Môn hình học là môn học mang tính tư duy cao nên giáo viên cần giúp học sinh lĩnh hội được nhiều kiến thức từ đó các em có niềm say mê. Tuy nhiên trong thực tế việc dạy học để nâng cao chất lượng môn Hình học không thể dễ dàng. Giáo viên kết hợp hài hòa với học sinh để các em xác định được việc học là cần thiết Phần lớn học sinh trong nhà trường là con em nông thôn điều kiện kinh tế khó khăn nên việc dành thời gian học tập chưa cao. Sự quan tâm kèm cặp con cái của một số phụ huynh còn buông lỏng,một số em chưa có ý thức học tập dẫn đến các em chưa yêu thích môn Hình học. Là giáo viên lâu năm trong quá trình giảng dạy tôi luôn học hỏi đồng nghiệp và tìm các phương pháp thích hợp để giúp các em yêu thích và học tốt môn Hình học . 2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 2.2.1 Thực trạng : Lý do cơ bản mà giáo viên còn băn khoăn, đó chính là lựa chọn phương pháp nào, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học nào để học sinh tiếp thu kiến thức cơ bản tốt nhất từ đó giúp học sinh vận dụng vào giải các bài tập. Việc hướng dẫn học sinh chứng minh một số bài toán khó, mang tính tổng quát đôi lúc còn mang tính chất gượng ép, nếu giáo viên không hướng dẫn cho học sinh cách chứng minh, suy luận logic, thì việc giải bài toán đối với học sinh gặp rất nhiều khó khăn . Vì là kiến thức khó nên các em tiếp thu kiến thức một cách thụ động, chưa thực sự làm chủ được kiến thức. Điều quan trọng là các em chưa nắm vững kiến thức cơ bản, còn hiểu lơ mơ về định nghĩa, định lý. Đặc biệt là các em còn bỡ ngỡ khi giải bài tập. Đối với học sinh thì việc giải toán là hoạt động chủ yếu của việc học tập môn toán. Việc “tư duy, suy luận logic để giải một bài toán chứng minh’’ biểu thị các đại lượng chưa biết qua các đại lượng đã biết, các em nắm rất lơ mơ. Do vậy khi đứng trước một bài toán khó, các em rất lúng túng, chưa định hướng được việc giải bài toán như thế nào. Coi việc học toán, giải toán là gánh nặng. 2.2.2 Kết quả của thực trạng trên: Trong thực tế cho chúng ta thấy hình học là một bộ môn khó đối với nhiều học sinh, nhưng nếu như chúng ta biết cách hướng dẫn học sinh giải một bài toán chứng minh hình học thì ắt hẳn tư tưởng trên sẽ không còn nữa. Thực tế cho thấy để thực hiện được điều này thì phải phân loại học sinh (Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém). Tuỳ vào từng đối tượng học sinh mà chúng ta áp dụng với phương pháp thích hợp . Ngay từ đầu năm, tôi được nhà trường phân công dạy bộ môn toán lớp 8. Qua tìm hiểu tôi biết, có nhiều học sinh còn mải chơi, chưa chú ý, tự giác học tập đây là một lớp có nhiều học sinh xếp loại trung bình, yếu kém về bộ môn toán. Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng môn hình học ở lớp 8