Ngoài ra giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cũng giúp các em nâng cao hiểu biết về các sự việc, hiện tượng xung quanh… Đặc biệt thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ tạo ra hứng thú cho học s
Trang 1NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học
HÀ NỘI – 2018
Trang 2NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục học
Người hướng dẫn khoa học
ThS TRẦN THỊ LOAN
HÀ NỘI – 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc của mình tới cô Ths Trần Thị Loan đã hướng dẫn tận tình và thường xuyên động viên em trong suốt quá trình hoàn thành đề tài Cô đã giành rất nhiều ưu ái trong suốt thời gian em tham gia học tập, nghiên cứu và làm luận văn
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô trong tổ Giáo dục học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp
Tuy nhiên do thời gian và khuôn khổ cho phép của đề tài còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong được
sự đóng góp và tiếp tục xây dựng đề tài của các bạn đọc
Em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thu Thủy
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác Đồng thời các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 6 tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thu Thủy
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
3 Đối tượng, khách thể nghiên cứu của đề tài 2
4 Phạm vi nghiên cứu 2
5 Giả thuyết khoa học 3
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
8 Cấu trúc của đề tài 4
Chương 1: 5
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 5
1.1 Lịch sử nghiên cứu đề tài 5
1.1.1.Trên thế giới 5
1.1.2 Ở Việt Nam 7
1.2 Một số lí luận về kỹ năng tự bảo vệ 9
1.2.1 Khái niệm kỹ năng 9
1.2.2 Khái niệm kỹ năng sống 10
1.2.3 Khái niệm kỹ năng tự bảo vệ 14
1.3 Một số lí luận về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 15
1.3.1 Khái niệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 15
1.3.2 Đặc điểm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 16
Trang 61.3.3 Quy trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học thông qua
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 19
1.4 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 1, lớp 2 19
1.4.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học 19
1.4.2 Đặc điểm kỹ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học 21
1.5 Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh lớp 1, lớp 2 thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp 23
1.5.1 Khái niệm về giáo dục kĩ năng tự bảo vệ 23
1.5.2 Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 24
1.5.3 Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học 25
1.5.4 Hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học 28
1.5.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học 29
1.5.6 Những thuận lợi, khó khăn trong giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học 30
Kết luận chương 1 32
Chương 2: 33
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO HỌC SINH LỚP 1, LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG MINH A THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 33
2.1 Vài nét về địa bàn và phạm vi nghiên cứu 33
2.1.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 33
2.1.2 Vài nét về phạm vi nghiên cứu 33
2.2 Thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại trường tiểu học Quang Minh A 34
Trang 72.2.1 Thực trạng nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lí về vai trò của kỹ
năng tự bảo vệ 34
2.1.2 Thực trạng nhận thức của học sinh về kỹ năng tự bảo vệ 36
2.2.3 Thực trạng việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường Tiểu học Quang Minh A 39
2.3 Thực trạng các hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ ở trường tiểu học Quang Minh A 43
2.4 Thực trạng việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ ở trường tiểu học 45
2.5 Thực trạng đánh giá hiệu quả sử dụng các biện pháp ở trường tiểu học Quang Minh A 47
2.6 Nguyên nhân 49
Kết luận chương 2 52
Chương 3: 53
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 53
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 53
3.2 Đề xuất một số biện pháp 54
3.2.1 Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ để nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng tự bảo vệ 54
3.2.2 Tổ chức hiệu quả buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần 55
3.2.3 Tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, tham quan du lịch nhằm hình thành kỹ năng kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh 56
Trang 83.2.4 Tổ chức giáo dục sức khỏe, hướng dẫn học sinh vui chơi đúng cách,
phòng tránh tai nạn thương tích 56
3.2.5 Tăng cường công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường, xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho các em 57
3.3 Xây dựng các nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh 58
Kết luận chương 3 60
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 PHỤ LỤC
Trang 9có năng lực để cống hiến, đồng thời có năng lực để sống một cuộc sống có chất lượng và hạnh phúc
Xã hội hiện đại luôn nảy sinh những vấn đề phức tạp và những vấn đề bất định đối với con người Nếu con người không có năng lực để ứng phó vượt qua những thách thức đó và hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp rủi
ro
Vì vậy học sinh phải có kĩ năng tự bảo vệ mình để cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ độ tuổi tiểu học góp phần giúp trẻ tự chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm
Theo số liệu từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong 5 năm từ
2011 đến 2015, cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em Tính trung bình,
cứ 8 giờ trôi qua lại có một trẻ em Việt Nam bị xâm hại Theo số liệu thống
kê từ Bộ Công an, năm 2014 có khoảng hơn 100 trẻ em mất tích vì bị mua bán, bắt cóc và bị bán ra nước ngoài Nghĩa là cứ một tuần có khoảng 2 trẻ mất tích ở Việt Nam.Theo số liệu thống kê cho thấy mỗi năm có khoảng 7.000 trẻ em tử vong do gặp phải các tai nạn thương tích Trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2010 đến 2015 có khoảng 2.800 trẻ em bị tử vong do đuối nước Trong đó nhóm tuổi chiếm tỷ lệ tử vong cao từ 5 - 14 tuổi
Các số liệu thống kê trên đã cho thấy trẻ em gặp rất nhiều nguy cơ tiềm
ẩn xung quanh cuộc sống của mình Chính vì vậy cần giáo dục kĩ năng tự bảo
vệ cho học sinh tiểu học từ sớm để trẻ có thể nhận thức được các nguy cơ và
Trang 102
tự bảo vệ mình Nhất là đối với học sinh lớp 1, lớp 2 các em còn rất bé, mọi
kỹ năng tự bảo vệ bản thân đều không có, thể lực cũng chưa đủ để chống lại những xâm hại cơ thể về mọi mặt Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ là cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản nhất với những hình thức phù hợp nhất cho các em, giúp các em dễ nhớ, ấn tượng sâu sắc với các tình huống có thể xảy ra, vận dụng những kiến thức được học để tự bảo vệ bản thân Đây cũng
là phương pháp mà người lớn có thể bảo vệ cho trẻ một cách tốt nhất khi các
em gặp phải nguy hiểm mà không có cha, mẹ, anh, chị hoặc cô giáo bên cạnh Ngoài ra giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cũng giúp các em nâng cao hiểu biết về các sự việc, hiện tượng xung quanh… Đặc biệt thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ tạo ra hứng thú cho học sinh với kiến thức, học sinh được tiếp xúc
và trải nghiệm thực hành nhiều, các em dễ tiếp thu và vận dụng tốt
Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh lớp 1,lớp 2 trường tiểu học Quang Minh A thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Khảo sát thực trạng kỹ năng tự bảo vệ của học sinh lớp 1, lớp 2 trường tiểu học Quang Minh A thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ nặng tự bảo vệ cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học
3 Đối tượng, khách thể nghiên cứu của đề tài
3.1 Khách thể nghiên cứu: Giáo dục kĩ năng sống của học sinh tiểu học 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh
tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
4 Phạm vi nghiên cứu
Trang 113
4.1 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: đề tài được triền khai tìm hiểu ở
trường tiểu học Quang Minh A
4.2 Giới hạn về nội dung nghiên cứu: tập trung tìm hiểu thực trạng
giáo dục kỹ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
5 Giả thuyết khoa học
Nếu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tác động vào nhận thức của học sinh và giáo viên thì sẽ giúp học sinh nâng cao được kỹ năng tự bảo vệ đồng thời cũng giúp giảm thiểu được những sự việc không mong muốn
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học
6.2 Nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học ở trường tiểu học Quang Minh A thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
6.3 Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học
7 Các phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa cơ sở
lí luận để xây dựng cơ sở lí luận nghiên cứu
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: dự giờ, quan sát hoạt động của giáo viên, học sinh để tìm hiểu thực trạng cách tiến hành của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để từ đó tìm hiểu hiệu quả và nguyên nhân của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Trang 124
- Phương pháp điều tra: xây dựng các phiếu hỏi cho đối tượng: học sinh, giáo viên, cán bộ quản lí, nhân viên nhằm thu thập những thông tin phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực trạng của việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Quang Minh A
7.3 Phương pháp khác
Thống kê và xử lí số liệu thu thập được thông qua khảo sát, qua các nguồn cung cấp
8 Cấu trúc của đề tài
Luận văn được cấu trúc gồm: phần mở đầu, phần kết luận và phần nội dung được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Chương 2: Thực trạng của giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh lớp
1, lớp 2 trường tiểu học Quang Minh A thông qua hoạt động ngoài giáo dục giờ lên lớp
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Trang 131.1.1.Trên thế giới
Các nghiên cứu về kỹ năng tự bảo vệ nói chung và kỹ năng tự bảo vệ của trẻ nói riêng đã được nhiều tổ chức cũng như cá nhân trên thế giới thực hiện như Qũy Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO)… Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em khẳng định:
“Vì chưa đạt đến sự trưởng thành về mặt thể chất và trí tuệ, trẻ em cần phải được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, trước cũng như sau chào đời Các bậc cha
mẹ là người chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi nấng và giáo dục con cái của mình” [35]
Tại nhiều nước trên thế giới từ khi còn nhỏ học sinh đã được học những khóa học nhằm giáo dục kỹ năng tự bảo vệ Ví dụ như ở Nhật Bản học sinh thường xuyên được tập luyện kỹ năng ứng phó khi động đất xảy ra Ở Hàn quốc thì học sinh được tập luyện ứng phó với các thiên tai, hỏa hoạn … Ở các nước phương Tây thì trẻ em được giáo dục về kỹ năng sinh tồn và những kỹ năng sống khác qua những khóa học ngoại khóa rất nhiều chẳng hạn ở Mỹ từ
1 tuổi các nhà giáo dục mỹ đã khuyên nên cho trẻ đi học bơi, từ 6 đến 8 tuổi, các bậc phụ huynh sẽ khuyến khích con mình tập nấu những món đơn giản với rau, trứng hoặc các món bánh dễ làm, cũng trong thời điểm 5 năm tiểu học, các em sẽ phải làm quen với việc đánh răng, vệ sinh cá nhân một mình không có người giám sát; có thể tự đi các phương tiện công cộng hoặc biết cách quản lý thời gian Bên cạnh đó là những kỹ năng xã hội như giao tiếp với
Trang 146
người lớn, bạn bè hoặc người nhỏ tuổi hơn Các bài học về xử lý tình huống cũng được thực hành như kĩ năng trốn thoát khi có hỏa hoạn, động đất, nguy hiểm tính mạng Đặc biệt ở nước Cộng hoà Liên bang Nga đã có một số chương trình giáo dục kỹ năng xã hội, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống dành cho học sinh và phụ huynh Luật bảo vệ an toàn cho trẻ em được ban hành rộng rãi trên cả nước Cộng hoà Liên bang Nga Các địa phương cũng tuyên bố cam kết bảo vệ an toàn cho trẻ em dưới mọi hình thức Các nước trên thế giới rất quân tâm đến việc bảo vệ an toàn cho trẻ em
Vào khoảng những thập niên 80 của thế kỷ XX những nghiên cứu về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bắt đầu được quan tâm Có rất nhiều công trình nghiên cứu về kỹ năng tự bảo vệ Người đầu tiên nghiên cứu vấn đề này là Giáo sư Tiến sĩ Gilbert J Botvin Từ năm 1979, ông và cộng sự đã lập nên một chương trình giáo dục kỹ năng sống cho giới trẻ từ 17-19 tuổi và một chương trình được lập ra nhằm giúp người học có khả năng từ chối những lời
rủ rê sử dụng chất gây nghiện, nâng cao sự tự khẳng định bản thân, kỹ năng ra quyết định và tư duy phê phán
Trong những năm tiếp theo có rất nhiều tác giả nghiên cứu về kỹ năng sống và đã đề cập đến kỹ năng tự bảo vệ như: năm 2002 có nhóm tác giả người Mỹ: ElenJ.Hahn, Urelody Power Noland, Mary Kay Rayens, Dawn Myers Christie đưa ra nghiên cứu của mình về kỹ năng sống nhưng chỉ mới đánh giá chung về kỹ năng sống chưa đánh giá cụ thể từng kỹ năng[29]; năm
2003 tác giả Elizabeth Dum và J.Gordo Arbuckle của trường Đại học Misouri
đã công bố kết quả nghiên cứu về kỹ năng sống của trẻ có cha mẹ là tội phạm
và chỉ ra những kỹ năng tự bảo vệ thiêu hụt của chúng trong những tình huống nguy hiểm[29]; năm 2005 tác giả Barry L.Boyd trong đề tài:
“Developing life skills in youth” ( Phát triển kỹ năng sống trong giới trẻ) đã
Trang 157
nghiên cứu các kỹ năng sống cần thiết cho thanh niên hiện nay là: kỹ năng tự ứng phó, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ,…[29]
Trong đề tài: “Teaching personal safety skills to young children”
(Phương pháp dạy kỹ năng an toàn cho trẻ nhỏ) của tác giả Sandy K Wurtele
và Julie Sarno Owens thuộc khoa Tâm lý, Đại học Colorado tại Colorado Springs, CO, Mỹ đã nghiên cứu trên 406 trẻ nhằm xác định mức độ kỹ năng
an toàn cá nhân, phòng chống lạm dụng tình dục ở trẻ từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao kỹ năng an toàn cho trẻ [13]
Năm 2010 ở Nga các tác giả Н Авдеева, О Князева, Р Стеркина đã
nghiên cứu đề tài khoa học “Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo lớn” với lập luận rằng, việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ
mẫu giáo là rất quan trọng đến sự phát triển của trẻ trong xã hội, nhưng người lớn cần quan tâm, hỗ trợ, giáo dục trẻ đạt được những kỹ năng này trong điều kiện xã hội hiện đại [36]
Vào năm 2012, đề tài “Giáo dục kỹ năng an toàn cho trẻ mẫu giáo” của các giảng viên trường Đại học Sư phạm Ulianov đã đưa ra nhận định: báo cáo đáng sợ của tội phạm đối với trẻ em đã chứng minh về sự thụ động của trẻ khi đối mặt với sự nguy hiểm
Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác về kĩ năng sống trong đó có đề cập đến kĩ năng tự bảo vệ
phối hợp giữa Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Trị với Tổ chức Cứu trợ -
Phát triển Mỹ Cathilic Relief Services, chương trình “Phòng tránh tai nạn
Trang 168
thương tích” do Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em phối hợp với Tổ chức
UNICEF triển khai, Bộ Giáo dục đã phối hợp với Ngành Công An, Ủy ban
An toàn giao thông quốc gia đưa ra “Chương trình giảng dạy thí điểm và tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu luật an toàn giao thông” cho trẻ em các trường
từ mẫu giáo đến phổ thông trung học để trang bị những kiến thức ban đầu về luật giao thông, … [15]
Bên cạnh các chương trình giúp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học còn có các tác phẩm, công trình nghiên cứu đề cập đến kỹ năng tự bảo vệ
Tác giả Huyền Linh trong cuốn sách: “Cẩm nang tự vệ an toàn trong nhà” và “Cẩm nang tự vệ an toàn ra ngoài” của nhà xuất bản Thanh niên, năm
2011 đã hướng dẫn trẻ chi tiết cách xử lý các tình huống thiếu an toàn với bản thân.[8],[9] Trong tác phẩm: “Cẩm nang tự vệ cho con bạn”, “Cẩm nang an toàn cho con bạn” của tác giả Lâm Trinh do nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin phát hành năm 2011 đã đưa ra những cách giúp trẻ biết ứng phó trong những tình huống nguy hiểm, những hoàn cảnh thiếu an toàn.[11],[12]
Năm học 2011-2012 Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa giáo dục kỹ năng tự bảo vệ vào trong chương trình học của học sinh tiểu học thông qua nội dung giáo dục kỹ năng sống
Năm 2012, tác giả Vũ Thị Ngọc Minh và Nguyễn Thị Nga trong cuốn sách: “Giúp bé có kỹ năng nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn” của nhà xuất bản Dân trí đã đưa ra 9 tình huống nguy hiểm phổ biến trong cuộc sống hằng ngày.[33]
Các tác phẩm giúp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học như:
bộ sách “Giáo dục giới tính cho trẻ nhỏ” của Đông A gồm 4 cuốn [7], bộ sách
“Giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học” do Bùi Phương Nga viết của Nhà xuất bản Giáo dục [4], bộ sách “Thoát nạn trong gang tấc” do Alpha Books
Trang 179
biên soạn gồm 6 cuốn [30], bộ sách “Tủ sách trường học an toàn” của nhóm
tác giả Nam Hồng, Dương Phong, Ngọc Lan của nhà xuất bản Đại học Sư phạm [14]…
Các công trình nghiên cứu về kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh như: “Giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam” của nhóm tác giả Nguyễn Thanh Bình, Lưu
Thu Thủy, Nguyễn Kim Dung, Vũ Thị Sơn đã khái quát những kỹ năng sống đặc thù với từng lứa tuổi trong đó với học sinh tiểu học có kỹ năng phòng tránh tai nạn, thương tích, các kỹ năng thực hiện quyền trẻ em [19]; Phan Tú
Anh có đề tài “Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” [29]
Nhìn chung thì Việt Nam rất quan tâm đến kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học Chính vì vậy tôi đã kế thừa các kiến thức về kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh của các nghiên cứu trước để viết đề tài của mình và đồng thời nghiên cứu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.2 Một số lí luận về kỹ năng tự bảo vệ
1.2.1 Khái niệm kỹ năng
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng như
Tác giả Trần Trọng Thủy cho rằng: “Kỹ năng là mặt kỹ thuật của hành động con người nắm được cách thức hành động tức là hành động có kỹ năng”
.[27]
Theo tác giả V.A.Kruteski trong cuốn sách Tâm lý học xuất bản năm
1980, cho rằng: “Kỹ năng là các phương thức thực hiện hoạt động- cái mà con người lĩnh hội được” [27]
A.G.Kovaliov thì nhấn mạnh: “Kỹ năng là phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện của hành động” [27]
Trang 1810
Tác giả K.K.Platonov và G.G.Golubev cho rằng: “Kỹ năng là năng lực của người thực hiện công việc có kết quả với chất lượng cần thiết trong những điều kiện mới và trong khoảng thời gian tương ứng” [18]
N.D.Levitov quan niệm rằng: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định” [18] Tác giả Vũ Dũng đã định nghĩa: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [32]
Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn quan niệm: “Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép Kỹ năng không chỉ đơn thuần về mặt kĩ thuật mà còn biểu hiện năng lực của con người” [10]
Từ những khái niệm trên tôi cho rằng: kỹ năng dạng hành động cụ thể của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở kiến thức đã có để có thể nhằm đạt được mục đích đề ra.
1.2.2 Khái niệm kỹ năng sống
Kỹ năng sống là một vấn đề rất được quan tâm hiện nay nên có rất nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng sống
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) coi kĩ năng sống là những kĩ năng mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hằng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết
có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày
Theo Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa
ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các
Trang 19Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) cho rằng: “Kỹ năng sống là năng lực cá nhân giúp cho việc thực hiện đầy đủ chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày” Kỹ năng sống
gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết, gồm các kỹ năng tư duy
như: giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết định, nhận thức được hậu
quả,…; Học làm người gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,… ; Học để sống với người khác, gồm các
kỹ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc
theo nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm, gồm các kỹ năng thực hiện
công việc và các nhiệm vụ như kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,…
Trong tài liệu tập huấn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kỹ năng sống là khả năng thực hiện những hành vi thích ứng tích cực, những cách hành xử hiệu quả, giúp cá nhân hoà nhập vào môi trường xung quanh (gia đình, 5 lớp học, thế giới bạn bè…), giúp cá nhân hình thành các mối quan hệ xã hội, phát triển những nét nhân cách tích cực thuận lợi cho
sự thành công học đường và thành công trong cuộc sống.[40]
Theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) thì kỹ năng sống là tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người
Ngoài ra cũng có một số khái niệm khác về kỹ năng sống là
Trang 2012
Theo tác giả Xkomni thì kỹ năng sống là khả năng con người thực hiện những hành vi thích ứng với thách thức và những đòi hỏi của cuộc sống Kỹ năng sống thể hiện năng lực sống của con người trong cuộc sống cá nhân, trong mối quan hệ xã hội,…[10]
Kỹ năng sống là hành động tích cực, có liên quan đến kiến thức và thái
độ trực tiếp hướng vào hoạt động của cá nhân, hoặc tác động vào người khác, hoặc hướng vào những hoạt động làm thay đổi môi trường xung quanh, giúp mỗi cá nhân ứng phó có hiệu quả với các yêu cầu, thách thức của cuộc sống hằng ngày.[2]
Có rất nhiều khái niệm về kỹ năng sống nhưng có thể đưa ra như sau: kỹ năng sống là năng lực, khả năng vận dụng những kiến thức, những kinh nghiệm đã tích lũy được để xử lý, ứng phó hiệu quả với các tình huống xảy ra
và những thách thức ở trong cuộc sống hằng ngày
Kỹ năng sống có những đặc tính sau đây:
- Đó là khả năng con người sống một cách phù hợp và hữu ích; (từ góc
độ sức khỏe thể hiện ngay cả biết ăn thực phẩm dinh dưỡng trong mỗi bữa)
- Đó là khả năng con người quản lí được các tình huống rủi ro, không chỉ đối với bản thân mà còn thuyết phục được mọi ngưòi chấp nhận các biện pháp ngăn ngừa rủi ro (từ góc độ sức khỏe thể hiện cả ở bệnh tật)
- Đó là khả năng con người quản lí một cách thích hợp bản thân, người khác và xã hội trong cuộc sống hàng ngày, điều này có thể xem như là năng lực tâm lí xã hội của kĩ năng sống
Phân loại kỹ năng sống:
Cách phân loại xuất phát từ lĩnh vực sức khỏe (WHO) kỹ năng sống gồm
có 3 nhóm:
Trang 2113
-Kĩ năng nhận thức bao gồm các kĩ năng cụ thể như: Tư duy phê phán, tư duy phân tích, khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra quyết định, tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định giá trị
- Kĩ năng đương đầu với xúc cảm, bao gồm: ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lí, tự giám sát và tự điều chỉnh,
- Kĩ năng xã hội (KNXH) hay kĩ năng tương tác bao gồm: giao tiếp; tính quyết đoán; thương thuyết, từ chối, hợp tác; sự cảm thông, chia sẻ; khả năng nhận thấy sự thiện cảm của người khác
Cách phân loại của UNESCO gồm 2 nhóm:
- Nhóm kỹ năng chung gồm các kỹ năng cơ bản mà mỗi người đều phải
có để có thể thích ứng với cuộc sống chung như: kỹ năng nhận thức, kỹ năng liên quan đến cảm xúc và các kỹ năng cơ bản về xã hội
- Nhóm kỹ năng chuyên biệt gồm một số kỹ năng sống được thể hiện trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: kỹ năng về sức khỏe và dinh dưỡng, các kỹ năng liên quan đến giới và giới tính, các kỹ năng liên quan đến môi trường thiên nhiên, các kỹ năng liên quan đến cuộc sống gia đình, đến môi trường cộng đồng…
Cách phân loại của tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) gồm 3 nhóm:
- Nhóm kỹ năng tự nhận thức và sống với chính mình gồm một số kỹ năng như: tự nhận thức và đánh giá bản thân, kỹ năng xây dựng mục tiêu cuộc sống, kỹ năng bảo vệ bản thân,…
- Nhóm kỹ năng nhận thức và sống với người khác gồm các kỹ năng như: kỹ năng thiết lập quan hệ, kỹ năng hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm,…
Trang 2214
- Nhóm kỹ năng ra quyết định và làm việc hiệu quả gồm một số kỹ năng như: phân tích vấn đề, nhận thức thực tế, ra quyết định, ứng xử, giải quyết vấn đề,…
Tùy theo từng quan điểm mà có những cách phân chia khác nhau
1.2.3 Khái niệm kỹ năng tự bảo vệ
Nói đến tự bảo vệ thì người ta thường nghĩ ngay đến việc tự giữ an toàn của bản thân khi gặp một tình huống bất lợi hay khó khăn gì đó ảnh hưởng đến thể chất và tình thần của chính bản thân mình
Theo từ điển Tiếng Việt tự bảo vệ có nghĩa là: Tự che chở, tự bảo vệ lấy mình, tự mình giữ lấy mình, chống lại sự xâm hại của kẻ khác.[13]
Theo tác giả Yayne Dendhire, trong bộ sách Healthy Habits của nhà xuất bản giáo dục Macmillan, Úc đã đưa ra khái niệm về giữ an toàn (safety) như
sau: “Giữ an toàn là tránh khỏi những nguy hại, khỏi những mối nguy hiểm như bị tổn thương về thể xác hoặc tinh thần” [34]
Như vậy theo tôi kĩ năng tự bảo vệ có thể hiểu như sau: Kỹ năng bảo vệ bản thân là năng lực của chủ thể nhận thức về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn
Một số kĩ năng tự bảo vệ như:
- Kỹ năng an toàn khi tự chơi
- Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể
- Kỹ năng ứng xử khi bị lạc
- Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông
- Kỹ năng thoát hiểm
- Kỹ năng sinh tồn
- Kỹ năng sống còn
Trang 2315
- Kỹ năng ứng phó với tình huống nguy hiểm
- Kỹ năng ứng phó với tình huống khẩn cấp
- Kỹ năng tự vệ
1.3 Một số lí luận về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.3.1 Khái niệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Theo tác giả Nguyễn Dục Quang và các cộng sự hoạt động ngoài giáo dục giờ lên lớp là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học kĩ thuật và lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân văn, văn hoá nghệ thuật thẩm mĩ, thể dục thể thao vui chơi giải trí, … để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách.[15]
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động giáo dục được
tổ chức theo các chủ đề giáo dục từng tháng với thời lượng 4 tiết/tháng (Chương trình giáo dục cấp Tiểu học, Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) [1]
Quá trình sư phạm tổng thể bao gồm dạy học và giáo dục và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nằm trong hoạt động giáo dục để nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu sao cho phù hợp đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác.[6]
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp
Trang 2416
nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lí thuyết với thực hành, góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL)
là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong toàn bộ quá trình giáo dục của các trường phổ thông nói chung, của trường tiểu học nói riêng.[3] Theo tôi hoạt động ngoài giáo dục giờ lên lớp là những hoạt động được
tổ chức ngoài giờ lên lớp truyền thống, giúp ứng dụng các kiến thức đã học
trên lớp vào thực tiễn để góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh
1.3.2 Đặc điểm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động ngoài giáo dục giờ lên lớp có những đặc điểm sau:
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS tiểu học
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mang tính linh hoạt, mềm dẻo, hơn hoạt động dạy học
- Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục sống một cách dễ dàng, thuận lợi hơn
- Các hình thức đa dạng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp cho việc chuyển tải các nội dung giáo dục tới học sinh một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có khả năng phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
Mục tiêu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học
- Góp phần củng cố, khắc sâu và phát triển ở học sinh Tiểu học những kiến thức về tự nhiên, xã hội và con người phù hợp với lứa tuổi các em
- Tạo cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm trong các tình huống của cuộc sống, bước đầu hình thành cho học sinh các phẩm chất quan
Trang 2517
trọng như: tinh thần đồng đội, tính mạnh dạn, tự tin, lòng tự trọng, tính tự lập, tinh thần trách nhiệm, lòng nhân ái, khoan dung, cảm thông, chia sẻ, trung thực, kỉ luật, yêu lao động … và phát triển ở học sinh các kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi như: kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng đàm phán, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kĩ năng kiên định, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng hợp tác, …
- Giáo dục ý thức tập thể và phát triển các kĩ năng hoạt động tập thể cho học sinh (kĩ năng thiết kế, lập kế hoạch hoạt động, kĩ năng chuẩn bị hoạt động, kĩ năng tổ chức, điều khiển hoạt động, kĩ năng đánh giá hoạt động)
- Tạo cơ hội cho học sinh tiểu học bước đầu được tham gia vào đời sống cộng đồng Trên cơ sở đó, bước đầu hình thành cho các em năng lực hoạt động thực tiễn, năng lực hoạt động chính trị - xã hội, năng lực thích ứng, năng lực hòa nhập, …
- Giáo dục lòng yêu nghệ thuật; phát triển sức khỏe thể chất và đời sống tinh thần phong phú, lạc quan cho học sinh;
- Góp phần phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh
Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Trang 2618
Trung Thu, Ngày hội của bà, của mẹ, Ngày Hội sức khỏe, Ngày hội trao đổi
đồ dùng, đồ chơi, sách truyện,…)
- Hoạt động kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm
- Hoạt động tham quan, du lịch các di tích lịch sử, di tích văn hóa, các danh lam thắng cảnh
- Hoạt động nhân đạo (quyên góp ủng hộ các bạn học sinh nghèo vượt khó trong lớp, trong trường, ở địa phương; ủng hộ nạn nhân chất độc da cam; ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn, bị thiên tai, bão lụt, người khuyết tật,…)
- Hoạt động đền ơn đáp nghĩa (thăm hỏi các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các lão thành Cách mạng, các thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương)
- Hoạt động giao lưu (giao lưu, kết nghĩa giữa học sinh các lớp, các trường, các địa phương và học sinh quốc tế; giao lưu giữa học sinh với các chuyên gia, các nhà hoạt động xã hội, các cựu chiến binh, những người lao động giỏi ở địa phương, ….)
- Hoạt động môi trường (tổng vệ sinh trường lớp, đường làng, ngõ phố; trồng cây, trồng hoa ở sân trường, vườn trường, đường làng, ngõ xóm; dọn rác ở bãi biển; tìm hiểu về tình hình ô nhiễm môi trường và các hoạt động bảo
vệ môi trường ở địa phương;…)
- Hoạt động khéo tay hay làm (Làm búp bê, làm con rối, làm hoa giấy, làm đèn ông sao, đèn xếp, may quần áo cho búp bê, cắm hoa, bày cỗ Trung Thu, làm đồ chơi từ vỏ hộp, vỏ lon bia;…)
- Hoạt động câu lạc bộ: bóng đá , tiếng anh, khéo tay hay làm, hát dân
ca, nhảy hiện đại
Có rất nhiều nhưng pháp để tiến hành hoạt động ngoài giờ lên lớp như: phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp giải quyết
Trang 27Bước 2: Giáo viên phụ trách cần vạch kế hoạch, thời gian, tiến hành
Chuẩn bị về nội dung , hình thức hoạt động, các phương tiện cần thiết phục vụ cho hoạt động Phân công công việc cụ thể, dự kiến các tình huống xảy ra Thường xuyên đôn đóc, kiểm tra sự chuẩn bị
Bước 3: Tiến hành hoạt động
Đối với các hoạt động của lớp, cần cố gắng tạo điều kiện để học sinh tự quản, tự điều khiển còn giáo viên đóng vai trò là người hỗ trợ là người giúp
đỡ các em
Bước 4: Rút kinh nghiệm
Cần phải rút kinh nghiệm để các hoạt động tiếp theo được tốt hơn, hiệu quả hơn Khi rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả cần tập trung vào hình thức
tổ chức hoạt động, nội dung hoạt động, quá trình tự quản, tự điều khiển để bước chuẩn bị cho những hoạt động tiếp theo đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra
1.4 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh lớp 1, lớp 2
1.4.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học
Đặc điểm sinh lý
Hệ xương còn nhiều mô sụn, xương sống, xương hông, xương chân, xương tay đang trong thời kỳ phát triển nên dễ bị cong vẹo, gẫy dập… Vì thế
Trang 28Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy của các em chuyển dần từ trực quan sang trừu tượng Do đó các em hứng thú với các trò chơi trí tuệ như đố vui, các cuộc thi trí tuệ,…
Đặc điểm tâm lý
Đặc điểm tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học vẫn mang tính không
chủ đích tức là trong quá trình tri giác trẻ thường tập trung vào một vài chi tiết nào đấy của đối tượng và cho đấy là tất cả Tri giác còn mang tính đại thể ít đi vào chi tiết nên ít phân hóa Ở lớp 1, lớp 2 tri giác của các em thường gắn với hành động với hoạt động thực tiễn của trẻ Đối với các em tri giác là phải làm một cái gì đó như cầm, nắm,…
Đặc điểm tư duy: Tư duy của học sinh tiểu học là sự chuyển từ trực
quan, cụ thể sang trừu tượng, khái quát Tư duy của học sinh lớp 1, lớp 2 là tư duy cụ thể dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tượng Các thao tác phân tích, tổng hợp còn sơ đẳng, các em tiến hành bằng các hoạt động thực tiễn tri giác trực tiếp đối tượng Các em phán đoán và suy luận thường theo một chiều dựa vào dấu hiệu duy nhất nên phán đoán của các em thường mang tính khẳng định
Đặc điểm tưởng tượng: Hình ảnh tưởng tượng của trẻ phải dựa vào
những đối tượng cụ thể về sau phát triển trên cơ sở ngôn từ Hình ảnh tượng
tưởng của trẻ lớp 1, lớp 2 thường mờ nhạt không rõ ràng
Đặc điểm về trí nhớ: Trí nhớ của trẻ vẫn mang tính chất hình ảnh, cụ thể,
trực tiếp.Tính không chủ đích vẫn chiếm ưu thế cả trong ghi nhớ lẫn tái hiện
Trang 2921
nhất là ở lớp 1, lớp 2 Các em ghi nhớ bằng cách học thuộc lòng từng câu từng chữ cần nhớ Tình cảm có ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền vững và độ nahnh của sự ghi nhớ Trẻ thường dễ nhớ và nhớ rất lâu những gì làm cho các
em xúc cảm mạnh
Đặc điểm ngôn ngữ: Trẻ tiểu học phát triển cả về ngữ âm, ngữ pháp và
từ vựng Xuất hiện một hình thức mới của ngôn ngữ mới đó là ngôn ngữ viết Đặc điểm chú ý: Chú ý không chủ đích được phát triển mạnh và chiếm
ưu thế ở học sinh tiểu học Chú ý của học sinh tiểu học chưa bền vững đặc biệt là lớp 1, lớp 2 Sự chú ý của học sinh phụ thuộc vào nhịp độ học tập
Khối lượng chú ý của học sinh tiểu học hẹp
1.4.2 Đặc điểm kỹ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học
Ở lứa tuổi đầu tiểu học là lớp 1, lớp 2 thì trẻ mới chuyển từ giai đoạn lấy hoạt động vui chơi là chủ yếu sang giai đoạn học tập là chủ yếu nên trẻ còn mang rất nhiều đặc điểm của trẻ mẫu giáo lớn Trẻ đã biết nhận thức một số
đồ vật không an toàn, những nơi có nguy hiểm, … nói chung là đã có nền tảng về kỹ năng tự bảo vệ Tuy nhiên học sinh lớp 1, lớp 2 thì thể lực vẫn còn hạn chế và kinh nghiệm sống còn ít
Học sinh tiểu học có hệ cơ, hệ xương, hệ thần kinh vẫn đang hoàn thiện
và phát triển nên xét về mặt thể lực thì các em còn rất hạn chế
Sự nhận thức và quá trình lĩnh hội, tích lũy kinh nghiệm, biểu tượng, vốn sống so với các lứa tuổi trước đã khá phong phú hơn Điều đó giúp các em có những nhận biết cơ bản về một số đồ vật không an toàn, những nơi nguy hiểm, một số tình huống khó khăn…và có những cách ứng phó và bảo vệ bản thân Nói cách khác,học sinh tiểu học đã có những hiểu biết nền tảng và có kỹ năng tự bảo vệ cho bản thân Tuy nhiên, kỹ năng tự bảo vệ của học sinh tiểu học còn nhiều hạn chế
Trang 3022
Thực tế chúng ta thấy rằng, do đặc trưng tâm lí lứa tuổi thường hay bắt chước các hành động của người lớn Các em rất dễ bị mất tập trung bởi những cảnh vật mới lạ hoặc những đồ vật trong tay trẻ nếu thình lình rơi xuống đất hoặc lăn vào những nơi nguy hiểm như hồ, ao, bể chứa nước, giếng, bụi rậm,
… Các em sẽ tìm cách đuổi theo mà không chú ý đến những nguy hiểm trước mắt Hơn nữa, các em ít khi ghi nhớ những điều gì nếu chỉ nói một lần Để các em có thể nhớ những gì người lớn dạy, hãy nhẹ nhàng nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho đến khi nhớ
Nhu cầu khám phá thế giới, môi trường xung quanh là một trong các nhu cầu rất lớn của các em Các em luôn khao khát tìm tòi, khám phá mọi thứ xung quanh bất kể chúng có an toàn hay không Đặc biệt, đối với những đồ vật hàng ngày bị người lớn cấm đoán, không cho phép được tiếp xúc hoặc chơi thì khi không có sự giám sát của người lớn thì các em sẽ tò mò muốn khám phá xem chúng như thế nào Vì thế, các em không lường trước được những nguy hiểm có thể gặp phải Các nguy cơ đó có thể đến từ: đồ chơi trơn trượt, đồ chơi bị gãy hỏng một mắt xích nào đó, hoặc chơi các trò chơi nguy hiểm: trèo cây, vin cành, ném cát – đất vào mặt nhau, trêu nghịch các con vật, chạm vào bô xe máy đang nóng…
Ở học sinh lớp 1, lớp 2, tư duy vẫn mang tính trực quan, sự quan sát và đánh giá của các em còn mang đậm màu sắc chủ quan, cảm tính rất dễ bị thuyết phục, nếu những người xấu nắm được đặc điểm tâm lí của các em như: thích ăn kẹo, thích xem phim hoạt hình, nhận quà, chơi đồ chơi,… là cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng và dụ dỗ trẻ Hay trong những tình huống, hiện tượng bất thường nào đó xảy ra như: đi lạc, đám cháy, động đất, bắt cóc, một tai nạn hay một vật gì đó bất ngờ đổ sập xuống trẻ… các em thường không đủ bình tĩnh để phán đoán, để quyết định hành động, xử trí như thế nào trong những tình huống như vậy
Trang 311.5.1 Khái niệm về giáo dục kĩ năng tự bảo vệ
Theo nghĩa rộng nhất, giáo dục được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới ảnh hưởng của tất cả các hoạt động từ bên ngoài: từ nhà trường, gia đình, xã hội, từ môi trường nhân tạo Ví dụ, ảnh hưởng của hoạt động đa dạng nội khóa, ngoại khóa của nhà trường, ảnh hưởng của lối dạy bảo, nếp sống trong gia đình, ảnh hưởng của sách báo, tạp chí, ảnh hưởng từ hoạt động tham quan,…[6]
Với nghĩa rộng nhất của sư phạm giáo dục như vậy, chúng ta nhận thấy rằng, để giáo dục nhân cách con người, cần xây dựng được môi trường xã hội lành mạnh; đồng thời cần duy trì, cần tạo môi trường tự nhiên và sáng tạo ra môi trường nhân tạo có tính thẩm mỹ cao.[6]
Giáo dục theo nghĩa rộng được hiểu là quá trình hình thành và phát triển nhân cách dưới ảnh hưởng của những tác động có mục đích xác định được tổ chức một cách có kế hoạch, có phương pháp, có hệ thống của các cơ quan chuyên biệt giáo dục và đào tạo tức là các trường học [6]
Các trường học với những hoạt động đa dạng nội khóa và ngoại khóa, nghĩa là qua các bài học của các môn học ở trên lớp cũng như qua những hoạt động như báo cáo, thời sự biểu diễn văn nghệ , căm trại, tham quan, … được
tổ chức ngoài giờ lên lớp, tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành
và phát triển nhân cách của người giáo dục, dưới tác dụng chỉ đạo của giáo viên, của nhà giáo dục
Trang 3224
Với nghĩa rộng như vậy, giáo dục bao hàm nội dung rộng, thể hiện một phức hợp các mặt giáo dục: trí dục, đạo đức, mỹ dục, thể dục, giáo dục lao động do nhà nhà phụ trách trước xã hội
Giáo dục theo nghĩa hẹp thì giáo dục được hiểu là quá trình hình thành
và phát triển nhân cách người giáo dục dưới ảnh hưởng của những tác động
sư phạm của nhà trường chỉ liên quan đến các mặt giáo dục; đức dục, mỹ dục, thể dục, giáo dục lao động.[6]
Giáo dục được hiểu theo nghĩa hẹp là quá trình hình thành và phát triển nhân cách người được giáo dục chỉ liên quan đến giáo dục đạo đức.[6]
Giáo dục có rất nhiều cách hiểu từ rộng đến hẹp nhưng ý đều chỉ quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh chỉ khác nhau về việc tác động vào học sinh ở phạm vi liên quan rộng hay hẹp
Từ lí luận về giáo dục và kỹ năng tự bảo vệ tôi đưa ra khái niệm về giáo
dục kĩ năng tự bảo vệ là: quá trình hình thành và phát triển cho học sinh những kĩ năng tự bảo vệ an toàn cho bản thân để tránh được những nguy hiểm và khám phá thế giới một cách an toàn qua đó giúp hình thành nhân cách cho học sinh
1.5.2 Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Mục tiêu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học là nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, có những kiến thức cơ bản về giữ an toàn; biết được những điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và
có cuộc sống hài hòa trong tương lai
Trang 3325
Trong Chương trình giáo dục tiểu học được ban hành theo quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ giáo dục và Đào tạo[1] đã đưa ra những kỹ năng tự bảo vệ cần trang bị cho học sinh là:
- Biết nêu nên địa chỉ nhà mình
- Biết phòng tránh những tình huống nguy hiểm như đuối nước, bỏng, đứt tay chân, điện giật
- Biết xử lý các tình huống nguy hiểm xảy ra khi đi trên đường hoặc trong trường học…
- Biết gọi người lớn khi gặp tai nạn, tình huống nguy hiểm
- Biết phòng tránh ngộ độc thực phẩm
- Nhận biết biển báo giao thông và đồng thời thực hiện đúng luật giao thông
- Nhận biết phòng tránh những hành vi xâm hại tình dục
Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là giáo viên tổ chức các hoạt động đa dạng phong phú nhằm kích thích học sinh tham gia một cách tích cực chủ động vào các quá trình hoạt động thông qua đó hình thành hành vi cho người học theo hướng tích cực nhằm phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện giúp các em sống một cách an toàn, khỏe mạnh, chủ động trong cuộc sống Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là quá trình thiết kế, vận hành đồng bộ các thành tố của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và giáo dục kĩ năng tự bảo vệ trong một chỉnh thể để thực hiện đồng thời cả mục tiêu hoạt động ngoài giờ lên lớp và mục tiêu giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh
1.5.3 Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thì biện pháp chính là
cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể Trong dạy học, biện pháp được
Trang 3426
định nghĩa là một hệ thống cách thức hoạt động tương tác giữa người dạy và người học nhằm đạt được những mục đích đã đặt ra Lý luận dạy học mẫu giáo định nghĩa biện pháp là cách thức làm việc của giáo viên nhằm giúp trẻ lĩnh hội tri thức, kỹ năng, đồng thời phát triển khả năng nhận thức Biện pháp giáo dục là một bộ phận của phương pháp [29]
Như vậy, biện pháp giáo dục là một trong các thành tố của quá trình giáo dục, nó có quan hệ mật thiết và có tính biện chứng với các thành tố khác, đặc biệt là với phương pháp giáo dục Các nhà giáo dục khẳng định: “Biện pháp giáo dục là những tác động riêng biệt của giáo viên trong mỗi phương pháp giáo dục cụ thể” Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi xác định: “Biện pháp là cách làm, cách tiến hành, cách chọn lựa để đi tới một mục đích nhất định nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể”.[29]
Theo tôi : Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học là
tổ hợp những cách thức giáo dục cụ thể của người giáo viên trong quá trình giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đặt ra
Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cách thức giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm mục đích giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh
Những biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ gồm nhiều biện pháp như: phân tích xử lý tình huống, dùng lời, thực hành,…
Biện pháp phân tích, xử lý tình huống: Giáo viên có thể cho học sinh
quan sát và phân tích tình huống “thật” bằng nhiều cách:
- Sử dụng máy ảnh, máy quay phim ghi lại những tình huống có thật
- Sử dụng các câu chuyện, mẫu tin tức có thật được lấy từ báo chí
- Sử dụng câu chuyện, bài thơ có nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh
Trang 3527
Quá trình phân tích tình huống, quan sát giúp học sinh hình thành, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn về kỹ năng tự bảo vệ Giáo viên cần phải có sự chuẩn bị hệ thống câu hỏi hợp lí giúp học sinh có thể bày tỏ sự hiểu biết của mình nhằm giải quyết được tình huống giáo viên đưa ra Để hình thành và có được kỹ năng tự bảo vệ một cách bền vữngcác em cần được tập luyện thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày
Biện pháp trò chuyện, đàm thoại, thảo luận nhóm nhỏ
Các biện pháp này giúp học sinh huy động tối đa những kinh nghiệm đã
có, giải thích và khích lệ các em vui vẻ, hào hứng thực hiện kỹ năng tự bảo vệ
và giúp học sinh phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, biết chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân Thông qua việc tích lũy các ấn tượng cảm xúc, các hình ảnh… sẽ hỗ trợ trong việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho mình
Đặc biệt, khi thảo luận trong nhóm nhỏ giúp cho sự hiểu biết của học sinh trở nên sâu sắc và bền vững hơn Các em sẽ nhớ nhanh và lâu hơn do được giao lưu với những thành viên trong nhóm Không khí thảo luận trong nhóm khiến các em thoải mái, tự tin, và học được cách lắng nghe hoặc trình bày ý kiến của bản thân cũng như biết thống nhất ý kiến cá nhân với ý kiến chung của cả nhóm một cách tốt hơn
Ngoài ra, giáo viên nên tận dụng các thời điểm trong ngày để trò chuyện với học sinh về các mối quan hệ, các hành vi ứng xử đúng sai của con người với con người, giữa con người với môi trường xung quanh… Giải thích để học sinh hiểu vì sao cần phải ứng xử như vậy Khuyến khích các em suy nghĩ, chia sẻ cảm xúc, ý tưởng, thể hiện thái độ tích cực Khi trò chuyện, giải thích cho học sinh nên dùng câu đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể, gắn với kinh nghiệm sống của mình Cần kiên nhẫn lắng nghe và trả lời các câu hỏi của học sinh
Trang 36- Trò chơi đóng vai: các em “nhập vai” và giải quyết tình huống giả định Đây là hình thức giúp học sinh thực hành kỹ năng một cách nhẹ nhàng Ví dụ: nếu các em đi siêu thị không may bị lạc thì sẽ làm gì?
- Trò chơi học tập: Hình thức trò chơi này giúp học sinh nhận biết, phân loại các hành vi đúng và sai, nên và không nên Từ đó, các em sẽ có nhận thức, tích lũy kinh nghiệm thực tế để có thể giải quyết vấn đề trong tình huống cụ thể
- Lập bảng: Thiết kế và sử dụng các loại bảng để khuyến khích học sinh tham gia vào hoạt động Bảng được làm bằng bìa cứng hoặc gỗ để có thể sử dụng trong thời gian dài Nên thiết kế bảng có các vách ngăn, túi, các mảnh có thể thêm vào hoặc lấy ra, các phần có thể di chuyển được
1.5.4 Hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học
Có rất nhiều hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh như: bài học trên lớp, trò chơi, tham quan, dạo chơi, lao động hằng ngày và trong cuộc sống hàng ngày, …
Các hình thức tổ chức dạy học là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động phối hợp giữa giáo viên và người học, hoạt động có được thực hiện theo một trình tự và chế độ nhất định
Các hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học thường là:
- Giờ học: thông qua các môn học như đạo đức, tự nhiên xã hội
Trang 3729
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: thông qua các trò chơi như trò chơi vận động, trò chơi đóng vai, trò chơi học tập, trò chơi khám phá thí nghiệm, trò chơi xây dựng, trò chơi đóng kịch… học sinh được phát triển kỹ năng tự bảo vệ thực hiện công việc, ứng phó với những thay đổi và những tình huống nguy hiểm
- Sinh hoạt câu lạc bộ, tham gia các lớp ngoại khóa
- Các buổi tham quan, dã ngoại
- Tổ chức diễn đàn trao đổi giữa giáo viên và phụ huynh
- Tư vấn, trò chuyện trực tiếp hoặc gián tiếp
- Trình diễn tiểu phẩm
Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiêu học có thể tiến hành dưới nhiều hình thức phong phú Mỗi hình thức có ưu thế riêng đối với việc dạy kỹ năng tự bảo vệ cho các em Để hình thành cho học sinh kỹ năng tự bảo vệ thì cần có thời gian biểu cụ thể, cần quá trình luyện tập thường xuyên với sự hỗ trợ, tương tác của người lớn và bạn bè Trong quá trình giáo dục đó, giáo viên
và phụ huynh đóng vai trò là người hỗ trợ giúp các em phát huy khả năng của mình từ đó phát triển những ứng xử tích cực Đây là hình thức giáo dục hiện đại và hiệu quả giúp học sinh phát triển tốt khả năng tư duy, nâng cao sự tự tin trong cuộc sống
1.5.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học
Yếu tố chủ quan:
- Kiến thức và khả năng sư phạm của người dạy
Giáo viên là người chỉ đạo, tổ chức, điều khiển các hoạt động giáo dục nên phải nắm vững kiến thức về kỹ năng tự bảo vệ Đồng thời phải có năng lực sư phạm để truyền đạt kiến thức có hiệu quả
- Tính tích cực của người học
Trang 3830
Học sinh giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động giáo dục nên để hoạt dộng giáo dục đạt hiệu quả thì phải gây nên húng thú học tập ở học sinh Khi học sinh có hứng thú học tập thì hiệu quả đạt được sẽ tối ưu nhất
- Tương tác giữa người dạy và người học
Trung tâm của mọi hoạt động giáo dục đều là tương tác giữa người dạy
và người học Có nghĩa là chất lượng của giáo dục kỹ năng tự bảo vệ được tạo
ra từ quá trình tương tác này
Yếu tố khách quan:
- Nội dung, chương trình và tài liệu giảng dạy
Nội dung giáo dục phải phù hợp với kinh nghiệm, nhu cầu của tất cả học sinh cũng như toàn xã hội
Chương trình và tài liệu giảng dạy học tập phải tiếp cận kỹ năng bảo vệ gắn với các trường hợp cụ thể dễ hiểu
- Quá trình và môi trường hoạt động
Việc tổ chức các hoạt động phải đòi hỏi sự sáng tạo, đa dạng, mới lạ để kích thích được sự hứng thú và hoạt động ở học sinh
Môi trường giáo dục không chỉ ở trong trường mà còn ở gia đình, cộng đồng
1.5.6 Những thuận lợi, khó khăn trong giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh tiểu học
Trang 4032
Kết luận chương 1
Qua chương 1, tôi rút ra những kết luận sau đây:
1 Kỹ năng tự bảo vệ là một trong những kỹ năng sống quan trọng của con người đặc biệt là học sinh lớp 1, lớp 2 Có rất nhiều nghiên cứu về kỹ năng đó ở trên thế giới và cả Việt Nam Kỹ năng tự bảo vệ ngày càng được mọi người quan tâm chú trọng giáo dục cho con em mình
2 Giáo dục kĩ năng tự bảo vệ thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh được trải nghiệm và tiếp thu kiến thức một cách tích cực, giúp học sinh dễ dàng hình thành và phát triển những năng lực cần thiết
để tự bảo vệ mình
3 Học sinh lớp 1, lớp 2 còn rất nhỏ và chưa có khả năng để tự bảo vệ mình nhưng các em rất tò mò về thế giới xung quanh nên phải giáo dục kĩ năng tự bảo vệ cho các em