Luận văn thạc sĩ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘC TỐ NẤM MỐC AFLATOXIN B1 LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ SỨC KHỎE CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)

152 224 0
Luận văn thạc sĩ TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘC TỐ NẤM MỐC AFLATOXIN B1 LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ SỨC KHỎE CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÁC ĐỘNG CỦA ĐỘC TỐ NẤM MỐC AFLATOXIN B1 LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN VÀ SỨC KHỎE CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) ĐỖ NGỌC CẨM TÚ Hội đồng chấm luận văn: 1. Chủ tịch: TS. NGUYỄN HỮU THỊNH Trường Đại học Nông Lâm TP HCM 2. Thư ký: TS. NGUYỄN MINH ĐỨC Trường Đại học Nông Lâm TP HCM 3. Phản biện 1: PGS.TS. DƯƠNG THANH LIÊM Hội Chăn nuôi Việt Nam 4. Phản biện 2: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC TUÂN Trường Đại học Nông Lâm TP HCM 5. Ủy viên: PGS. TS. LÊ THANH HÙNG Trường Đại học Nông Lâm TP HCM ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH HIỆU TRƯỞNG 2 LÝ LỊCH CÁ NHÂN Tôi tên là Đỗ Ngọc Cẩm Tú, sinh ngày 14 tháng 07 năm 1982 tại quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Con Ông Đỗ Cao Luân và Bà Trương Ngọc Linh. Tốt nghiệp PTTH tại Trường Trung học phổ thông Gia Định, Tp. Hồ Chí Minh năm 2000. Tốt nghiệp Đại học ngành Thủy sản hệ chính quy tại Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh năm 2005. Sau đó làm việc tại: Cty Liên Doanh Virbac VN, chức vụ Hỗ trợ Kỹ Thuật Thủy Sản từ 72005 đến 122006 và chức vụ Điều hành Sản Phẩm Thủy Sản từ tháng 12007 đến 62008. Cty TNHH Biomin VN, chức vụ Hỗ trợ Kỹ Thuật Thủy Sản từ tháng 72008 đến nay. Tháng 9 năm 2006 theo học Cao học ngành Nuôi trồng thủy sản tại trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM. Tình trạng gia đình: độc thân. Điạ chỉ liên lạc: 2902912A đường Nơ Trang Long, phường 12, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 08.38416964 hoặc 0909354920 Email: dongoccamtugmail.com 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Ký tên 4 CẢM TẠ Tôi xin chân thành cảm tạ: Gia đình đã hỗ trợ tôi về vật chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu. Quý Thầy Cô Phòng Sau Đại Học, Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản cùng toàn thể quý Thầy Cô Khoa Thủy Sản đã hỗ trợ và tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt khóa học. Thầy Lê Thanh Hùng và Thầy Nguyễn Như Trí đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp. Thầy Dương Thanh Liêm thuộc bộ môn Dinh Dưỡng, Thầy Lê Anh Phụng thuộc bộ môn Truyền Nhiễm và Cô Nguyễn Thị Thu Năm thuộc Bệnh Xá Thú Y đã hỗ trợ nhiều thông tin, phương pháp và vật liệu nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài. Ban Giám Đốc công ty TNHH Biomin Việt Nam đã hỗ trợ kinh phí và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Các nhà máy và trại nuôi cá tra khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập các mẫu thức ăn và nguyên liệu chế biến thức ăn để thực hiện nội dung khảo sát sơ bộ tình hình nhiễm AFB1 trên thực liệu nuôi cá tra. Chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp Cao Học Thủy Sản 2006, các bạn sinh viên lớp Ngư Y 31, các bạn sinh viên lớp tại chức 05 Ngư Y Bến Tre, các bạn cựu sinh viên lớp Thủy Sản 26A và B đã giúp đỡ tôi thực hiện đề tài. Do hạn chế thời gian cũng như về mặt kiến thức nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn. 5 TÓM TẮT Thí nghiệm đươc tiến hành để xác định độ nhạy cảm của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) đối với các mức AFB1 trong thức ăn. Các nhóm cá (8±0,2 g) với 3 lần lặp lại được cho ăn 6 khẩu phần thức ăn thí nghiệm chứa các mức AFB1 tăng dần (0, 50, 100, 250, 500 và 1.000 μg AFB1kg) bằng cách bổ sung tấm gạo nhiễm AFB1 hàm lượng 23 mgkg. Hai khẩu phần khác cũng được bổ sung để kiểm tra hiệu quả của chất hấp phụ aflatoxin (Mycofix® Secure) ở hàm lượng 1,5 và 2,5 gkg thức ăn đối với mức AFB1 500 μgkg thức ăn. Kết quả sau 8 tuần, tăng trọng giảm (P0,05). Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) cũng gia tăng (P

Ngày đăng: 09/12/2017, 11:14

Tài liệu liên quan