Trang 11 2. Thiết kế, sử dụng các đoạn tường thuật, miêu tả, câu chuyện kể khi giảng bài 2 “Xã hội nguyên thuỷ” 3. Phương hướng tiến hành Phần kết luận Phần Phụ lục Tài liệu tham khảo Trang 18 Trang 20 Trang 23 PHÂN MỞ ĐẦU Mỗi một môn khoa học cơ bản ở trường THPT đòi hỏi cần có một phương pháp, cách thức truyền thụ khác nhau. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nội dung yêu cầu và cả tâm sinh lý của đối tượng học sinh, quá trình, hình thức giảng dạy môn học đó. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy đòi hỏi phải có phương pháp, cách thức nào đó để truyền đạt kiến thức môn học đến người học một cách hiệu quả nhất. Phương pháp xuất phát từ thuật ngữ Hy Lạp “ Methodos”, nghĩa là “con đường nghiên cứu”, “cách thức nhận thức”, theo chủ nghĩa Mác Lênin “phương pháp” là hình thức tìm hiểu thấu đáo về mặt lý luận và thực tiễn khách quan, xuất phát từ quy luật vận động của khách thể nghiên cứu. Do đó phương pháp là một hệ thống các nguyên tắc điều khiển hoạt động cải tạo hiện thực hay hoạt động nhận thức của con người. Đối với việc dạy học lịch sử, đòi hỏi cũng phải có biện pháp cách thức nào đó để đạt được hiệu quả giáo dưỡng và giáo dục tốt nhất, cao nhất. Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hay sau những đợt tuyển sinh Đại học, bao giờ báo chí cũng đề cập đến tình trạng học sinh học lịch sử quá yếu kém và đề cập đến rất nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân về phương pháp học tập lịch sừ còn lạc hậu, không được đổi mới kịp thời so với xu hướng hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay. Đổi mới dạy học lịch sử không phải là thay đổi hoàn toàn so với quá khứ mà phải có sự kế thứa, điều chỉnh cho phù hợp với thực tại làm cho công tác dạy học lịch sử trong giai đoạn hiện nay đạt hiệu quả cao hơn, tốt hơn. Nói đến phương pháp dạy học lịch sử là nói đến hệ thống các phương pháp tiến hành một bài học lịch sử: Phương pháp trình bày miệng, phương pháp trực quan, phương pháp sử dụng các tài liệu học tập, phương pháp thực hành,… Khi tiến hành một bài học lịch sử cần phải có sự phối hợp các phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình tiếp nhận kiến thức lịch sử, tránh lối dạy học thụ động “thầy dọc trò ghi”. Phương pháp trình bày miệng là phương pháp dạy học mang tính chủ đạo trong việc giảng dạy các môn học ở nhà trường phổ thông nói chung và cả việc giảng dạy môn lịch sử nói riêng. Tùy vào từng bài học cụ thể ta có thể kết hợp phương pháp này hay phương pháp trong dạy học lịch sử nhưng phương pháp trình bày miệng lại không thể không sử dụng trong dạy học lịch sử. Tuy nhiên sử dụng phương pháp trình bày miệng hiện nay cũng cần có sự điều chỉnh phù hợp, cần kết hợp linh động với các phương pháp dạy học khác để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập lịch sử.