BÁO CÁO KIẾN tập tại TÒA SOẠN BÁO NAM ĐỊNH

10 251 0
BÁO CÁO KIẾN tập tại TÒA SOẠN BÁO NAM ĐỊNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHẦN MỘT: TÒA SOẠN BÁO NAM ĐỊNH I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÒA SOẠN BÁO Báo Nam Định là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Nam Định, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định. Trụ sở báo Nam Định ở nằm ở 68 Trần Phú, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Nam Định. Với mặt bằng hơn 500m2 gồm 2 tòa nhà 3 tầng: Tầng 1 là nhà làm việc của phóng viên, cán bộ chính, bảo vệ, tầng 2 nơi làm việc của các lãnh đạo, phòng khách và phòng tòa soạn, tầng 3 dành cho khách và làm hội trường khi họp. Báo Nam Định được thành lập năm 1962 với tên gọi đầu tiên là Báo Sông Đào. Trải qua quá trình thay đổi địa bàn hành chính nên Báo Nam Định có nhiều tên gọi khác nhau: Năm 1965 khi xác nhập tỉnh Hà Nam và Nam Định, báo Sông Đào đổi tên thành báo Nam Hà, đến năm 1976 khi xác nhập tỉnh Ninh Bình báo đổi tên thành báo Hà Nam Ninh đến năm 1992 tỉnh Ninh Bình tách ra báo lại có tên là báo Nam Hà, đến năm 1997 tỉnh Hà Nam tách ra báo đổi tên thành báo Nam Định và có tên gọi đó cho đến nay. Trải qua gần 50 năm thành lập và trưởng thành báo Nam Định đang từng bước khẳng định vị thế và nhiệm vụ của mình. Nhất là trong công cuộc đổi mới, báo Nam Định ngày càng đóng góp một vị thế quan trọng, xứng đáng là cánh tay nối dài cơ quan tuyên truyền sát dân gần dân nhất. Để hoàn thành tốt nhất mục tiêu của mình trong những năm qua báo Nam Định từng bước khắc phục khó khăn như đầu tư thêm cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng thêm đội ngũ phóng viên, biên tập viên nhằm đáp ứng theo nhu cầu của thời đại. Công tác tổ chức của báo từng bước đi vào ổn định. Hiện nay trong tòa soạn có 45 cán bộ phóng viên, nhân viên, lãnh đạo có 2 người là Tổng biên tập Nguyễn Hồng Hải và Phó tổng biên tập Trần Đức Long, 12 trưởng phó phòng với 7 phòng ban gồm: Phòng thư kí tòa soạn. Phòng kinh tế. Phòng xây dựng Đảng nội chính. Phòng văn hóa xã hội. Phòng báo điện tử. Phòng hành chính trị sự. Phòng bạn đọc tư liệu. Ghi nhận những cố gắng trong quá trình xây dựng và phát triển của báo Nam Định trong sự nghiệp tuyên truyền đường lối của Đảng và định hướng cho nhân dân Nam Định, báo Nam Định đã được tặng nhiều huân huy chương của Đảng, nhiều năm liền là đơn vị thi đua xuất sắc của Đảng bộ nhân dân tỉnh. Nhiều đồng chí lão thành công tác trong báo Nam Định được nhận kỉ niệm chương cho sự nghiệp phát triển báo chí Việt Nam nhân dịp 50 năm thành lập vào năm

PHẦN MỘT: TÒA SOẠN BÁO NAM ĐỊNH I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÒA SOẠN BÁO Báo Nam Định là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Nam Định, là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định Trụ sở báo Nam Định ở nằm ở 68 Trần Phú, phường Trần Hưng Đạo, thành phô Nam Định Với mặt bằng hơn 500m2 gồm 2 tòa nhà 3 tầng: Tầng 1 là nhà làm việc của phóng viên, cán bộ chính, bảo vệ, tầng 2 nơi làm việc của các lãnh đạo, phòng khách và phòng tòa soạn, tầng 3 dành cho khách và làm hội trường khi họp Báo Nam Định được thành lập năm 1962 với tên gọi đầu tiên là Báo Sông Đào Trải qua quá trình thay đổi địa bàn hành chính nên Báo Nam Định có nhiều tên gọi khác nhau: Năm 1965 khi xác nhập tỉnh Hà Nam và Nam Định, báo Sông Đào đổi tên thành báo Nam Hà, đến năm 1976 khi xác nhập tỉnh Ninh Bình báo đổi tên thành báo Hà Nam Ninh đến năm 1992 tỉnh Ninh Bình tách ra báo lại có tên là báo Nam Hà, đến năm 1997 tỉnh Hà Nam tách ra báo đổi tên thành báo Nam Định và có tên gọi đó cho đến nay Trải qua gần 50 năm thành lập và trưởng thành báo Nam Định đang từng bước khẳng định vị thế và nhiệm vụ của mình Nhất là trong công cuộc đổi mới, báo Nam Định ngày càng đóng góp một vị thế quan trọng, xứng đáng là cánh tay nôi dài cơ quan tuyên truyền sát dân gần dân nhất Để hoàn thành tôt nhất mục tiêu của mình trong những năm qua báo Nam Định từng bước khắc phục khó khăn như đầu tư thêm cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng thêm đội ngũ phóng viên, biên tập viên nhằm đáp ứng theo nhu cầu của thời đại Công tác tổ chức của báo từng bước đi vào ổn định Hiện nay trong tòa soạn có 45 cán bộ phóng viên, nhân viên, lãnh đạo có 2 người là Tổng biên tập Nguyễn Hồng Hải và Phó tổng biên tập Trần Đức Long, 12 trưởng phó phòng với 7 phòng ban gồm: Phòng thư kí tòa soạn Phòng kinh tế Phòng xây dựng Đảng nội chính Phòng văn hóa xã hội Phòng báo điện tử Phòng hành chính trị sự Phòng bạn đọc tư liệu Ghi nhận những cô gắng trong quá trình xây dựng và phát triển của báo Nam Định trong sự nghiệp tuyên truyền đường lôi của Đảng và định hướng cho nhân dân Nam Định, báo Nam Định đã được tặng nhiều huân huy chương của Đảng, nhiều năm liền là đơn vị thi đua xuất sắc của Đảng bộ nhân dân tỉnh Nhiều đồng chí lão thành công tác trong báo Nam Định được nhận kỉ niệm chương cho sự nghiệp phát triển báo chí Việt Nam nhân dịp 50 năm thành lập vào năm 2012 II NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA ẤN PHẨM Xác định được mục tiêu và đôi tượng của mình, công tác nội dung được báo Nam Định đặt lên hàng đầu Nội dung tác phẩm của tờ báo ngày càng phong phú và hấp dẫn hơn Thời gian đầu báo Nam Định chỉ ra một sô báo với nội dung chủ yếu là tuyên truyền về những chủ chương chính sách của Đảng, chính quyền địa phương nên chưa thực sự đi sâu, sát vào quần chúng nhân dân Nhưng từ năm 1997 báo Nam Định đổi mới ra 3 sô/ tuần vào các thứ 2, 4, 6 với 4 trang nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của cấp ủy, chính quyền, nhân dân trong tỉnh Các bài của phóng viên được sắp xếp hợp lý theo các trang báo cụ thể như sau: - Trang 1 nêu những vấn đề thời sự (có bài Đinh) Trang 2 trang kinh tế có bài đầu trang ( phụ trách vấn đề kinh tế toàn tỉnh) Trang 3 trang chính trị văn hóa xã hội có bài đầu trang (phụ trách vấn đề văn - hóa, chính trị toàn tỉnh) Trang 4 trang tiếp những vấn đề thông tin đã được đề cập ở những trang trước Đặc biệt năm 2005 báo Nam Định ra thêm một sô cuôi tuần phát hành chủ nhật hàng tuần với nhiều chuyên mục như: sức khỏe đời sông, trao đổi nhà nông, hình bóng quê hương, tuyên truyền Đảng, vì an ninh tổ quôc, chuyên đề gia đình… Do đổi mới về nội dung và hình thức nên các phóng viên đã thực sự nhập cuộc và đi sâu quan tâm đến đời sông và nhu cầu thông tin của nhân dân trong tỉnh Qua những năm đổi mới, những bài báo không chỉ đơn thuần mang tính chất tuyên truyền mà còn mang được tính nghệ thuật vì thế mà độ khô cứng trong tiếp nhận thông tin của độc giả đã giảm bớt III MÔ HÌNH VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BÁO NAM ĐỊNH Báo Nam Định (Cơ quan thuộc Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nam Định, sô 68 Trần Phú, thành phô Nam Định) Ban lãnh đạo Tổng biên tập Phó tổng biên tập Phòng văn hóa- xã hội Phòng kinh tế Phòng cuôi tuần Phòng tòa soạn Phòng báo điện tử Phòng hành chính trị sự Phòng bạn đọc tư liệu Chính trị Đời sông Pháp luật Xã hội phụ trách chung về các vấn đề kinh tế Văn hóa xã hội Thể thao Biên tập Duyệt tin bài Đăng phát tin bài từ báo in Đăng các tin cần tính thời sự Văn thư Tạp vụ điện nước lái xe Quản lý công tác bạn đọc và quản lý tư liệu PHẦN 2: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ CẢM NGHĨ BẢN THÂN Kiến tập là quá trình thực tiễn làm cụ thể hóa những bài học, lý thuyết sách vở trên giảng đường thành những tác phẩm, những bài học thực tế Kiến tập giúp cho sinh viên được trải nghiệm thực tế và gần gũi hơn với cuộc sông xung quanh Kiến tập đôi với sinh viên báo chí không chỉ là thách thức mà còn tạo cơ hội, môi trường cho sinh viên được học tập, trau dồi và thử thách bản thân mình Cơ quan báo chí tôi chọn kiến tập là một tòa soạn báo tỉnh vì thế nó không có được sự nhộn nhịp, nhanh nhạy và cạnh tranh như một sô tòa báo lớn ở Hà Nội nhưng ở đây tôi đã được trực tiếp tham gia vào quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí Thời gian tôi kiến tập ở Báo Nam Định thực sự là khoảng thời gian tôi được trải nghiệm, lăn lội thực tế và cũng là thời gian tôi được học nghề và làm nghề Quan sát các anh chị phóng viên làm việc, học hỏi các nhà báo đàn anh đàn chi, thâm nhập cơ sở để viết bài tôi đã tích lũy cho mình được nhiều bài học kinh nghiệm, nhiều kĩ năng nghề nghiệp và kĩ năng sông cho bản thân Tôi được chú Hải, Tổng biên tập Báo Nam Định phân về phòng kinh tế để học tập và làm việc Tại đây tôi đã được tiếp xúc, học hỏi, trò chuyện và lắng nghe những chia sẻ về nghề nghiệp của các anh chị phóng viên Hơn nữa tôi đã được các anh chị chỉ bảo và hướng dẫn nhiệt tình vì thế tôi nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc mới Cảm giác bỡ ngỡ, lạ lẫm ngày đầu tiên không còn nữa thay vào đó là sự tự tin và sẵn sàng cho 4 tuần kiến tập Tôi được hoạt động độc lập như một phóng viên thực thụ dưới sự hướng dẫn của chị Thanh Thúy, Trưởng phòng Kinh tế Hằng ngày tôi vẫn thường lên tòa soạn đọc báo và nghiên cứu cách viết của Báo Nam Định sau đó tôi tự đi tìm đề tài và đi về cơ sở lấy thông tin để viết bài Những lần viết đầu tiên bài của tôi thường bị trả lại và phải sửa đi sửa lại nhiều lần nhưng sau những lần hướng dẫn và uôn nắn của chị Thúy cách viết của tôi cũng dần dần phù hợp với tôn chỉ của báo và mang được màu sắc báo chí Qua những lần viết bài và sửa bài, tôi học được cách sắp xếp bô cục một bài báo hợp lý và cách viết các thể loại báo chí: tin, bài phản ánh, phỏng vấn, cách chụp được ảnh đẹp Trong thời gian kiến tập 2 thể loại báo chí tôi có cơ hội để thử sức đó là tin và bài phản ánh Tôi đã học hỏi được cách sáng tạo một tác phẩm tin và một tác phẩm bài như thế nào Dù cùng với công thức 5WH +1H nhưng cách khai thác thông tin, góc độ tiếp cận ở tin và bài khác nhau Ví dụ khi đi viết tin tôi thường phải phản ứng nhanh nhạy hơn, nắm bắt được chủ đề mình cần viết một cách nhanh nhất và chỉ cần nắm được những thông tin chung nhất của sự kiện mà mình cần đưa tin nhưng với bài thì tôi phải nghiên cứu và thu thập thông tin kĩ hơn, quá trình viết bài cần trau truôt hơn và phải nắm được những thông tin có tính chiều sâu và cụ thể nhất Phỏng vấn là một quy trình quan trọng trong việc sáng tạo tác phẩm báo chí, một cuộc phỏng vấn tôt sẽ mang đến cho bài viết của mình những thông tin sâu và độc quyền Những ngày đầu khi đi phỏng vấn đặc biệt là phỏng vấn những lãnh đạo cấp cao của tỉnh hay của huyện tôi thường tỏ ra rất lúng túng và mất bình tĩnh: Các câu hỏi lủng củng, thông tin tôi thu được không được sâu vì thế tôi phải đi lại nhiều lần để bổ sung thông tin Nhưng sau những lần vác đồ nghề theo chân các anh chị trong phòng về cơ sở, quan sát cách các anh chị lấy thông tin và nhìn những cử chỉ của các anh chị trong khi phỏng vấn tôi đã dần dần học hỏi được ít nhiều và tự tin hơn nhiều khi đi phỏng vấn và tiếp xúc cơ sở Tôi đã biết cách đặt câu hỏi, biết cách tiếp cận và có một phong thái phỏng vấn tôt vì thế những thông tin tôi thu được tôt và sâu hơn Hơn nữa phần lớn những người tôi đến phỏng vấn là nông dân nên họ nhiệt tình cung cấp thông tin cho tôi họ nói chuyện một các thân mật và vô tư nên tôi cũng dễ hòa nhập hơn Để cuộc phỏng vấn không trở nên nhàm chán và câu lệ thì mình phải chủ động tìm hiểu về đôi tượng được phỏng vấn Qua nhiều lần đi phỏng vấn tôi hiểu rằng mỗi cuộc phỏng vấn phải như một cuộc trò chuyện tâm sự và chia sẻ Mình không chỉ phỏng vấn để lấy những thông tin cần thiết mà qua đó mình lắng nghe, gần gũi cởi mở trò chuyện với người ngồi đôi diện Hơn nữa việc lấy thông tin không phải đơn giản mà đó là một nghệ thuật Khi lấy thông tin phải biết lắng nghe, chia sẻ chọn lọc và tôc kí những thông tin cần thiết sau đó phải ghi nhớ và tái hiện lại thông tin khi mình viết bài Ví dụ khi đi lấy thông tin về việc phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững ở thị trấn Quất Lâm tôi phải gặp gỡ và lấy thông tin của rất nhiều người từ chính quyền xã đến ban nông nghiệp rồi người dân nuôi trồng nên việc ghi chép chắp nôi thông tin rất khó khăn hơn nữa thông tin được cung cấp lại có nhiều điều trái ngược nhau vì thế tôi phải xác định được điều mình muôn phản ánh sau đó chọn lựa thông tin phù hợp với điều mình muôn phản ánh Không chỉ trau dồi được kĩ năng nghề nghiệp mà tôi còn học hỏi được những kĩ năng mềm cần thiết cho một phóng viên đặc biệt là kĩ năng giao tiếp và tạo dựng môi quan hệ Qua những lần đi thực tế để lấy tư liệu, tôi được tiếp xúc với nhiều người và nhiều nhân vật khác nhau: Có những người thì rất gần gũi họ vui lòng và nhiệt tình trả lời những câu hỏi mà tôi đưa ra nhưng cũng nhiều người né tránh, đôi khi là không nhiệt tình khi được tôi phỏng vấn những lúc như thế tôi rất bôi rôi và nhiều lúc không biết phải làm gì để khai thác được thông tin Nhưng sau những cô gắng và nỗ lực thuyết phục, hẹn gặp nhiều lần mọi người cũng giúp đỡ và cung cấp thông tin cho tôi hoàn thành bài viết Những lần được thâm nhập như thế tôi thấy thật thú vị bởi mỗi nhân vật, mỗi con người mà tôi tiếp xúc, tìm hiểu, họ đều để lại cho tôi những cảm xúc và dư vị rất riêng: vui có, buồn có và bức xúc cũng có như tôi được trải lòng với những mất mát mà diêm dân Bạch Long gặp phải khi cơn bão sô 8 đi qua, sôi nổi và hào hứng cùng thầy và trò trường Đại học Lương Thế Vinh kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam… Khi được đóng nhiều vai, hóa trang thành những nhân vật khác nhau để thu thập thông tin giúp cho tôi có cái nhìn mới về cuộc sông, cảm thấy vui khi mình “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”, thấy bản thân năng động hơn, yêu công việc, thích đi và khám phá nhiều hơn về quê hương mình Đôi với tôi mỗi chuyến đi không chỉ là làm công việc đưa tin, viết bài mà còn là những bài học, những chuyến du lịch khám phá điều bình dị từ ngay trong cuộc sông mà tôi có thể chưa từng biết đến hoặc chỉ mới biết qua sách vở Làm báo là một công việc khó khăn và vất vả Đôi khi để có được một bài báo phải đổ bao nhiêu mồ hôi và có cả một sự hi sinh và nỗ lực phi thường Là một người trẻ mới đang đi những bước chân chập chững vào nghề tôi hiểu rằng làm báo phải cần phải nhanh nhẹn, linh hoạt và không ngại khó khăn Đi cơ sở không phải lúc nào cũng thuận lợi mà đôi khi phải dậy sớm, đi đường xa để đi đến cơ sở lấy thông tin Một tháng kiến tập có những lúc tôi đang ở nhà nhưng khi tìm được sự kiện để đưa tin tôi phải chạy xe 40 km trong vòng 45 phút để kịp thời gian mà sự kiện đó diễn ra Không những thế tôi còn gặp áp lực về bài vở nên đôi khi thấy căng thẳng và mệt mỏi nhưng đã dấn thân thì phải cô gắng nên tôi vẫn cô gắng hết mình và làm hết khả năng để những bài viết của mình thực sự có giá trị Không chỉ thế mà sinh viên báo chí cần có sự năng động và phản ứng Sự năng động thể hiện ngay trong cách làm, đó là sự hăng hái với các đề tài, chủ động tìm tòi, sáng tạo trong cách viết, giao tiếp tôt, không ngừng học hỏi ở những người xung quanh Công việc làm báo là đi đây đi đó, gặp gỡ nhiều người vì vậy chúng ta phải nhanh nhẹn, linh hoạt, chủ động trong mọi tình huông Để làm tôt công việc tôi luôn chủ động tìm tòi đề tài, những gì chưa biết thì hỏi mọi người, nhanh nhẹn trong mỗi chuyến đi, khéo léo trong cách lấy tin và học hỏi các cách viết bài của các anh chị phóng viên trong tòa soạn báo để rèn luyện khả năng viết cho tôt Làm báo sự nhanh nhẹn và cô gắng thôi chưa đủa mà cần có sự lắng nghe và chăm chỉ Đặc biệt là lắng nghe và tiếp thu những nhận xét đóng góp của các anh chị phóng viên trong tòa soạn Các anh chị là người có kinh nghiệm hơn mình cacr kinh nghiệm thực tế lẫn kinh nghiệm nghiệp bút vì thế những ý kiến và lời nhận xét của các anh chị sẽ giúp mình rất nhiều khi mình đi tác nghiệp Trong quá trình kiến tập ở tòa soạn báo nhờ sự giúp đỡ của chị Thúy mà tôi đã dần thích nghi hơn với Báo Nam Định và không còn bỡ ngỡ mỗi ki viết bài Từ chỗ không có bài nào đăng trên báo tôi đã có được những bài viết đầu tay Đó chình là nguồn cổ vũ cho tôi tiếp tục tìm tòi cô gắng và phấn đấu cho con đường mà tôi đã chọn Bên cạnh những thuận lợi tôi còn gặp nhiều những khó khăn như chưa hiểu hết được phong cách viết của báo nên nhiều lúc những gì tôi viết không được chú tổng biên tập duyệt Bên cạnh đó tôi thấy mình còn yếu trong việc đặt tít cho bài viết, tít đặt chưa thực sự hay, chưa thực sự ấn tượng Trong quá trình kiến tập tuy đã có sự năng động, nhiệt tình với công việc, có sự nỗ lực, cô gắng nhưng còn chưa mạnh dạn ở những nơi đông người và chưa có sự giao tiếp tôt,… Mặc dù còn một sô điểm yếu nhưng tôi tin rằng với niềm yêu thích, sự nỗ lực cô gắng của mình tôi sẽ khắc phục và tiếp tục trau dồi tri thức, kỹ năng để có thể theo đuổi hướng đi mà mình đã lựa chọn Một tháng kiến tập đã trôi qua, biết bao nhiêu cảm xúc được dồn nén trong thời gian này Vui buồn lẫn lộn: hi vọng những bài viết của mình được đăng trên báo rồi lại thất vọng khi bài của mình chưa đạt yêu cầu và lại thấp thỏm chờ đợi sô báo sau có tên của mình không Chán nản với những lần bị sửa bài, mệt mỏi với những ngày đi thực tế, căng thẳng và áp lực với vấn đề chỉ tiêu Đôi khi đôi chân đã chùn, đôi tay đã mỏi không muôn viết nữa nhưng tôi lại tự nhủ với bản thân phải cô gắng nhiều hơn nữa vì bạn bè mình cũng đang lăn lội, đang vất vả, đang thức khuya dậy sớm để đi viết bài Tự nhủ với lòng mình và tôi lại tiếp tục đi, tiếp tục viết Mặc dù trong một tháng kiến tập tôi không được đăng nhiều bài nhưng tôi đã được đi, được viết, được học hỏi, được trau dồi, được làm việc trong môi trường báo in thực sự và được trải nghiệm với nghề báo Đó chính là điều quý giá nhất mà tôi đã được học trong thời gian này ... TỔ CHỨC CỦA BÁO NAM ĐỊNH Báo Nam Định (Cơ quan thuộc Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nam Định, sô 68 Trần Phú, thành phô Nam Định) Ban lãnh đạo Tổng biên tập Phó tổng biên tập Phòng văn... trình xây dựng và phát triển của báo Nam Định sự nghiệp tuyên truyền đường lôi của Đảng và định hướng cho nhân dân Nam Định, báo Nam Định đã được tặng nhiều huân huy chương... trình kiến tập ở tòa soạn báo nhờ sự giúp đỡ của chị Thúy mà đã dần thích nghi với Báo Nam Định và không còn bỡ ngỡ mỗi ki viết bài Từ chỗ không có bài nào đăng báo

Ngày đăng: 30/01/2018, 14:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan