Câu 7: Để kiểm soát khả năng tạo tiền của các NHTG, NHTW sử dụng công cụ nào?. Để kiểm soát khả năng tạo tiền của các NHTG, THTW sử dụng công cụ “Tỷ lệ dự trữ bắt buộc”.. vì bằng biện ph
Trang 1Câu 7: Để kiểm soát khả năng tạo tiền của các NHTG,
NHTW sử dụng công cụ nào? Phân tích?
Để kiểm soát khả năng tạo tiền của các NHTG, THTW sử dụng công cụ “Tỷ lệ dự trữ bắt buộc” vì bằng biện pháp tăng hay giảm tỷ lệ DTBB, NHTW có thể giảm hay tăng khối tiền tệ cũng như khối TD của nền KT
Để phân tích rõ hơn: Sau đây là ta lấy ví dụ minh họa về sự sáng tạo ra bút tệ qua nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho vay của NHTG:
+ Giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%
+ Ban đầu, NH A nhận được 1.000đ tiền gởi NH A phải DTBB 100đ, số còn lại được cho vay 900đ
+ Tiếp theo, người khách hàng vay được 900đ, ký séc 900đ để trả cho chủ nợ của mình Người nhận séc đem ký thác tại NH B theo thể thức tiền gởi không kỳ hạn NH B phải DTBB 90đ, số còn lại được cho vay 810đ
Nếu không có bất kỳ “chướng ngại vật” nào xảy ra thì quá trình trên cứ tiếp diễn cho đến khi tổng số dự trữ bắt buộc của các NHTM đúng bằng số tiền gửi ban đầu (1.000đ) thì sẽ bị triệt tiêu
Theo công thức ta có:
Số tiền gửi mở rộng = 1.000đ x 10 = 10.000 đ
Ta có bảng tóm tắt quá trình tạo tiền của các ngân hàng trung gian như sau:
Tiếp theo, cũng với số TG ban đầu là 1.000đ, nếu NHTW thay đổi tỷ lệ DTBB thì ta có các kết quả được thể hiện qua bảng sau đây:
Nhìn vào bảng trên ta thấy nếu muốn thắt chặt tiền tệ và tín dụng thì NHTW phải tăng TL DTBB; ngược lại nếu muốn mở rộng tiền tệ và tín dụng thì NHTW phải giảm TL DTBB
Qua ví dụ ta thấy NHTW có thể kiểm soát khả năng tạo tiền của các NHTG bằng cách tăng hoặc giảm TL DTBB