I. GIỚI THIỆU VỀ VIỆN QUAN HỆ QUỐC TẾ, HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ – HÀNH CHÍNH QUỐC GIA I. Lịch sử hình thành và phát triển Viện Quan hệ Quốc tế1. Cơ cấu, tổ chức bộ máy: Lãnh đạo Viện gồm 03 đồng chí+ PGS,TS Nguyễn Hoàng Giáp, Viện trưởng+ PGS,TS Nguyễn Thị Quế, Viện trưởng+ PGS,TS Phan Văn Rân, Phó Viện trưởng Hội đồng khoa học của Viện do PGS,TS Nguyễn Hoàng Giáp làm Chủ tịch, gồm 7 thành viên. Đội ngũ cán bộ khoa học của Viện gồm: 05 PGS,TS; 02 TS; 13 ThS; 04 Cử nhân, 01 KTV. Ban Quan hệ quốc tế và Chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước (PGS,TS Phan Văn Rân, Phó Viện trưởng Trưởng ban) Ban Lịch sử Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, Địa chính trị thế giới (PGS,TS Thái Văn Long Trưởng ban) Phòng Hành chính Tư liệu Tạp chí (ThS Mai Hoài Anh Trưởng phòng) 2. Chức năng, nhiệm vụ: Chức năngViện Quan hệ quốc tế thực hiện các chức năng: giảng dạy các chuyên ngành quan hệ quốc tế, địa – chính trị thế giới, lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc, góp phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trung, cao cấp, công chức hành chính, công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập, thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp nhà nước và các đối tượng khác, cán bộ khoa học lý luận chính trị của hệ thống chính trị; nghiên cứu khoa học lý luận Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về các vấn đề chính trị quốc tế và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Nhiệm vụ1. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức:a) Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc các hệ lớp theo kế hoạch của Giám đốc Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh về chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực quan hệ quốc tế.b) Đào tạo cán bộ lý luận chính trị có trình độ sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) về các chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc cho Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các trường bồi dưỡng cán bộ của bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng trong cả nước.c) Bồi dưỡng kiến thức và phương pháp nghiên cứu, giảng dạy các chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, Địa chính trị thế giới cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành thuộc Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các trường bồi dưỡng cán bộ của các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.d) Tham gia đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ lý luận chính trị cho một số đảng bạn, nước bạn.2. Về nghiên cứu khoa học:a) Tham gia nghiên cứu lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về quan hệ đối ngoại; về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
Trang 1Nguyễn Nguyễn Thị Quế cùng thầy cô giáo đã giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin.
Bên cạnh đó em xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô giảng viên tại Khoa Quan hệ Quốc tế đã chỉ dạy cho em những kiến thức, kinh nghiệm quan trọng cần có để hoàn thành đợt kiến tập này
Tuy nhiên do đây là lần đầu tiên tiếp xúc với công việc thực tế và hạn chế về nhận thức nên không thể tránh được những thiếu sót khi tìm hiểu, đánh giá và trính bày về Viện Quan hệ Quốc tế rất mong được sự bỏ qua của cơ quan và rất mong được sự đóng góp giúp đỡ của quý thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Nguyễn Thùy Chi
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói, trong những năm qua các vấn đề trong quan hê quốc tế luôn được quan tâm một cách sát sao Có thể nhận thấy, đặc điểm của quan hệ Quốc tế diễn biến rất khó lường Chính vì thế với Chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam trong một thế giới mới đầy biến động đã đáp ứng được những yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước Nó đã sáng tạo những hình thức đối ngoại mới phù hợp với xu thế thời đại Nên đã thu được những thành tựu to lớn
Với sự quan tâm của nhà trường và khoa Quan hệ Quốc tế, Khoa Quan hệ Quốc tế tổ chức cho sinh viên thực năm thứ 3 kiến tập Em đã chọn Viện Quan hệ Quốc tế là nơi thực tập và thực sự đã có được rất nhiều kinh nghiệm quý giá đặc biệt là những kiến thức về đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong xu thế toàn cầu hiện nay
Trang 3I GIỚI THIỆU VỀ VIỆN QUAN HỆ QUỐC TẾ, HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ – HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
I Lịch sử hình thành và phát triển Viện Quan hệ Quốc tế
1 Cơ cấu, tổ chức bộ máy:
- Lãnh đạo Viện gồm 03 đồng chí
+ PGS,TS Nguyễn Hoàng Giáp, Viện trưởng
+ PGS,TS Nguyễn Thị Quế, Viện trưởng
+ PGS,TS Phan Văn Rân, Phó Viện trưởng
- Hội đồng khoa học của Viện do PGS,TS Nguyễn Hoàng Giáp làm Chủ tịch, gồm 7 thành viên
- Đội ngũ cán bộ khoa học của Viện gồm: 05 PGS,TS; 02 TS; 13 ThS; 04 Cử
nhân, 01 KTV
- Ban Quan hệ quốc tế và Chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước (PGS,TS Phan Văn Rân, Phó Viện trưởng - Trưởng ban)
- Ban Lịch sử Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, Địa chính trị thế giới (PGS,TS Thái Văn Long - Trưởng ban)
- Phòng Hành chính - Tư liệu - Tạp chí (ThS Mai Hoài Anh- Trưởng phòng)
2 Chức năng, nhiệm vụ:
* Chức năng
Viện Quan hệ quốc tế thực hiện các chức năng: giảng dạy các chuyên ngành quan hệ quốc tế, địa – chính trị thế giới, lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc, góp phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trung, cao cấp, công chức hành chính, công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập, thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp nhà nước và các đối tượng khác, cán bộ khoa học lý luận chính trị của hệ thống chính trị; nghiên cứu khoa học lý luận
Trang 4Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước về các vấn đề chính trị quốc tế và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước
* Nhiệm vụ
1 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức:
a) Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc các hệ lớp theo kế hoạch của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh về chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực quan hệ quốc tế
b) Đào tạo cán bộ lý luận chính trị có trình độ sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) về các chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc cho Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các trường bồi dưỡng cán bộ của bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng trong cả nước
c) Bồi dưỡng kiến thức và phương pháp nghiên cứu, giảng dạy các chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, Địa - chính trị thế giới cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các trường bồi dưỡng cán bộ của các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương
d) Tham gia đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ lý luận chính trị cho một số đảng bạn, nước bạn
2 Về nghiên cứu khoa học:
a) Tham gia nghiên cứu lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về quan hệ đối ngoại; về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
Trang 5ở Việt Nam; tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng, hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; đấu tranh chống các quan điểm thù địch, sai trái, góp phần tích cực vào công tác tư tưởng của Đảng
b) Nghiên cứu các vấn đề quan hệ quốc tế, địa – chính trị thế giới, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta
c) Nghiên cứu xây dựng chương trình, nội dung, tổ chức biên soạn, chỉnh lý các giáo trình, tài liệu học tập và tài liệu tham khảo về các môn học Quan hệ quốc tế, Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, Địa - chính trị thế giới
3 Thông tin và công bố các kết quả nghiên cứu khoa học về quan hệ quốc tế, lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc, địa – chính trị thế giới trên bản tin khoa học theo quy định của pháp luật và của Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
4 Tham mưu cho Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh về chương trình, nội dung, đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học về quan hệ quốc tế; lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc; địa – chính trị thế giới
5 Chỉ đạo, hướng dẫn về nội dung và phương pháp giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực quan hệ quốc tế và đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước đối với các Khoa Quan hệ quốc tế của các Học viện trực thuộc, các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các trường bồi dưỡng cán bộ các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương
6 Hợp tác với các tổ chức trong nước và nước ngoài trong nghiên cứu, đào tạo về quan hệ quốc tế theo quy định của pháp luật và của Giám đốc Học viện
Trang 67 Quản lý, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Viện về mọi mặt; thực hiện tốt chế độ, chính sách, công tác thi đua – khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức của Viện theo phân cấp quản lý Thực hiện phòng và chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong đơn vị theo quy định của pháp luật Quản lý tài chính và tài sản theo phân cấp của Giám đốc Học viện
8 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Học viện giao
3 Thành tích, khen thưởng cho tập thể Viện:
+ Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2003)
+ Huân chương lao động hạng Nhì (2009)
+ Huân chương lao động hạng Nhì của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 2009
+ 02 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2000, 2008)
+ Cờ Tập thể Lao động xuất sắc tiêu biểu (2008)
+ 11 Bằng khen của Giám đốc Học viện
4 Địa chỉ liên hệ:
- Viện Quan hệ quốc tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, số 135 Nguyễn Phong Sắc, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Số điện thoại Văn phòng: 84 - 38361.031
- Số điện thoại, email Thủ trưởng: 84 -
37543.632, hoanggiapqt@npa.org.vn
- Số Fax: 84 - 37543.632
- Email Viện Quan hệ quốc tế: qhqt@npa.org.vn
Trang 7II NHẬT KÝ THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thùy Chi
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế Lớp: Quan hệ Quốc tế K30
Điện thoại liên lạc: 01697228288
Tên đề tài kiến tập CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ
NƯỚC THỜI KỲ 1986 ĐẾN 2013
Giảng viên hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Thị Quế – Viện trưởng Viện Quan
hệ Quốc tế
Thời gian làm việc trong thời gian kiến tập
Sáng: 7h30 đến 11h30
Chiều: 13h30 đến 17h30
Sau mỗi ngày làm việc, em đều ghi lại những công việc mà mình đã làm và rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân Cụ thể như sau:
ST
T
Ngày,
1 15/4 Em cùng các bạn trong nhóm
đến Viện Quan hệ Quốc tế Tại đây, chúng em đã gặp viện trưởng cùng một số thầy cô trong Viện Viện trưởng đã trực tiếp nói chuyện, trao đổi về thời gian thực tập, đồng thời nêu những quy định và quy tắc trong thời gian thực tập Để tiện cho quá trình thực tập, chúng
em đã chia nhau ra làm 2 tổ nhỏ và thay phiên nhau tới cơ quan
Các giáo viên tai Viện đều rất nhiệt tình, thoải mái, tạo điều kiện để giúp đỡ sinh viên thực tập
Trang 8thực tập.
2 16/4 Phân công thời gian thực tập:
+ Đọc tài liệu về các vấn đề quốc tế
+ Giao đề tài nghiên cứu: Chính sách đối ngoại của Đảng và
Nhà nước thời kỳ 1986 – 2013 + Tham gia hội thảo, dự giờ của Viện Quan hệ Quốc tế
Thầy cô giáo rất tỉ mỉ, tận tình, giao công việc phù hợp với khả năng
3 17/4 Lên thư viện tìm tài liệu
Xây dựng đề cương, nghiên cứu
đề tài: “Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước giai đoạn 1986 - 2013
Thầy cô tận tình giúp đỡ, môi trường thoải mái để tìm tài liệu nghiên cứu
4 18/4 Tham gia hội thảo: “Vấn đề
toàn cầu hoá”
Cung cấp các kiến thức, vấn đề nảy sinh trong toàn cầu hoá
5 19/4 Nghỉ 10/3
6 20 – 21/4 Tự nghiên cứu
7 24 - 29/4 Lên thư viện tìm tài liệu Môi trường học tập thoải
mái
8 29/4 Nghỉ ngày Giải phóng miền
nam và Quốc tế Lao Động
9 4- 7/5 Lên gặp thầy hướng dẫn và viết
báo cáo đề tài
Thầy hướng dẫn rất nhiệt tình và tỉ mỉ
10 10/5 Tổng kết thời gian thực tập
Gặp Viện trưởng để xin nhận xét về kết quả kiến tập trong thời gian vừa qua
III SẢN PHẨM TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP
Vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, hệ thống xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng "toàn diện và nghiêm trọng", cuối cùng đi đến sụp đổ trên
Trang 9một bộ phận lớn đã làm thay đổi cơ bản quan hệ chính trị thế giới Bên cạnh
đó cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại đã và đang tác động đến tất
cả các quốc gia dân tộc với mức độ khác nhau Chủ nghĩa tư bản sử dụng những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ nên thích nghi và tiếp tục phát triển Các quốc gia trong cộng đồng thế giới đều điều chỉnh chính sách đối ngoại để phù hợp với tình hình mới
Trong bối cảnh quốc tế như vậy, quan hệ quốc tế dường như đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại, thế hai cực bị phá vỡ, từ đó làm nảy sinh xu hướng
đa dạng hoá, đa phương hoá trong tiến trình toàn cầu hoá, phát triển và phụ thuộc lẫn nhau Toàn cầu hoá về kinh tế chiếm vị trí quan trọng trong quan hệ quốc tế, được ưu tiên phát triển và trở thành vấn đề chính trong quan hệ quốc tế hiện nay Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và ASEAN là khu vực phát triển kinh tế năng động với tốc độ cao, chính trị tương đối ổn định, đang trở thành trung tâm kinh tế Tiến hành đổi mới toàn diện đất nước bắt đầu từ năm 1986, Việt Nam đã thu được nhiều thắng lợi Là một bộ phận hợp thành đường lối đổi mới của Đảng, đường lối và chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã cho phép khai thác
có hiệu quả các nhân tố quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chống chiến lược "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch, hòng phá hoại thành quả cách mạng Việt Nam bảo vệ vững chắc tổ quốc và đưa cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên
Những biến đổi to lớn trong nước và thế giới trong những năm (1980 -1990) đặt ra những vấn đề lý luận và thực tiễn đòi hỏi Đảng và Nhà nước Việt Nam phải đưa ra những giải pháp ngang tầm với những biến đổi đó Bằng sự nhạy cảm chính trị, kinh nghiệm, lãnh đạo cách mạng, Đảng đề ra đường lối đổi mới đất nước và tiến hành tự đổi mới để hội nhập với cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập dân tộc, hợp tác và phát triển Trên cơ sở đổi
Trang 10mới chính sách đối nội đã hình thành và phát triển chính sách đối ngoại mới giàu sức hấp dẫn đã tranh thủ được các dân tộc trong cộng đồng thế giới hợp tác với Việt Nam
Chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam trong một thế giới mới đầy biến động đã đáp ứng được những yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước Nó đã sáng tạo những hình thức đối ngoại mới phù hợp với xu thế thời đại Nên đã thu được những thành tựu to lớn Những thành tựu đối ngoại đã góp phần quan trọng phá thế bao vây, cô lập về chính trị, dỡ bỏ cấm vận về kinh tế, đưa Việt Nam hoà nhập với khu vực và thế giới, khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng, khẳng định tư duy chính trị nhạy bén, sâu sắc, giàu kinh nghiệm trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay, đổi mới tư duy đối ngoại, đường lối đối ngoại đổi mới được công bố tại diễn đàn Đại hội VII, Đại hội VIII, Đại hội IX, Đại hội
X, Đại hội XI đã khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo, nhạy bén trong việc hoạch định và thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng Chính sách đối ngoại của Đảng thời kỳ 1986 - 2013 thể hiện bản sắc, truyền thống ngoại giao Việt Nam trong lịch sử và được nâng lên tầm cao mới vì vậy em đã chọn đề tài
"Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ 1986 đến 2013” nhằm làm rõ những quyết sách đúng đắn sáng tạo của Đảng sau hơn 20
năm đổi mới, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cập nhật những vấn đề lý luận đặt ra hiện nay
Tiểu luận có 3 chương:
Chương I: Mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là đòi hỏi khách quan của đất nước và xu thế chung của thế giới
Chương II: Quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo mở rộng các
quan hệ đối ngoại
Trang 11Chương III: Mở rộng quan hệ đối ngoại, tích cự hội nhập trong thời
gian tới
+ Tham gia hôi thảo: Vấn đề toàn cầu hoá
IV KINH NGHIỆM HỌC HỎI SAU ĐỢT KIẾN TẬP
Kiến tập là giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường học tập với mội trường xã hội thực tiễn tạo điều kiện cho em có cơ hội cọ sát với thực tế gắn kết những lý thuyết đã học được trên ghế của trường đại học với môi trường thực tiễn bên ngoài.
Đợt kiến tập là một trong những thử thách cho em Chương trình kiến tập rèn luyện cho em khả năng độc lập trong tư duy và công việc Nội dung chương trình thực tập này giúp cho em tự khẳng định mình, vận dụng kiến thức mình đã học được một cách có khoa học và sáng tạo vào cuộc sống.
Hoàn thành đợt kiến tập là một trong những bước khởi đầu là tiền đề cho đợt thực tập sau này, là tiền đề cho hành trang vào đời của mình Bước chẩn bị này sẽ giúp cho em tự tin hơn khi đi thực tập tại các cơ quan, công ty và chứng tỏ với nơi tiếp nhận về năng lực của bản thân.
Đợt kiến tập này cũng giúp em có cơ hội để nâng cao kiến thức về hoạt động của một công ty trong lĩnh vực xây dựng , tìm hiểu về các công việc của các chuyên ngành khác nhau và vị trí của công việc trong tương lai.
Hiểu biết thêm các yêu cầu về kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm
để hoàn thành tốt công việc.
Qua đợt kiến tập nay cũng giúp em có nhận thức tốt hơn về công việc sau nay cũng như định hướng rõ ràng hơn về nghề nghiệp từ đó có động cơ học tập tốt hơn.
Tạo điều kiện cho em hiểu biết sâu hơn về những chính sách đối ngoại của đảng nhà nước, cũng như xu hướng trong quan hệ Quốc tế hiện nay vàxu thế phát triển trong tương lai.
Rèn luyện khả năng đối diện với những rắc rối trong công việc, giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả.