LỜI NÓI ĐẦU Lý thuyết là nền tảng quan trọng để mỗi người có thể phát huy năng lực của mình. Tuy nhiên chỉ tới khi có được trải nghiệm thực tế, sinh viên mới có cơ hội tiếp xúc trực tiếp, va vấp với nghề để rồi rút ra cho riêng mình những kinh nghiệm, bài học bổ ích. Lý thuyết có thể giúp ta hiểu rõ vấn đề nhưng không cho ta được kinh nghiệm. Kinh nghiệm chỉ thật sự có khi ta có cơ hội được cọ sát với nghề. Thực tập tốt nghiệp là cơ hội cho mỗi sinh viên tiếp xúc với môi trường thực tiễn bên ngoài. Là khoảng thời gian sinh viên ứng dụng kiến thức được học trong giảng đường vào thực tiễn. Từ đó có thể rút ra được những thiếu sót và rút ra kinh nghiệm. Tạo cơ hội để hoàn thiện bàn thân. Nhà xuất bản là một tong những nơi tốt nhất cho sinh viên khoa Xuất Bản – Học viện Báo chí và Tuyên truyền học tập kinh nghiệm. Sau gần 4 năm học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trước khi kết thúc học kỳ cuối cùng, tôi đã may mắn có được cơ hội cọ sát, học tập kinh nghiệm tại Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc. Học hỏi các kỹ năng, kiến thức về chuyên môn nghiệp cụ của các cô, các chị biên tập viên trong nhà xuất bản. Mặc dù trong thời gian rất ngắn, nhưng tôi đã học được rất nhiều điều. I. Quá trình hình thành và phát triển Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc 1. Quá trình hình thành Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc được thành lập vào năm 1967 tại Thành phố Thái Nguyên, trên cơ sở Nhà xuất bản Việt Bắc thuộc khu tự trị Việt bắc. Năm 1978, Bộ Văn hóa sáp nhập 3 Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Văn hóa, nhà xuất bản Phổ Thông và Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc lấy tên chung là Nhà xuất bản Văn hóa. Trong thời gian sáp nhập, Nhà xuất bản vẫn để nguyên 2 Ban biên tập Sách và Mỹ thuật (của Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc) chuyên làm sản phẩm cho Miền núi và Dân tộc do Phó giám đốc Trần Văn Tấn phụ trách. Đến năm 1986 Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc được tái lập (tên đầy đủ là Nhà xuất bản Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam), hai Ban biên tập Sách và mỹ thuật nêu trên được tách ra hoạt động trong Nhà xuất bản cho đến ngày hôm nay.