Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 120 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
120
Dung lượng
290,26 KB
Nội dung
BÀI GIẢI SÁCH BÀI TẬP LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NEU 1 CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ PHẦN 1: LỰA CHỌN ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH 1 Sai Tiền tệ là bất cứ thứ gì được xã hội chấp nhận chung, để làm phương tiện thanh toán với hàng hoá, dịch vụ hoặc các khoản phải trả khác Tài chính là sự vận động tương đối của các dòng tiền trong nội bộ một chủ thể hoặc giữa các chủ thể với nhau (gồm có Chính phủ, các trung gian tài chính, doanh nghiệp, hộ gia đình, các tổ chức quốc tế) nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ một cách tối ưu nhất Tóm lại: tiền tệ là một vật cụ thể, còn tài chính là sự vận động của tiền, nên hai phạm trù này hoàn toàn khác nhau 2 Sai Tính thanh khoản/Tính lỏng của một tài sản là khả năng chuyển đổi tài sản đó thành tiền mặt (được xét trên hai tiêu chí cơ bản là chi phí về tài chính và chi phí về thời gian) Do tính thanh khoản là khả năng quy đổi về tiền mặt nên đây cũng là tài sản có tính lỏng cao nhất 3 Đúng Lượng tiền cung ứng/Cung tiền (Money Supply – MS): M1 = Tiền mặt (tiền giấy + tiền xu) lưu thông ngoài hệ thống NH (1) + Tiền gửi thanh toán/không kì hạn/có thể viết séc trong NH (2) 2 M2 = M1 + Tiền gửi tiết kiệm (của cá nhân) + Tiền gửi có kì hạn (của DN) tại các NH M3 = M2 + Tất cả các loại tiền gửi ở tổ chức tài chính phi NH L = M3 + Các loại giấy tờ có giá được chấp nhận trong thanh toán Xét về tính thanh khoản thì M1 > M2 > M3 > L Chứng minh: +) Tiền gửi không kì hạn tại các NHTM có thể được rút ra bất cứ lúc nào-nhanh chóng chuyển thành tiền mặt, với một lượng tuỳ ý (miễn nằm trong giới hạn số dư), chi phí thực hiện dịch vụ rất thấp Trong khi đó với tiền gửi có kì hạn, bạn không thể rút trước hạn (chi phí thời gian) hoặc nếu muốn thì phải chịu lãi phạt (chi phí tài chính), do vậy tính thanh khoản kém hơn tiền gửi không kì hạn Suy ra M1 > M2 +) Tiền gửi trong hệ thống ngân hàng an toàn hơn tiền gửi tại các trung gian tài chính khác do NHTM có lượng vốn lớn, danh mục đầu tư đa dạng, hầu như luôn được Nhà nước quan tâm đặc biệt, khó để cho phá sản Suy ra M2 > M3 +) Khi gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, cuối kì ta luôn nhận được đầy đủ vốn gốc cộng thêm một khoản tiền lãi (trừ khi tổ chức đó phá sản) Nhưng khi nắm giữ chứng khoán, giá trị tài sản của ta có sinh lời, thậm chí có bảo tồn được giá trị hay không là điều không biết trước Chi phí bán chứng khoán hiện nay rất thấp do sự cạnh tranh giữa các công ty môi giới, thanh khoản của chứng khoán thấp hơn tiền gửi chủ yếu bởi khoản lỗ có thể gặp phải khi kinh doanh, mà đây lại là điều rất dễ xảy ra Suy ra M3 > M4 4 Sai Lưu ý: Lượng tiền cung ứng chỉ tăng lên trong 2 trường hợp: 3 • • Ngân hàng trung ương in thêm tiền và đưa vào lưu thông NHTM cho vay ra nền kinh tế Với tình huống trong bài ta có 2 trường hợp: o Trái phiếu được các cá nhân, tổ chức hoặc DN khác mua lại: Tiền chỉ vận động giữa các đối tượng trong thành tố (1), không ảnh hưởng gì đến (2), suy o ra MS không đổi Trái phiếu được NHTM mua lại (ít gặp trong thực tế), đồng nghĩa với việc ngân hàng cho DN vay Từ khoản cấp vốn này, DN có thể đem tiền gửi tại một ngân hàng khác, làm tăng lượng tiền gửi toàn hệ thống, tức tăng (2) => MS tăng Với 2 TH trên thì không thể kết luận một chiều như khẳng định trong sách Do đó câu này sai 5 Sai Khi NHTM tăng cường cho vay ra nền kinh tế, tiền được quay vòng nhanh hơn (ra công chúng rồi lại gửi vào hệ thống ngân hàng), lượng tiền gửi không kì hạn được tạo ra nhiều hơn nên MS tăng 6 Sai Khi người dân mua cổ phiếu của các công ty chứng khoán, tức đem tiền đầu tư vào các công ty đó Tiền chỉ dịch chuyển từ phía các cá nhân, hộ gia đình sang DN, bản chất chỉ luẩn quẩn trong thành tố (1), không mất đi đâu nên MS không đổi 7 Đúng Chế độ tiền tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một quốc gia (USD, VND,…), một khu vực (EUR) hay một tổ chức quốc tế (SDR), được quy định rõ trong luật 4 Có 3 yếu tố cơ bản hình thành lên chế độ tiền tệ: • • • Bản vị tiền tệ: là cơ sở để đảm bảo giá trị và định giá một đồng đồng tiền Đơn vị tiền tệ: là đơn vị hạch toán giá trị bằng đồng tiền của một quốc gia Hình thức trao đổi: là các hình thức cụ thể của tiền được lưu hành tại một quốc gia như tiền giấy, tiền xu, séc,… Trước kia cho phép lưu hành tiền vàng, bạc nhưng hiện nay không còn Khối tiền tệ là tập hợp tất cả các phương tiện thanh toán (tuỳ theo tiêu chí chọn lựa) tại một thị trường và trong một khoảng thời gian nhất định Ở Việt Nam gọi là tổng phương tiện thanh toán và chỉ tiêu này được NHNN công bố định kì Các khối tiền tệ M1, M2, M3, L đã được nhắc tới ở trên Từ định nghĩa ta có thể khẳng định hai phạm trù trên là khác nhau và cùng liên quan đến tiền tệ 8 Sai Chế độ tiền pháp định/tiền giấy không được chuyển đổi ra vàng: • Cơ sở đảm bảo giá trị: uy tín của Nhà nước hay Ngân hàng trung ương – nơi • phát hành ra nó (tín tệ) Cách định giá: 1 đơn vị tiền tệ = sức mua của chính nó (lượng hàng hoá, • dịch vụ có thể mua được trong nền kinh tế) = 1/Pmức chung trong nền kinh tế Căn cứ phát hành tiền: dựa vào tốc độ tăng trưởng kinh tế kì vọng và tỉ lệ • lạm phát kì vọng trong kì tới Vàng, bạc – những vật đảm bảo giá trị cho tiền giấy trước kia, bị rút khỏi lưu thông và đưa vào dự trữ quốc gia, chỉ để đáp ứng nhu cầu đầu tư của người • dân, trả nợ và thanh toán quốc tế Do không còn được đảm bảo bởi các kim khí quý nên tiền không còn khả năng tự do chuyển đổi ra chúng 5 Trong chế độ bản vị vàng, giá trị của tiền mới được quyết định bởi vàng Còn đây là tiền pháp định nên giá trị của nó được tính thông qua sức mua Khẳng định trong sách là sai 9 Sai Chế độ tiền tệ đúng là phụ thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia nhưng không phải nó không quan trọng, vì chỉ có hiểu rõ và căn cứ vào đó người ta mới ban hành được các chính sách tiền tệ nói riêng và chính sách kinh tế nói chung một cách đúng đắn Phải biết được đồng tiền của quốc gia mình tính theo đơn vị gì để phân biệt với các nước khác Đồng tiền đó được định giá như thế nào, căn cứ vào đâu, từ đó tính được tốc độ mất giá chung mà phát hành tiền bổ sung, đồng thời xác định được tỉ lệ quy đổi với các ngoại tệ khác Các loại tiền đang được lưu hành trong nền kinh tế là gì, bao nhiêu, để có thể kiểm soát được mức cung tiền, không để gia tăng quá mức gây lạm phát 10 Sai Lạm phát là hiện tượng giá cả tăng nhanh và liên tục trong một thời gian dài (Milton Friedman) Giá trị hay sức mua của tiền được tính bằng số nghịch đảo của mức giá chung Khi giá cả tăng lên thì một đồng tiền bây giờ mua được ít hàng hoá, dịch vụ hơn trước hay giá trị của nó giảm xuống 11 Sai Lượng tiền cung ứng phụ thuộc vào lượng vàng NHTW nắm giữ Đây là nhân tố khách quan PHẦN 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐÚNG VÀ GIẢI THÍCH 6 12 D Dựa theo định nghĩa về tính thanh khoản ở câu 2, ta dễ dàng chọn được đáp án D Cả A và B 13 D Thứ tự sắp xếp đúng là: 1-3-2-4 Tài khoản tiền gửi tiết kiệm còn phải phân ra thành có kì hạn và không kì hạn (ở đây chưa nói rõ) Nếu có kì hạn thì chỉ được phép rút khi đến hạn, nếu rút trước hạn sẽ chịu lãi phạt từ ngân hàng Còn không kì hạn thì dù được rút ra bất cứ lúc nào một lượng tuỳ ý nằm trong số dư, nhưng vẫn phải mất thời gian, chi phí đi lại để làm thủ tục ngân hàng, không dễ đem ra sử dụng như tiền mặt khi cần mua sắm được Do đó tính thanh khoản của tiền mặt luôn cao hơn tiền gửi tiết kiệm Cổ phiếu đang nắm giữ muốn chuyển thành tiền mặt cũng phải mất chi phí môi giới, thời gian tìm đối tượng mua, thậm chí phải bán lỗ nếu DN phát hành làm ăn kém hiệu quả Bán cổ phiếu không hề dễ dàng như việc ta đi rút tiền từ chính tài khoản của mình Thanh khoản cổ phiếu thấp hơn tài khoản tiền gửi ngân hàng Nhưng như vậy vẫn chưa vất vả bằng việc bán một căn nhà, anh phải bỏ ra nhiều hơn công sức, thời gian và tiền bạc để đo đạc, định giá, thông qua môi giới BĐS tìm người mua, làm thủ tục sang tên đổi chủ, chi phí vận chuyển đồ đạc, tìm nhà mới,… Do vậy tính thanh khoản của nhà ở là kém nhất trong đây 14 A Muốn thực hiện chức năng làm phương tiện trao đổi tốt nhất thì phải dễ sử dụng và thuận tiện nhất, đồng nghĩa với việc nó phải có tính thanh khoản cao nhất Mà theo chứng minh ở câu 3 thì khối tiền đó là M1 15 16 17 D Giá cả tăng lên là biểu hiện của lạm phát chứ không phải nguyên nhân D D Chế độ bản vị vàng: 7 • Cơ sở đảm bảo giá trị: Vàng Cách định giá: 1 đơn vị tiền giấy = một trọng lượng vàng nhất định (quy • định trong luật) Căn cứ phát hành tiền: dựa theo lượng vàng nắm giữ Có bao nhiêu vàng thì • in bấy nhiêu tiền theo tỉ lệ đã quy định Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền vàng, lưu thông song hành cả tiền • vàng và tiền giấy (với chế độ bản vị tiền vàng) hoặc rút vàng ra khỏi lưu • thông đưa vào cất trữ (bản vị vàng thỏi) Tiền giấy được phép tự do chuyển đổi ra vàng theo tỉ lệ đã quy định 18 D Câu A Thời kì bản vị vàng, khi tất cả các nước đều áp dụng chế độ tiền tệ này, giá trị mỗi đồng tiền được ghim chặt vào một lượng vàng tiêu chuẩn, nên gián tiếp các đồng tiền cũng được áp giá cố định theo nhau (chế độ tỉ giá cố định) Câu B Giả sử tỉ giá trao đổi giữa các quốc gia biến động liên tục như ngày nay, một DN xuất khẩu lô hàng ra nước ngoài, sau khi nhận tiền hàng bằng ngoại tệ từ đối tác, tiến hành quy đổi về nội tệ để phục vụ cho sản xuất trong nước Tại thời điểm đó, nội tệ bất ngờ tăng giá so với ngoại tệ khiến số nội tệ đổi được ít đi, gây lỗ cho DN Hay trường hợp khác, một DN nhập khẩu phải trả tiền hàng cho nhà cung cấp ở nước ngoài một số tiền bằng ngoại tệ Nhưng tại thời điểm thanh toán giá ngoại tệ tăng, đòi hỏi DN phải bỏ ra nhiều đồng nội tệ hơn trước để mua được một ngoại tệ, từ đó làm tăng chi phí và gây thiệt hại cho DN Khi vấp phải các tình huống trên, do tỉ giá biến động, các DN sẽ cảm thấy e ngại môi trường quốc tế và hạn chế hoạt động trên thị trường này, từ đó thu hẹp thương mại xuyên quốc gia Đây là nhược điểm của chế độ tỉ giá linh hoạt so với chế độ cố định của thời kì bản vị vàng 8 Câu C Trong chế độ bản vị vàng, vì giá trị quy đổi giữa tiền và vàng là cố định, lại được tự do chuyển đổi, nên lượng tiền NHTW in ra hoàn toàn được quyết định bởi lượng vàng mà nó đang nắm giữ Vàng khai thác, nhập khẩu được nhiều thì in nhiều tiền, ngược lại vàng ít thì tiền cũng ít nên ở đây NHTW không thể tự quyết theo ý kiến chủ quan của họ 19 A Trong định nghĩa về tiền, người ta chỉ nhắc tới chức năng phương tiện thanh toán/trao đổi mà không nói tới hai chức năng còn lại Sở dĩ vậy bởi hai chức năng kia là phái sinh từ chức năng thứ nhất mà ra Về mặt lịch sử, tiền tệ ra đời sơ khởi là để đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá của dân cư một vùng, khi lượng hàng cũng như nhu cầu của người dân đã lên rất cao Thay vì người ta mang đồ nhà mình đi đổi cho người khác một cách cồng kềnh mà chưa chắc đã khớp ý nhau thì việc thừa nhận một vật trung gian thanh toán chung để tiến hành mua bán sẽ gọn nhẹ và thuận tiện hơn – chức năng phương tiện trao đổi Rồi từ đó thay vì việc niêm yết giá bằng tỉ lệ hàng đổi hàng (1 con gà bằng 2 đấu gạo), người ta sẽ quy định một đấu gạo là 5 đồng tiền, một con gà là 10 đồng tiền,… tiền được thay cho hàng để làm đơn vị yết giá do tiền là vật ngang giá chung, nhờ đó những người không có gà vẫn mua được gạo vì họ có tiền từ việc bán vải nhà mình dệt được chẳng hạn – phương tiện yết giá Đồng thời, tiền dù không có giá trị sử dụng, nhưng nó được xã hội chấp nhận, trong trao đổi có giá trị ngang với các tài sản khác, do đó bên cạnh việc cất trữ các tài sản thực, mọi người cũng nắm giữ tiền để tiết kiệm – chuyển sức mua từ hiện tại tới tương lai Nhìn chung chức năng trung gian thanh toán khiến tiền có tính thanh khoản cao nhất trong các loại tài sản (đặc trưng riêng biệt) nên đây là chức năng quan trọng nhất của nó 9 20 A Việc lưu thông tiền kim loại như vàng/bạc không chỉ cồng kềnh, khó vận chuyển, mà chi phí cân đong, kiểm đếm cũng rất phức tạp, đòi hỏi trang thiết bị chuyên dụng Đặc biệt với một khối lượng tiền lớn thì việc cất trữ, bảo quản cũng yêu cầu phải có không gian rộng, chi phí bảo vệ đáng kể Trong quá trình lưu thông, các đồng tiền còn bị bào mòn, giảm giá trị Bên cạnh đó còn tồn tại những trở ngại vô hình phát sinh do việc vàng bạc là hữu hạn, sản xuất thì ngày càng phát triển, nếu nhà nước cứ duy trì chế độ tiền kim loại, thì đến một lúc nào đó sẽ không đủ tiền cho lưu thông và gây cản trở nền kinh tế Chính vì vậy, việc chuyển từ sử dụng tiền vàng sang tiền giấy là một bước phát triển quan trọng trong lịch sử tiền tệ, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu 21 C Trong nền kinh tế trao đổi hiện vật, chưa tồn tại một vật ngang giá chung để làm đơn vị hạch toán giá trị tính chi phí, lợi nhuận cho nhà sản xuất Do đó các tỉ lệ trao đổi đều dựa trên cơ sở cảm tính 22 23 Trong chương trình câu này bỏ! A Giấy bạc ngân hàng, nếu là trước kia có thể do các ngân hàng tư nhân phát hành, mỗi ngân hàng một loại tiền riêng, thì nay đều thống nhất do một Ngân hàng trung ương độc quyền ấn hành Tờ tiền đó được người dân trong nước chấp nhận vì nó được đảm bảo bởi uy tín của Nhà nước, uy tín của Ngân hàng trung ương Mỗi đồng tiền ta cầm trên tay chính là một tờ giấy ghi nợ, với chủ nợ là người nắm giữ tờ tiền đó và con nợ là nhà phát hành-NHTW Đây là một định chế tài chính khổng lồ, uy tín vì nó đại diện cho Nhà nước, nên người nắm giữ tiền hoàn toàn tin tưởng 10 tiêu có giới hạn thành nhiều đợt của Chính phủ cũng khiến giá hàng hoá tăng nhưng là nhất thời trong khi định nghĩa lạm phát là sự tăng giá liên tục trong một thời gian dài nên đó không được gọi là lạm phát Chỉ có tăng cung tiền – một nguồn lực vô hạn của NHTW thì lạm phát mới thực sự được hình thành 14 C Dựa vào các lập luận ở câu 8 và 12, dễ thấy lạm phát chỉ có thể xảy ra khi có chính sách tiền tệ mở rộng can thiệp Và đây cũng là chứng minh của ta cho câu nói kinh điển của Milton Friedman: “Lạm phát lúc nào và ở đâu cũng là hiện tượng tiền tệ” 15 A ; 16 C ; 17 B 18 D Sự gia tăng trong tỉ lệ thất nghiệp có thể khiến Chính phủ theo đuổi chính sách nới lỏng tài khoá để tạo nhiều công ăn việc làm hơn Điều kiện thuận lợi cho lạm phát cầu kéo xảy ra 19 C Các cú sốc cung tiêu cực gây ra lạm phát chi phí đẩy đã được mô tả ở trên 20 A 21 D Bổ sung vào đề, đây là cú sốc cung tích cực như việc giá dầu sụt giảm, tạo điều kiện cho DN mở rộng đầu tư, thuê thêm nhân công Nhưng về sau, do chi phí nhân lực tăng cao, bù trừ cho chi phí năng lượng nên sản xuất lại bị thu hẹp về mức ban đầu 22 23 D D Tiền chỉ vận động từ tay công chúng sang Chính phủ, tức trong nội bộ thành tố C, mà không đi qua NHTM hay NHTW nên cả MB và MS đều không đổi 24 A 106 25 A NHTW sẽ chủ động cắt giảm cung tiền bằng các biện pháp: bán ra trái phiếu chính phủ trên thị trường mở, nâng mức lãi suất chiết khấu, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, giảm hạn mức cấp tín dụng của các NHTM,… Các biện pháp trên đều có thể thực hiện ngay lập tức một cách dễ dàng Giải pháp thứ tư trong bài không khả thi vì sẽ tạo điều kiện cho hoạt động thương mại ngầm, càng kích thích đầu cơ găm giữ hàng hoá, đồng thời gây khó khăn cho công tác quản lí thị trường Hơn nữa đây là một biện pháp hành chính, không thích hợp trong điều kiện kinh tế thị trường 26 B ; 27 A ; 28 D ; 29 C ; 30 D ; 31 C ; 32 C ; 33 D 34 C Trả lời: Fed độc lập để ngăn cản việc NHTW in tiền cho Chính phủ chi tiêu, đồng thời không hỗ trợ, bổ sung cho chính sách tiền tệ trong trường hợp có thể gây ra lạm phát 35 D 36 37 A NHTW mua TPCP, bán nội tệ ra => MB tăng => MS tăng D Điều chỉnh thuế là điều tiết dòng tiền trong nội bộ thành tố C trong khi tổng giá trị không đổi nên MB cũng không đổi 38 D 39 A Có thể ý tác giả ở đây là việc Chính phủ bán trái phiếu cho NHTM, sau đó ngân hàng này lại đem chiết khấu tại NHTW Khi đó thì cả dự trữ ngân hàng và cơ sở tiền đều tăng 40 B ; 41 C ; 42 C ; 43 D 44 C Thâm hụt ngân sách dai dẳng, buộc Chính phủ phải đi vay từ NHTW để tài trợ chi tiêu là một trong những nguyên nhân bên cạnh cầu kéo, chi phí đẩy gây ra lạm phát 107 45 A 46 A Thâm hụt ngân sách dẫn tới lãi suất tăng (như đã được chứng minh ở chương 3), trong khi NHTW lại muốn kiềm chế lãi suất nên buộc phải in tiền ra, mục đích để làm tăng cung tiền, hạ lãi suất trở lại 47 A 48 C (thực ra mỗi nơi họ có một cách gọi/quan điểm về lạm phát phi mã khác nhau) 49 D Khi thu nhập danh nghĩa cố định, lạm phát tăng cao sẽ dẫn tới thu nhập thực tế giảm 108 ... 27 Chính sách tài khố liên quan đến việc thực khoản thu-chi NSNN cách hợp lí nhằm đạt mục tiêu kinh tế tăng trưởng, tạo việc làm, ổn định giá Chính sách tài khố Chính phủ thực Chính sách tiền tệ. .. dòng tiền nội chủ thể chủ thể với (gồm có Chính phủ, trung gian tài chính, doanh nghiệp, hộ gia đình, tổ chức quốc tế) nhằm tạo lập sử dụng quỹ tiền tệ cách tối ưu Tóm lại: tiền tệ vật cụ thể, tài. .. độ tiền tệ hình thức tổ chức lưu thơng tiền tệ quốc gia (USD, VND,…), khu vực (EUR) hay tổ chức quốc tế (SDR), quy định rõ luật Có yếu tố hình thành lên chế độ tiền tệ: • • • Bản vị tiền tệ: