Để đáp ứng nhu cầu trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, các DN Việt Nam đã phát triển nhanh chóng cả về quy mô và số lượng. Song song với sự phát triển nhanh chóng của các DN Việt Nam, nhà quản lý DN phải giải quyết những vấn đề mới phát sinh như: hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng các nguồn lực, độ tin cậy của thông tin tài chính, khả năng cạnh tranh bằng giá cả, chất lượng; hiệu quả, hiệu năng trong lựa chọn và thực hiện chiến lược,… Trước những thách thức mới, nhà quản lý đang tìm kiếm những phương sách quản lý nhằm quản trị hiệu quả các hoạt động trong DN. KTNB xuất hiện mang tính khách quan đáp ứng nhu cầu quản lý trong môi trường KD có nhiều thay đổi. Trong một đơn vị, một tổ chức hay một DN, KTNB là một chức năng đánh giá độc lập đối với những hoạt động khác nhau của đơn vị như là một sự trợ giúp đối với tổ chức. Trên thế giới, KTNB đã có những bước phát triển mạnh mẽ và trở thành hoạt động mang tính chuyên nghiệp. Tại các quốc gia phát triển, KTNB được tổ chức trong hầu hết các quốc gia có quy mô lớn với những mô hình đa dạng. Hoạt động hiệu quả của bộ phận này đã trợ giúp đắc lực cho nhà quản lý không những đảm bảo độ tin cậy của thông tin mà còn đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và hiệu năng trong các hoạt động chức năng khác nhau. KTNB đã được tổ chức ở nhiều DN Việt Nam có quy mô lớn. Bước đầu KTNB đã đóng góp tích cực vào hoạt động quản lý cũng như hoạt động kiểm soát nói chung trong DN Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động KTNB trong các DN Việt Nam đã phát sinh những vấn đề trong tổ chức bộ máy KTNB. Chính vì vấn đề quan trọng này, em đã thực hiện đề tài: “Các mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ” với mục đích tìm hiểu thực tế tổ chức bộ máy KTNB ở Việt Nam. Nội dung chính của Đề án bao gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận của tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp Chương II: Thực trạng tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp Việt Nam Chương III: Nhận xét và một số ý kiến đề xuất