nâng cao hiệu quả ký kết và thực hiện chế hợp đồng EPC tại Tổng công ty Lắp máy Việt nam
III.1 Đánh giá chung
Tổng công ty lắp máy Việt Nam tên gọi tắt: LILAMA- là Doanh nghiệp nhà nước thành lập năm 1990 cho nhiệm vụ tham gia khôi phục nền công nghiệp sau chiến tranh. Trong những năm từ năm 1960 đến 1975, LILAMA đã lắp đặt thành công nhiều nhà máy từ thuỷ điện Thác Bà, nhiệt điện Uông Bí, Ninh Bình đến các nhà máy của khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình v.v…Góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc.
Sau năm 1975 đất nước thống nhất, vượt lên muôn vàn khó khăn của nền kinh tế hậu chiến trong cơ chế quản lý quan liêu bao cấp đó là sự canh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường những năm 90, LILAMA đã lắp đặt thành công và đưa vào sử dụng hàng nghìn công trình lớn nhỏ trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế như: thủy điện Hoà Bình, Trị An, ximăng Bỉm Sơn, Kiên Lương, các trạm biến áp và tuyến tải điện 500KV Bắc Nam v.v…
Cuối năm 1990, chuyển sang hoạt động theo mô hình Tông công ty, LILAMA đã có một bước đột phá ngoạn mục sang lĩnh vực chế tạo thiết bị và kết cấu thép cho các công trình công nghiệp và đã thực hiện thành công các hợp đồng chế tạo thiết bị cho các nhà máy: ximăng Chinfong, Nghi Sơn, Hoàng Mai… trị giá hàng trăm triệu USD.
Bằng sư lớn mạnh về mọi lĩnh vực và những đóng góp xứng đáng 45 năm qua, năm 2000 nhà nước đã tin tưởng giao cho LILAMA làm nhà tổng thầu EPC thực hiện các dự án nhiệt điện Uông Bí 300MW, Uông Bí mở rộng, nhiệt điện Cà Mau chu trình hỗn hợp 720 MW, ximăng Thăng Long, Chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện Vũng Áng1 lớn nhất Đông Nam Á với công suất 1200MW trị giá 1,3 tỷ USD, trung tâm Hội Nghi Quốc Gia, và thắng thầu gói 2,3 nhà máy lọc dầu Dung Quất v.v… từ khảo sát, đến thiết kế chế tạo thiết bị và tổ chức quản lý xây lắp.Sự kiện này đã đưa LILAMA lên tầm cao mới, trở thành nhà Tổng thầu EPC đầu tiên của đất nước giành lại ngôi chủ từ các nhà thầu nước ngoài. LILAMA đã khẳng định được khả năng này
bằng việc đứng đầu một tổ hợp các nhà thầu Quốc tế, đấu thầu và thắng thầu hợp đồng EPC dự án lọc dầu DungQuất trị giá hơn 230 triệu USD.
Cho đến nay có thể nói các Hợp đồng EPC của Tổng công ty đã có khuôn mẫu sẵn, qua các Hợp đồng Tổng thầu mà Tổng công ty đã ký kết và đang thực hiện. Các quy trình triển khai các Hợp đồng được hợp thức hoá. Rất nhiều hợp đồng Tổng thầu EPC chính là nền tảng cho ngành công nghiệp nặng nước nhà.
Việc triển khai các Hợp đồng luôn đúng tiến độ, thực hiện nghiêm túc các cam kết ràng buộc trong hợp đồng.
Bên cạnh những mặt thuận lợi thì có những khó khăn nhất định. Như thời hạn bàn giao công trinh thương không được đúng tiến độ, đây cũng là điều hợp lý và dễ hiểu vì các công trình xây dựng nói chung hay bị chậm tiến độ do rơi vào các trường hợp bất khả kháng. Như việc thời tiết không thuận lợi đã có ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ của các hạng mục, cũng như tiến độ chung của cả Công trình dẫn tới sẽ vi phạm các điều khoản Hợp đồng về thời hạn bàn giao công trình. Vấn đề này thường không ảnh hưởng đến trách nhiệm vật chất của nhà Tổng thầu, Chủ đầu tư luôn xem các sự kiện do thời tiết và ảnh hưởng đến tiến độ là chuyện đương nhiên
III.1.1 Thuận lợi trong việc thực hiện hợp đồng tổng thầu EPC
Thuận lợi lớn nhất chính là việc Tổng công ty Lắp máy Việt nam có hệ thống quản lý cao cũng như đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp được đào tạo cơ bản. về mặt khách quan thì thuận lợi lớn nhất chính là uy tín và chất lượng của Tổng công ty. Bằng chứng là Tổng công ty Lắp máy Việt nam luôn được chính Phủ giao cho làm nhà Tổng thầu EPC các công trình công nghiệp mang tính quốc gia. Hiện nay Do tổng công ty có rất nhiều khu công nghiệp và công ty thành viên nên Phần P (Procument/mua sắm) trong Hợp đồng EPC có thể tự chế tạo được nên làm giảm được rất nhiều chi phí trong việc mua sắm cho các gói thầu EPC. Các thiết bị do các công ty con của Tổng công ty sản xuất ngày càng được bè bạn quốc tế cho là đảm bảo đủ tiêu chuẩn . Các quy trình mua sắm đã trở thành thông lệ quốc tế nên trong việc mua sắm máy móc thiết bị là rất dễ dàng và có độ tin cậy cao, các đối tác thường là lâu năm và rất uy tín nên chất lượng của các thiết bị và máy móc luôn đảm bảo
III.1.2 Khó khăn trong việc thực hiện Hợp đồng tổng thầu
Bên cạnh các thành tựu cũng như thuận lợi đã đạt được thì Tổng công ty còn gặp không ít khó khăn:
Việc ký kết hợp đồng thường phải thương thảo rất đai và mất rất nhiều thời gian nếu tranh thủ được thời gian này mà đẩy nhanh tiến độ thì hiệu quả sẽ được nâng cao. Bên cạnh đó là tạm ứng hợp đồng, việc tạm ứng hợp đồng ít và thanh toán chậm đã gay rất nhiều khó khăn cho Tổng công ty vì giá trị của các Công trình là rất lớn mà lượng tiền của Tổng công ty thì không có nhiều.
Trong hợp đồng EPC thì phần máy móc thiết bị chiếm một tỷ trọng rất lớn mà các thiết bị này lại có xuất xứ từ nước ngoài nên việc định giá cũng khó khăn, dẫn đến hợp đồng trọn gói thường lợi nhuận bị thiệt hại rất nhiều.
Tổ hợp các nhà thầu chưa có sự phối hợp cao, để nâng cao hiệu quả xây lắp; một số nhà thầu chưa thật sự chủ động theo tinh thần của cơ chế, chưa tranh thủ thời cơ, điều kiện để nâng cao kinh nghiệm, năng lực, trình độ tổ chức thi công; nhà thầu đứng đầu tổ hợp chưa phát huy tốt vai trò quản lý, điều phối, có trường hợp xử lý chưa hài hòa lợi ích giữa các thành viên trong tổ hợp. Một số vấn đề hạn chế của nhà thầu về thiết kế bản vẽ thi công, xử lý những chi phí tăng, đã làm tăng khối lượng công việc của ban quản lý dự án.
III.2 Một số giải pháp và kiến nghị
Qua thực tiễn hiện nay em thấy vai trò Tổng thầu EPC là một công việc rất mới đối với các nhà thầu xây lắp Việt Nam và Tổng công ty Lắp máy nói riêng (và hiện tại trên thế giới, vai trò tổng thầu EPC cũng không có nhiều). Do vậy, các Bộ nghành và Chính phủ phải có cơ chế riêng đối với hình thức Tổng thầu EPC, Để cạnh tranh với các nhà thầu quốc tế thì Phải có các chiính sách như: cấp vốn ưu đãi cho các tổng thầu Việt Nam, ưu đãi về thuế nhập khẩu vật tư - máy móc - thiết bị, nhằm tăng cường sức mạnh cho các doanh nghiệp làm tổng thầu trong nước có đủ sức cạnh tranh với các tổng thầu nước ngoài;
Hiện nay thì phận P(procument/mua sắm) chiếm tỷ trọng rất lớn . các thiết bị máy móc như tua-bin, nồi hơi, ống nước tuần hoàn vv…đều phải nhập khẩu từ nước ngoài nên nhà nước cần có các giải pháp nhằm ưu tiên cho việc nhập khẩu máy móc
thiết bị cho các Hợp đồng EPC. Có các chính sách để ưu tiên việc sản xuất các máy móc thiết bị nếu có thể. Nói chung để hoàn thành chủ trương về CNH-HĐH đất nước thì Đảng và nhà nước luôn phải có các ưu đãi và luôn quan tâm đến hình thức Tổng thầu EPC , có như vậy thì các nhà Tổng thầu làm tròn vị thế của mình là người chủ đất nước, cũng như cạnh tranh với các công ty nước ngoài có
Liên quan đến tổng thầu EPC trong nước thì Luật Đấu thầu, Luật xây dựng, thông tư số 08,01,02 là chi phối nhiều nhất. Hiện tại, một bất cập đang tồn tại ở nước ta là: chúng ta xây dựng một nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước trên một nền tảng cơ sở vật chất nghèo nàn với những doanh nghiệp nhà nước có thể nói là ốm yếu, thiếu phương tiện, công nghệ, vốn...( nhưng chúng ta lại “bê nguyên” các cơ chế đấu thầu của các nước tư bản, trong đó chủ đầu tư và nhà thầu hầu hết là tư nhân), trong khi ở nước ta phần lớn chủ đầu tư các dự án lớn là Nhà nước. Trong cơ chế thị trường, việc đấu thầu, cạnh tranh là cần thiết để phát triển, nhưng tại thời điểm này, việc áp dụng “cứng nhắc” như vậy cần được khách quan xem xét lại. Một minh chứng rất đầy đủ và rõ ràng rằng, tất cả các dự án có nguồn vốn ODA của Nhật Bản được đầu tư ở nước ta (chưa nói đến trên nước Nhật), mặc dầu có tổ chức đấu thầu, Nhưng không một gói thầu nào lọt qua các nhà thầu Nhật Bản. Như vậy ở đây đòi hỏi nhà nước phải có cơ chế đấu thầu minh bạch hơn. Hiện nay không chỉ là gói thầu đầu thầu EPC mà cả gói thầu trong nước cũng vậy, việc trúng thầu của các nhà thầu là không được minh bạch. Nên qua thực tế như vậy để từ đó cho các Bộ nghành có giải pháp về cơ chế đấu thầu minh bạch và hiệu quả hơn
Qui trình thực hiện vai trò tổng thầu EPC đã trở thành thông lệ quốc tế, nên việc định giá sản phẩm hợp đồng EPC và thỏa thuận giá cả giữa chủ đầu tư với nhà tổng thầu là dựa trên nguyên tắc “thuận mua vừa bán”. Sau khi đáp ứng các yêu cầu về công nghệ, thiết bị, thông số kỹ thuật, chế độ vận hành, bảo hành...nhà thầu (người bán) có quyền quyết định giá sản phẩm (nhà máy trọn gói) của mình. Ngược lại, chủ đầu tư (người mua) sau khi xác định các yêu cầu về công nghệ, thương mại, giá cả được thì đồng ý mua. Bằng cách làm này, chúng ta mới xây dựng được một cơ chế giá cả đích thực theo cơ chế thị trường. Một nhà máy có hàng nghìn thiết bị và hàng triệu chi tiết, hàng trăm khối lượng cộng việc không thể bắt nhà tổng thầu kê khai ra được. Có quan điểm nhìn nhận như trên, chúng ta mới xây dựng được một cơ chế về giá trong lĩnh vực xây dựng theo cơ chế thị trường đích thực. Cơ chế về giá phải dưa
trên thị trường chứ không phải theo bất kỳ sự định giá của bên nào cả. Cơ chế về giá phải được cả hai bên thoả thuận.
Trong nội dung hợp đồng EPC đã được qui định chi tiết và nghiêm ngặt trách nhiệm của các bên Gắn với trách nhiệm của các bên là các điều khoản phạt do vi phạm hợp đồng. Đây là cơ sở pháp lý nhất để kiểm tra, xem xét trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện cũng như kết thúc hợp đồng. Đặc biệt là các điều khoản về thưởng phạt hợp đồng, khi một trong các bên tham gia vi phạm. các Hợp đồng EPC thường là mang tính chất quốc gia, nếu đưa công trình nhan vào vận hành thì giải quyết được rất nhiều vấn đề, ngược lại nếu chậm đưa vào vận hành thì có thể gây ra rất nhiều khó khăn cho đất nước nói chung. Vì vậy tôi đề nghị nên có các chính sách thưởng và phạt hợp đồng thích đáng. Nếu chậm trễ hợp đồng thì có thể phạt từng ngày chậm trễ còn nếu làm sớm hoặc đúng tiến độ thì có thể mức thưỏng rất cao.
Hiện nay có thể nói rằng trình tự và tổ chức đấu thầu và ký kết Hợp đồng EPC là rất lâu, như vậy sẽ làm lãng phí rất nhiều về mọi vấn đề nên tôi đề nghị nhà nước nên có các biện pháp làm sao để có thể giảm bớt các thủ tục không cần thiết , để trong thời gian không cần thiết đó mà đẩy nhanh tiến độ thi công thì có thể đem lại hiệu quả rất lớn
Nói cách khác, hợp đồng EPC là một hợp đồng kinh tế, cho nên nó phải được chi phối bằng Luật thương mại. Mọi công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát phải dựa vào cơ sở luật thương mại để thực hiện. Chúng ta không nên hình sự hóa công việc này, trừ khi có phát hiện những hiện tượng tham ô, tham nhũng, hối lộ... Có như thế, hệ thống pháp luật nước ta mới tiến tới hội nhập thế giới.
Tóm lại, để thực hiện thành công cũng như nhân rộng và phát triển cơ chế tổng thầu EPC nhằm tạo động lực, điều kiện phát triển ngành công nghiệp nặng (cơ khí chế tạo) là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Chính phủ ta. Song đây cũng là việc làm đầy khó khăn và thử thách, đòi hỏi chúng ta phải có một quan điểm nhất quán và một phương pháp tư duy hoàn toàn mới về phát triển đất nước.
Hiện nay các hợp đồng EPC có giá trị rất lớn nên các nhà tổng thầu EPC thường phải vay vốn của các tổ chức tín dụng nên dẫn đến rất bất lợi cho nhà tổng thầu, tôi đề nghị nên có giải pháp cụ thể hơn cho việc tạm ứng trước giá trị hợp đồng. Việc ứng trước này sẽ giảm bớt gánh nặng cho nhà tổng thầu
KẾT LUẬN
“Một đất nước được coi là “ Công nghiệp hóa” không thể thiếu được những Tập đoàn công nghiệp nặng. Tổng thầu EPC là nhân tố quyết định, tạo một động lực ban đầu để từ đó hình thành những tập đoàn công nghiệp nặng về quản lý dự án, thiết kế kỹ thuật, công nghệ, chế tạo cơ khí thiết bị đồng bộ; tích luỹ được kinh nghiệm, năng lức quản lý dự án tiến tới tham gia dự thầu không những các dự án trong nước mà còn cả các dự án ngoài nước.
Có thể nói Tổng công ty lăp máy Việt nam đã rất thành công trong việc làm nhà Tổng thầu EPC. Tổng công ty tỏ ra là đơn vị xuất sắc trong việc giành được rất nhiều Hợp đồng Tổng thầu EPC. Các đối tác luôn tìm đến Tông công ty Lắp máy việt nam như là một địa chỉ tin cậy cho các Hợp đồng tổng thầu EPC
Qua bốn năm rèn luyện và trưởng thành dưới mái trường đại học kinh tế quôc dân vói sự dạy giỗ của các Thầy cô giáo và đặc biệt trong dịp tốt nghiệp này đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo TS. Nguyễn Hợp Toàn và Thầy giáo Nguyễn Vũ Hoàng em đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài “Thực tiễn các điều khoản ký kết và thực hiên Hợp đồng Tổng thầu EPC tại Tổng công ty Lắp máy Việt Nam”
Mục tiêu của đề tài là: Cho người đọc thấy rõ khái quát về hợp đồng Tổng thầu EPC và phạm vi của Hợp đồng này tại Tổng công ty Lắp máy Việt nam, các nguồn luật điều chỉnh Hợp đồng, tình hình thực hiện Hợp đồng tại Tổng công ty Lắp máy Việt nam, Các điều khoản chính cấu thành nên Hợp đồng EPC tại Tổng công ty Lắp máy Việt nam các thuận lợi khó khăn hiện nay cho việc áp dụng hình thức Hợp đồng Tổng thầu EPC. Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quản lý và thực hiện các dự án theo hợp đồng tổng thấu EPC
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật xây dựng 2003
2. Luật đấu thầu 2005 3. Luật thương mại 2005
4. Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về Quy chế Quản lý Đầu tư và Xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/05/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý Đầu tư và Xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ–CP ngày 08/07/1999
5. Nghị định số 07/2003/NĐ–CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý Đầu tư và Xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ–CP ngày 08/07/1999 và Nghị định số