Đánh giá hoạt động quảng bá sản phẩm của khách sạn asia huế

113 157 0
Đánh giá hoạt động quảng bá sản phẩm của khách sạn asia huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Khách du lịch là yếu tố cơ bản và quan trọng trong quá trình cung cấp sản phẩm dịch vụ của khách sạn Asia Huế. Để nắm rõ tình hình về lượng khách đến, khách sạn cần nghiên cứu về cơ cấu nguồn khách để lựa chọn được thị trường mục tiêu và đưa ra chính sách thu hút một cách chính xác, hợp lý. Cơ câu khách theo quốc tịch được thể hiện qua Bảng 2.3.

  • ĐVT: Người

  • Trong tổng lượt khách đến khách sạn, khách Châu Á luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó là khách Châu Âu, New Zealand, Châu Úc, Anh. Và cuối cùng là thị trường Mỹ, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu nguồn khách. Ta có một số nhận xét với từng thị trường như sau:

  • Thị trường khách châu Á:

  • Là thị trường khách chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn khách. Năm 2016 tổng lượt khách đã tăng khá mạnh (khoảng 27,6%) so với 2015. Số liệu trên đã cho thấy rằng: Thị trường khách này đang có xu hướng đi du lịch nhiều. trở thành thị trường khách chính của du lịch Thừa Thiên Huế nói chung và các khách sạn ở Huế nói riêng.

  • Trong giai đoạn 2015-2017, ta thấy khách Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn nhất và là thị trường khách chủ yếu trong thị trường châu Á. Tốc độ tăng trưởng về lượng khách Việt tăng qua các năm. Đặc biệt, vào năm 2016 lượng khách Việt Nam tăng mạnh (37,8%) so với năm 2015 do năm 2016 là năm diễn ra Festival Huế, thu hút một lượng lớn khách nội địa đến Huế, và lưu trú tại khách sạn Asia Huế.

  • Thị trường khách Trung Quốc có sự biến động mạnh: năm 2016, lượng khách Trung tăng mạnh đến 103,9% đã cho thấy sự hồi phục về thị trường khách Trung tại Huế cũng như Asia. Các thị trường khách Nhật, Nga, Thái có xu hướng tăng mạnh, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong thị trường khách châu Á.

  • Thị trường khách châu Âu

  • Thị trường này chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng nguồn khách (35,2%, 2016). Thị trường khách này có khả năng chi trả cao, là những người có kinh nghiệm du lịch và đòi hỏi về chất lượng dịch vụ. Trong đó, lượng khách Pháp chiếm tỷ trọng cao nhất, với khoảng 36%. Điều này được lý giải bởi: Khách Pháp có xu hướng thích du lịch văn hóa, Huế lại là thành phố phát triển mạnh loại hình du lịch này. Khách Pháp đến Huế không chỉ đi du lịch mà còn muốn tìm hiểu về văn hóa Huế. Trong khi đó, thị trường khách Ý lại giảm mạnh khoảng 30% (năm 2016) và sau đó có xu hướng tăng 35,9% (năm 2017).

  • Thị trường khách New Zealand:

  • Là một trong những thị trường khách quan trọng của khách sạn, đứng thứ ba sau thị trường khách châu Á và Âu. Năm 2016, thị trường khách tăng 28,1% nhưng lại giảm 6,2% năm 2017.

  • Thị trường khách châu Úc, châu Mỹ và khách Anh:

  • Đây là những thị trường khách chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn khách quốc tế và là thị trường tiềm năng của khách sạn. Qua ba năm, thị trường khách có xu hướng tăng lên. Điều này đã cho thấy, mặc dù là thị trường đầy tiềm năng, tuy nhiên mức độ tăng trưởng khách đến khách sạn vẫn không đáng kể.

  • Kết luận:

  • Thị trường khách hàng mục tiêu của khách sạn là khách châu Âu và khách New Zealand, trong đó, chủ yếu là thị trường khách Pháp. Điều này giải thích bởi: Hai thị trường này có nền kinh tế rất phát triển, nhu cầu du lịch của khách cao, khả năng thanh toán cao và đòi hỏi khắt khe về chất lượng dịch vụ.

  • Thị trường khách châu Á đang phát triển mạnh, đặc biệt là khách Việt Nam.

  • Như vậy, với tiêu chuẩn của một khách sạn 4 sao như Asia Huế thì khách sạn cần có những chiến lược hợp lý để thu hút ngày càng nhiều lượng khách đến, cũng như cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan