- Phân phối lần đầu nguồn tài chính là sự PP dc tiến hành trong lĩnh vực SXKD và dịch vụ cho nhữngchủ thể tham gia trong quá trình tạo ra của cải vật chất hay thực hiện các giao dịch , đ
Trang 1Ôn tập Lý thuyết Tài chính Tiền tệ
Chương 1: Những vấn đề lí luận cơ bản về tài chính
II Bản chất của tài chính:
1.Nguồn tài chính:
- Khái niệm:
Nguồn tài chính là tiền tệ đang vận động độc lập trong quá trình phân phối bộ phận tài sản quốc dân
mà chủ yếu là tổng hợp sản phẩm quốc dân để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ cho các mục đích xácđịnh
- Hình thức tồn tại của nguồn tài chính:
+ Là dạng tiền tệ thực tế đang vận động trong các luồng giá trị của chu trình tuần hoàn kinh tếthị trường Điều này có nghĩa là nguồn tài chính được hình thành bằng việc thực hiện về mặt giá trị củatổng sản phẩm quốc dân, phản ánh kết quả chuyển hóa giá trị của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trongnền sản xuất xã hội Đây chính là các khoản thu nhập bằng tiền của các pháp nhân và thể nhân trongcác ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ
Nguồn tài chính không bao hàm toàn bộ giá trị khối lượng sản phẩm, dịch vụ được tạo ra ở một kinh tếhay giá trị tổng sản phẩm, dịch vụ của toàn bộ nền kinh tế Nguồn tài chính chỉ bao gồm giá trị nhữngsản phẩm và dịch vụ cuối cùng đã tiêu thụ được và tập hợp trong nó tất cả các yếu tố hình thành nêngiá trị của sản phẩm, dịch vụ đã được tiêu thụ
VD : tiền mặt , tiền gửi tại NH ( ko kì hạn ) , trái phiếu chính phủ
+ Là dạng hiện vật nhưng có khả năng tiền tệ hóa Khi có tác động của ngoại lực thì nó có thểtrở thành nguồn tiền tệ chảy vào các kênh tài chính trong chu trình tuần hoàn kinh tế thị trường, làmbành trướng thêm các tụ điểm tài chính
VD : đất đai , sở hữu trí tuệ
Trong thực tế nguồn tài chính được hình thành chủ yếu từ kết quả chuyển hóa giá trị của sản phẩmhàng hóa và dịch vụ Trong điều kiện tồn tại và phát triển các quan hệ hàng hóa tiền tệ nguồn tài chínhtạo lập ra trước hết được phân phối dưới hình thức giá trị và biểu hiện ở quá trình tạo lập, sử dụng cácquỹ tiền tệ
2 Bản chất tài chính:
Bản chất tài chính phản ánh các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính bằng việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng những cầu tích lũy hoặc tiêu dùng trong các chủ thể trong xã hội.
Đặc điểm bản chất của tài chính:
-Các quan hệ tài chính luôn luôn gắn liền với sự vận động độc lập tương đối của đồng tiền để tiến hànhphân phối các nguồn tài chính
- Các quan hệ tài chính luôn luôn gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủthể trong xã hội
III Chức năng của tài chính: 2 chức năng
1.Chức năng phân phối:
Đối tượng của phân phối của tài chính là các nguồn tài chính mà chủ yếu là tổng SP quốc dân ( GNP )
Phân phối tài chính bao gồm quá trình phân phối lần đầu và quá trình phân phối lại:
Trang 2- Phân phối lần đầu nguồn tài chính là sự PP dc tiến hành trong lĩnh vực SXKD và dịch vụ cho những
chủ thể tham gia trong quá trình tạo ra của cải vật chất hay thực hiện các giao dịch , được tạo ra trongkhu vực kinh doanh hình thành những bộ phận của các quỹ tiền tệ như :
+ Phần bù đắp những chi phí vật chất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh Phần này hìnhthành quỹ khấu hao tài sản cố định và quỹ bù đắp vốn lưu động đã ứng ra
+ Phần hình thành quỹ tiền lương để trả lương, tiền công cho người lao động
+ Phần đóng góp vào việc hình thành các quỹ bảo hiểm: BHXH, BH thương mại
+ Một phần là thu nhập cho các chủ sở hữu về vốn hay nguồn tài nguyên
Kết quả phân phối lần đầu các nguồn tài chính của xã hội dưới hình thức giá trị mới chỉ hình thànhnên những phần thu nhập cơ bản của các chủ thể, hình thành các khoản thu cho các quỹ tiền tệ
- Phân phối lại là tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản được hình thành trong phân
phối lần đầu ra phạm vi toàn xã hội để đáp ứng nhu cầu tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể trong xãhội Được thực hiện bằng 2 phương pháp:
+ Huy động, tập trung một phần thu nhập của các tổ chức và dân cư vào các quỹ tiền tệ dưới cáchình thức: thuế, các khoản vốn nhàn rỗi gửi vào hệ thống tín dụng ngân hàng, mua các loại bảo hiểmphí, các loại cổ phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá
+ Sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong xã hội
Để phân phối các nguồn tài chính đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:
• Trước hết phân phối của tài chính phải xác định quy mô, tỷ trọng của đầu tư trong tổng sản phẩm quốcdân phù hợp với khả năng và sự tăng trưởng kinh tế ở mỗi thời kỳ nhất định
• Phân phối vốn của tài chính phải đảm bảo giải quyết mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng
• Phân phối của tài chính phải giải quyết thỏa đáng các quan hệ về lợi ích kinh tế của những chủ thểtham gia phân phối
2.Chức năng giám đốc của tài chính:
Phân phối các nguồn TC để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền KT
- Chức năng giám đốc của tài chính được thực hiện dựa vào sự vận động của tiền tệ trong nềnkinh tế quốc dân để kiểm tra và phân phối các nguồn tài chính và tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ.Giám đốc của tài chính được thực hiện thông qua sự vận động của tiền vốn nhưng không phải với tất
cả các chức năng của tiiefn tệ mà chỉ sử dụng chức năng thước đo giá trị và phương tiện trao đổi củađồng tiền
- Giám đốc bằng đồng tiền của tài chính được thực hiện không những đối với sự vận động củacác nguồn tài chính mà còn đối với sự vận động của các quỹ hiện vật và lao động như vậy giám đốc tc
là giám đốc phân phối các nguồn tc trong XH , giám đốc việc tạo lập , phân phối và sử dụng các quỹtiền tệ
Đặc điểm của giám đốc tài chính:
- Kiểm tra tài chính được thực hiện thông qua các chỉ tiêu tài chính Ở đâu có sự vận độngcủa tiền tệ thuộc phạm trù tài chính thì ở đó có giám đốc tài chính Mục đích của giám đốc tài chínhnhằm thúc đẩy phân phối các nguồn tài chính của xã hội cân đối và hợp lý, phù hợp với các quy luậtkinh tế và đòi hỏi của xã hội, thúc đẩy việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ theo mục đích đã địnhvới hiệu quả cao, thúc đẩy chấp hành tốt luật tài chính
- Kiểm tra tài chính được thực hiện thường xuyên Trong nền kinh tế thị trường yêu cầu vềhiệu quả phân phối, về tính sinh lời trong sử dụng các nguồn tài chính và các quỹ tiền tệ được đặt ramột cách gay gắt và thông qua đó thúc đẩy sự phát triển các hoạt động kinh tế xã hội đặc biệt là hoạt
Trang 3động sản xuất kinh doanh và dịch vụ, thúc đẩy sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm tất cả các yếu tố của quátrình tái sản xuất.
Chức năng giám đốc của tài chính có 2 khía cạnh:
• Khía cạnh thứ nhất là thực hiện việc kiểm tra các mặt hoạt động tài chính – mặt kiểm tra kiểm soátthuần túy của tài chính
• Khía cạnh thứ hai là trên cơ sở thực hiện kiểm tra các mặt hoạt động của tài chính, đặc biệt trên cơ sởtài chính và thẩm tra tài chính
Chương 2: Những lí luận cơ bản về tiền tệ
I Bản chất và chức năng của tiền tệ:
1 Khái niệm của tiền tệ:
Theo K Marx (1818 – 1883), tiền tệ là thứ hàng hóa đặc biệt, tách ra khỏi thế giới hàng hóa,dùng làm vật ngang giá chung để thể hiện và đo lường giá trị của mọi hàng hóa, nó trực tiếp thể hiệnlao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa
Có quan điểm lại nói, tiền tệ là đơn vị để đo lường giá trị trao đổi và để bảo tồn giá trị
Trang 4Trường phái tiền tệ mới, những nhà kinh tế đương đại lại cho rằng, tiền tệ là bất cứ cái gì đượcchấp nhận chung trong việc thanh toán để đổi lấy hàng hóa hay dịch vụ hoặc trong việc hoàn trả cácmón nợ thì được xem là tiền tệ.
Hình thái của tiền tệ:
- Hóa tệ : ko kim loại và kim loại
+ ko kim loại : khoảng 2000 năm TCN , vật trung gian trao đổi thường được chọn từ 1 loại hàng hóa
có giá trị sử dụng cần thiết chung cho nhiều người, có thể bảo tồn lâu ngày và có tính phổ biến Ưuđiểm là dễ kiếm trong tự nhiên
- Tín tệ : phải được phát hình từ 1 NH có uy tín đồng thời có phạm vi lưu thông rộng
Tiền giấy khả hoán : có thể chuyễn đổi ra vàng
Tiền giấy bất khả hoán : ko có khả băng chuyễn đổi ra vàng
Ngày nay các nước đều áp dụng lưu thông tiền giấy , do NHTW phát hành là đồng tiền hợp pháp đượclưu hành với giá trị bắt buộc và nhà nước ko thực hiện việc chuyển đổi tiền ra vàng
D = 1/r B = n B
B : tiền gửi r : dự trữ bắt buộc
- Bút tệ : dựa trên cơ sở tiền pháp định ( tiền huy động ) , cùng với sự phát triển mạnh mẽ của NH , quátrình thanh toán ngày nay được tập trung đại phận qua NH thông qua các bút toán CK or thanh toán bùtrừ trên các TK khác Sự ra đời của tiền ghi sổ cùng với các chứng từ thanh toán như : séc, giấy chuyểnngân , ủy nhiệm thu – chi đã làm đa dạng hóa các phương tiện thanh toán bên cạnh tiền mặ, đồng thờitạo điều kiện giảm bớt những chi phí lưu hành tiền giấy như in ấn , bảo quản , kiểm đếm , vậnchuyển…
- Tiền điện tử : trong thời đại mà những tiến bộ KHKT đi sâu vào đời sống KTXH thì việc sử dụngnhững loại thẻ thanh toán trở nên được ưa chuộng vì có thể thanh toán nhanh, giám thiểu thời gian luânchuyễn chứng từ qua NH or ghi chép chứng từ thanh toán
Chức năng của tiền tệ:
Theo K.Marx, ông cho rằng vàng trong vai trò vật ngang giá chung là hàng hóa tiền tệ và Marx đã nêulên 5 chức hăng mà vàng – tiền tệ thực hiện trong điều kiện kinh tế hàng hóa phát triển là :
- Thước đo giá trị
- Phương tiện lưu thông
- Phương tiện cất trữ
- Phương tiện thanh toán
- Tiền tệ thế giới
Theo các nhà kinh tế đương đại, thì tiền tệ có 3 chức năng sau:
• Chức năng phương tiện trao đổi:
Trang 5Đây là chức năng cơ bản của tiền tệ nó không chỉ giúp chúng ta phân biệt giữa tiền với những dạng tàisản khác như chứng khoán, bất động sản mà còn biểu hiện một trạng thái động của tiền tệ khi bộc lộbản chất kinh tế vốn có Nói cách khác, tiền tệ đã tạo ra một khả năng thanh toán tức thời và đây chính
là ý nghĩa thiết thực của tiền trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển ngày nay
Thực hiện chức năng phương tiện trao đổi tiền không chỉ góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa màqua quá trình đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng còn giúp chúng ta phát hiện nhữngkhiếm khuyết trong sản xuất như mẫu mã, chất lượng hàng hóa cũng như điều tiết cung – cầu hàng hóatrong từng khu vực của nền kinh tế
• Chức năng thước đo giá trị hay chức năng đơn vị tính toán:
Trong nền kinh tế phát triển với sự tham gia của hàng nghìn mặt hàng trên thương trường nếukhông có một đơn vị thanh toán chung người ta sẽ tốn nhiều thời gian để xác định những quan hệ tỉ lệgiữa các hàng hóa với nhau khi muốn thực hiện trao đổi Nhưng nếu có một đơn vị thanh toán chungngười ta không chỉ quy định giá cả hiện tại và hơn nữa còn dự đoán cả mức giá trong tương lai
Trong nền kinh tế thị trường, chức năng đơn vị tính toán đã giúp cho các doanh nghiệp có thểhạch toán tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và qua đó đánh giá hiệu quả kinh doanh
để chọn hướng đầu tư thích hợp Ngoài ra còn giúp chúng ta đánh giá hiệu quả nền kinh tế để có biệnpháp tận dụng những nguồn tài nguyên quốc gia phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước
• Chức năng phương tiện tích lũy:
Đồng tiền không chỉ được sử dụng tất cả cho chi tiêu mà người ta còn thực hiện tích lũy để
đề phòng rủi ro trong tương lai hoặc tích lũy để mua sắm, nghĩa là ta chuyển nhu cầu tiêu dùng từ thờiđiểm này sang thời điểm khác Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, khi các doanh nghiệp muốn đầu
tư mở rộng sản xuất, khi các tầng lớp dân cư có nhu cầu mua sắm những vật phẩm có giá trị cao đểthỏa mãn nhu cầu sinh hoạt người ta thường tích lũy dưới dạng tiền giấy hoặc số dư trên tài khoản kýthác tại ngân hàng Với chức năng này cho phép người sở hữu nó dự trù một sức mua cho các giao dịchtrong tương lai Tuy nhiên chức năng tích lũy không phải chỉ có tiền mới có mà phần lớn các dạngđộng sản, trang sức, chứng khoán đều có thể đóng vai trò lưu giữ
Chương 3: Tài chính công
I Những vấn đề cơ bản về tài chính công:
1 Sự phát triển của tài chính công:
Khái niệm: TCC là những hoạt động thu, chi bằng tiền của Nhà nước hướng vào phục vụ lợi ích cộng đồng xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận
2 Đặc điểm của tài chính công:
• Tài chính công là loại hình tài chính thuộc sở hữu Nhà nước
• Quyền thu – chi tài chính công do Nhà nước quy định và áp đặt lên mọi công dân
• Tài chính công phục vụ cho những hoạt động không vì lợi nhuận, chú trọng lợi ích cộng đồng
• Tài chính công tạo ra hàng hóa công, mọi người dân có nhu cầu có thể tiếp cận
Trang 6• Quản lý theo nguyên tắc công khai, minh bạch và có sự tham gia của công chúng.
3 Vai trò của tài chính công:
• Huy động nguồn tìa chính đảm bảo nhu cầu chi tiêu cuả Nhà nước:
Các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước được thỏa mãn từ các nguồn thu bằng hình thức thuế và thu ngoài thuế
Để phát huy vai trò của tài chính công trong quá trình phân phối, huy động các nguồn tài chính của xã hội cho Nhà nước cần phải xác định:
+ mức đọng viên từ các nguồn tài chính từ đơn vị cơ sở để hình thành nguồn thu của Nhà nước.+ các công cụ kinh tế được sử dụng tạo nguồn thu cho Nhà nước và thực hiện các khoản chi củaNhà nước
+ tỷ lệ động viên (tỷ suất thu) của Nhà nước trên GDP
• Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững:
Vai trò này được thể hiện rõ nét thông qua casckhoarn chi cho đầu tư xây dựng cở hạ tầng như đường sa, cảng, sân bay, điện, viễn thông, nươc sạch, bảo vệ môi trường, bệnh viện, trường học, Chất lượng của hàng hóa công cộng này giúp cho ta hiểu được tại sao quốc gia này thành công trong phát triển kinh tế, quốc gia khác lại thất bại
Cùng với chính sách chi tiêu, chính sách thu của tài chính công, đặc biệt là chính sách thuế cũng tác động không nhỏ đến chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế
• Góp phần ổn định thị trường và giá cả hàng hóa:
Để ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, đòi hỏi Nhà nước phải sử dụng công cụ tài chính công để can thiệp vào thị trường thông qua chính sách chi tiêu công dưới hình thức tài trợ vốn, trợ giá và sử dụng các quỹ dự trữ Nhà nước về hàng hóa và dự trữ tài chính
Cũng cần thấy rằng , chính sách chi tiêu công vào cung ứng hàng hóa đã hình thành nên một thị trường đặc biệt – thị trường Nhà nước Thị trường Nhà nước lại trở thành công cụ kinh tế quan trọng của Nhà nước nhằm tích cực tái tạo lại cân bằng của thị trường hàng hóa khi bị mất cân đối
Trong quá trình điều chỉnh thị trường ngân sách Nhà nước còn tác động đến sự hoạt động của thị trường tiền tệ, thị trường vốn và trên cơ sở đó thực hiện giảm lạm phát, kiểm soát lạm phát
• Tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng lớp tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội:
Thuế là công cụ mang tính chất động viên nguồn thu cho Nhà nước, thì chi tiêu công mang tính chất chuyển giao thu nhập đó đến những người có thu nhập thấp thông qua các khoản chi an sinh xã hội, chicho các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo
II Ngân sách Nhà nước:
1 Khái niệm:
NSNN là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong 1 năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm
Trang 7từ thuế , phí , lệ phí do hệ thống thu của nhà nước và tập trung qua kho bạc nhà nước đồng thời có 1 phần thu hút từ ngoài nước đề thực hiện các chiến lược phát triển KTXH Các khoản chi của ngân sách
là các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư và được thực hiện theo nguyên tắc, chế độ thống nhất trong
cả nước, do TW quy định và hướng dẫn nhằm thực hiện chiến lược CN hóa , hiện đại hóa đất nước, đầu tư cho con người và đảm bảo quốc phòng an ninh
III Các quỹ tài chính ngoài ngân sách:
1 Quỹ dự trữ nhà nước : đây là loại quỹ tiền tệ có tính chất tích lũy đặc biệt được hình thành và sử dụng cho những trường hợp sau:
- Thực hiện các giải pháp khẩn cấp nhằm phòng chống thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn trên diện rộng
- Khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn đối với thiệt hại tài sản NN, tổ chức và dân cư
- Các nhiệm vụ quan trọng về ANQP
- Bình ổn thị trường, giá cả hàng hóa và lưu thông tiền tệ
2 Các quỹ bảo hiểm nhà nước
- BHXH : đảm bảo về đời sống cơ bản của các thành viên trong XH do NN thực hiện trên cơ sở phân phối thu nhập XH
- BHYT : chia sẽ rủi ro trong chăm sóc y tế với cộng đồng dân cứ
3 Các quỹ hổ trợ tài chính NN
- Quỷ hổ trợ phát triển : hổ trợ các dự án đầu tư phát triển kinh tế thuộc 1 số ngành, lĩnh vực và hoạt động ko vì mục tiêu lợi nhuận nhưng phải bảo đảm hoàn vốn , được NN miễn giảm thuế và các khoản phải nộp để giảm lãi suất cho vay
- Quỹ hổ trợ XK : hổ trợ về tài chính nhằm khuyến khích các DN phát triển kinh doanh XK ( chủ yếu là nông sản ), tìm kiếm và mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của HHXK
- Quỹ đầu tư phát triển địa phương : huy động vốn để thực hiện đầu tư trực tiếp và gián tiếp các cơ sở hạtầng KTXH, các dự án p.triển KT địa phương, cung cấp các DV đầu tư và tham gia thị trường vốn
Sự tồn tại khách quan của các quỹ tài chính khác của Nhà nước:
• Cơ chế hoạt động thường mềm mại linh hoạt
• Hoạt động của các quỹ này không ổn định và thường xuyên
Cơ chế quản lý:
• Quản lý minh bạch, tăng cường tính trách nhiệm của người quản lý
• Xây dựng cơ chế huy động và phân bổ nguồn lực như các đòn bẩy kích thích
• Định hướng chiến lược hoạt động của các quỹ
Trang 8CHƯƠNG IV: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
01 Khái niệm DN:
Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam “ DN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”
Theo Paul A Samuclon & William D Nordhaus “ Doanh nghiệp là đơn vị sản xuất cơ bản trongmột nền kinh tế tư bản hoặc hỗn hợp Nó thuê lao động và mua những thứ khác ở đầu vào nhằm sản xuất và bán hàng hóa”
II/ Khái niệm và vai trò của tài chính DN:
1 Khái niệm Tài chính doanh nghiệp:
TCDN là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình chuyển giao các nguồn lực tài chính giữa DN và các chủ thể KT – XH, được thể hiện thông qua quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các loại vốn, quỹ tiền tệ nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của DN
2 Vai trò của tài chính DN:
- Tổ chức huy động và phân phối sử dụng các nguồn lực tài chính có hiệu quả
+ Về mặt kinh tế: Lợi nhuận tăng, vốn của doanh nghiệp không ngừng được bảo toàn và phát triển.+ Về mặt xã hội: Các DN không chỉ làm tròn nghĩa vụ của mình đối với nhà nước mà còn không ngừng nâng cao mức thu nhập của người lao động
- Tạo lập các đòn bẩy tài chính để kích thích điều tiết các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp
Hoạt động kinh doanh của DN luôn cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều người, nhiều bộ phận với nhau, đặt trong các mối quan hệ kinh tế Vì vậy nếu sử dụng linh hoạt, sáng tạo các quan hệ phân phối của tài chính để tác động đến các chính sách tiền lương, tiền thưởng, và các chính sách khuyến khích vật chất khác sẽ có tác động tích cực đến việc tăng năng suất, kích thích tiêu dùng, tăng vòng
Trang 9quay vốn và cuối cùng là tăng được lợi nhuận của DN Ngược lại, nếu người quản lý phạm phải những sai lầm trong việc sử dụng các đòn bẩy tài chính và tạo nên cơ chế quản lý tài chính kém hiệu quả, thì chính tài chính DN lại trở thành “Vật Cản” gây kìm hãm hoạt động kinh doanh.
- Kiểm tra đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh doanh của DN
Tài chính DN thực hiện kiểm tra bằng đồng tiền và tiến hành thường xuyên liên tục thông qua phântích các chỉ tiêu tài chính Cụ thể các chỉ tiêu đó là: chỉ tiêu về kết cấu tài chính, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu đặc trưng về hoạt động, sử dụng các nguồn lực tài chính; chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lời…Bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cho phép DN có căn cứ quan trọng để đề ra kịp thời các giải pháp tối ưu làm lành mạnh hóa tình hình của DN, cụ thể:
+ Đảm bảo cung ứng đủ vốn cho quá trình kinh doanh
+ Sử dụng vốn có hiệu quả
+ Giảm thấp chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm
+ Nâng cao tỷ suất lợi nhuận của DN
III/ Quản lý vốn kinh doanh:
1 Khái niệm vốn kinh doanh:
Vốn là tiền tệ nhưng nhiều khi tiền không phải là vốn, tiền trở thành vốn khi và chỉ khi có 1 khoản tiền đủ lớn để thực hiện được một dự án KD hoặc một PA KD và được đưa vào SXKD xác định và đem lại hiệu quả
2 Quản lý vốn kinh doanh của DN:
2.1 Vốn cố định:
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn cố định
- Khái niệm: Vốn cố định của DN là sự biểu hiện bằng tiền về toàn bộ TSCĐ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của DN Các loại tài sản dùng vào hoạt động kinh doanh của DN được gọi là TSCĐ khi và chỉ khi tài sản đó hội tụ đủ đồng thời 2 điều kiện:
+ Có thời gian sử dụng dài
+ TSCĐ được sử dụng thông qua nhiều chu kỳ hoạt động SXKD của DN
+ Nhiều khi giá trị TSCĐ đã được thu hồi hết, những giá trị sử dụng vẫn như ban đầu
- Đặc điểm của vốn cố định: Vốn cố định sẽ được thu hồi từng phần thông qua từng chu kỳ sản xuất kinh doanh của DN
2.2 Vốn lưu động:
2.2.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động:
- Khái niệm: Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền về toàn bộ tài sản lưu động của DN để phục vụ cho quá trình kinh doanh của DN
* Tài sản lưu động có những đặc điểm sau:
+ Khi tham gia vào kinh doanh, tài sản lưu động luôn vận hành, thay thế và chuyển hóa lẫn nhau qua các công đoạn của quá trình kinh doanh
+ Chỉ tham gia 1 chu kỳ kinh doanh
- Đặc điểm vốn lưu động: VLĐ sẽ được thu hồi hết khi kết thúc 1 chu kỳ SXKD
2.3 Vốn đầu tư tài chính:
* Khái niệm: VĐTTC là 1 phần nguồn vốn mà nhà KD sử dụng để kinh doanh sang lĩnh vực khác, ngoài hoạt động chính của họ
Trang 10* Đầu tư tài chính là hoạt động đầu tư ra bên ngoài của một DN được thực hiện dưới nhiều hình thức.
- Nếu căn cứ tính chất kinh tế, hoạt động đầu tư được chia thành các loại:
+ Hoạt động đầu tư mua bán các loại chứng khoán có giá như cổ phiếu, trái phiếu…nhằm mục đíchkiếm lời từ lợi tức của chứng khoán hay từ phần chênh lệch giá chứng khoán
+ Hoạt động góp liên doanh: Thực hiện trên cơ sở DN góp vốn, đầu tư vốn vào một DN khác hoặc cùng với DN khác hình thành nên một DN mới để thực hiện một hoạt động kinh doanh nào đó
+ Hoạt động cho thuê tài chính:
• Nếu căn cứ vào thời gian hoàn vốn, hoạt động đầu tư tài chính được chia thành 2 loại:
+ Hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn: Bao gồm những hoạt động đầu tư tài chính có thời hạn thu hồi vốn không quá 1 năm
+ Hoạt động đầu tư tài chính dài hạn: Bao gồm những hoạt động đầu tư tài chính có thời hạn thu hồi vốn trên 1 năm
IV/ Nguồn vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh trong DN
1 Căn cứ vào phạm vi tài trợ:
Nguồn vốn tài trợ bao gồm:
- Nguồn vốn bên trong: Chủ yếu trích lập từ lợi nhuận có được từ kết quả kinh doanh của DN
- Nguồn vốn bên ngoài: Bao gồm nguồn vốn liên doanh, liên kết, phát hành thêm cổ phiểu, trái phiếu, tín dụng ngân hàng…
2 Căn cứ vào thời gian tài trợ:
Nguồn vố tài trợ bao gồm:
- Nguồn vốn tài trợ ngắn hạn: Bao gồm tín dụng thương mại; các khoản chiếm dụng về tiền lương, tiền thế, tín dụng ngắn hạn ngân hàng và các khoản phải trả khác
- Nguồn vốn dài hạn: Bao gồm tín dụng dài hạn, phát hành trái phiếu, huy động vốn góp cổ phần,liên doanh, bổ sung vốn từ lợi nhuận
3 Căn cứ vào tính chất kinh tế:
Nguồn vốn tài trợ bao gồm:
- Nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp
+ Vốn đóng góp ban đầu của chủ sở hữu: Đây là nguồn vốn do chính những người chủ sở hữu DN trựctiếp đầu tư khi thành lập DN Tùy theo laoi5 hình sở hữ của DN mà nguồn vốn này được tạo lập theo
cơ chế khác nhau
Đối với DNNN, NN là người CSH thì số vốn này do ngân sách NN cấp Các DN sở hữu một chủ được thành lập dưới hình thức DNTN, DN có vốn 100% của nước ngoài thì số vốn ban đầu là do chính người sở hữu đầu tư Các DN thuộc sở hữu tập thể dưới hình thức liên doanh, trách nhiệm hữu hạn, cổ phần, hợp tác xã, thì số vốn đầu tư ban đầu của các doanh nghiệp này được hình thành từ sự tham gia đóng góp cổ phần của các thành viên cổ đông
+ Nguồn vốn tài trợ từ lợi nhuận sau thuế: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp có thể làm tăng nguồn vốn sở hữu bằng hình thức tự tài trợ từ nguồn lợi nhuận Tuy vậy, nguồn vốn tài trợnày lệ thuộc nhiều vào quy mô lợi nhuận kiếm được trong quá trình kinh doanh của DN
+ Nguồn vốn bổ sung bằng cách kết nạp thêm các thành viên mới: Khi cần mở rộng quy mô kinh doanh, các DN thuộc loại hình công ty có thể huy động tăng thêm vốn bằng các kêu gọi thêm các nhà đầu tư mới Cũng cần thấy rằng, phương thức tài trợ theo nguồn vốn này sẽ dẫn đến tình trạng là các nhà đầu tư cũ phải phân chia lại quyền kiểm soát DN và lợi ích kinh tế cho các nhà đầu tư mới
Nguồn vốn chủ sở hữu có những ưu điểm sau:
• DN được chủ động trong đầu tư lâu dài, không bị áp lực về thời gian sử dụng
• Tạo ra năng lực tài chính mang lại sự an toàn, uy tín trong kinh doanh
• Tạo ra khả năng để huy động các nguồn vốn khác
- Nguồn vốn đi vay và chiếm dụng
Để bổ sung cho vốn đầu tư kinh doanh, DN còn phải khai thác từ các nguồn sau:
Trang 11+ Nguồn vốn tín dụng ngân hàng: Vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn quan trọng để tài trợ vốn cho DN Do đặc điểm luân chuyển vốn quá trình kinh doanh luôn tạo ra sự không ăn khớp về thời gian và quy mô giữa nhu cầu và khả năng tài trợ và dẫn đến trình trạng thiếu hụt vốn Phần thiếu hụt đối này chỉ có thể được giải quyết một các kịp thời bằng nguồn vốn vay ngân hàng Ngân hàng thương mại có thể cung cấp vốn tương ứng với thời gian và qui mô mà DN có nhu cầu Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có những ưu điểm sau:
• Làm tăng nguồn vốn kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu cho đầu tư
• Lãi suất đi vay được hạch toán vào chi phí kinh doanh, nên có sự chia sẻ về lợi ích kinh tế giữa các nhà đầu tư và nhà nước
• Các ngân hàng không chi phối trực tiếp sự quản lý và điều hành kinh doanh của DN
V/ Chi phí kinh doanh:
1 Chi phí sản xuất trực tiếp:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ giá trị của nguyên liệu, vật liệu chính và vật
liệu phụ được sử dụng trực tiếp để sản xuất, chế tạo sản phẩm; thực hiện dịch vụ trong kỳ SXKD
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là những khoản tiền phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản
xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện cung ứng dịch vụ như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, tiềnBHXH
- Chi phí SXC: Là những chi phí phục vụ trực tiếp trong quá trình chế tạo sản phẩm, thực hiện
cung ứng dịch vụ như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ sản xuất, khấu hao TSCĐ
2.- Chi phí bán hàng: là những chi phí phát sinh trong công đoạn tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và
cung ứng dịch vụ Chi phí bán hàng có thể chia ra làm hai loại:
+ Chi phí lưu thông: Là những chi phí liên quan trực tiếp tới việc tiêu thụ sản phẩm, hàng rào, cungứng dịch vụ, bao gồm chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, hoa hồng bán hàng…
+ Chi phí tiếp thị: Là những chi phí gắn liền với việc tìm kiếm và mở rộng thị trường, như: Chi phí quảng cáo; chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa, chi phí nghiên cứu thị trường
3- Chi phí quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh:
Bao gồm chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính tổ chức Đây là những khoản chi phí gián tiếp Về cơ bản, chi phí gián tiếp không quan hệ trực tiếp tới việc SXSP Hay cách khác, sự tăng giảm của qui mô và khối lượng sản phẩm sản xuất không ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng giảm củachi phí gián tiếp Thậm chí, nhiều khoản chi phí vẫn phát sinh ngay cả khi DN tạm dừng sản xuất Do tính chất như vậy, nên trong giá trị sản phẩm dở dang, thanh phẩm, lao vụ chưa tiêu thụ không chứa đựng chi phí gián tiếp
Những chi phí nêu trên là những chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh cơ bản của DN Ngoài
ra đểthực hiện các mục tiêu của kinh doanh DN cần phải bỏ ra những chi phí liên quan đến hoạt động tài chính như: Chi phí liên doanh, chi phí đầu tư tài chính, chi phí cho vay vốn, chi phí liên quan mua bán ngoại tệ; hoặc những chi phí từ các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động kinh doanh cơ bản, hoạt động tài chính như: chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản, chi phi thuê tài sản, tài sản thiếu hụt Về nguyên tắc những chi phí hoạt động tài chính, chi phí dất thường được theo dõi riêng và không hạch toán vào giá thành sản phẩm kinh doanh
4 – giá thành SPDN
- GTSX là toàn bộ CP của DN bỏ ra để hoàn thành việc SXSP
- GT tiêu thụ SP, lao vụ hay còn gọi là GT toàn bộ bao gồm GTSX + CP tiêu thụ + CPQL
- GT là chỉ tiêu TC cơ bản để phân tích và đánh giá hiệu quả KT của DN
- GT là công cụ KT quan trọng để kiểm soát tình hình hoạt động KD của DN
- GT là xuất điểm để xây dựng giá cả Trên thị trường mỗi SP, hh , dv muốn thực hiệnđược giá trị bắt buộc phải có giả trị rõ ràng, do vậy cần phải xác định GT mới xác định được giá cả