Nét cách tân trong thơ Tú Xương

Một phần của tài liệu mấy vấn đề về thơ Trào phúng Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Trang 35 - 46)

- Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ Cái giá khoa danh thế mới hờ

Nét cách tân trong thơ Tú Xương

Văn học trào phúng đánh dấu sự phát triển của văn học Việt Nam, giống như một đứa trẻ chỉ khi đã đủ lớn thì mới biết cười, và để có được tiếng cười trào phúng lại phải đợi đến khi nó thực

sự trưởng thành, có đủ nhận thức về ngang trái của cuộc sống, có ý thức vị trí cá nhân trong xã hội. Có thể nói phải đến thế kỉ thứ 19, khi con người cá nhân trong văn chương đã trưởng thành

về nhận thức và trong thời buổi giao thời chứa đựng những mầm mống của một cuộc cách mạng xã hội thì văn chương trào phúng mới được khai sinh. Tú Xương có ảnh hưởng sâu đậm của cái cũ, lại bị cái mới tác động mạnh mẽ, bất giác sẽ nảy sinh thái độ “khinh khỉnh” của ông. Chất trào phúng trong thơ Tú Xương bắt nguồn từ đặc điểm của hệ thống tư tưởng ảnh hưởng

đến sáng tác văn học trung đại Viêt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ 19.

Đầu tiên, nói về Nho giáo, một hệ tư tưởng mang tính truyền thống, có lịch sử tồn tại lâu đời trong xã hội nước ta. Nho giáo chính thức được truyền vào nước ta vào khoảng thế kỉ thứ 2, sau

đó trải qua thời kì Bắc thuộc với những chính sách đồng hóa, Nho giáo đã ăn nhập một cách gắn bó trong đời sống tư tưởng của nhân dân. Từ khi nhà nước phong kiến độc lập ra đời, với những ưu điểm trong việc ổn định trật tự xã hội, triều đình ra sức củng cố Nho giáo. Đến thời Lê

– đỉnh cao của xã hội phong kiến, Nho giáo đã đạt đến cực thịnh, thậm chí vào thời vua Lê Thánh Tông Nho giáo còn chiếm vị trí độc tôn. Những thế kỉ tiếp theo, xã hội phong kiến bước vào giai đoạn suy đồi, vì thế Nho giáo có phần giảm sút, người ta bắt đầu có những hoài nghi đối với tính chuẩn mực của Nho giáo. Đầu thế kỉ 19, Nguyễn Ánh thống nhất đất nước, chấm dứt thời kì chia cắt kéo dài trong quá khứ, nhà nước phong kiến có được sự ổn định về hình thức. Nhà Nguyễn mong muốn đưa Nho giáo trở lại thời kì hưng thịnh như thời Lê, vì thế trong giai đoạn này Nho giáo lại được chấn khởi trở lại. Triều đình nỗ lực triển khoa giáo dục Nho học,

cho in ấn lượng lớn kinh điển Nho giáo, sùng Khổng Tử hơn trước, tăng cường hoạt động tuyên truyền các quan niệm tư tưởng trung quân ái quốc và đạo hiếu. Đến nửa cuối thế kỉ khi thực dân Pháp xâm lược, tích cực tuyên truyền tư tưởng và tôn giáo phương tây, thì Nho giáo đã bộc

lộ một số yếu kém, kìm hãm sự phát triển của xã hội, ngay cả vua cũng cảm thấy văn chương khoa cử không thể đào tạo nên nhân tài hữu dụng cho xã hội, song các Nho sĩ tử thủ hư văn,

khó lòng thay đổi. Vì thế ảnh hưởng của Nho giáo hàng nghìn năm không dễ phai nhạt. Hơn nữa vào giai đoạn này, Việt Nam vẫn là một nước phong kiến, trong xã hội vẫn tồn tại một lực lượng đông đảo vốn xuất thân “từ cửa Khổng , sân Trình”, mang tư tưởng “trí quân trạch dân”.

Cho nên Nho giáo vẫn là tư tưởng chủ đạo trong đời sống xã hội thời kì này.

Văn hóa Nho giáo – một thứ “văn hóa xấu hổ”, nhằm thức tỉnh lòng tu ố của con người, để con người tự điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội. Xã hội đó rất trọng cái danh, “danh bất chính, tắc ngôn bất thuận”, cho nên “nam nhi vị liễu công danh trái; tu thính nhân gian thuyết vũ hầu” . Chính vì thế trong giai đoạn này vẫn còn những nhà Nho “xịn”, ngày đêm dùi mài kinh sử để mong ngày “hiển danh” để ra giúp vua, giúp nước. Vì thế Tú Xương cũng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng đó, cho nên ông cũng quyết một lần “vinh quy” :

“Ta phải trả xong cái nợ ta Lẽ đâu chịu nợ mãi ru mà”

….

“Mở mắt quyết cho vua chúa biết Đua danh kẻo nữa mẹ cha già.”

Thế nhưng thời thế đổi khác, năm 1858, sau khi đã nghiên cứu khá kĩ đặc điểm xã hội, thực dân Pháp chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam. Bên cạnh những chính sách về chính trị, thực dân Pháp thực hiện những chính sách về văn hóa để tăng sự ảnh hưởng của người Pháp đến xã hội nước ta. Cùng với hàng hóa mới là lối sống mới, lối học mới, suy nghĩ mới được đưa vào đời sống xã hội. Chính sự hình thành của đô thị phong kiến phương đông, và sự ra đời của tầng lớp thị dân với tư tưởng và thị hiếu khác nhà Nho, cùng với tâm lí thời đại, tâm lí dân tộc tự chủ đã thực sự thu hút được những nhà Nho tài tử muốn thế hiện cái tôi, sự ý thức về cá nhân. Trước

đây lựa chọn Nho giáo làm ý thức hệ tư tưởng có nghĩa là bước đầu tiên con người ý thức tới trách nhiệm, bổn phận của cá nhân trước tập thể cũng như sự tự ý thức về bản ngã. Sự thức dậy của ý thức cá nhân với ý nghĩa như một bản ngã độc lập phải đợi đến thế kỉ 18 dưới những tác động của từ nhiều phía trong đời sống xã hội và văn hóa mới hình thành. Con người cá nhân

thức tỉnh và tự khẳng định mình bằng mọi cách, mà trước hết là những giá trị cá nhân. Nói như Trần Đình Hượu “Khi bộ cánh luân thường đã rách bươm, danh phận mờ mịt con người cá nhân

hiện ra trần trụi”. Trong giai đoạn văn học này xuất hiện một thế hệ sống ngang tàng nằm ngoài khuôn phép. Luồng gió mới từ phương Tây thổi tới, mang theo những thứ lạ lẫm, mà khi chưa quen thì coi nó thật lố bịch, hợm hĩnh. Và đối với những nhà Nho vốn ôm ấp tư tưởng của Khổng Mạnh thì đời sống phương Tây hóa càng “chướng tai, gai mắt”. Người ta nói rằng, Tú Xương học hành tử bé, rất chăm chỉ và rất thông minh. Thế nhưng hoạn lộ của ông không mấy

suôn sẻ, công phu mười năm đèn sách, tám lần lều chõng nhưng chỉ đỗ tú tài: Rõ thực nôm hay mà chữ dốt

Tám năm chưa khỏi phạm trường quy (Buồn hỏng thi)

“Thế mới biết học tài thi phận, miệng đàn bà con trẻ thế mà thiêng Nào ai gờ chữ tốt văn hay, tài bảng nhãn thám hoa lỡ ra cũng hỏng.”

(Phú hỏng thi năm Canh Tý (1900))

Vào thời điểm này, tuy đã có sự biến đổi nhưng mà triều đình mục nát, hiện tượng “sinh đồ ba quan” ở thế kỉ trước càng phổ biến hơn. Đạo học suy vi, lòng người thất vọng. Cảm giác thất vọng hòa lẫn với cái cao ngạo của nhà Nho thế là bật thành tiếng cười trào phúng trong thơ ông. Ông cười tất cả mọi thứ, từ vấn đề lớn như cái danh ảo do mua mà có, đến cái cái danh “tú tài” “có tiếng mà không có miếng” của mình. Chất trào phúng thể hiện rất phong phú, từ

đề tài phú hỏng thi, phú thầy đồ dạy học đến chế người thi đỗ…

Trước hết về phương diện nội dung trong thơ Tú Xương có sự vận động của hệ thống chủ đề – đề tài và hình tượng văn học trung tâm. Trần Tế Xương có hướng nâng cao xã hội hóa, dân chủ

hóa đề tài . Không còn là những chủ đề thể hiện tấm lòng “minh triết bảo thân”, hay đề cao luân thường đạo lí của đạo đức phong kiến. Không còn là kiểu lấy cảnh ngụ tình như văn thơ đời trước mà là nhìn thẳng nói thẳng. Tú Xương là một trong số ít tác giả trong văn thơ trung đại hầu như không viết về thiên nhiên. Chủ đề – đề tài trong thơ ông mang đậm chất hiện thực.

Từ việc người ta học gì chơi gì, đến chuyện đời thường của chính nhà thơ. Nhân vật trong thơ Tú Xương là những cá nhân riêng cụ thể, là những con người có đủ danh phận, không còn là những nhân vật theo loại như trước kia. Vì thế ông không úp úp mở mở, nói bóng nói gió bình phẩm ai mà ông nhìn thẳng nói thẳng. Tổng quát hóa thơ Tú Xương có ba đề tài chính là là bức

tranh Tây hóa, hình ảnh người phụ nữ và hình ảnh những nhà Nho trong xã hội đảo điên này. Về phương diện nghệ thuật, trong thơ Tú Xương hình tượng nghệ thuật được xây dựng trên chất liệu hiện thực. Tất cả được đưa vào trong thơ ca không chút gọt giũa, nhà thơ đã để nó sần sùi khô ráp bước vào thơ văn. Chất trào phúng được thể hiện trong việc ông “khẩu ngữ

hóa” văn chương, những câu những chữ được sử dụng rất ngông nghênh : Văn chương nào phải là đơn thuốc

Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu (Ông cử Nhu)

Có những chữ ông dùng rất xếch mé: Ngủ quách sự đời thây kẻ thức

Chùa đâu chú trọc đã khua chuông

Mất đi cái học tầm chương trích cú, sính vận cổ với những lời lẽ rất thâm thúy, thay vào đó là sự nôm na gần gũi nhưng vẫn rất thơ – thơ trào phúng. Không còn là những “ lời vàng ý ngọc”

trau truốt, sao cho văn như những bản nhạc du dương mà là những vần thơ bốp chát: Ý hẳn thịt xôi lèn chặt dạ

Cho nên con tự mới thòi ra. (Ngày xuân của làng thơ)

Sự thay đổi trong ngôn ngữ thơ đã có từ thơ Hồ Xuân Hương, nhưng đó là ngôn ngữ “vênh váo” của một người phụ nữ muốn khẳng định vị trí trong xã hội nam quyền. Cái mà Xuân Hương muốn thể hiện chỉ “chủ nghĩa nam nữ bình quyền”, và thuộc về “nữ quyền học”. Còn Tú

Xương đó là sự “phá bĩnh” của một nhà Nho đang mất dần niềm tin với Nho giáo, là sự phản ứng với những thay đổi mau chóng của thời cuộc. Và cũng nhận thấy rằng, tuy mất niềm tin nhưng Tú Xương chưa từng có ý thức chống lại Nho giáo, tuy phán ứng với thực dân nhưng Tú Xương cũng chưa lên tiếng chống lại tư tưởng phương Tây, có chăng chỉ là sự nhạo báng xã hội “lai căng” “Tây hóa” mà thôi. Cho nên cũng có thể hiểu rằng cách nói ngông nghênh trào phúng

đó của Tú Xương xuất phát từ sự mất phương hướng trong tư tưởng.

Thống nhất trong các sáng tác giả luôn tự xưng là “ông”, không phải là “ta” thế hiện sự thống nhất của những cá thể trong xã hội “ta dại ta tìm nơi vắng vẻ; người khôn người tới chỗ lao xao” (Nguyễn Bỉnh Khiêm), mà là “ông” để tách riêng mỗi cá thể trong xã hội, để tự khẳng định

giá trị của cá nhân. Sau này trong văn học hiện đại là những đại từ “tôi”, “anh”, “em”. Bên cạnh những giá trị về văn chương trào phúng, tính hiện thực trong thơ Tú Xương thể hiện hết sức sâu săc. Những sáng tác của ông là một bức tranh sinh động về xã hội Việt Nam những

năm cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. Đó là một xã hội thành thị, đề cao giá trị của đồng tiền: Chữ “y”, chữ “triện” không phê đến

Ông chỉ phê ngay một chữ tiền

Xã hội của đồng tiền xuất phát từ sự mục nát của xã hội phong kiến, sự suy đồi nhân cách của những người lãnh đạo. Xã hội ấy đã có từ trước cứ theo đà đó mà phát triển. Bạch Vân cư sĩ

từng viết:

“Còn bạc còn tiền còn đề tử Hết bạc, hết tiền, hết ông tôi”

Đến thời điểm hiện tại, khi kinh tế thị trường bắt đầu du nhập vào nước ta, thì những xấu xa của nó càng bộc lộ rõ.

Kẻ yêu người ghét hay gì chứ Đứa trọng thằng khinh chỉ vị tiền

( Thói đời)

Trong xã hội ấy những giá trị bị tác động. Trước những tác động của chính sách văn hóa của thực dân Pháp, Nho giáo trở thành đối tượng bị tác động đầu tiên.Những năm cuối thế kỉ 19,

học thuật của xã hội Việt Nam đang có những biến đổi cực kì sâu sắc. Những ấn tượng về sự tha hóa trong Nho giáo hết sức sâu sắc trong thơ, ông đau lòng khi chứng kiến “môn nhân” tự

phỉ báng đạo mình : Sơ khảo khoa này bác cử Nhu

Thực là vừa dốt lại vừa ngu. Văn chương nào phải là đơn thuốc

Chở có khuyên xằng chết bỏ bu. (Ông cử Nhu)

Người ta không chuyên tâm theo Hán học nữa, mà học nhiều cái mới: học chữ Tây, học chữ quốc ngữ, cả học chữ tàu, đó mới là thời thượng. Ngay cả Tú Xương đã có lúc “muốn bỏ văn chương học võ liền”. Những cái học khác có vẻ dễ dàng hơn “chẳng sang tàu cũng tếch sang

Tây”. Người ta đua nhau bỏ Hán sang Tây: Mợ bảo vần Tây chẳng khó gì

Cho tiền đi học để chờ thi Thôi thôi lạy mợ “xờ-căng” lạy

Mả tổ tôi không táng bút chì (Không học vần tây)

Từ những vấn đề của trường thi, của khoa cử, đến vấn đề về đạo đức văn hóa. Xu hướng Tây hóa bắt đầu hình thành, người ta học chữ Tây, làm việc cho Tây, lấy chồng Tây. Những giá trị đạo đức truyền thống trong xã hội thay đổi. Bức tranh chuyển mình của xã hội trong một thành

Nhà kia lỗi phép con khinh bố Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng

(Đất Vị hoàng)

Còn đâu đạo phụ quân thần, phụ tử, phu phụ mà nhà Nho tôn thờ, còn đâu cái gọi là cương thường, rường cột của xã hội. Lối sống Tây hóa đang ảnh hưởng đến cuộc sống của người thành thị, chỉ đến thế kỉ này thì mới những cái thú chơi như thế. Lối sống Pháp đang làm cho

những lối sống truyền thống dần bị mai một : Răng chẳng nhuộm, vợ chẳng lấy, lụa là chẳng mặc

Mán chỉ làm đủ tiền tiêu vặt

Khi cao lâu, khi cà phê, khi nước đá, khi thuốc là, khi đủng đỉnh ngồi xe Sự đời Mán chẳng buồn nghe

Nhuộm răng đen vốn là biểu tượng cho văn hóa Việt. Trong phong trào Tây Sơn lời hiệu triệu của Nguyễn Huệ khi đánh Thanh là :

“Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng”

Nhưng ngày nay âu hóa người ta “chẳng nhuộm răng để trắng dễ cười đời”, đó là dấu hiệu đâu tiên cho những cách tân trong lối sống của người Việt trong thế kỉ 20. Người ta nhận xét rằng

chưa từng ở đất nước nào, trong vòng chưa đầy một thế kỉ (cuối thế kỉ19, giữa thế kỉ 20) mà đất nước có sự chuyển mình nhanh đến như vậy. Trong tất các lĩnh vực từ ngôn ngữ, giáo dục,

văn học nghệ thuật…đến chính trị . Phải đến thế kỉ này thì trong văn chương mới có hình ảnh con người cá nhân tự do đến thế. Con người không còn bị cái trung hiếu bủa vây, không còn bị

quan niệm “bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” kiềm tỏa. Người ta biết đến cà phê, nước đá, thuốc lá, xe hơi. “Sáng rượu sâm banh tối sữa bò”.

Trong khung cảnh xã hội đó có hai hình ảnh hết sức tiều biểu và sinh động , đó là hình ảnh người phụ nữ hiện đương đại và những nhà Nho “bất đắc chí”. Những nhà Nho là sản phẩm dư

thừa của xã hội cũ, còn những cô gái là sản phẩm của xã hội đương đại. Tú Xương để họ cạnh nhau làm tăng giá trị phản ánh hiện thực của những sáng tác của ông.

Về số phận của những nhà Nho trong buổi giao thời, Tú Xương có những khắc họa rất sinh động. Cả dân tộc vùng nên chống kẻ thù xâm lược, trong đội ngũ nhà nho có sự phân hoá: người theo Pháp, người chống Pháp, người thì trung lập vì khủng hoảng tư tưởng. Có những

nhà Nho hăng hái chống giặc, nhưng rồi vì những hạn chế lịch sử nên chưa giành được thắng lợi, trong sự bế tắc và bất lực họ lánh vào cái tôi đầy ấm ức, để tự cười mình, tự xỉ vả mình, có ý

thức xót xa về phẩm giá nhân cách của mình trong thời loạn. Dòng văn chương trào phúng được khai sinh, họ ẩn vào những cái cười hể hả là những giọt nước mắt đau đớn của tác giả với thời đại. Bức tranh của những nhà Nho – những người đang dần trở thành “những người muôn năm cũ” thể hiện chân thực và sinh động trong những trang thơ Tú Xương. Đó là cuộc sống của

một ông “tú tài”, một ông quan ăn lương vợ.

Một phần của tài liệu mấy vấn đề về thơ Trào phúng Nguyễn Khuyến và Tú Xương (Trang 35 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w