xử lý và không có văn bản báo cáo với chủ đầu tư
- Do hệ thống các Tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam quá nhiều và phức tạp Đơn cử một trường hợp đánh giá đường kính cốt thép sử dụng trong bê tông toàn khối có các Tiêu chuẩn sau để đánh giá:
Trang 8+ Theo tiêu chuẩn TCVN 4453:1995 "Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu" quy định cốt thép phải phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 5574:1991 và TCVN 1651:1985
+ Khi đem thép đi thí nghiệm thì đơn vị thí nghiệm lại đánh giá thép tròn trơn theo TCVN 1651:1985, còn thép gai lại đánh giá theo TCVN 6285:1997
+ Nhưng để đem thép đi "kiểm tra chứng nhận chất lượng phù hợp" lại đánh giá đường kính cốt thép theo TCVN 6285:1997 và theo mục 4.1.5 của TCVN 4453:1995
Như vậy để đánh giá cốt thép trong bê tông toàn khối có tới 3 Tiêu chuẩn là: TCVN 1651:1985, TCVN 6285:1997 và TCVN 4453:1995 Ngoài ra đối với các loại bê tông cốt thép khác như bê tông cốt thép của cọc khoan nhồi, bê tông cốt thép dự ứng lực thì cũng có các Tiêu chuẩn riêng để đánh giá về cốt thép
- Do sự phân cấp, ủy quyền mạnh mẽ cho địa phương trong công tác đầu
tư xây dựng cơ bản Đối với cấp huyện có các đơn vị sau làm chủ đầu tư :
+ Trung tâm QL & KT CTCC của các huyện làm chủ đầu và quản lý khai công trình sau đầu tư
+ Một số phòng, ban thuộc UBND huyện hàng năm cũng được giao làm chủ đầu tư một số công trình
+ UBND cấp xã hàng năm cũng được giao làm chủ đầu tư một số công trình
Và do công tác xã hội hóa trong trong lĩnh vực thẩm tra công trình một mặt tích cực đã đẩy nhanh tiến độ trong công tác khảo sát thiết kế và thi công công trình, nhưng mặt khác do thiếu các quy định chặt chẽ về chế độ báo cáo cho các cơ quan QLNN chuyên ngành mà dẫn đến một số công trình kém chất lượng từ khâu khảo sát, thiết kế đến công tác thi công công trình
Ví dụ: Ngày 10/6/2009 UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định số 54/2009/QĐ-UBND “Về việc Ban hành Quy định về phân cấp, ủy quyền nhiệm
vụ chi đầu tư; quản lý các dự án đầu tư (thuộc nguồn vốn ngân sách); cấp phép xây dựng và phê duyệt các nội dung cơ bản của quá trình đấu thầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” Trong toàn bộ Quy định không có Điều, khoản nào quy định chủ đầu tư phải gửi hồ sơ thiết kế hoặc công văn báo cáo đến cơ quản quản lý chuyên ngành Vấn đề này làm ảnh hưởng đến công tác quy hoạch ngành, một
số công trình thi công xong không thể vận hành theo thiết kế
- Các cơ quan QLNN thiếu các phương tiện, nhân lực để kiểm tra chất lượng công trình nhất là trong công tác kiểm tra chất lượng vật tư, vật liệu thi công công trình
- Việc quản lý về môi trường thuộc ngành chức năng khác nên trong quá trình phối hợp thực hiện chưa được chặt chẽ và thường xuyên vì vậy đơn vị thi công còn xem nhẹ vấn đề này
Trang 92 Hậu quả :
- Việc đập bỏ 600m kênh đã thi công và xử lý (bán phế liệu) 50 tấn thép gây thiệt hại về mặt kinh tế khoảng 2.2 tỷ đồng và tốn kém thời gian khoảng nửa tháng làm chậm tiến độ thi công công trình
- Việc đình chỉ công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi A thi công để điều tra
và chờ Quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền trong vòng 1,5 tháng đã làm thời gian thi công theo kế hoạch là 18 tháng tăng lên 20 tháng Như vậy việc
vi phạm của các bên liên quan không chỉ làm tổn thất về mặt kinh tế - kỹ thuật
mà còn làm chậm tiến độ thi công công trình so với kế hoạch
- Việc cơ quan nhà nước phải chấp nhận điều chỉnh mác bê tông đáy kênh
từ M200 xuống M150, chấp nhận sử dụng cốt thép không đảm bảo trọng lượng
đã làm giảm chất lượng công trình Nhưng nếu đập bỏ toàn bộ thì không những gây thiệt hại về kinh tế là 28 tỷ đồng dẫn đến công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi
A còn bị thua lỗ nặng và có thể bị phá sản làm hàng trăm cán bộ công nhân trong công ty rơi vào tình cảnh mất việc làm
- Trong quá trình vận chuyển vật liệu trên tuyến đường H đã làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của một số hộ dân hai bên và các phương tiện đi lại trên tuyến đường
- Gây dư luận không tốt trong xã hội và nhất là người dân trong khu vực công trình về tình hình quản lý của nhà nước trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và việc bảo vệ môi trường trong thi công công trình
IV XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG :
1 Xây dựng phương án :
a) Phương án 1 :
- Đập bỏ toàn bộ tuyến kênh đã thi công không đảm bảo chất lượng và buộc các bên liên quan là Trung tâm P (chủ đầu tư), công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi A (nhà thầu thi công xây dựng) và công ty N (nhà thầu giám sát thi công xây dựng) phải tự bỏ tiền ra để thi công đảm bảo chất lượng theo đúng hồ sơ thiết kế, đúng các quy định của nhà nước
- Buộc công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi A phải xử lý (bán phế liệu) 50 tấn thép không đảm bảo chất lượng theo quy định của nhà nước và thực hiện đúng bản cam kết bảo vệ môi trường trong thi công công trình thủy lợi B
- Phạt tiền chủ đầu tư là 78.000.000 đồng, công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi A là 160.000.000 đồng, công ty N là 40.000.000 đồng
- Ưu điểm của phương án này là : Thể hiện được tính nghiêm minh của
pháp luật, kỷ cương phép nước được giữ nghiêm
- Nhược điểm của phương án này là :
Trang 10+ Gây thiệt hại lớn về kinh tế, ước thiệt hại khoảng 29 tỷ đồng và mất nhiều thời gian để phá dỡ làm lại tuyến kênh này
+ Làm cho người dân hoang mang và nghi ngờ về các dự án đầu tư đã đầu
tư xây dựng trước đây có đảm bảo chất lượng không? Gây dư luận không tốt trong xã hội
+ Gây lãng phí của cải, vật chất trong xã hội bởi vì tuyến kênh đã thi công này tuy không đảm bảo chất lượng theo quy định của nhà nước nhưng thực tế nếu để tuyến kênh này tồn tại vẫn có thể đảm bảo nhiệm vụ phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong nhiều năm
+ Lựa chọn phương án này thì công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi A, công
ty N sẽ bị thua lỗ nặng và có thể bị phá sản làm cho hàng trăm cán bộ, công nhân viên trong các công ty rơi vào tình trạng mất việc làm đồng nghĩa là hàng trăm hộ dân rơi vào tình trạng nghèo đói, con cái của họ có thể bị thất học, gây mất ổn định trong xã hội
+ Với số tiền lên đến 29 tỷ đồng các bên liên quan khó có thể tự khắc phục được đồng thời càng làm chậm tiến độ thi công công trình Do đó Quyết định xử lý của cơ quan nhà nước không có tính khả thi và khó triển khai trên thực tế
b) Phương án 2 :
- Đập bỏ 600m kênh đã thi công không đảm bảo chất lượng, mỹ thuật và buộc các bên liên quan là Trung tâm P, công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi A và công ty N phải tự bỏ tiền ra để thi công 600m kênh này đảm bảo chất lượng, mỹ thuật theo đúng hồ sơ thiết kế, đúng các quy định của nhà nước Đồng thời công
ty Cổ phần xây dựng thủy lợi A phải thực hiện đúng bản cam kết bảo vệ môi trường và đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục còn lại nhưng phải đảm bảo
về mặt kỹ thuật chất lượng
- Buộc công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi A phải xử lý (bán phế liệu) 50 tấn thép không đảm bảo chất lượng theo quy định của nhà nước
- Trừ đi khối lượng thép thiếu hụt mà công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi
A đã thi công không đảm bảo trọng lượng theo quy định là 6% - 8.3% = -2.3%
- Phạt tiền chủ đầu tư P là 78.000.000 đồng, công ty Cổ phần xây dựng thủy lợi A là 160.000.000 đồng, công ty N là 40.000.000 đồng
- Ưu điểm của phương án này là :
+ Vẫn đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật, thể hiện tính răn đe đối với các bên liên quan và đối với các đơn vị khác đang hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, nhưng đồng thời cũng thể hiện được sự khoan hồng của pháp luật, cho các bên liên quan cơ hội để sửa chữa sai lầm