1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ KỸ THUẬT, KINH TẾ – XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ THU NHẬP CỦA CÁC HỘ NUÔI CÁ BÈ TỈNH AN GIANG

108 213 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ KỸ THUẬT, KINH TẾ – XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ THU NHẬP CỦA CÁC HỘ NUÔI CÁ BÈ TỈNH AN GIANG LÊ VĂN QÚY Hội đồng chấm luận văn Đại học Nông Lâm TP.. 1.2

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

*****************

LÊ VĂN QÚY

PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ KỸ THUẬT, KINH TẾ – XÃ HỘI

ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ THU NHẬP

CỦA CÁC HỘ NUÔI CÁ BÈ TỈNH AN GIANG

Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

*****************

LÊ VĂN QÚY

PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ KỸ THUẬT, KINH TẾ – XÃ HỘI

ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ THU NHẬP CỦA CÁC HỘ NUÔI CÁ BÈ TỈNH AN GIANG

Trang 3

2

Trang 4

PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ KỸ THUẬT, KINH TẾ – XÃ HỘI

ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ THU NHẬP CỦA CÁC HỘ NUÔI CÁ BÈ TỈNH AN GIANG

LÊ VĂN QÚY

Hội đồng chấm luận văn

Đại học Nông Lâm TP HCM

Đại học Nông Lâm TP HCM

Đại học Nông Lâm TP HCM

Đại học Nông Lâm TP HCM

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

HIỆU TRƯỞNG

i

Trang 5

LỜI CẢM TẠ

Tôi xin chân thành cám ơn:

- TS Đặng Thanh Hà

- TS Nguyễn Văn Hảo

Đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn:

- Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

- Ban Chủ nhiệm, Thầy cô Khoa Thủy sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP

Hồ Chí Minh

- Phòng Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

- Lãnh đạo Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang

- Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp

Đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài này

Xin chân thành cám ơn:

- Lãnh đạo Chi cục Quản lý Chất lượng và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản TP

Hồ Chí Minh và đồng nghiệp

Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài

iv

Trang 6

Tháng 9 năm 2002 theo học Cao học ngành Nuôi trồng Thủy sản tại Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Tình trạng gia đình: Vợ Nguyễn Lê Uyên Trang sinh năm 1971, kết hôn năm1998 Và con Lê Chính Lan sinh ngày 11-12-1998

Địa chỉ liên lạc: 204/94B/14 Lạc Long Quân , phường 8, quận Tân Bình,

TP Hồ Chí Minh

Điện thoại: 8666123 – 0913912688

Email: quyvanlee@vnn.vn hoặc vanquy@chicucthuysan.hcm.gov.vn

ii

Trang 7

- Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động nuôi cá bè

- Phân tích và đánh giá thu nhập, phân phối thu nhập giữa các hộ nuôi cá bè

- Trên cơ sở phân tích và đánh giá, đề tài đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả nuôi cá bè và thu nhập của các hộ nuôi đồng thời kiến nghị một số giải pháp cho sự phát triển bền vững nghề nuôi cá bè

Số liệu thu thập qua điều tra trực tiếp 84 hộ nuôi được chọn ngẫu nhiên vào năm

2004 Các hộ được điều tra phỏng vấn trên cơ sở sử dụng phiếu điều tra đã được chuẩn

bị trước Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, nghiên cứu lịch sử và phương pháp tương quan để phân tích số liệu Sử dụng các phần mềm Excel và SPSS

để phân tích tương quan hồi qui

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Năng suất cá Tra, Điêu Hồng nuôi bè chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như mật

độ, thức ăn và chi phí phòng trị bệnh, riêng cá Tra, yếu tố tỉ lệ sống còn tác động đến năng suất cá nuôi bè

v

Trang 8

- Thu nhập từ cá các hộ nuôi cá Tra chịu sự tác động do con giống và cá hộ nuôi

cá Điêu Hồng chịu sự ảnh hưởng bởi chi phí giống và phòng trị bệnh (mức độ tin tưởng 95%)

- Mô hình cá Tra, Điêu Hồng nuôi bè mang lại hiệu quả kinh tế Bất đồng đẳng trong thu nhập của các hộ nuôi cá Tra cao và tương đối đồng đều đối với các hộ nuôi

cá Điêu Hồng

vi

Trang 9

ABSTRACT

The thesis entitles “Analysis of basic technical and socio – economy factors affecting production and income of fish cage culture householders in An Giang province” was conducted during the time period from August to October, 2004 The main objectives of the study are:

1 To identify and evaluate technical and socio – economy factors affecting production and income of fish cage culture householders

2 To analyze and evaluate economic effect of fish cage culture models

3 To analyze income and distribution of income householders

4 To propose some measures to increase production and income of householders and some solutions of sustainable development of fish cage culture

Data for analysis was collected in year 2004 through a survey of 84 householders that were selected randomly from 3 areas along Long Xuyen and Chau Doc river The survey of individual householders was done based on prepared survey questionnaires For the data analysis, the study has used descriptive statistical analysis and multi-regression linear analysis methods Models employed in the analysis include the linear model for estimating production and income function, the non-linear production and income function models for estimating factors affecting fish cage culture field and income of householder

Results of the study showed that the production ofd Tra and Red tilapia fish cage culture are mainly influenced by factors such as socking density, amount of feed and cost of chemical and medicine for treatment In particular, survival rate factor is still affected production of Tra fish cage culture (confident level is 99%)

Generally, the income of Tra and Red tilapia cage culture householders is also influenced by cost of larva Further more, the income from Red tilapia culture is still affected factor of cost of chemical and medicine for treatment (confident level is 95%)

vii

Trang 10

Generally, the income of Tra and Red tilapia cage culture householders is also influenced by cost of larva Further more, the income from Red tilapia culture is still affected factor of cost of chemical and medicine for treatment (confident level is 95%)

Cage culture model of Tra and Red tilapia fish make a good profit Unequal income of Tra cage culture householders is very high On the contrary, income of Red tilapia cage culture householders is relatively equal

viii

Trang 11

MỤC LỤC

Trang tựa

Trang chuẩn y i

Lý lịch cá nhân ii

Lời cam đoan iii

Cảm tạ iv

Tóm tắt v

Mục lục ix

Danh sách các bảng xv

Danh sách các hình xvii

1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 3

1.3 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu 4

1.4 Giới hạn đề tài 4

1.5 Nội dung nghiên cứu 5

2 TỔNG QUAN 6

2.1 Sơ lược điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên của tỉnh An Giang 6

2.1.1 Vị trí địa lý – Điều kiện tự nhiên 6

2.1.2 Các nguồn tài nguyên 7

2.1.2.1 Tài nguyên thiên nhiên 7

2.1.2.2 Nguồn nhân lực 8

ix

Trang 12

2.2 Tình hình kinh tế – xã hội 9

2.2.1 Địa giới hành chính 9

2.2.2 Sơ lược tình hình kinh tế - xã hội 9

2.3 Tình hình phát triển thủy sản tỉnh An giang 10

2.3.1 Khai thác thủy sản 10

2.3.2 Nuôi trồng thủy sản 11

2.3.3 Chế biến thủy sản 13

2.4 Sơ lược chính sách đổi mới nông nghiệp nông thôn tác động đến thủy sản 14

2.5 Tổng quan tài liệu đề tài nghiên cứu 15

2.5.1 Cơ sở xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập 15

2.5.2 Các yếu tố kỹ thuật chính ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập từ nuôi cá bè 16

2.5.2.1 Qui mô bè 16

2.5.2.2 Con giống 17

2.5.2.3 Thức ăn 17

2.5.2.4 Phòng trị bệnh 20

2.5.2.5 Môi trường nước nuôi .20

2.5.3 Các yếu tố kinh tế – xã hội chính ảnh hưởng đến năng suất 21

2.5.3.1 Vốn 21

2.5.3.2 Lao động 21

2.5.3.3 Tập huấn 22

2.5.4 Các yếu tố kỹ thuật, kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến thu nhập 22

2.5.4.1 Qui mô bè 23

2.5.4.2 Chi phí con giống 23

x

Trang 13

2.5.4.3 Chi phí thức ăn 23

2.5.4.4 Chi phí phòng trị bệnh 24

2.5.4.5 Lao động 24

2.5.4.6 Vốn 24

2.5.5 Phân phối thu nhập 24

3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.1 Vật liệu nghiên cứu 26

3.1.1 Thời gian nghiên cứu 26

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu 26

3.1.3 Bố trí điều tra 26

3.2 Phương pháp nghiên cứu 26

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 26

3.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 27

3.2.5 Phương pháp nghiên cứu tương quan .27

3.2.6 Phương pháp nghiên cứu hồi qui .28

3.3 Hàm sản xuất 28

3.3.1 Cơ sở xây dựng hàm .28

3.3.2 Hàm sản xuất 31

3.4 Hiệu quả mô hình nuôi cá bè 32

3.5 Hàm thu nhập 33

3.6 Phân tích bất bình đẳng trong thu nhập 33

4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36

4.1 Xác định các yếu tố kỹ thuật, KT – XH ảnh hưởng đến mô hình nuôi cá bè 36

xi

Trang 14

4.1.1 Các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến mô hình cá nuôi bè 36

4.1.1.1 Qui mô bè 36

4.1.1.2 Con giống 38

4.1.1.3 Thức ăn 41

4.1.1.4 Môi trường nước 42

4.1.1.5 Tỉ lệ sống và công tác phòng trị bệnh 43

4.1.2 Các yếu tố KT – XH ảnh hưởng đến mô hình nuôi cá bè 43

4.1.2.1 Giới tính .43

4.1.2.2 Độ tuổi 44

4.1.2.3 Trình độ học vấn 46

4.1.2.4 Kinh nghiệm nuôi 48

4.1.2.5 Tập huấn 51

4.1.2.6 Vốn vay .52

4.1.3 Phân tích tương quan .54

4.1.3.1 Phân tích tương quan giữa các yếu tố và năng suất mô hình nuôi cá Tra 52

4.1.3.2 Phân tích tương quan giữa các yếu tố và năng suất mô hình nuôi cá Điêu Hồng 55

4.2 Phân tích các yếu tố kỹ thuật, KT – XH ảnh hưởng đến năng suất cá

nuôi bè 56

4.2.1 Xác định hàm năng suất 56

4.2.1.1 Hàm năng suất cá Tra 56

4.2.1 Hàm năng suất cá Điêu Hồng 57

4.2.2 Phân tích ảnh hưởng các yếu tố kỹ thuật, KT – XH đến năng suất 59

4.2.2.1 Phân tích ảnh hưởng các yếu tố đến năng suất cá Tra .59

xii

Trang 15

4.2.2.2 Phân tích ảnh hưởng các yếu tố đến năng suất cá

Điêu Hồng 63

4.3 Phân tích các yếu tố kỹ thuật, KT – XH ảnh hưởng đến thu nhập 67

4.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến các hộ nuôi bè .67

4.3.2 Phân tích tương quan .68

4.3.2.1 Tương quan giữa thu nhập và các yếu tố kỹ thuật, KT – XH của mô hình nuôi cá Tra .68

4.3.2.2 Tương quan giữa thu nhập và các yếu tố kỹ thuật, KT – XH của mô hình nuôi cá Điêu Hồng 69

4.3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập 70

4.3.3.1 Hàm thu nhập của mô hình nuôi cá Tra 70

4.3.3.2 1 Hàm thu nhập của mô hình nuôi cá Điêu Hồng 72

4.4 Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi cá bè 74

4.4.1 Chi phí sản xuất 74

4.4.2 Hiệu quả 80

4.4.3 Lợi nhuận 83

4.5 Phân tích thu nhập và phân phối thu nhập 84

4.5.1 Phân tích thu nhập từ nuôi cá bè 84

4.5.2 Phân tích phân phối thu nhập bằng đường cong Lorenz 86

4.5.3 Đo lường sự bất bình đẳng về thu nhập qua hệ số Gini 88

4.6 Đề xuất ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và kiến nghị giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá bè .90

4.6.1 Đề xuất ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất 90

4.6.2 Kiến nghị giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá bè .91

4.6.2.1 Giải pháp kỹ thuật 91

xiii

Trang 16

4.6.2.2 Giải pháp về chính sách .91

5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 92

5.1 Kết luận 92

5.2 Đề nghị 93

5.2.1 Đối với các hộ nuôi 93

5.2.2 Kiến nghị chính quyền địa phương 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO .94

PHỤ LỤC 98

xiv

Trang 17

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Số lượng bè và năng suất bình quân hàng năm tương ứng 12

Bảng 2.2: So sánh sản lượng cá nuôi bè giai đoạn 1996 đến 2003 13

Bảng 2.3: Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của thức ăn hỗn hợp dạng viên nổi 18

Bảng 4.1: Phân nhóm bè nuôi theo thể tích (m3) 36

Bảng 4.2: Phân nhóm bè nuôi cá Tra .37

Bảng 4.3: Phân nhóm bè nuôi cá Điêu Hồng 38

Bảng 4.4: Mật độ và kích cỡ cá Tra giống thả nuôi 40

Bảng 4.5: Mật độ và kích cỡ cá Điêu Hồng giống thả nuôi 40

Bảng 4.6: Lượng thức ăn nuôi cá Tra trên 1 đơn vị thể tích bè (1 m3) 41

Bảng 4.7: Lượng thức ăn nuôi cá Điêu Hồng trên 1 đơn vị thể tích bè (1 m3) 42

Bảng 4.8: Phân loại giới tính của chủ hộ theo nhóm nuôi cá Tra 44

Bảng 4.9: Phân bố độ tuổi của chủ hộ theo nhóm bè nuôi cá Tra .45

Bảng 4.10: Phân bố độ tuổi của chủ hộ nuôi cá Điêu Hồng theo nhóm bè .46

Bảng 4.11: Phân loại trình độ văn hóa của chủ hộ nuôi cá Tra .47

Bảng 4.12: Phân loại trình độ văn hóa của chủ hộ nuôi cá Điêu Hồng 48

Bảng 4.13: Phân loại kinh nghiệm nuôi cá Tra của các hộ theo qui mô bè 49

Bảng 4.14: Phân loại kinh nghiệm nuôi cá Điêu Hồng của các hộ theo qui mô bè .50

Bảng 4.15: Phân loại số hộ nuôi cá Tra tham gia tập huấn theo nhóm bè 51

Bảng 4.16: Tương quan giữa năng suất và các yếu tố kỹ thuật, KT – XH 53

xv

Trang 18

Bảng 4.17: Tương quan giữa năng suất và yếu tố kỹ thuật, KT – XH .55

Bảng 4.18: Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá Tra .57

Bảng 4.19: Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá Điêu Hồng 58

Bảng 4.20: Tương quan giữa thu nhập và các yếu tố kỹ thuật, KT – XH .68

Bảng 4.21: Tương quan giữa thu nhập và các yếu tố kỹ thuật, KT – XH .69

Bảng 4.22: Kết quả ước lượng giữa thu nhập và các biến đầu vào cá Tra .71

Bảng 4.23: Kết quả ước lượng giữa thu nhập và các biến đầu vào cá Điêu Hồng 73

Bảng 4.24: Chi phí sản xuất cá Tra trên 1 m3 thể tích bè nuôi .75

Bảng 4.25: Chi phí sản xuất trung bình trên 1 kg cá Tra nuôi bè .76

Bảng 4.26: Chi phí sản xuất trên 1 kg cá Tra thương phẩm của các nhóm bè .77

Bảng 4.27: Chi phí sản xuất nuôi cá Điêu Hồng trên 1 m3 thể tích bè .78

Bảng 4.28: Chi phí sản xuất trên 1 kg cá Điêu Hồng nuôi bè .79

Bảng 4.29: Chi phí sản xuất trên 1 kg cá Điêu Hồng thương phẩm của 2 nhóm bè .80

Bảng 4.30: So sánh hiệu quả kinh tế theo nhóm bè cá Tra 81

Bảng 4.31: So sánh hiệu quả kinh tế theo nhóm bè cá Điêu Hồng 82

Bảng 4.32: Lợi nhuận nuôi cá Tra bè trên m3 thể tích .83

Bảng 4.33: Phân phối thu nhập các hộ nuôi cá Tra bè 84

Bảng 4.34: Phân phối thu nhập các hộ nuôi cá Điêu Hồng 85

Bảng 4.35: Phân phối thu nhập các hộ nuôi cá Tra bằng đường cong Lorenz .86

Bảng 4.36: Phân phối thu nhập các hộ nuôi cá Điêu Hồng 87

xvi

Trang 19

Nghề nuôi cá lồng bè ở Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh từ năm 1994, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Vũng Tàu, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang Riêng nghề nuôi ca lồng bè nước ngọt phát triển mạnh chủ yếu ở hạ lưu sông Mê-Kông Theo Lê Anh Tuấn (2000), tổng số bè trên sông Cửu Long năm 1974 là 10.000 chiếc, tạo ra hơn 42.000 tấn cá

Tra (Pangasius hypophthalmus Sauvage 1878), Basa (Pangasius bocourti Sauvage 1880), Trê (Clarias macrocephalus Gunther 1864)

Nghề nuôi cá bè ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu được du nhập vào vùng Châu Đốc – An Giang từ những năm thuộc thập niên 60 (Nguyễn Thanh Phương, 1998), tồn tại và phát triển thành làng nghề tuyền thống của người dân địa phương Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam nói chung và khu vực Tây Nam bộ nói riêng, số lượng bè và sản lượng có nhiều biến động Sau khi vai trò kinh tế hộ gia đình và sự phát triển hàng hóa nhiều thành phần

đã được xác định theo Nghị quyết 10 của Bộ Chính Trị Kinh tế hộ gia đình ở nông thôn được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ, phát triển sôi động (Trần Ngọc Bút, 2002) Nhà nước tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển mạnh mẽ để tạo ra số lượng lớn hàng hóa, đa dạng về chủng loại, có chất lượng và giá trị cao nhằm cung cấp nguyên liệu cho chế biến, cung cấp hàng hóa cho thị trường nội địa và cho xuất khẩu Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ngay từ đơn vị nhỏ như kinh

1

Trang 20

tế hộ là một sự thay đổi hợp lý, tích cực Thực tế một bộ phận nông hộ sản xuất nông nghiệp hiệu quả kém đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản hiệu quả cao hơn Hơn nữa, do nhu cầu xuất khẩu các loại sản phẩm được chế biến từ cá Tra, Basa ngày càng tăng cho nên số lượng bè và sản lượng cá nuôi tăng nhanh Cụ thể tại An Giang, giai đoạn năm 1975 – 1980 số lượng bè dưới 1.000 chiếc tăng lên 2102 chiếc và sản lượng tương ứng là 19.302 tấn năm 1997, trong đó chủ yếu là cá Tra, Basa, Điêu Hồng, Lóc Ngoài ra, chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản từ năm

1998 – 2005 và chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 – 2010 một lần nữa là định hướng, thúc đẩy phát triển nhanh ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi cá bè nói riêng ở địa phương Số lượng bè từ 2.070 chiếc năm

1998 tăng lên 4.123 chiếc vào năm 2003, sản lượng tương ứng tăng từ 18.997 tấn lên đến 95.665 tấn (Cục thống kê tỉnh An Giang, 2003)

Từ nhiều năm qua, An Giang là tỉnh luôn dẫn đầu cả nước về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá nước ngọt, sản lượng chế biến thủy sản xuất khẩu tăng từ 4.000 tấn (năm 1997) lên 26.913 tấn (năm 2003) Kim ngạch xuất khẩu tăng tương ứng từ 10,4 triệu USD (1997) lên 59,57 triệu USD (2003) Thực tế hoạt động nuôi

cá bè ở An Giang đã tạo ra lượng lớn các sản phẩm nuôi, không những cung cấp nguyên liệu cá Tra, Basa cho chế biến xuất khẩu mà còn cung cấp tiêu thụ trực tiếp qua thị trường nội địa (Sở NN & PTNT tỉnh An Giang, 2003)

Do thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội (KT – XH) và kinh nghiệm nuôi lâu năm của người dân, đặc biệt là thị trường tiêu thụ ngày càng được

mở rộng, là các lợi thế thúc đẩy nghề nuôi cá bè ở An Giang phát triển, góp phần tạo ra hàng hóa xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập nông hộ, cải thiện đời sống KT-XH nông thôn Tuy nhiên trong những năm gần đây, nghề nuôi cá bè An Giang đang gặp nhiều khó khăn, số lượng cá Tra giống sinh sản nhân tạo mặc dù đáp ứng được nhu cầu về số lượng nhưng vẫn chưa

ổn định về mặt chất lượng Thức ăn nuôi cá chủ yếu là thức ăn tự chế, chất lượng không ổn định, khả năng chuyển đổi thấp, làm tăng lượng chất thải vào môi trường, gây ra ô nhiễm, cá phát triển chậm, tăng trưởng kém, giảm sức đề kháng và dịch

2

Trang 21

bệnh thường xãy ra là những nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất cá nuôi bè Mặt khác, chi phí các yếu tố đầu vào cao, thị trường không ổn định là các yếu tố tác động mạnh đến lợi nhuận và thu nhập của các hộ nuôi cá bè Vì vậy việc nghiên cứu

sự ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật, KT-XH đến năng suất và thu nhập của các hộ nuôi cá bè là cần thiết

1.2 Mục đích nghiên cứu

Từ những khó khăn và thuận lợi của nghề nuôi cá bè tại An Giang, mục đích của đề tài nghiên cứu nhằm đạt được những mục tiêu sau:

- Xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật, kinh tế -

xã hội chính đến năng suất và thu nhập của các hộ nuôi cá bè Đồng thời phân tích

và đánh giá hiệu quả hoạt động nuôi cá bè cũng như đánh giá thu nhập và mức độ bất bình đẳng trong thu nhập của các hộ nuôi cá bè

- Thông qua phân tích, đánh giá đề tài đưa ra một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và kiến nghị một số giải pháp cho sự phát triển bền vững nghề nuôi cá bè

1.3 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

Việc nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật, kinh tế - xã hội đến năng suất và thu nhập của các hộ nuôi cá bè có ý nghĩa về lý luận lẫn thực tiễn Đề tài xây dựng cơ sở khoa học cho việc đánh giá các yếu tố đầu vào chính ảnh hưởng đến năng suất cá nuôi bè, thu nhập và phân phối thu nhập của các hộ nuôi cá bè tại An Giang Đồng thời đưa ra ý kiến đề xuất về kỹ thuật và các vấn đề kinh tế - xã hội của nghề nuôi cá bè tại An Giang, góp phần vào sự phát triển hiệu quả và bền vững cho hoạt động này

1.4 Giới hạn của đề tài

Với thời gian và kinh phí có hạn, đề tài chỉ phân tích và đánh giá các yếu tố chính tác động đến năng suất và thu nhập hộ nuôi thông qua việc điều tra thu thập thông tin từ 84 hộ tại các khu vực nuôi cá bè tập trung ở tỉnh An Giang phân bố dọc theo sông Hậu thuộc địa bàn thị xã Châu Đốc, huyện An Phú và thành phố Long Xuyên

3

Trang 22

1.5 Nội dung nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu đề ra, các nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:

- Xác định các yếu tố kỹ thuật, kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến năng suất của

mô hình nuôi cá bè và thu nhập của các hộ nuôi cá bè tại An Giang

- Phân tích và đánh giá các yếu tố kỹ thuật, kinh tế - xã hội chính tác động đến năng suất mô hình nuôi cá bè

- Phân tích và đánh giá các yếu tố kỹ thuật, kinh tế – xã hội chính tác động đến thu nhập của nông hộ từ mô hình nuôi cá bè

- Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá bè

- Phân tích, đánh giá thu nhập và phân phối thu nhập bất bình đẳng giữa các

hộ nuôi cá bè

- Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và kiến nghị một

số giải pháp cho sự phát triển bền vững nghề nuôi cá bè

4

Trang 23

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 Sơ lược điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên của tỉnh An Giang 2.1.1 Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên

An Giang nằm ở trung tâm của hạ lưu sông Mê-Kông, là tỉnh nằm về phía tây Nam bộ, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, giới hạn bởi các vĩ độ 10o15 - 10o57 độ vĩ Bắc, 104o46 - 105o35 độ kinh Đông Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Cần Thơ và phía Bắc và Đông Bắc giáp Vương quốc Campuchia

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính đồng nhất và ổn định cao Trong năm, An Giang có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, tổng lượng mưa hàng năm từ 1.300 – 1.500 mm và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau Nhiệt độ trung bình khoảng 27 - 28oC, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 4) từ 33- 35oC và tháng lạnh nhất thường từ 19- 21oC Biên độ dao động nhiệt ngày đêm khá rõ rệt, sự dao động diễn ra mạnh vào khoảng tháng 3 - 4 (13 - 14oC)

Diện tích đất toàn tỉnh là 3.406 km2 Địa hình được phân thành hai dạng chủ yếu là đồng bằng và đồi núi thấp Vùng đồng bằng do phù sa sông Tiền và sông Hậu tạo nên, hàng năm đều bị ngập lụt Vùng đồi núi chủ yếu tập trung ở hai huyện biên giới Tịnh biên và Tri Tôn

Sông ngòi, kênh rạch ở An Giang chằng chịt, hai con sông chính là sông Tiền (dài 80 km) và sông Hậu (dài 100 km) chảy song song từ Tây Bắc xuống Đông Nam trong địa phận của tỉnh dài gần 100 km, lưu lượng trung bình năm là 13.800 m3/giây Gồm 280 tuyến sông rạch và kênh lớn với mật độ 0,72 km/ km2 Hai nhánh sông chia lưu lượng của hai sông chính là Châu Đốc (dài 28 km) và Vàm Nao (dài 7 km)

Chế độ thủy văn phụ thuộc chặt chẽ vào sự điều tiết nước của sông Mê Kông Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của thủy triều biển Đông Từ tháng 5 đến tháng 11 (gió

5

Trang 24

mùa Tây Nam), dòng chảy chỉ có một chiều Nước lũ từ thượng nguồn sông Kông đổ vào Biển Hồ, sau đó chảy vào Việt Nam theo sông Tiền và sông Hậu Sau đỉnh lũ, dòng nước chảy xiết về phía hạ lưu, mang theo nguồn lợi thủy sản dồi dào và phong phú chủng loại Nước chảy tràn bờ cuốn theo mùn bả hữu cơ, tạo điều kiện cho

Mê-cá non phát triển Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau (gió mùa Đông Bắc) mưa lũ chấm dứt, mức nước hạ và trong dần, xuất hiện dòng chảy ngược về Biển Hồ Mùa nước kiệt, toàn bộ hệ thống sông ngòi, kênh mương chảy theo 2 chiều Tháng 4 thường có dòng chảy nhỏ nhất Nắm được qui luật này, các hộ nuôi cá bè tự điều chỉnh mật độ nuôi và vị trí đặt bè cho từng đối tượng nuôi cụ thể trong năm (Sở NN

& PTNT An Giang, 2001)

2.1.2 Các nguồn tài nguyên

2.1.2.1 Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất

Diện tích đất toàn tỉnh An Giang là 3406 km2 với 37 loại đất khác nhau Diện tích đất phù sa hoặc có nguồn gốc phù sa chiếm 72% tổng diện tích toàn tỉnh Với địa hình bằng phẳng rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp Tuy nhiên, trong những năm gần đây, lượng phân bón sử dụng ở khu vực thâm canh đạt mức tối đa và

đã có hiện tượng ngộ độc hữu cơ đặc biệt trên chân đất 3 vụ/năm, chất lượng đất ngày càng bị suy giảm

- Tài nguyên rừng

An Giang có trên 583 ha rừng tự nhiên thuộc loại rừng ẩm nhiệt đới, đa số là cây lá rộng, với 154 loài cây qúy hiếm thuộc 54 họ Ngoài ra tỉnh còn có 3.800 ha rừng tràm Cũng như một số nơi khác, diện tích rừng ở đây cũng bị thu hẹp và đã được phục hồi trong những năm gần đây Năm 2000, trồng lại rừng tập trung được 11.440 ha với 30.500 ha diện tích cây phân tán (UBND tỉnh An Giang, 2002)

- Tài nguyên nước

Ngoài yếu tố đất đai màu mỡ, An Giang còn có nguồn nước tưới đầu nguồn không bị nhiễm mặn và chưa bao giờ bị cạn nhờ bởi 2 sông lớn chảy qua là sông Tiền

6

Trang 25

và sông Hậu, cung cấp đầy đủ nước cho hoạt động nông nghiệp, thủy sản và cung cấp nước sinh hoạt quanh cả năm

- Tài nguyên thủy sản

Hai con sông Tiền và sông Hậu chảy song song từ Tây Bắc xuống Đông Nam trong địa phận của tỉnh dài gần 100 km, với hệ thống 280 tuyến sông rạch, kênh lớn,

ao hồ đem lại nguồn lợi thủy sản phong phú cho địa phương, đặc biệt sau mùa lũ Nguồn lợi thủy sản phân bố đều khắp và sản lượng khai thác hàng năm tương đối lớn Hơn 4.000 ha diện tích mặt nước ao hồ, 15.000 ha mặt nước sông có thể tổ chức đánh bắt thủy sản trong các mùa và hơn 100.000 ha mặt ruộng có thể nuôi thâm canh hoặc quảng canh các đối tượng nuôi thủy sản như cá rô đồng, cá lóc, đặc biệt là nuôi tôm càng xanh trên chân ruộng (UBND tỉnh An Giang, 2000)

2.2 Tình hình kinh tế – xã hội

2.2.1 Địa giới hành chánh

Tỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và 9 huyện Trong đó có 4 huyện cù lao là Huyện Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu và An Phú là vùng phát triển nông nghiệp và thủy sản; Thành phố Long Xuyên, Huyện Châu Thành và Thoại Sơn là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh; Thị xã Châu Đốc và 3 huyện Châu Phú, Tri Tôn và Tịnh Biên là vùng kinh tế phía Tây

7

Trang 26

2.2.2 Sơ lược tình hình kinh tế – xã hội

Kinh tế tỉnh An Giang tăng trưởng liên tục trong 10 năm qua, bình quân trong

cả thời kỳ 1991 – 2000 tăng 8,4%/năm, giai đoạn 1991 – 1995 tăng bình quân hàng năm là 9,9%, giai đoạn 1996 – 2000 tăng trên 6,6% và duy trì ở mức cao 9,13% vào năm 2003 Tổng sản phẩm quốc nộ (GDP) của tỉnh năm 2000 gấp 1,5 lần năm 1995 Giá trị xuất khẩu năm 1990 từ 63 triệu USD tăng lên 108 triệu USD vào năm 2000, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là gạo và thủy sản Kim ngạch xuất khẩu năm 2003 tăng lên 182 triệu USD Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu trong khu vực nông nghiệp năm 2003: lúa gạo chiếm 54% tỷ trọng với sản lượng xuất khẩu là 570 ngàn tấn, đạt giá trị xuất khẩu là 99 triệu USD; thủy sản chiếm 30% tỷ trọng với sản lượng xuất khẩu là 26.913 tấn, đạt giá trị xuất khẩu là 59,57 triệu USD (UBND tỉnh An Giang, 2004)

Trong nông nghiệp, giá trị tăng thêm bình quân hàng năm là 5,2% trong cả thời kỳ 1991 – 2000 Năm 2000, sản lượng lúa đạt 2,3 triệu tấn, tăng gần 1 triệu tấn

so với năm 1990 (năng suất bình quân đạt gần 5.100 kg/ha) và đạt 2,68 triệu tấn vào năm 2003 Chăn nuôi trong những năm gần đây tăng trưởng chậm, sản lượng thịt các loại tăng từ 18.900 tấn năm 1990 lên 25.000 tấn năm 2000 Tốc độ tăng trưởng thủy sản bình quân hằng năm trung bình là 12% (Sở NN & PTNN, 1998) Theo Cục Thống kê tỉnh An Giang (2003), tổng sản lượng thủy sản năm 2000 đạt trên 170.000 tấn, trong đó sản lượng cá nuôi đạt 80.032 tấn, 10,8 tấn tôm càng xanh (chiếm 43,19% tổng sản lượng thủy sản) và sản lượng cá khai thác là 96.570 tấn Tổng sản lượng thủy sản năm 2003 đạt 204.298 tấn, sản lượng khai thác giảm còn 67.473 tấn (chiếm 32,02% tổng sản lượng thủy sản), sản lượng cá nuôi tăng lên 136.825 tấn (chiếm 67,98% tổng sản lượng thủy sản), trong đó sản lượng cá nuôi bè là 95.665 tấn (chiếm 62,26% tổng sản lượng thủy sản nuôi) Theo báo cáo của Sở NN & PTNT tỉnh An Giang năm 2003, tổng sản lượng chế biến xuất khẩu là 26.913 tấn tăng 16% (3.713 tấn) so với năm 2002, trong đó mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cá tra, basa fillet Nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 59,57 triệu USD, giảm 10,6% (66,60 USD)

so với năm 2002

8

Trang 27

2.3 Tình hình phát triển thủy sản tỉnh An Giang

Hơn 10 năm qua, ngành thủy sản của tỉnh luôn tăng trưởng Tuy sản lượng khai thác có giảm nhưng sản lượng thủy sản có nguồn gốc nuôi tăng nhanh, sản phẩm nuôi đa dạng Tổng sản lượng năm 1998 là 104.899 tấn tăng lên 218.704 tấn năm

2003 (Cục thống kê tỉnh An Giang, 2003)

2.3.1 Khai thác thủy sản

Tỉnh An Giang nằm dọc theo hạ lưu sông MêKông, thừa hưởng nhiều ưu đãi của thiên nhiên Hai nhánh sông Tiền và sông Hậu mang lại cho địa phương nguồn lợi thủy sản rất lớn Với hệ thống kênh rạch chằng chịt nước ngọt quanh năm, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển các loài thủy sinh vật nước ngọt Vấn đề bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã được đặt ra trong những năm gần đây Từ năm 1999, UBND tỉnh cấm không cho khai thác cá giống Tra, Basa tự nhiên (Cục Thống kê An Giang, 2003)

Giai đoạn năm 1993 đến 1996 là thời kỳ thịnh vượng của nghề nuôi cá bè ở

An Giang kể từ năm 1970 cho đến 1998 Số lượng bè tăng nhanh, sản lượng cá tăng

từ 17.000 tấn lên 25.903 tấn Giai đoạn từ năm 1996 đến 1998, do sản lượng nuôi trồng vượt qua khả năng chế biến xuất khẩu dẫn đến trình trạng khủng hoảng thừa vào năm 1997, giá cá giảm nhanh từ 14.000 – 15.000 đ/kg giảm xuống còn 9.000 – 10.000 đ/kg Bên cạnh đó, môi trường nước đã bắt đầu ô nhiễm, dịch bệnh bùng phát,

tỉ lệ hao hụt từ 20 – 30%, gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi Giai đoạn từ năm

1999 đến 2001, con giống nhân tạo đã được đưa vào nuôi thương phẩm, xuất khẩu các sản phẩm cá Tra, Basa năm 1999 đem lại lợi nhuận cho địa phương hơn 60 tỷ

9

Trang 28

đồng Tuy nhiên, lại một lần nữa, cung vượt quá cầu xuất khẩu, lượng cá bè tồn động 12.000 tấn vào cuối năm 2000 (Sở NN và PTNT tỉnh An Giang, 2001)

Giai đoạn năm 2002 đến 2004, người dân hoàn toàn chủ động về cá Tra giống

và có thể nuôi cá thương phẩm quanh năm Theo báo cáo liên ngành giữa Sở Nơng nghiệp và PTNT - Cục Thống kê tỉnh An Giang (2003), do giá cá Tra, Basa bè tăng vào đầu năm 2003 nên các hộ nuôi cá bè tập trung đầu tư sản xuất lại nhưng sau khi

Mỹ ra quyết định tăng thuế (tháng 2/2003), các công ty gặp khó khăn trong xuất khẩu, các hộ nuôi cá Tra bè tạm giảm đầu tư sản xuất và gần 43% tổng số bè trong toàn tỉnh chuyển sang nuôi các đối tượng khác như cá Điêu Hồng, Lóc Do đó, sản lượng thủy sản toàn tỉnh vẫn tăng lên 95.665 tấn vào cuối năm 2003 (Sở NN và PTNT tỉnh An Giang, 2003)

Bảng 2.1: Số lượng bè và năng suất bình quân hàng năm từ năm 1996 - 2003

Các năm so sánh Chỉ tiêu

so sánh

Đơn vị tính 1996 1998 2000 2003

Số lượng bè

Sản lượng

Năng suất bình quân

chiếc tấn kg/bè

2.05325.90312.620

2.102 18.997 9.040

3.08658.13218.840

4.12395.66523.200

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh An Giang

Theo bảng 2.1, số lượng bè nuôi tăng liên tục trong 10 năm qua và đạt 4.123 chiếc vào năm 2003, năng suất bình quân/bè cũng tăng từ 12,62 tấn tăng lên 23.200 tấn và đạt sản lượng 95.665 tấn năm 2003

10

Trang 29

Bảng 2.2: So sánh sản lượng ca nuôi bè giai đoạn 1996 - 2003

Các năm so sánh (năm) Chỉ tiêu

so sánh

Đơn vị tính 1996 1998 2000 2003 Tổng sản lượng thủy sản

%

%

120.43172.00448.42725.90334,8521,51

104.899 64.168 40.731 18.997 31,81 18,11

171.42491.26880.15641.69534,2224,32

204.29867.473136.82595.66541,1546,83

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh An Giang năm 2003

Sản lượng cá nuôi bè năm 1996 đạt 25.903 tấn và tăng lên 95.665 tấn năm

2003, tỉ lệ sản lượng cá nuôi bè chiếm đến 41,15% sản lượng cá nuôi và 46,83% tổng sản lượng thủy sản (năm 2003)

2.3.3 Chế biến thủy sản

Những năm đầu thập niên 90, do nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản chế biến trên thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng nên tỉnh đã đầu tư xây dựng 2 nhà máy chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu Đầu ra của nhà máy là một trong những động cơ thúc đẩy nghề nuôi cá tại An Giang phát triển, đặc biệt là nghề nuôi cá bè năng suất cao mà đối tượng chính là cá Tra, Basa, Điêu Hồng, Lóc Cuối thập niên, thị trường xuất khẩu cá Tra và Basa fillet phát triển mạnh, các nhà máy chế biến tăng cường thu mua nguyên liệu để chế biến nên người đầu tư nuôi cá Tra nhiều, sản lượng tăng đột biến từ 34.000 tấn (1998) lên 50.000 (1999) Sản lượng chế biến tăng dần theo từng năm và đạt từ 4.000 tấn fillet năm 1997 lên 26.913 tấn fillet năm 2003

11

Trang 30

2.4 Sơ lược chính sách đổi mới nông nghiệp nông thôn tác động đến thủy sản

Giai đoạn trước năm 1980, nền kinh tế nông nghiệp nước ta ở trạng thái trì trệ

Vì vậy, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100 – CT/TW về cơ chế khoán nông nghiệp, chính sách phù hợp và kịp thời là động lực khuyến khích lợi ích vật chất đối với người nhận khoán (sản lượng vượt khoán xã viên được hưởng 100% còn lại) Nhờ đo, sản xuất phát triển, tạo nhiều hàng hóa cho xã hội Cũng trong giai đoạn này, ngành thủy sản đã phát huy cao, tạo lực đẩy mới và tốc độ tăng trưởng đạt cao bình quân 17%/năm Sau ba năm thực hiện Nghị quyết 10 (4/1988), diện tích nuôi trồng thủy sản tăng từ 230.000 ha năm 1981 lên 545.855 ha năm 1993, tổng sản lượng tăng tương ứng từ 180.000 tấn lên 374.472 tấn Chính sách tiếp tục đổi mới như giảm thuế nông nghiệp, tăng cường tín dụng nông thôn, khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tăng cường công tác khuyến nông - khuyến ngư, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn Đặc biệt là hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất và có quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất đã tạo điều kiện cho người sử dụng đất an tâm đầu tư lâu dài vào sản xuất Quá trình đổi mới này đã thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản phát triển, diện tích nuôi tăng lên 955.000 ha với sản lượng tương tứng là 976.100 tấn vào năm

2002

Nuôi trồng thủy sản là một trong những giải pháp hữu hiệu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và còn tạo ra công ăn việc làm cho người lao động để nâng cao thu nhập cho nông hộ, cải thiện đời sống của nhân dân khu vực nông thôn Đặc biệt sau nghề nuôi tôm ven biển, nghề nuôi cá bè ở các tỉnh nội đồng đã tạo ra lượng lớn hàng hóa cho xã hội, đồng thời mang lại thu nhập hấp dẫn cho nông hộ tham gia nuôi

cá Do thành công trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản quá nhanh cho nên phong trào nuôi thủy sản phát triển ồ ạt, tự phát trong khi Nhà nước chưa kịp qui hoạch vùng nuôi, sự phát triển này có khả năng phá vỡ sự ổn định của môi trường và cùng các yếu tố kỹ thuật, KT – XH khác tác động tiêu cực đến năng suất và thu nhập của các

hộ nuôi

12

Trang 31

2.5 Tổng quan tài liệu đề tài nghiên cứu

2.5.1 Cơ sở xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập

Mô hình hồi qui bội trong kinh tế lượng được áp dụng để phân tích sự tác động của các yếu tố đầu vào sản xuất đến sản lượng cá da trơn (catfish) nuôi ao Hàm sản xuất được thiết lập nhằm phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến sản lượng

cá nuôi như qui mô ao nuôi (diện tích), con giống (chất lượng, mật độ, kích cỡ, tỉ lệ sống), thức ăn (số lượng thức ăn), trang thiết bị, máy móc, kỹ thuật, chất lượng nước Jolly và Clonts (1993) cho rằng, sản lượng cá nuôi da trơn nuôi ao liên quan đến 4 nhân tố chính là điền sản (đất đai và tài sản trên đất), tư liệu sản xuất (thức ăn, con giống, máy móc), lao động (lao động gia đình, lao động thuê mướn) và sự quản lý (quyền quyết định và chịu sự rủi ro) Năng suất nuôi nghêu cũng chịu sự tác động của các yếu tố sản xuất như qui mô sản xuất, mật độ thả nuôi, tuổi của chủ hộ, vốn Năng suất tôm nuôi cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đầu vào (Trần Trọng Chơn, 2002) Các yếu tố như qui mô bè, mật độ thả nuôi ảnh hưởng đến năng suất cá Basa nuôi bè (Nguyễn Tuần, 1994)

Ngoài ra, mô hình hồi qui bội cũng được áp dụng để phân tích ảnh hưởng các yếu tố đầu vào sản xuất đến năng suất và thu nhập trong nhiều mô hình sản xuất trong nông nghiệp như trồng lúa, hoa màu, v.v Các yếu tố đầu vào kỹ thuật gồm kỹ thuật hiện đại, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, tưới tiêu và KT - XH như qui mô nông trại, số thành viên trong gia đình, kinh nghiệm sản xuất, trình độ học vấn, chuyên môn, tín dụng ảnh hưởng đến sản lượng lúa canh tác (Trần thị Út, 1998) Các yếu tố phân bón, ngày công lao động, giống cho gieo trồng (mật độ) và chi phí diệt cỏ (mức độ phòng trị bệnh) ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và thu nhập của các hộ trồng lúa ở nông trường sông Hậu – Cần Thơ (Phan Thành Tâm, 2003)

2.5.2 Các yếu tố kỹ thuật chính ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập từ

nuôi cá bè

Năng suất cá bè nuôi chịu nhiều tác động bởi các yếu tố như qui mô bè, mật độ thả nuôi (Nguyễn Tuần và ctv, 1992), thức ăn, chi phí phòng trị bệnh, lao động và

13

Trang 32

vốn (Jolly và Clonts, 1993) Các yếu tố khác còn ảnh hưởng như tỉ lệ sống, chất lượng nước nuôi, khí hậu, thời tiết còn ảnh hưởng đến năng suất của các mô hình nuôi cá Ngoài sản lượng và giá đầu ra của sản phẩm cá nuôi bè, thu nhập của hộ nuôi còn phụ thuộc vào chi phí các yếu tố đầu vào, vốn vay và tổng chi phí sản xuất Để xác định mức độ tác động đến năng suất cá nuôi cũng như thu nhập nông hộ, đề tài nghiên cứu, phân tích một số yếu tố kỹ thuật, KT - XH chính ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của nông hộ nuôi cá bè mà trong đó chủ yếu nghiên cứu các yếu tố đầu vào sản xuất

2.5.2.1 Qui mô bè

Qui mô bè chính là qui mô sản xuất, là tổng thể tích bè nuôi được tính theo đơn vị mét khối (m3) Các yếu tố như mật độ cá thả nuôi, lượng thức ăn, chi phí thuốc phòng trị bệnh, số lượng nhân công đều phụ thuộc vào qui mô của chúng Có thể nói, qui mô bè phụ thuộc vào khả năng tài chính, trình độ sản xuất, trình độ quản lý cá nuôi bè Điều này có liên quan đến năng suất cũng như thu nhập của các hộ nuôi cá

2.5.2.2 Con giống

Chất lượng con giống là một trong những yếu tố quyết định kết quả nuôi Nếu chất lượng con giống không tốt, cá chậm lớn, hệ số chuyển đổi thức ăn cao, đồng thời giảm khả năng kháng bệnh, tỉ lệ hao hụt tăng Hay nói cách khác, chất lượng con giống kém không những làm giảm năng suất nuôi mà còn làm tăng chi phí sản xuất làm giảm thu nhập của các hộ nuôi cá bè

Mỗi giai đoạn phát triển của cá khác nhau thì mức sử dụng về thức ăn, khả năng kháng bệnh và khả năng thích nghi với môi trường sẽ khác nhau Như vậy, kích

cỡ cá giống thả nuôi có thể ảnh hưởng đến năng suất và chi phí nuôi cá

Thông thường mật độ cá thả nuôi (con/m3) phụ thuộc vào đối tượng và kích

cỡ, kích cỡ cá giống tỉ lệ nghịch với mật độ nuôi, cá giống càng lớn thì mật độ thả càng thưa và ngược lại Tuy nhiên, mật độ thả nuôi thực tế còn phụ thuộc vào chất lượng môi trường nước và vị trí neo bè

14

Trang 33

2.5.2.3 Thức ăn

Chất lượng thức ăn chủ yếu phụ thuộc vào thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng của mỗi loại thức ăn đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng với từng giai đoạn phát triển của cá, thức ăn kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến năng suất cá nuôi Nhu cầu protein cho cá Tra, Basa ở giai đoạn cá bột từ 40 – 45%, cá giống từ 32 – 35% và giai đoạn cá tăng trưởng từ 20 – 30% (Lê Thanh Hùng, 2000) Đối với nuôi cá da

trơn (Ictalurus punctatus) thương phẩm, thức ăn nổi thường sử dụng có hàm lượng

protein thấp (26%), nhu cầu bột ngũ cốc cao (51,40%) Ngược lại, thức ăn chìm có hàm lượng protein cao (32%), ngũ cốc tương ứng thấp hơn (43%).Tuy nhiên, các loại thức ăn kể trên nếu không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho mỗi giai đoạn phát triển, cá không những chậm lớn mà khả năng kháng bệnh kém đi, tỉ lệ sống

sẽ thấp, năng suất không cao và hiệu quả nuôi giảm (Lovell, 2000)

Đối với thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cá Tra, Basa và Rô phi, thành phần dinh dưỡng được Nhà nước Việt Nam qui định theo Tiêu chuẩn ngành số 28 TCN 188:2004 và 189:2004 của Bộ Thủy sản như sau:

15

Trang 34

Bảng 2.3: Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của thức ăn hỗn hợp dạng viên nổi

Loại thức ăn (tính bằng tỉ lệ % khối lượng) Chỉ tiêu

chất lượng chủ yếu Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số 6

* Thức ăn cá Tra, Basa

- Hàm lượng protein thô

- Hàm lượng lipid thô

- Hàm lượng xơ

- Hàm lượng tro

- Hàm lượng lyzin

- Hàm lượng methionin

* Thức ăn cá Rô phi

- Hàm lượng protein thô

- Hàm lượng lipid thô

có thể mang lại hiệu quả kinh tế không như mong muốn Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp năm 2004, trong các yếu tố ảnh hưởng đến màu cơ thịt cá Tra nuôi thì thành phần các loại thức ăn có tác động rất lớn

Dù cá nuôi ở bất kỳ hình thức nào (bè, ao) hoặc bất kỳ môi trường nào (nước chảy, hay nước tĩnh), nếu sử dụng những loại thức ăn xanh (rau muống), chất kết dính (bột gòn) thì thịt cá sẽ có màu vàng Một số hộ nuôi bè khác cho biết, các loại thức ăn

16

Trang 35

khác như bắp, bí đỏ, cua đồng cũng là nguyên nhân làm cho thịt cá Tra có màu vàng chanh hay hồng, cá ăn cám gạo có mùi khét va chất lượng kém thịt sẽ có màu vàng Ngoài ra, thịt cá thương phẩm sẽ có màu đỏ bầm nếu cho cá ăn nhiều khô dầu cao su hoặc thịt vàng nếu cho cá ăn củ khoai mì bỏ vỏ chưa xử lý tốt (Dương Tấn Lộc, 2005)

Phần lớn thức ăn tự chế để nuôi cá thương phẩm tại địa phương gồm: cám 60%), rau muống 910-40%) và 10-30% cá tạp (Nguyễn Tuần, 1994); 33-34% bột cá, 64-65% cám gạo và 0,4-1,8% nguyên liệu khác có nguồn gốc từ thực vật (Nguyễn Thị Kim Liên, 2004) Nghiên cứu khác cho rằng, nhu cầu protein cho cá Tra, Basa

(50-(Pangasius hypophthamus, P bocourti) giảm dần theo từng giai đoạn tăng trưởng của

cá, hàm lượng protein trong thức ăn tự chế trong 2 tháng đầu là 28,70%, từ tháng thứ

5 trở đi hàm lượng protein chỉ còn 10,80% trong khi đó lượng carbohydrate lại tăng lên đến 44,5%, hàm lượng prôtein tăng lên 12,80%, carbohydrate lại giảm xuống còn 41,60% tính theo trọng lượng khô trong giai đoạn xuất bán (Nguyễn Thanh Phương, 1998)

Thành công trong nghề nuôi cá bè không chỉ dừng lại ở việc kiểm soát được chất lượng con giống và thức ăn mà còn phải kiểm soát được các yếu tố khác như chất lượng nguồn nước nuôi và dịch bệnh trong suốt quá trình nuôi Nếu môi trường nước bị ô nhiễm, dịch bệnh bùng phát có thể gây thiệt hại cho cá nuôi, ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của các hộ nuôi cá bè

2.5.2.4 Phòng trị bệnh

Nuôi cá bè là hình thức nuôi thâm canh năng suất cao với mật độ nuôi dày và

sử dụng nhiều thức ăn, nên lượng chất thải từ nuôi cá ra môi trường ngày càng nhiều, gây ô nhiễm nguồn nước, chất lượng nước nuôi giảm là điều kiện để mầm bệnh co cơ hội phát triển mạnh gây bệnh cho cá Tại thời điểm giao mùa nắng – mưa, dịch bệnh thường xãy ra trên cá nuôi bè gây hao hụt, ảnh hưởng năng suất cá nuôi Vì vậy, việc phòng bệnh bắt buộc trong suốt quá trình nuôi nhằm nâng cao tỉ lệ sống, nâng cao năng suất hết sức cần thiết Trường hợp cá bệnh, cần chẩn đoán bệnh chính xác để

17

Trang 36

đưa ra cách chữa trị phù hợp, kịp thời giúp giảm được chi phí và nâng cao hiệu quả nuôi

Muốn quản lý được dịch bệnh, trước tiên phải kiểm soát cho được nguồn nước nuôi Đối với các mô hình nuôi cá trong ao đất, việc quản lý chất lượng nước nuôi có thể thực hiện được nhưng điều này rất khó thực hiện được đối với mô hình nuôi cá bè trên sông, rạch nước lưu thông liên tục

2.5.2.5 Môi trường nước nuôi

Môi trường nước nuôi liên quan không những đến đối tượng, mật độ mà còn liên quan đến sức khoẻ và tốc độ tăng trưởng của cá nuôi Việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp, chất thải từ công nghiệp và do hoạt động thủy sản gây ra ô nhiễm môi trường nước, có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho nghề nuôi thủy sản, không những tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển và xâm nhập gây bệnh trên cá mà còn gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt do môi trường nước có nồng độ hóa chất độc hại cao, ảnh hưởng đến năng suất cá nuôi, đặc biệt nghiêm trọng đối với mô hình cá nuôi bè

2.5.3 Các yếu tố kinh tế - xã hội chính ảnh hương đến năng suất

2.5.3.1 Vốn

Vốn là yếu tố chi phối hầu hết các hạng mục đầu tư nuôi cá bè, từ chi phí cố định (qui mô bè, máy móc, trang thiết bị khác) cho đến chi phí lưu động (chi phí về giống, thức ăn, phòng trị bệnh, lao động, nhiên liệu) Vì vậy, nguồn vốn của các hộ nuôi sẽ quyết định qui mô sản xuất và yếu tố này có thể ảnh hưởng đến năng suất cá nuôi bè

18

Trang 37

nuôi vào thực tiễn sản xuất cũng như thói quen giải quyết khó khăn trong quá trình sản xuất Do vậy, tuổi và giới tính có thể ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của các hộ nuôi cá bè

Trình độ học vấn của các hộ nuôi có ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất Mặt khác nó còn phản ánh tình độ quản lý sản xuất và quản lý kinh tế của hộ nuôi Cho nên có thể nói lao động có ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của các hộ nuôi cá bè

Nếu người nuôi có trình độ chuyên môn nhất định, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất một cách linh hoạt và dễ dàng, kết hợp với kinh nghiệm nuôi sẵn có giúp người nuôi quản lý tốt bè nuôi, con giống, thức ăn, dịch bệnh và môi trường nước Khả năng chẩn đoán bệnh chính xác đồng thời có biện pháp chữa trị hữu hiệu giúp hạn chế được hao hụt, tăng tỉ lệ sống, năng suất cá nuôi tăng lên

2.5.3.3 Tập huấn

Mặc dù tích lũy nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nhưng đa phần các hộ nuôi còn hạn chế về chuyên môn và khả năng tiếp cận các qui trình kỹ thuật nuôi mới nên Nhà nước tạo điều kiện cho người nuôi tiếp cận các chương trình tập huấn về kỹ thuật nuôi, tổ chức hội thảo, trình diễn nhằm khuyến khích hộ nuôi áp dụng thành quả khoa học vào thực tế nhằm mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn Một số kiến thức về nuôi

cá đã được phổ biến rộng rãi thông qua các lớp tập huấn và trình diễn, giúp người dân nâng cao khả năng hiểu biết về đối tượng nuôi và môi trường sản xuất, đồng thời cải thiện năng suất sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng lợi nhuận, đảm bảo thu nhập và chủ động hơn trong sản xuất

2.5.4 Các yếu tố kỹ thuật, kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến thu nhập

Theo Trần thị Út (1998), đối với các nông hộ có nghề trồng lúa là chính thì các yếu tố như tuổi tác, trình độ văn hóa, số thành viên trong gia đình đều liên quan đến thu nhập nông hộ Mặt khác, các yếu tố trình độ chuyên môn, trang bị sản xuất, vốn, kinh nghiệm sản xuất lúa của các nông hộ tại địa bàn nông trường sông Hậu huyện Ô

19

Trang 38

Môn tỉnh Cần Thơ tương quan đồng biến với thu nhập nông hộ (Phan Thành Tâm, 2003) Ngoài ra, công cụ khai thác thủy sản cũng tác động tương đối lớn đến thu nhập của các hộ ven biển có tham gia hoạt động khai thác thủy sản (Nguyễn văn Lành, 2003) và lợi nhuận còn thay đổi theo năng suất và phương thức nuôi đơn hoặc nuôi ghép (Nguyễn Thành Phương, 1998)

2.5.4.1 Qui mô bè

Qui mô bè chính là qui mô sản xuất Thông thường trong sản xuất, qui mô càng lớn thì chi phí sản xuất càng giảm (chi phí cá giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh, lao động) hay nói cách khác qui mô sản xuất càng lớn thì giá thành sản phẩm càng giảm và ngược lại Điều này có liên quan đến thu nhập của các hộ nuôi cá bè

2.5.4.2 Chi phí con giống

Chi phí cá giống phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng, kích cỡ con giống và mật độ thả nuôi (con/m3) Nếu chất lượng con giống kém, cá chậm lớn, hệ

số chuyển đổi thức ăn cao, đồng thời giảm khả năng kháng bệnh, tỉ lệ hao hụt tăng nhất là nuôi với mật độ cao, năng suất nuôi giảm và chi phí sản xuất tăng ảnh hưởng đến thu nhập hộ nuôi Nếu thả con giống với kích cỡ thích hợp, cá dễ thích nghi với môi trường nuôi bè đồng thời hấp thụ tốt thức ăn, tăng khả năng kháng bệnh, tỉ lệ sống được cải thiện, chi phí thức ăn giảm, năng suất tăng và thu nhập càng cao

2.5.4.3 Chi phí thức ăn

Giá thức ăn hỗn hợp dạng viên cho cá (thức ăn công nghiệp) dựa trên cơ sở hiệu quả sử dụng thức ăn, tức hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) FCR phụ thuộc chủ yếu vào thành phần, chất lượng của mỗi loại thức ăn và phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của cá FCR càng thấp thì giá thức ăn càng cao Tuy nhiên đối vơi loại thức

ăn tự chế biến (người nuôi tự phối trộn), do người nuôi áp dụng nhiều công thức phối trộn nên chất lượng không đồng đều, mặc dù giá thành thấp hơn nhưng FCR cao hơn, chi phí thức ăn tăng theo Như vậy, chi phí thức ăn trong mô hình nuôi cá bè phụ thuộc vào hệ số chuyển đổi thức ăn của cá và mật độ nuôi Do đó, Chi phí thức ăn có thể tác động đến thu nhập của các hộ nuôi cá bè

20

Trang 39

2.5.4.4 Chi phí phòng trị bệnh

Nuôi cá bè là hình thức nuôi thâm canh năng suất cao, mật độ nuôi dày và sử dụng nhiều thức ăn, lượng chất thải từ nuôi cá ra môi trường ngày càng nhiều, làm ô nhiễm nguồn nước, chất lượng nước nuôi giảm nên cá nuôi dễ bị mắc bệnh Vì vậy, việc tăng chi phí để bổ sung chất dinh dưỡng, thuốc phòng trị bệnh cho cá là hết sức cần thiết vì có tác dụng gián tiếp và trực tiếp tăng tỷ lệ sống cá nuôi, năng suất tăng

và thu nhập được cải thiện

2.5.4.5 Lao động

Chi phí lao động là một trong những chi phí lưu động, là yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất Tuy nhiên, đối với các hộ nuôi có sự tận dụng lao động gia đình

để tham gia nuôi cá, họ không phải trả chi phí lao động thuê mướn nên lợi nhuận nuôi

cá bè tăng, nghĩa là thu nhập sẽ tăng theo

2.5.4.6 Vốn

Vốn là yếu tố chi phối hầu hết các hạng mục đầu tư nuôi cá bè, từ chi phí cố định cho đến chi phí lưu động Muốn tăng năng suất sản xuất người ta tăng chi phí lưu động (chi phí về giống, thức ăn, phòng trị bệnh, lao động, nhiên liệu) Như vậy, thu nhập của các hộ nuôi cá bè có thể phụ thuộc vào chi phí cố định (qui mô sản xuất)

và chi phí lưu động Hay nói cách khác, yếu tố vốn có thể ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nuôi cá bè

2.5.5 Phân phối thu nhập

Một cách phổ biến để phân tích số liệu thống kê về thu nhập là xây dựng đường cong Lorenz Biểu đồ Lorenz biểu thị mối quan hệ giữa các nhóm dân số và tỷ

le thu nhập tương ứng của họ, cho thấy mối quan hệ định lượng giữa tỷ lệ phần trăm của số người có thu nhập và tỷ lệ phần trăm trong tổng thu nhập mà họ thực sự nhận được trong vòng một năm Trong sản xuất nông nghiệp, biểu đồ Lorenz được sử dụng

để phân tích phân phối thu nhập bất bình đẳng của nông hộ (Trần thị Út, 1998)

Một cách khác tổng quát, ngắn gọn và rất thuận tiện để đo mức độ bất đồng đẳng của thu nhập là sử dụng hệ số Gini (tỷ số tập trung Gini) Hệ số này được xây

21

Trang 40

dựng dựa trên cơ sở biểu đồ Lorenz Hệ số Gini là phép đo tổng hợp về tính bất công trong phân phối thu nhập, giá trị của hệ số Gini nằm trong khoảng 0 - 1 Hệ số Gini tiêu biểu cho những quốc gia có phân phối thu nhập chênh lệch lớn từ 0,5 – 0,7 và những nước có phân phân phối trương đối công bằng là từ 0,2 – 0,35

An Giang là tỉnh có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là nghề nuôi cá bè, số lượng bè và sản lượng cá nuôi bè cũng liên tục tăng lên theo các năm, tỉ lệ sản lượng cá nuôi lồng, bè chiếm đến 46,83% so với tổng sản lượng thủy sản năm 2003 Tuy nhiên, việc phát triển nuôi cá bè ồ ạt, tự phát vô hình trung đã gây ra 2 áp lực chính cho môi trường nuôi và thị trường tiêu thụ Một là, chất lượng cá giống, thức ăn và môi trường nước nuôi ngày càng giảm, dịch bệnh ngày càng tăng là những nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất cá nuôi bè Hai là, do tạo ra lượng lớn hàng hóa đã làm cung vượt cầu dẫn đến giá cả không ổn định, nhất là sau vụ kiện bán phá giá ngày 28/6/2002 của Hiệp hội chủ trại nuôi cá da trơn Mỹ đối với các Doanh nghiệp Chế biến thủy sản Việt Nam đã ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nuôi cá bè Nhưng thực tế nghề nuôi cá bè ở An Giang vẫn được xem là một trong những thế mạnh của tỉnh Vì vậy, việc tiến hành phân tích và đánh giá các yếu

tố ảnh hưởng năng suất và thu nhập của các hộ nuôi cá bè, qua đó đề xuất ý kiến để nâng cao năng suất, cải thiện thu nhập cho các hộ nuôi cá bè và kiến nghị một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển bền vững vùng nuôi cá bè tại địa phương

22

Ngày đăng: 17/09/2018, 16:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Trần Ngọc Bút, 2002. Chính sách Nông nghiệp Nông thôn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX và Một số định hướng đến năm 2010. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách Nông nghiệp Nông thôn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX và Một số định hướng đến năm 2010
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội
6. Trần Đức Can, Trần kim Hằng, Trần Trường Lưu, Mai Ngữ, Phạm Mai Phương, Võ Hiếu Nghĩa và ctv, 1991. Sơ bộ khảo sát đặc điểm môi trường nước và thủy sinh vật một số thủy vật thuộc tỉnh An Giang. Sở NN & PTNT An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ bộ khảo sát đặc điểm môi trường nước và thủy sinh vật một số thủy vật thuộc tỉnh An Giang
7. Nguyễn Thị Cành, 2004. Phương pháp và Phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp và Phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
10. Từ Thanh Dung, 1992. Bước đầu nghiên cứu phòng và trị bệnh cho cá nuôi bè vùng Châu Đốc – Tân Châu tỉnh An Giang, Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu nghiên cứu phòng và trị bệnh cho cá nuôi bè vùng Châu Đốc – Tân Châu tỉnh An Giang
11. Đỗ Đoàn Hiệp, Phạm Trang và Nguyễn Thành, 2001. Một số vấn đề về công tác khuyến ngư. Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về công tác khuyến ngư
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
12. Lê Thanh Hùng, 2000. Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản. Bài giảng tóm tắt, Khoa Thủy Sản, Đai học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản
13. Phạm văn Khánh, 2000. Kỹ thuật nuôi cá Tra và Basa trong bè. Nhà xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi cá Tra và Basa trong bè
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
14. Phạm Văn Khánh, 2004. Kỹ thuật nuôi một số loài cá xuất khẩu. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi một số loài cá xuất khẩu
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
15. Nguyễn văn Lành, 2003. Phân tích ảnh hưởng các yếu tố kinh tế xã hội đối với thu nhập của nông hộ ở huyện Ninh Phước, Ninh Thuận. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ khoa học kinh tế, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích ảnh hưởng các yếu tố kinh tế xã hội đối với thu nhập của nông hộ ở huyện Ninh Phước, Ninh Thuận
16. Hứa Thị Phượng Liên, 1998. Nghiên cứu bệnh xuất huyết trên vi, xoang miệng cá basa (Pangasius bocourti) nuôi bè tại An Giang. Luận án thạc sĩ khoa học ngành nuôi trồng thủy sản, Đại học Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu bệnh xuất huyết trên vi, xoang miệng cá basa (Pangasius bocourti) nuôi bè tại An Giang
17. Nguyễn Thị Kim Liên, Trương Quốc Phú và Nguyễn Thanh Toàn, 2004. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ. Hiện trạng kinh tế – xã hội và kỹ thuật của mô hình nuôi cá bè ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ
18. Dương Tấn Lộc, 2004. Hướng dẫn nuôi thủy đặc sản nước ngọt và phòng trị bệnh. NXB Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn nuôi thủy đặc sản nước ngọt và phòng trị bệnh
Nhà XB: NXB Thanh Niên
19. Dương Tấn Lộc , 2005. Những điều cần biết về kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá tra xuất khẩu. NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điều cần biết về kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá tra xuất khẩu
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
20. Ngân hàng Nhà nước, 2003. Quyết định số 312/2003/QĐ-NHNN do Thống đốc NHNNVN ban hành ngày 4/4/2003 về việc”Sửa đổi, bổ sung tiết a, điểm 2 Thông tư 03/2003/TT-NHNN” do Thống đốc NHNNVN ban hành ngày 24/2/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ”Sửa đổi, bổ sung tiết a, điểm 2 Thông tư 03/2003/TT-NHNN”
21. Nguyễn Thanh Phương, Mai Viết Thi và Bùi Thị Bích Hằng, 2000. Hội thảo khoa học toàn quốc về nuôi trồng thủy sản. Sử dụng protein thực vật (bột đậu nành) thay thế protein động vật (bột cá, bột huyết) trong thức ăn ương cá Basa giống, tháng 9 năm 1998 – Viện NCNTTS II, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo khoa học toàn quốc về nuôi trồng thủy sản
23. Vũ Hồng Quang, 1992. Tình hình phát triển nuôi cá lồng, những vấn đề quản lý môi trường và bệnh cá tại An Giang. Công ty XNK Thủy sản An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình phát triển nuôi cá lồng, những vấn đề quản lý môi trường và bệnh cá tại An Giang
27. Bùi Đạt Trâm, 1991. Tổng quan về môi trường và các hệ sinh thái sinh thái -Tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống, quá trình khai thác và bảo vệ chúng trên mảnh đất đầu nguồn sông Cửu Long. Ủy ban Khoa học An Giang xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về môi trường và các hệ sinh thái sinh thái -
28. Trường Đại học kinh tế, 1999. Giáo trình kinh tế lượng. Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế lượng
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
29. Trường Đại học Kinh tế, 1999. Kinh tế vi mô. Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế vi mô
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
30. Nguyễn Tuần, 1992. Nuôi cá basa trong bè. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi cá basa trong bè

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w