MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo Trong những thập niên đầu của thế kỉ XXI, giáo dục và đào tạo Việt Nam đã, đang và sẽ thực hiện chiến lƣợc đổi mới căn bản và toàn diện, chuyển từ hƣớng tiếp cận nội dung sang hƣớng tiếp cận NL. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của BCH TW 8 khóa XI xác định rõ: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ GV và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, NL sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp...”. Vào tháng 7/2017 Chƣơng trình GDPT tổng thể đã đƣợc Bộ GD-ĐT chính thức ban hành, theo đó, chƣơng trình các cấp học, các môn học sẽ đƣợc xây dựng lại theo hƣớng phát triển phẩm chất và NL HS. Tuy nhiên, để ngƣời học có NL thì trƣớc hết ngƣời dạy phải có NL. Hay nói cách khác, để những đổi mới trên đƣợc hiện thực hoá, đòi hỏi chúng ta phải có một đội ngũ GV xứng tầm. 1.2. Xuất phát từ thực tiễn triển khai mô hình trường học mới Việt Nam Để chuẩn bị cho chiến lƣợc đổi mới giáo dục theo hƣớng tiếp cận NL, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện hàng loạt chƣơng trình, đề án, dự án, mô hình, hội thảo, hội nghị… có giá trị. Riêng đối với cấp tiểu học, từ năm 2009 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiếp cận, nghiên cứu và triển khai thí điểm việc dạy học theo “mô hình trƣờng học mới Việt Nam” (gọi tắc là VNEN), trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các đặc điểm của nhà trƣờng mới trên thế giới, kế thừa những thành tựu của nhà trƣờng truyền thống, ứng với điều kiện thực tế giáo dục Việt Nam, tạo nên THM của riêng VN, hƣớng tới mục tiêu phát triển NL và phẩm chất ngƣời học theo tinh thần Nghị quyết 29 cũng nhƣ gần với mục tiêu của chƣơng trình GDPT tổng thể đã đƣợc ban hành. Thực tế triển khai mô hình cho thấy: Giai đoạn đầu kết quả mang lại rất khả quan. Tuy nhiên, khi triển khai đại trà trên phạm vi cả nƣớc, đã nổi lên nhiều vấn đề bất cập: nhiều lớp học sĩ số HS quá đông so với quy định, không gian nhỏ hẹp đã ảnh hƣởng đến việc tổ chức học nhóm và đánh giá toàn diện HS; GV đƣợc đào tạo và đã quen dạy với cách dạy truyền thống, nay chuyển sang cách dạy tổ chức, hỗ trợ HS hoạt động nhóm hợp tác nên có tâm lí ngại đổi mới và cách thức tổ chức còn khá nhiều lúng túng; PHHS chƣa hiểu rõ bản chất của mô hình THMVN, chủ yếu là theo dõi những thông tin trái chiều từ dƣ luận nên cũng còn băn khoăn, chƣa tin tƣởng vào cách tổ chức dạy học này... dẫn đến vài nơi tạm dừng. Theo đánh giá chung thì trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có nguyên nhân chủ yếu vẫn là vấn đề về NLDH của ngƣời GV chƣa đáp ứng, đây là vấn đề then chốt không chỉ cho việc dạy học theo mô hình THMVN mà còn cho việc thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thông mới trong thời gian tới. 1.3. Xuất phát từ vị trí của môn Toán trong chương trình GDPT Trong chƣơng trình GDPT từ trƣớc đến nay, môn Toán là một trong những môn giữ vai trò chủ chốt ở tất cả các bậc học. Nguyên cố Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Trong các môn khoa học và kỹ thuật, Toán học giữ một vị trí nổi bật. Nó có tác dụng lớn đối với các ngành khoa học khác, đối với kinh tế, đối với sản xuất. Nó còn là môn thể thao trí tuệ giúp chúng ta nhiều trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết các vấn đề, giúp ta rèn luyện trí thông minh và sáng tạo. Nó còn giúp ta rèn luyện những đức tính quý báu khác như: cần cù, nhẫn nại, ham chuộng chân lí… Dù các bạn phục vụ trong ngành nào, trong công tác nào thì kiến thức Toán học cũng rất cần cho các bạn”.[45, tr 8]. Chƣơng trình GDPT tổng thể tháng 7 năm 2017 xác định: “Giáo dục Toán học có sứ mệnh và ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện, lâu dài của HS. Giáo dục Toán học góp phần chuẩn bị cho những công dân tương lai hiểu rõ hơn về thế giới mà họ đang sống thông qua việc trang bị học vấn Toán học phổ thông, cơ bản; hình thành và phát triển các NL và phẩm chất giúp HS thích ứng, tham gia tích cực, có hiệu quả vào xu thế phát triển, đổi mới, sáng tạo của thời đại. Giáo dục Toán học tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng Toán học, giữa Toán học với các môn học khác, cũng như giữa Toán học với đời sống thực tiễn”. Ở tiểu học, môn Toán là một trong những môn học bắt buộc, chiếm thời lƣợng lớn, học Toán không chỉ giúp HS phát triển NL Toán học mà còn nhiều NL, phẩm chất khác cần thiết cho mọi công dân toàn cầu.