.Tinh luyện và hợp kim hóa

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-Đồ án môn học lò cảm ứng trung tần (Trang 27)

Sau khi nấu chảy xong ,vớt bớt xỉ,tạo xỉ mới(vôi +ít CaF2 đối với lò tính bazo,hoặc vun kính+ít samot đối với lò tính axit,lượng chất tạo xỉ khoảng 1-1.5% tổng lượng liệu đưa vào nấu).Sau đó tiếp tục cho các chất khử vào lò như FeMn75 +FeSi75 khoảng1.5-2% trọng lượng mẻ liệu.Khi nhiệt độ kim loại lỏng đạt

t>1600oC thì cho FeCr … vào để hợp kim hóa thép ,trước khi ra thép 3-5 phút cho lá nhôm vào lò để khử oxy lần cuối cùng, cũng cho nhôm vào thùng rót để khử oxy (khoảng 0.3-0.5 kg Al/tấn thép).Sau khi khử oxy cuối cùng xong thì rót thép vào khuôn đúc sản phẩm. Qua thực tế sản xuất thép ,cháy hao các nguyên tố hợp kim như sau : Cr=5%,W, Mo ≈2% ,V=5-8% ,riêng về vândi(V) cho vào lò để hợp kim hóa thép khoảng 5-7 phút trước lúc ra thép.

4.Qúa trình khử tạp chất trong liệu

a/Nguồn gốc tạp chất trong liệu

Hàm lượng tạp chất,cách phân bố tạp chất ,hình dạng tạp chất và loại tạp chất có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thép.Vì vậy để nâng cao chất lượng thép phải ngăn ngừa và khử bỏ tạp chất .

Trong luyện thép ,nguồn tạp chất chủ yếu đưa vào từ : _Sản phẩm của các phản ứng trong quá trình nấu luyện _Các chất bẩn ,gỉ sắt cùng vật liệu đưa vào lò.

Khi ra thép ,đúc thép ,vật liệu chịu lửa bị tẩm thực hóa học và cơ học mang vào thép các oxit như:SiO2,Al2O3 ,MgO…Mặt khác do thép lỏng tiếp xúc với không khí bị oxi hóa hoặc tách xỉ không tốt .

Trong thực tế sản xuất ,nếu thực hiện quy trình nấu luyện ,đúc rót tốt thì nguồn tạp chất từ nguyên vật liệu ,hay từ khâu đúc rót có thể giải quyết được ,nhưng riêng nguồn gốc từ các sản phẩm khử oxi trong và ngoài lò đòi hỏi các nhà luyện kim phải nghiên cứu khử bỏ chúng.

b/Các biện pháp khử tạp chất trong thép

Để giảm bớt tạp chất phi kim và khí trong thép,người ta thường dùng các biện pháp sau :

_Chọn vật liệu sạch tạp chất ,sấy khô và bảo quản liệu cẩn thận .Phải xử lý và phân loại trước khi dùng,hạ thấp áp suất riêng phần của H và hơi nước trong không gian lò

_Chọn chế độ thao tác nấu luyện thích hợp(chế độ xỉ ,chế độ nhiệt…)nâng cao tốc độ khử cacbon để sôi tốt rút ngắn thời gian sôi tĩnh trong lò.

_Các thiết bị đúc thép ,máng ra thép …,vật liệu chịu lửa nhất thiết phải được sấy khô và làm cẩn thận . Ap dụng các biện tinh luyện ngoài lò như :tinh luyện chân không ,xỉ tổng hợp ,phun khí phản ứng ,phun khí trơ..

Qúa trình khử P

Trong kim loại ,P tồn tại ở dạng Fe3P,Fe2Pvà P. Song đa số khi nghiên cứu các phản ứng khi cân bằng vẫn thường dùng dạng phốt pho nguyên tử.Phản ứng ôxy hóa phốt pho được tiến hành như sau.

2[ ]P +5(FeO) → (P2O5) +5[ ]Fe

2[ ]P + 8(FeO)→ (3FeO.P2O5) +5[ ]Fe

LP=(P2O5)/[ ]P 2 hoặc LP=(P)/[ ]P 2

Cac phản ứng theo chiều thuận trên là các phản ứng phát nhiệt .Ở nhiệt độ cao P2O5 ở trạng thái tự do ,ngay cả phốt pho sắt cũng không bền, có thể bị hoàn nguyên bởi các nguyên tố như Si và Mn, và Fe cũng có thể hoàn nguyên nguyên tố phốt pho.

Vì vậy để khử phốt pho ta phải tạo xỉ có độ kiềm cao. Trong trường hợp này P bị oxy hóa theo phương trình sau

2[ ]P +5(FeO) + 4(CaO)→(4CaO.P2O5) + 5[ ]Fe

Hằng số cân bằng của phản ứng trên là:

KP= A*(4CaO.P2O5)*A5Fe/(A2P*A4CaO*A5FeO)

Nếu trong xỉ có SiO2 tự do tồn tại ,thì sự kết hợp bền chắc của CaO và P2O5 bị phá hủy theo phương trình:

(CaO)4.P2O5 +2SiO2 →2(CaO)SiO2 +P2O5

Vì vậy điều kiện cần thiết để khử P là số lượng CaO trong xỉ phải đủ để hình thành (CaO)4P2O5,(CaO)SiO2,CaO.Fe2O3…

Qua nghiên cứu về sự cân bằng của phản ứng khử P,người ta đã rút ra kết luận xỉ có độ bazo và tính oxy hóa cao,có khả năng khử P lớn nhất .Vai trò của FeO trong xỉ là rất quan trọng ,nếu không có FeO trong xỉ ,ví dụ thời kỳ giai đoạn hoàn nguyên của lò điện thì hàm lượng FeO trong xỉ là thấp nhất,mặc dù trong xỉ lượng CaO rất cao nhưng vẫn không thể khử được P .

Do phản ứng khử P là phản ứng phát nhiệt ,vì vậy khi nhiệt độ trong lò cao không thuận lợi cho quá trình khử P.

Hinh 5: Quan hệ chỉ giữa chỉ số khử P và nhiệt độ

Từ hình vẽ ta thấy ,khi nhiệt độ giảm 1000C với độ bazo thấp cũng có thể đạt mức độ khử P tương tự .Nhưng ảnh hưởng của nhiệt độ không mạnh bằng của (FeO),(CaO),mặc dù vậy qua nghiên cứu ở nhiệt độ làm tăng quá trình hòa tan vôi trong xỉ làm cho tính chảy loảng của xỉ và sự tiếp xúc của xỉ và kim loại lỏng trở nên tốt ,sẽ có lợi cho phản ứng khử P. Cho nên khi nhiệt độ quá thấp cũng không có lợi cho phản ứng khử .

Tóm lại điều kiện để khử P là :

_Xỉ có độ kiềm cao,hàm lượng FeO cao (xỉ có tính oxy hóa).

_Nhiệt độ lò và nhiệt độ kim loại lỏng tương đối thấp (nhưng không được thấp quá).

_Trong quá trình luyện thép thông thường,ở giai đoạn vừa nấu chảy xong là phù hợp cho việc khử P nhất bởi vì khi đó nhiệt độ kim loại lỏng còn thấp ,FeO trong xỉ cao ,nếu kết hợp với điều kiện tạo xỉ trước thì việc khử P rất thuận lợi .

_Bể lò được khuấy đảo, sôi sục xỉ phải loãng.

_Lượng xỉ phải nhiều nhằm giảm hàm lượng (CaO)4P2O5 trong xỉ.

Khi đã khử P đạt mác thép yêu cầu cần phải tháo hết xỉ để tránh hiện tượng P hoàn nguyên trở lại theo phản ứng trên.

Qúa trình khử S

Trong quá trình luyện thép,việc khử S chủ thông yếu thông qua xỉ,muốn khử S cần phải chuyển nó thành những sunfua không hòa tan vào trong kim loại.

Qua nghiên cứu người ta thấy rằng CaS hầu như không hòa tan vào trong kim loại lỏng ,MnS ít hòa tan hơn còn FeS thì có độ hòa tan lớn trong thép .Do đó việc chuyển FeS thành MnS trong kim loại và CaS trong xỉ thì S sẽ được chuyển qua xỉ và khử đi.

Phản ứng tạo thành MnS trong kim loại là: [FeS]+ [Mn] → [MnS]+[ ]Fe

Khi trong xỉ có CaO thì trên bề mặt giữa xỉ và kim loại lỏng sẽ có phản ứng sau: [MnS]+(CaO)→(CaS)+(MnO)

[FeS] +(CaO)→(CaS)+(FeO)

Trong giai đoạn oxy hóa ,phản ứng khử S không đáng kể vì môi trường oxy hóa cao,hơn nữa thành phần kim loại lúc này chưa đúng quy chuẩn, còn giai đoạn hoàn nguyên là giai đoạn khử S tốt nhất bởi vì: lượng ôxy trong kim loại rất ít (sau khi khử ôxy). Đặc biệt ở lò điện không thể dùng ôxy để khử S như trong lò thổi, mà trái lại, nếu trong kim loại lỏng còn dư nhiều ôxy thì không thể khử triệt để S được .Môi trường bây giờ là môi trường hoàn nguyên, có nghĩa là bức xạ nhiệt rất lớn và phản xạ cũng vậy ,làm cho kim loại có nhiệt độ cao ,đồng đều và đặc biệt hoạt tính của kim loại và xỉ lỏng rất cao tọa điều kiện thuận lợi cho quá trình khử S.

Điều kiện khử S là:

_Xỉ phải có độ kiềm cao.

_Nhiệt độ cao để tao xỉ loảng và có độ kiềm cao,đồng thời phản ứng cháy cacbon tiến hành mãnh liệt nhằm giảm hàm lượng (FeO) và tăng độ khuấy trộn nhò (CO) sinh ra.

_Bể kim loại phải sôi mạnh để tăng bề mặt tiếp xúc giữa xỉ và kim loại . _Lượng xỉ lớn để giảm nồng độ CaS trong xỉ ,thuận tiện cho việc khử S. Tóm lại, việc khử S ra khỏi thép lỏng phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: Tính chất khử của kim loại và xỉ,độ bazo của xỉ,lượng cacbon và silic trong kim loại ,tỉ lệ xỉ ,nhiệt độ ,đảo trộn kim loại và xỉ,giữ kim loại ở dưới xỉ hoàn nguyên, hàm lượng S trong vôi và các chất tạo xỉ khác .

Qúa trình khử O

Mục đích khử ôxy trong thép là khử bớt lượng ôxy quá nhiều trong thép dùng một chất ( nguyên tố) có ái lực hóa học mạnh với ôxi lớn hơn ái lực của Fe với ôxy để giảm thấp lượng ôxy hòa tan trong thép .Vì vậy điều kiện của các sản phẩm của các phản ứng khử ôxy là:không được hòa tan trong thép lỏng , tạo ôxyt hoặc các hợp chất nhẹ hơn thép lỏng và có thể nổi trên dễ dàng lên bề mặt xỉ .Từ điều kiện như vậy trong thực tế sản xuất hiện nay thường có các phương pháp khử ôxy sau:

_Khử khuếch tán _Khử chân không a/ Phương pháp khử lắng

Qúa trình tiến hành được chia làm hai giai đoạn :

Nguyên tố khử ôxy hoàn nguyên ôxy hòa tan trong thép lỏng tạo ra những ôxyt không hòa tan trong thép lỏng .Sau đó khử những ôxyt sinh ra trong thép .

 Sự khử ôxy của một nguyên tố thường dùng :

_Sự khử ôxy của Mn

Mn là thuốc thử được dùng nhiều nhất ,Mn có khả năng khử ôxy khá yếu Phản ứng khử ôxy của Mn :

[Mn]+(FeO)→(MnO)+[ ]Fe

_Đặc điểm khử ôxy của Mn :

Khả năng khử ôxy của Mn thay đổi theo nhiệt độ . Nhiệt độ càng cao khả năng khử ôxy càng nhiều .

Trong phương pháp luyện thép tạo xỉ bazo, Mn có khả năng khử yếu hơn trong phương pháp tạo xỉ axit.

Sản vật (MnO) có thể kết hợp với các oxit khác thành những hợp chất có dung điểm thấp có lợi cho việc khử bỏ chúng ra khỏi thép. Khi Mn tồn tại đồng thời với các nguyên tố khử ôxy khác , nó có thể làm tăng khả năng khử ôxy của các nguyên tố đó.

Thuốc khử ôxy Mn thường dùng ở dạng FeMn có hàm lượng Mn khác nhau _Sự khử ôxy của Si

Phản ứng khử ôxy của Si: [ ]Si +2[ ]O →SiO2

LgkSi = -32100/T +12.32

Si là nguyên tố có khả năng khử ôxy tương đối mạnh ở nhiệt độ càng thấp, khả năng khử ôxy của Si càng cao, khả năng khử ôxy của Si trong xỉ bazo khá mạnh. Sản vật khử ôxy của Si là SiO2 khó hòa tan ,khó loại trừ ra khỏi thép lỏng .

Thuốc khử ôxy là Si thường được dùng dưới dạng FeSi có hàm lượng Si khác nhau ,hoặc là các Silico.

_Sự khử ôxy của Al

Al là nguyên tố khử ôxy rất mạnh. Để đạt được mục đích khử ôxy hoàn toàn ,phải dùng nhôm để khử.

Phản ứng khử oxy của nhôm: 2[ ]Al +3[ ]O →Al2O3

_Qúa trình hình thành và điều kiện khứ sản phẩm của phản ứng khử oxy

Nhiệm vụ khử oxy không chỉ khử bỏ oxy hòa tan trong thép mà còn phải khử bỏ tạp chất oxit, sản phẩm khử oxy ra khỏi thép lỏng.

_Điều kiện thuận lợi để tạp chất dễ nổi lên trên thép lỏng:

 Tỷ trọng càng nhỏ tạp chất càng dễ nổi lên trên _Xỉ phải loãng

_Tần số và cường độ va chạm giữa các hạt càng mạnh càng tốt

_Tìm cách hạ thấp dung điểm của các tạp chất oxit bằng cách dùng nhiều thuốc thử khác nhau , kết hợp cả thuốc thử tính axit và thuốc khử tính bazo.

b/Phương pháp khử oxy khuếch tán

Căn cứ vào định luật phân phối ,FeO trong thép và xỉ có một tỷ lệ nhất định LFeO=[FeO]/(FeO)

Nên ta giảm thấp lượng (FeO),vì LFeO=hằng số ,vậy nên ,[FeO] cũng giảm theo. Vì [FeO] được giảm bằng phương pháp khuếch tán nên gọi phương pháp khử oxy này là phương pháp khử oxy khuếch tán .

Tiến hành :cào bỏ xỉ củ,tạo xỉ mới,sau đó cho hỗn hợp khử oxy dạng bột lên mặt xỉ lỏng .Thành phần của chất hỗn hợp thường dùng là vật liệu có chứa C như than cốc ,than gỗ hoặc graphit.Điều kiện tất yếu của phương pháp khử oxy khuếch tán là phải hết sức khống chế cho môi trường khí trong lò là môi trường hoàn nguyên để các thành phần trong hỗn hợp không bị cháy tổn nhiều.

 Ưu điểm của phương pháp này là có thể thu được thép chứa tạp chất phi kim thấp vì quá trình khử oxy tiến hành trên bề mặt xỉ,sản vật khử oxy còn lại trong thép tự nhiên giảm bớt.

 Khuyết điểm của phương pháp này là thời gian khử oxy quá dài năng suất của thiết bị thấp .Để loại bỏ khuyết điểm này , có thể dùng phương pháp khử oxy bằng xỉ tổng hợp . Phương pháp này tiến hành như sau: Tạo trước một loại xỉ chứa FeO thấp trong một thiết bị khác ,chứa vào một thùng rót thép ,sau đó đổ thép lỏng chưa khử oxy vào thùng rót thép với tốc độ cao ,làm cho xỉ và thép khuấy trộn mãnh liệt .Lợi dụng sự tăng bề mặt tiếp xúc giữa xỉ và kim loại để tăng tốc độ quá trinh khử oxy .

c/Phương pháp khử oxy chân không

Muốn cải thiện một cách căn bản chất lượng thép thì phải dùng phương pháp khử oxy chân không .Vì các phương pháp khử oxy khác hầu như không có khả năng hoàn toàn khử tạp chất ra khỏi thép .Mặc dù trong quá trình nấu luyện sản vật khử oxy có thể được khử bỏ hoàn toàn khỏi kim loại lỏng nhưng việc sinh ra những oxit mới vẫn không tránh được .Đó là vì phản ứng khử oxy thuộc loại phản ứng phát nhiệt cho nên quá trình rót thép và đúc ,cân bằng vẫn di chuyển về phía hình thành sản vật của phản ứng.

Phương pháp khử oxy chân không dùng cacbon làm thuốc khử oxy: [ ]C +[ ]O X →COX

K=PCO/([%C]*[%O]X)

Ở mỗi nhiệt độ ,K có giá trị nhất định .Khi giảm PCO thì tích [%C]*[%O]X cũng giảm .Vì vậy ưng dụng chân không trở thành một thủ đoạn để nâng cao khả năng khử oxy của cacbon.

Việc sử lý thép lỏng trong chân không được sử dụng rộng rải trong các nước phát triển.Sử dụng chân không sử lý thép lóng sẽ được thỏi thép có thành phần đồng đều, cấu tạo mịn chắc.Đây là một hướng kỷ thuật mới nâng cao chất lượng thép

THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ ỨNG DỤNG

1.Thành phần hóa học : 65Mn là 1 trong nhưng loại thép đàn hồi có thành phần hóa học như sau :

Mác Thép Thành phần các nguyên tố (%).

C Mn Si Cr Khác

C70 0,67-0,75 0,5-0,8 0,17-0,37 <0,25

60Si2 0,57-0,65 0,6-0,9 1,5-2 -

60SiMn 0,55-0,65 0,8-1,0 1,3-1,8 -

50CrV 0,46-0,54 0,5-0,8 0,17-0,37 0,8-1,1 0,1-0,2V

60Si2CrA 0,56-0,64 0,5-0,8 1,4-1,8 0,7-1,0

60Si2Ni2A 0,56-0,64 0,5-0,8 1,4-1,8 - 1,4-1,7Ni

Là thép đàn hồi có lượng cacbon tương đối cao ,sau tôi và ram trung bình nhận tổ chức trôstit ram có giới hạn đàn hồi cao ,dùng chế tạo các lò xo ,nhíp

_Hàm lượng cacbon :Các chi tiết đàn hồi làm việc dưới tác dụng của tải trọng tỉnh và va đập yêu cầu không biến dạng dẻo.Muốn vậy cacbon không quá thấp ,quá cao (để tránh phá hủy giòn).Lượng cacbon thích hợp 0.5-0.7%.

_Các nguyên tố hợp kim:Nguyên tố hợp kim chủ yếu trong thép đàn hồi là Mn và Si với hàm lượng 1-2% và chúng nâng cao tính đàn hồi cho thép .Ngoài ra còn cho thêm các nguyên tố Cr,Ni để nâng cao độ thấm tôi và ổn định tính đàn hồi. Dạng cung cấp của thép đàn hồi là tấm ,lá ,dây.

2.Ưng dụng:

σk(MPa) σ0,2 (MPa) δ(%) HRB

1300-1500 1200-1300 5 38÷48

Là loại thép đàn hồi dùng làm các lò xo thường.Chúng được cán ,kéo thành các bán thành phẩm tiết diện nhỏ và được cung cấp ở trạng thái đã qua nhiệt luyện (tôi +ram trung bình).khi sử dụng cuốn nguội thành lò xo ,sau đó ủ thấp (250-350C) để khử ứng suất.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-Đồ án môn học lò cảm ứng trung tần (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)