NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA CHẤT DẪN DỤ FL20 LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA CÁ RÔ ĐỒNG Anabas testudineus Bloch, 1792 Thực hiện bởi LÊ NGUYỄN KIM NGÂN Khóa luận được đệ t
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA CHẤT DẪN DỤ FL20 LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA
CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus Bloch, 1792)
Họ và tên sinh viên : LÊ NGUYỄN KIM NGÂN Ngành : NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Niên khóa : 2005 – 2009
Tháng 09/2009
Trang 2NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA CHẤT DẪN DỤ FL20 LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA CÁ RÔ ĐỒNG
(Anabas testudineus Bloch, 1792)
Thực hiện bởi
LÊ NGUYỄN KIM NGÂN
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư Nuôi trồng Thủy sản
Giáo viên hướng dẫn:
PGS TS Lê Thanh Hùng
Th S Ong Mộc Quý
Tháng 9 năm 2009
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Để đạt được kết quả hôm nay, chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ba, Mẹ và gia đình đã hỗ trợ cho chúng tôi về vật chất và tinh thần để hoàn thành tốt đề tài này
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Thủy Sản đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho chúng tôi trong suốt khóa học
Đặc biệt, với lòng biết ơn sâu sắc xin gửi đến thầy Lê Thanh Hùng, thầy Ong Mộc Quý đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài
Đồng thời, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh em Trại Thực Nghiệm Khoa Thủy Sản đã giúp đỡ, tạo điều kiện để chúng tôi thực hiện tốt đề tài này
Chân thành cảm ơn quý công ty Aquativ đã hỗ trợ kinh phí cho chúng tôi thực hiện đề tài này
Chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp NT31, NY31 đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên luận văn khó tránh khỏi những sai sót Chúng tôi rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn sinh viên để luận văn được hoàn chỉnh hơn
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu tác dụng của chất dẫn dụ FL20 lên sự tăng trưởng và hiệu
quả sử dụng thức ăn của cá rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1792)” được tiến hành
tại Trại Thực Nghiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM từ tháng 03/2009 đến tháng 06/2009
Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lập lại ba lần, các nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên
Nghiệm thức 1 (NT1): thức ăn chứa 15% bột cá
Nghiệm thức 2 (NT2): thức ăn chứa 5% bột cá
Nghiệm thức 3 (NT3): thức ăn chứa 0% bột cá
Nghiệm thức 4 (NT4): thức ăn chứa 15% bột cá + 1% chất dẫn dụ FL20
Nghiệm thức 5 (NT5): thức ăn chứa 5% bột cá + 1% chất dẫn dụ FL20
Nghiệm thức 6 (NT6): thức ăn chứa 0% bột cá + 1% chất dẫn dụ FL20
Kết quả thu được:
Tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức thí nghiệm không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05)
Tăng trưởng của cá ở các nghiệm thức thí nghiệm không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05)
Hiệu quả sử dụng thức ăn ở các nghiệm thức thí nghiệm không có sự sai khác
có ý nghĩa về mặt thống kê (p > 0,05)
Dựa trên những kết quả thu được, có thể kết luận việc bổ sung chất dẫn dụ FL20 không có ảnh hưởng đến tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá rô đồng
Trang 5MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG TRANG TỰA i LỜI CẢM TẠ ii TÓM TẮT iii MỤC LỤC iv DANH SÁCH CÁC BẢNG vi
Chương 1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt Vấn Đề 1
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một Số Đặc Điểm Sinh Học Cá Rô Đồng 3
2.1.1 Vị trí phân loại 3
2.1.2 Phân bố 3
2.1.4 Tập tính sống 4
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng 4
2.1.6 Đặc điểm sinh trưởng 5
2.1.7 Đặc điểm sinh sản 5
2.2 Tìm Hiểu Sơ Lược Về Chất Dẫn Dụ 5
2.2.1 Tập tính tìm mồi và ăn mồi của động vật thủy sản 5
2.2.2 Vai trò của chất dẫn dụ 6
2.2.3 Một số chất có hoạt tính dẫn dụ 6
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Nghiên Cứu 8
3.2 Vật Liệu Nghiên Cứu 8
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu 8
3.2.2 Vật liệu nghiên cứu 8
3.2.3 Hệ thống giai dùng trong thí nghiệm 9
Trang 63.3 Phương Pháp Nghiên Cứu 10
3.3.1 Thức ăn 10 3.3.2 Bố trí thí nghiệm 11
3.3.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng nước và
phương pháp thu thập số liệu 11
3.3.3.1 Các chỉ tiêu chất lượng nước cần theo dõi 11
3.3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu 12
3.3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi cá thí nghiệm 12
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Các Thông Số Môi Trường Của Thí Nghiệm 14
4.1.1 Nhiệt độ 14
4.2 Thành Phần Sinh Hóa Của Ba Công Thức Thức Ăn 17
4.3 Tỷ Lệ Sống Và Tăng Trưởng Của Cá Thí Nghiệm 18
4.3.1 Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm 18
4.3.2 Tăng trưởng của cá thí nghiệm 19
4.4 Sự Phân Đàn Của Cá Thí Nghiệm 21
4.5 Hiệu Quả Sử Dụng Thức Ăn Của Cá Thí Nghiệm 23
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết Luận 25 5.2 Đề Nghị 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
PHỤ LỤC 29
Trang 7DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Ba công thức thức ăn dùng trong thí nghiệm 10
Bảng 4.1 Thành phần sinh hóa của ba công thức thức ăn 18
Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm 18 Bảng 4.3 Tăng trưởng của cá thí nghiệm 20 Bảng 4.4 Hệ số biến động của cá thí nghiệm 22 Bảng 4.5 Hệ số biến đổi thức ăn và lượng ăn tuyệt đối của cá thí nghiệm 23
Trang 8DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Hình dạng ngoài cá rô đồng 3 Hình 3.1 Cá rô đồng thí nghiệm 8 Hình 3.2 Chất dẫn dụ dạng bột và dạng lỏng (Nguồn: Aquativ) 9
Hình 3.3 Hệ thống giai thí nghiệm 9 Hình 4.1 Cá rô đồng cuối thí nghiệm 22
Đồ thị 4.1 Biến động của nhiệt độ nước trong quá trình thí nghiệm 14
Đồ thị 4.2 Biến động của hàm lượng oxygen hòa tan trong quá trình thí nghiệm 15
Đồ thị 4.3 Biến động của pH trong quá trình thí nghiệm 16
Đồ thị 4.4 Biến động của hàm lượng NH3 – N trong quá trình thí nghiệm 17
Đồ thị 4.5 Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm 19
Đồ thị 4.6 Tăng trưởng của cá thí nghiệm 20
Đồ thị 4.7 Hệ số biến đổi thức ăn của cá thí nghiệm 23
Đồ thị 4.8 Lượng ăn tuyệt đối của cá thí nghiệm 24
Trang 9Chương 1
GIỚI THIỆU 1.1 Đặt Vấn Đề
Cùng với sự phát triển không ngừng về dân số, nhu cầu thực phẩm của con người cũng ngày càng tăng cao, nhất là những sản phẩm ít mỡ Thịt cá là nguồn thực phẩm giàu protein, ít cholesterol được mọi người ưa chuộng nên đã dần thay thế cho các loại thịt gia súc và gia cầm Bên cạnh đó, nguồn cá tự nhiên ngày càng cạn kiệt dẫn đến nghề nuôi cá phát triển mạnh, diện tích nuôi được mở rộng hơn
Cá rô đồng là loài cá có thịt ngon, có giá trị thương phẩm cao được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng Theo thời gian, lượng cá rô đồng đã giảm đáng kể dưới tác động của môi trường đặc biệt là quá trình khai thác của con người Hiện nay, cá rô đồng là một trong những đối tượng thủy sản quan trọng đã và đang được nuôi phổ biến ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, gần đây đang phát triển nhiều ở vùng Đông Nam Bộ Bột cá là nguồn cung cấp protein tốt nhất nhưng số lượng cá biển khai thác gần như bão hòa, trong khi nhu cầu bột cá cho cá nuôi và thủy sản ngày một tăng Do giá bột cá ngày càng tăng, việc tìm một nguồn protein giá trị khác được nhiều nhà dinh dưỡng học và người chăn nuôi quan tâm (Lê Thanh Hùng, 2008)
Tuy nhiên, việc thay thế bột cá bằng các protein thực vật (bánh dầu đậu nành, bánh dầu đậu phộng,…) và phối hợp với một tỷ lệ các protein động vật khác (bột phế phẩm gia cầm, bột xương thịt,…) trong thức ăn đã dẫn đến cá giảm ăn, ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá nuôi Như một điều tất yếu, chất dẫn dụ đã được sử dụng để khuyến khích tôm, cá tăng lượng thức ăn tiêu thụ và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn
Xuất phát từ thực tế trên, được sự phân công của Khoa Thủy Sản trường Đại học Nông Lâm Tp HCM, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác dụng của chất dẫn dụ
FL20 lên sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá rô đồng (Anabas
testudineus Bloch, 1792)”
Trang 101.2 Mục Tiêu Đề Tài
Xác định ảnh hưởng của chất dẫn dụ FL20 trong thức ăn lên tốc độ tăng trưởng
và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá rô đồng
Trang 11Loài: Anabas testudineus Bloch, 1792
Tên tiếng Việt: Cá rô đồng
Tên tiếng Anh: Climbing perch
Hình 2.1 Hình dạng ngoài cá rô đồng 2.1.2 Phân bố
Cá rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1792) là loài cá sống trong môi trường
nước ngọt ở vùng nhiệt đới Cá hiện diện trong các thủy vực như ao đìa, đầm lầy, mương vườn và ruộng lúa ở Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993)
Trang 122.1.3 Đặc điểm hình thái
Cá rô đồng có màu xám đen mờ dần từ lưng xuống bụng, đầu hơi rộng, thân dạng thuôn có vẩy lược, nắp mang có răng cưa, vây lưng và vây hậu môn dài có gai cứng, thùy đuôi tròn (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993)
Khi cá còn ở giai đoạn nhỏ, trên thân có sọc ngang đậm, cuống đuôi và mép mang có chấm đen, khi lớn sọc ngang và chấm đen mờ dần (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993)
2.1.4 Tập tính sống
Khả năng thích nghi với môi trường sống đối với cá rô đồng rất tốt, đặc biệt cá
có thể hô hấp bằng khí trời nhờ cơ quan hô hấp phụ (mê lộ), cá có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện môi trường bất lợi ở ngoài tự nhiên (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Nguyễn Đình Diễm Chi, 1997)
Cá còn nhỏ sống bầy đàn, khi lớn sống đơn độc Cá sống chủ yếu ở tầng giữa, vùng nước tù đọng Điều kiện chất lượng nước: nhiệt độ 22 – 360C (28 – 320C), pH 5 –
8 (5,5 – 7,5), DO 2 mg/L trở lên, độ mặn cao nhất 5 ppt (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993)
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá rô đồng là loài cá ăn tạp thiên về động vật, tính ăn rất ít thay đổi về thành phần thức ăn Cá ăn được nhiều loại thức ăn như tôm tép, cá con, trứng ếch, giáp xác, bèo, hạt lúa, mùn bã hữu cơ, thức ăn viên,… Mới nở, cá bột ăn phiêu sinh động vật và mùn bã hữu cơ (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993)
Miệng cá hơi hướng lên trên là biểu hiện cá ăn mồi đủ mọi tầng nước, thiên về mồi ở dạng lơ lững và di động trong tầng nước trên và tầng nước mặt (Nguyễn Đình Diễm Chi, 1997)
Cá rô đồng có khả năng bắt mồi liên tục và tiêu hóa thức ăn khá nhanh (Bùi Thị Châu, 1998)
Trang 132.1.6 Đặc điểm sinh trưởng
Cá rô đồng có tốc độ sinh trưởng chậm, cá cái lớn nhanh và có kích thước lớn hơn cá đực Cá nuôi thâm canh được cung cấp đầy đủ thức ăn, môi trường thuận lợi, sau 6 – 7 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng trung bình: con cái 80 – 120 g/con, con đực 50 – 80 g/con Năm đầu tiên đạt 9 – 10 cm, năm hai đạt 12 – 13 cm, con lớn nhất có thể đạt 300 – 400 g (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993)
Cá tăng trưởng mạnh từ 3,5 – 6,5 tháng tuổi Giai đoạn trước và từ sau 6 – 7 tháng tuổi, cá cái mang trứng nhưng vẫn tiếp tục tăng trọng tuy chậm, cá đực tăng trọng rất chậm, có con hầu như ngừng tăng trọng (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993)
2.1.7 Đặc điểm sinh sản
Cá rô đồng sinh sản tập trung vào tháng 4 – 7, cá đẻ vào lúc trời mưa to Cá đẻ trứng nổi, trứng hình bầu dục, có màu vàng cam Kích thước trứng là 0,7 mm (Nguyễn Đình Diễm Chi, 1997)
Mùa sinh sản tự nhiên của cá rô đồng là từ tháng 4 – 8 (tập trung vào mùa mưa tháng 6 – 7) Cá rô đồng thành thục sau 5 – 7 tháng tuổi tùy vào nhiệt độ môi trường
và chế độ dinh dưỡng Điều kiện sinh thái đẻ trứng trong tự nhiên tương đối khắc khe:
có mưa, nhiệt độ mát, có nước mới, giàu dinh dưỡng, mực nước cạn Vì thế khi nuôi trong ao, mặc dù cá cái đã có trứng nhưng trứng chỉ ở cuối giai đoạn III đang vào pha nghỉ chờ điều kiện sinh thái thuận lợi mới chín và rụng (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993)
Cá rô đồng thuộc loài đẻ trứng nổi hoàn toàn trên mặt nước Tuổi thành thục từ
8 – 10 tháng, thời gian tái thành thục 2 – 2,5 tháng Sức sinh sản thực tế từ 300.000 –
350.000 trứng/kg cá cái (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993)
2.2 Tìm Hiểu Sơ Lược Về Chất Dẫn Dụ
2.2.1 Tập tính tìm mồi và ăn mồi của động vật thủy sản
Tập tính tìm mồi và ăn mồi của động vật thủy sản do cơ quan vị giác và khứu giác điều khiển với những thụ thể hóa học phân bố ở râu, càng, môi,… Cơ quan vị giác đóng vai trò quan trọng hơn khứu giác trong tìm mồi và ăn mồi Khả năng khứu giác
Trang 14của tôm cá khác nhau tùy loài và nhạy hơn khứu giác của người 2.000 – 2.500 lần (www.ctu.edu.vn)
Tôm cá nhận biết thức ăn và cảm giác ngon ăn thông qua những thành phần hóa học hòa tan tác dụng lên các thụ thể hóa học Nhờ đó, cá tôm có thể phát hiện thức ăn
từ xa và đánh giá thức ăn (www.ctu.edu.vn)
Quá trình săn tìm và lấy thức ăn của tôm cá gồm ba bước sau: nhận biết sự hiện diện của thức ăn, định hướng và tìm đến chỗ có thức ăn, tiêu thụ và đánh giá thức ăn thông qua việc ăn nhiều hay ăn ít (www.ctu.edu.vn)
2.2.2 Vai trò của chất dẫn dụ
Một khẩu phần thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng vẫn không mang lại hiệu quả về tăng trưởng và kinh tế nếu không được tôm cá ăn hết Chất dẫn dụ hay kích thích ăn mồi đóng vai trò quan trọng trong việc tổ hợp khẩu phần, làm sao cho thức ăn chế biến hợp khẩu vị của từng giống loài một (Lê Thanh Hùng, 2008)
Thức ăn tự nhiên của tôm cá chứa chất dẫn dụ làm cho cá tôm đến ăn và ăn nhiều Thức ăn viên tổng hợp đặc biệt là thức ăn chứa nhiều nguyên liệu thực vật trên cạn không hấp dẫn cá Do đó, chất dẫn dụ được cho vào để tăng khả năng hấp dẫn của thức ăn (Lê Thanh Hùng, 2008)
Chất dẫn dụ cho tôm cá có thể chia ra 3 nhóm: hấp dẫn, thích ăn và kích thích
ăn mạnh “Dẫn dụ” cần tác động đến khả năng kích thích thông qua thị giác, khứu giác
và vị giác Chất dẫn dụ cơ bản cho cá và giáp xác thường là các chất có trọng lượng phân tử nhỏ, tan trong nước (peptides và acid amin) (www.ctu.edu.vn)
2.2.3 Một số chất có hoạt tính dẫn dụ
Các acid amin tự do hiện diện trong thức ăn Những chất này hiện diện phổ biến trong bột mực và bột nhuyễn thể cũng như các dung dịch được thủy phân từ sản phẩm biển như dung dịch thủy phân cá, dung dịch thủy phân tôm Chất dẫn dụ thiên nhiên này có thể chiếm từ 1 – 5% lượng thức ăn Betaine và glycine là hai acid amin tự do có tác dụng dẫn dụ mạnh nhất (Lê Thanh Hùng, 2008)
Các phân tử peptide trong quá trình thủy phân protein cũng có tính dẫn dụ tốt Thông thường, những dung dịch thủy phân cá và nhuyễn thể được bổ sung vào thức ăn
Trang 15để tăng tính dẫn dụ của thức ăn Tỷ lệ sử dụng trung bình 1 – 5%, thay đổi tùy theo đối tượng và nguồn nguyên liệu (Lê Thanh Hùng, 2008)
Các thành phần chất béo của thức ăn cũng có tác dụng dẫn dụ trên tôm cá Phospholipid và các dẫn xuất của chúng có tác dụng như chất dẫn dụ đối với cá tráp
đuôi đỏ và bào ngư (Haliotis sp.) Sử dụng dầu cá hay dầu gan mực đều dẫn dụ được
tôm sú (Lê Thanh Hùng, 2008)
Một số hợp chất nitơ có tính dẫn dụ như trimethylamine, taurine,… cũng như một số đường đơn có tính dẫn dụ tốt (Lê Thanh Hùng, 2008)
Tính chất chung của chất dẫn dụ: không bay hơi, có trọng lượng phân tử rất bé, hợp chất hữu cơ chứa nitơ, tan trong nước, ổn định ở nhiệt độ cao (www.ctu.edu.vn)
Chất dẫn dụ cho các loài cá thường là các amino acids (betaine, glycine,…), nucleotides (AMP,…), nucleosides (adenosine, ) hoặc bổ sung bột cá hay bột nhuyễn thể vào thức ăn cá để kích thích cá ăn nhiều hơn (www.ctu.edu.vn)
Chất dẫn dụ cho các loài tôm thường là peptides (bovine albumin,…), amino acids (betaine, glycine,…), Nucleotides (AMP,…), đường (Sucrose,…), sử dụng bột giáp xác và nhuyễn thể để kích thích tôm ăn mạnh hơn (www.ctu.edu.vn)
Trang 16Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Nghiên Cứu
Đề tài đã được thực hiện tại Trại Thực Nghiệm Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh từ ngày 30/03/2009 đến ngày 22/06/2009
3.2 Vật Liệu Nghiên Cứu
3.2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng dùng trong thí nghiệm là cá rô đồng có trọng lượng trung bình 3 g,
có nguồn gốc từ Tây Ninh Cá sau khi chuyển về được nuôi dưỡng trong ao một tuần cho thích nghi với điều kiện môi trường và ổn định sức khỏe Sau khi cá thích nghi tốt với điều kiện môi trường nước của trại, tiến hành tuyển chọn cá có chất lượng tốt, khỏe mạnh, bơi lội nhanh nhẹn, kích cỡ đồng đều để tiến hành bố trí thí nghiệm
Hình 3.1 Cá rô đồng thí nghiệm 3.2.2 Vật liệu nghiên cứu
Hệ thống giai thí nghiệm gồm 18 giai có kích thước 2 x 1 x 1,5 m
Máy trộn thức ăn
Cân điện tử (OHAUS)
Máy đo DO (HANNA Oxy – Check), máy đo pH (MP 103 EZDO)
Thau nhựa, vợt vớt cá
Trang 17Thí nghiệm được tiến hành trên hệ thống gồm 18 giai, mỗi giai thí nghiệm có kích thước 2 x 1 x 1,5 m Trước khi tiến hành bố trí thí nghiệm, các giai được kiểm tra cẩn thận, bên trong mỗi giai có may thêm một lớp lưới mịn (rộng khoảng 40 cm) để ngăn thức ăn không lọt ra ngoài Các giai thí nghiệm được bố trí trong ao đất thành ba hàng để tiện cho việc chăm sóc, cho ăn và kiểm tra cá Phía trên các giai được che lưới
gà để phòng tránh địch hại như chim, cò,…
Hình 3.3 Hệ thống giai thí nghiệm
Trang 183.3 Phương Pháp Nghiên Cứu
3.3.1 Thức ăn
Thí nghiệm gồm 3 công thức thức ăn được xây dựng trên cơ sở giảm dần tỷ lệ
bột cá từ 15% xuống 5%, 0% và thay thế bằng bột phế phẩm gia cầm và bột xương
thịt
Bảng 3.1 Ba công thức thức ăn dùng trong thí nghiệm
Nguyên liệu thức ăn Công thức 1
(15% bột cá)
Công thức 2 (5% bột cá)
Công thức 3 (0% bột cá)
Thức ăn thí nghiệm được làm 2 đợt Mỗi đợt cân 5 kg thức ăn cho vào máy
trộn, đong 60 mL chất dẫn dụ FL20 vào bình phun (trong đó có 10 mL chất dẫn dụ
được khấu hao do dính vào máy trộn và bình phun) Tiến hành phun chất dẫn dụ vào
thức ăn, đồng thời quay máy trộn giúp chất dẫn dụ bám đều vào thức ăn Sau đó, cho
thức ăn ra ngoài, để nguội, cho vào bao bảo quản tránh làm giảm chất lượng thức ăn
Trang 193.3.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí nhằm nghiên cứu tác dụng của chất dẫn dụ FL20 lên sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá rô đồng Thí nghiệm gồm 6 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lập lại ba lần, các nghiệm thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên
Trước khi bố trí thí nghiệm một tuần, chúng tôi tiến hành tẩy dọn ao bằng cách kéo cá tạp, bơm cạn ao, dọn cỏ bờ ao, bón vôi và phơi ao một ngày trước khi cấp nước vào ao Sau đó, hệ thống giai thí nghiệm được bố trí vào ao theo sơ đồ:
NT2.3 NT1.1 NT3.2 NT5.1 NT3.1 NT4.2 NT1.3 NT5.3 NT6.2 NT2.2 NT4.1 NT6.3 NT1.2 NT4.3 NT5.2 NT6.1 NT3.3 NT2.1 Khi tiến hành bố trí thí nghiệm, cá được cân đo trọng lượng và chiều dài ban đầu Sau đó, cá được bố trí ngẫu nhiên vào các giai, mỗi giai chứa 50 con, mỗi ngày cho ăn 2 lần vào lúc 8 giờ và lúc 16 giờ với lượng ăn tối đa Sau khi cho cá ăn 2 giờ, tiến hành vớt thức ăn thừa để tính toán lượng ăn của cá
3.3.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng nước và phương pháp thu thập số liệu
3.3.3.1 Các chỉ tiêu chất lượng nước cần theo dõi
Nhiệt độ nước, oxy hòa tan được đo 2 lần/ngày vào lúc 6 giờ 30 và 16 giờ 30 bằng máy đo HANNA Oxy – Check
pH được đo 2 lần/ngày vào lúc 6 giờ 30 và 16 giờ 30 bằng máy đo MP 103 EZDO
Mẫu nước ao được thu 2 lần/tuần vào buổi sáng thứ 2 và thứ 5 để xác định hàm lượng ammonia tổng số(mg/L) trong nước bằng phương pháp so màu
Trang 203.3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu
Kiểm tra sự tăng trưởng của cá: cân trọng lượng và đo chiều dài của cá trước khi tiến hành thí nghiệm Sau mỗi 4 tuần thí nghiệm, tiến hành cân trọng lượng tổng và đếm số lượng cá trong mỗi giai Khi thí nghiệm kết thúc, tiến hành bắt toàn bộ cá trong giai để cân trọng lượng, đếm số lượng cá để tính tỷ lệ sống
Cá được cho nhịn ăn một buổi trước khi tiến hành kiểm tra Trọng lượng cơ thể được đo bằng cân điện tử, chiều dài tổng đo từ miệng đến cuối vây đuôi bằng thước
3.3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi cá thí nghiệm
Tỉ lệ sống của cá sau thí nghiệm (%)
X = (Nt / No) x 100
Với: No: số lượng cá đầu thí nghiệm
Nt: số lượng cá sau thí nghiệm
Tốc độ tăng trưởng (WG – Weight Gain) (%)
WG = (Wt – Wo) / Wo x 100
Với: Wo: trọng lượng cá đầu thí nghiệm (g)
Wt: trọng lượng cá sau thí nghiệm (g)
Tăng trọng trung bình mỗi ngày (DWG – Day Weight Gain) (g/ngày)
DWG = (W2 – W1 ) / t
Với: W2: Trọng lượng cá trung bình khi kết thúc thí nghiệm (g)
W1: Trọng lượng cá trung bình khi bắt đầu thí nghiệm (g) t: Thời gian thí nghiệm (ngày)
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR – Specific growth rates) (%/ngày)
SGR = (LnW2 – LnW1) x 100 / t
Trang 21Hệ số biến động của trọng lượng cá cuối thí nghiệm (Cv – Coefficient of variation) (%)
Cv = S x 100/ Wtb
Với: S: độ lệch chuẩn
Wtb: trọng lượng trung bình cá thí nghiệm (g)
Hệ số biến đổi thức ăn (FCR – Food Conversion Ratio)
FCR = lượng thức ăn đã sử dụng/tăng trọng cá thí nghiệm
Lượng ăn tuyệt đối (FI – Feed Intake) (g/cá/ngày)
FI = tổng lượng ăn / tổng số cá / số ngày thí nghiệm
3.3.3.4 Phương pháp xử lý thống kê
Các số liệu trung bình được tính toán bằng phần mềm Excel Các dữ liệu về tăng trưởng (WG, DWG, SGR), hệ số biến đổi thức ăn (FCR), tỷ lệ sống được xử lý thống kê với chương trình SPSS for Windows (Statistical Package for Social Sciences) Sự khác nhau giữa trung bình các nghiệm thức được so sánh theo phương pháp Duncan với mức độ tin cậy 95%
Trang 224.1.1 Nhiệt độ
Cá là động vật biến nhiệt do đó nhiệt độ cơ thể sẽ thay đổi theo nhiệt độ của môi trường nước xung quanh Mỗi loài cá khác nhau sẽ có một khoảng nhiệt độ giới hạn và khoảng nhiệt độ thích hợp khác nhau
Đồ thị 4.1 Biến động của nhiệt độ nước trong quá trình thí nghiệm
Trong thời gian tiến hành thí nghiệm, thời tiết thay đổi nhiều, thời gian chiếu sáng dài ngắn khác nhau làm cho nhiệt độ nước trong ao dao động nhiều Nhiệt độ nước trong ao thấp nhất vào những ngày mưa, trời âm u (27,90C), cao nhất là 35,30C vào những ngày nắng gắt Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993),
Trang 23nhiệt độ nước thích hợp cho sự phát triển của cá rô đồng là 22 – 360C Như vậy, nhiệt
độ nước trong thí nghiệm này phù hợp với sự sống và phát triển của cá rô đồng
4.1.2 Hàm lượng oxygen hòa tan (DO)
Oxygen hòa tan là yếu tố quan trọng cho việc duy trì sự sống của cá Nhu cầu oxygen hòa tan của các loài cá khác nhau tùy thuộc vào giống loài, giai đoạn sống, hoạt động sống,… Ảnh hưởng của oxygen hòa tan còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như nhiệt độ, sự thích ứng của sinh vật
Đồ thị 4.2 Biến động của hàm lượng oxygen hòa tan trong quá trình thí nghiệm
Trong quá trình thí nghiệm, do nền đáy giàu dinh dưỡng nên tảo phát triển khá mạnh, đồng thời mật độ bố trí các thí nghiệm dày đặc làm cho hàm lượng oxy hòa tan vào buổi sáng trong ao khá thấp Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi đã tiến hành thay nước ao và lắp đặt hệ thống sục khí trong ao để đảm bảo DO luôn giữ ở mức không ảnh hưởng xấu đến sự sống của cá
Trong 12 tuần thí nghiệm, có những ngày DO xuống khá thấp 0,6 mg/L do trời
âm u và mưa vào chiều hôm trước, có ngày nắng gắt nên DO lên đến 15,1 mg/L Tuy nhiên, nhờ cá rô đồng có cơ quan hô hấp phụ nên nhìn chung hàm lượng DO trong ao vẫn đảm bảo cho sự sống và phát triển của cá thí nghiệm Do đó, có thể kết luận DO trong thí nghiệm không ảnh hưởng lớn đến kết quả thí nghiệm
Trang 244.1.3 pH
Ảnh hưởng mang tính chất sinh lý của pH đối với cá nuôi là duy trì sự cân bằng
pH của máu trong cơ thể Mỗi loài cá khác nhau sẽ có một khoảng pH thích hợp khác nhau Khi pH tăng cao hay giảm thấp đều ảnh hưởng đến cá nuôi Khi pH trong ao thấp có thể gây nên hiện tượng thiếu CO2 cho tảo quang hợp Ngược lại, pH cao sẽ làm tăng lượng NH3 trong ao gây hại cho sức khỏe tôm cá
Đồ thị 4.3 Biến động của pH trong quá trình thí nghiệm
Trong suốt thời gian thí nghiệm, pH trong ao vào buổi sáng dao động trong khoảng từ 6,10 – 7,60, vào buổi chiều từ 6,00 – 8,50, có những ngày pH xuống 5,40 (buổi sáng) và lên tới 9,13 (buổi chiều) Theo Nguyễn Đình Diễm Chi (1997), cá rô đồng sống được trong môi trường có độ pH dao động từ 4,00 – 9,50 Vì vậy, có thể kết luận pH có ảnh hưởng không đáng kể đến kết quả thí nghiệm
4.1.4 Hàm lượng NH 3 – N
Hàm lượng NH3 – N gây chết cho cá phụ thuộc vào từng loài cá và điều kiện
môi trường Đồng thời, hàm lượng NH3 – Ncao hay thấp đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cá Theo Nguyễn Phú Hòa (2000), nồng độ NH3 – N thích hợp
trong môi trường nuôi cá nước ngọt là nhỏ hơn 0,1 mg/L
Trang 25-0.05
0 0.05
Đồ thị 4.4 Biến động của hàm lượng NH3 – N trong quá trình thí nghiệm
Trong quá trình thí nghiệm, hàm lượng NH3 – N dao động từ 0 – 0,01 mg/L
Trong giai đoạn đầu thí nghiệm, cá còn nhỏ, lượng chất thải ít nên hàm lượng NH3 – N thải ra không đáng kể Lượng NH3 – N tăng lên dần theo thời gian nhưng do thay nước thường xuyên nên lượng NH3 – N này vẫn thấp hơn so với chỉ tiêu NH3 – N trong môi
trường nuôi cá nước ngọt nghĩa là giá trị này rất thích hợp, không ảnh hưởng bất lợi đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cá thí nghiệm
4.2 Thành Phần Sinh Hóa Của Ba Công Thức Thức Ăn
Thí nghiệm sử dụng 3 công thức thức ăn: thức ăn chứa 15% bột cá, 5% bột cá
và 0% bột cá Chúng tôi trộn thêm 1% chất dẫn dụ FL20 vào ba thức ăn trên thành sáu nghiệm thức
Công thức thức ăn được xây dựng trên cơ sở giảm dần tỷ lệ bột cá và thay thế bằng bột phế phẩm gia cầm và bột xương thịt, đảm bảo độ đạm 35% Tuy nhiên, theo kết quả phân tích ở Bảng 4.1, protein ở công thức 2 là cao nhất 35,27%, công thức 3 có protein là 33,01%, công thức 1 có protein là 31,65% Chính sự chênh lệch về thành phần sinh hóa của các công thức thức ăn đã làm ảnh hưởng một phần đến kết quả của thí nghiệm