MỤC LỤC Mục lục Trang 1 Lời giới thiệu 2 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài 4 2.1 Thuận lợi 4 2.2 Khó Khăn 4 3. Mục đích chọn đề tài 5 4. Nhiệm vụ của đề tài 5 5. Phạm vi nghiên cứu đề tài 6 6. Phương pháp nghiên cứu đề tài 6 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 7 1. Cơ sở lý luận 7 2. Cơ sở thực tiễn 7 3. Thực trạng dạy – học bộ môn lịch sử tại trường THPT Xuân Thọ 8 3.1 Ưu điểm 8 3.2 Hạn chế 8 3.3 Điều tra cụ thể 9 4. Giải pháp thực hiện sáng kiến “một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy – học môn lịch sử ở trường phổ thông” 10 4.1 Những yêu cầu đối với giáo viên và học sinh 10 4.2 Một số giải pháp thực hiện 11 5. Những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài 21 6. Bài học kinh nghiệm 22 C. KẾT LUẬN 23 1. Kết luận 23 2. Một số kiến nghị 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 PHỤ LỤC…………………………………………………………………………………….. 26
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU
NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY – HỌC
MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG”
Người thực hiện: Nguyễn Thành Trung
Tổ chuyên môn: Sử - Địa – GDCD Lĩnh vực nghiên cứu:
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
- Họ và tên: Nguyễn Thành Trung
- Ngày, tháng, năm sinh: 18.08.1987
- Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Lịch sử lớp 12A1 – 12A5 và 11C1 – 11C7
- Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân Thọ
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 2009
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Lịch sử
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy học môn Lịch sử
- Số năm có kinh nghiệm: 6 năm
- Sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Năm 2012: Tạo hứng thú học tập môn Lịch sử cho học sinh thông qua cách dẫn nhậpbài học Lịch sử
+ Năm 2013: Sơ đồ hoá bài học Lịch sử nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức Lịch sử chohọc sinh lớp 12
Trang 3MỤC LỤC
Mục lục Trang 1
Lời giới thiệu 2
A ĐẶT VẤN ĐỀ 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài 4
2.1 Thuận lợi 4
2.2 Khó Khăn 4
3 Mục đích chọn đề tài 5
4 Nhiệm vụ của đề tài 5
5 Phạm vi nghiên cứu đề tài 6
6 Phương pháp nghiên cứu đề tài 6
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 7
1 Cơ sở lý luận 7
2 Cơ sở thực tiễn 7
3 Thực trạng dạy – học bộ môn lịch sử tại trường THPT Xuân Thọ 8
3.1 Ưu điểm 8
3.2 Hạn chế 8
3.3 Điều tra cụ thể 9
4 Giải pháp thực hiện sáng kiến “một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy – học môn lịch sử ở trường phổ thông” 10
4.1 Những yêu cầu đối với giáo viên và học sinh 10
4.2 Một số giải pháp thực hiện 11
5 Những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài 21
6 Bài học kinh nghiệm 22
C KẾT LUẬN 23
1 Kết luận 23
2 Một số kiến nghị 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
PHỤ LỤC………
26
Trang 4LỜI GIỚI THIỆU
Lịch sử là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản nhất,cần thiết về lịch sử xã hội loài người, giúp cho học sinh có được những hiểu biết căn bảnnhất về lịch sử; đồng thời qua những bài học lịch sử, người giáo viên bên cạnh truyền đạtnhững kiến thức sử học cho học sinh thì phải giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn; rènluyện cho học sinh các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống…
Cùng với các môn học khác, bộ môn lịch sử trong trường THPT góp phần bồi dưỡngcho học sinh ý thức, trách nhiệm, tự giác tìm hiểu, khám phá khoa học; giáo dục lòng tự hàodân tộc, tình yêu thiên nhiên, con người, mà nhất là tình yêu quê hương, đất nước
Vì vậy, có thể nói với mục đích giáo dục lòng yêu nước sâu sắc cho học sinh thì mônhọc lịch sử là một bộ môn không thể thiếu trong các trường THPT Tuy nhiên, hiện nay việcgiáo dục truyền thống yêu nước, đạo đức, trách nhiệm của một người công dân với đấtnước, với xã hội gắn với các môn học còn nhiều hạn chế, nhất là đối với các bộ môn xã hội,trong đó có bộ môn Lịch sử Việc dạy – học Lịch sử ở trường THPT đang phải đứng trướcnhững áp lực từ nhiều phía: yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, sự xuống cấp chất lượng
bộ môn và cả áp lực từ xã hội, phụ huynh học sinh cũng như thi cử,…; đa số học sinh họcLịch sử chỉ vì đây là một môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông, với suy nghĩ học
để đối phó, học cho qua,…chứ không vì muốn lĩnh hội kiến thức, hiểu biết về lịch sử thếgiới và lịch sử dân tộc, để từ đó thêm yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc Chính vì thế,việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh thông qua việc dạy – học bộ môn Lịch sử
là một điều rất cần thiết và là một yêu cầu lớn đặt ra cho người giáo viên bộ môn Sau thờigian giảng dạy tại trường THPT Xuân Thọ, mặc dù chỉ mới được một thời gian ngắn (6năm) nhưng trong suốt quá trình giảng dạy, tiếp xúc với nhiều học sinh khác nhau và được
sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô đồng nghiệp đi trước, tôi cũng đúc kết cho mình một vàikinh nghiệm trong làm sao để giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, từ đógiúp học sinh hiểu được trách nhiệm của bản thân đối với xã hội, với đất nước Trên cơ sởnghiên cứu các tài liệu có liên quan và qua kinh nghiệm thực tế bản thân, tôi mạnh dạn đềxuất một số yếu tố có thể góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh thông qua
việc dạy – học bộ môn Lịch sử, đó là “Một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh trong dạy – học môn Lịch sử ở trường phổ thông”
Trong quá trình thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình, tôi không tránh khỏinhững thiếu sót, mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô đồng nghiệp và tập thể sư phạmnhà trường
Tôi chân thành cảm ơn!
Trang 5SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU
NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG DẠY – HỌC
MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG”
………
A ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là
truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước…” Như vậy, yêu nước
vốn dĩ là một truyền thống quý báu đã có từ rất lâu của dân tộc ta, tuy nhiên, với thực tếngày nay, khi đất nước ta được sống trong hoà bình, ấm no không có chiến tranh, không cóxâm lăng có vẻ như truyền thống ấy bị phai mờ dần, nhất là đối với thế hệ trẻ, thế hệ đượcsinh ra và lớn lên hoàn toàn trong hoà bình
Chính vì thế việc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ là rất cần thiết nhất là ởmôi trường học đường Trách nhiệm của người giáo viên vô cùng cao quý và thiêng liêng,
đó không chỉ là dạy chữ, dạy các em các làm bài toán này, bài văn kia mà đó còn là làm sao
để giáo dục các em biết yêu quê hương, yêu đất nước, cũng để từ đó các em nhận thấy đượctrách nhiệm của một người công dân đối với xã hội, đối với đất nước như lời bài hát “Khát
vọng tuổi trẻ” của nhạc sĩ Vũ Hoàng “đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã
làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Vì vậy, tôi nghĩ rằng việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh thông qua việcday – học các bộ môn văn hoá ở trường phổ thông là rất cần thiết, mà nhất là những bộ môn
xã hội như bộ môn Lịch sử Đối với một người giáo viên môn Lịch sử, qua việc truyền đạtnhững kiến thức sử học cần thiết cho học sinh thì việc giáo dục truyền thống yêu nước, khơidậy niềm tự hào dân tộc cho học sinh, giúp các em ý thức được trách nhiệm của mình đốivới quê hương, đất nước là rất cần thiết
Trên cơ sở những luận cứ đó, tôi mạnh dạn đề xuất ý kiến của mình về việc “MỘT
SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH
Trang 6TRONG DẠY – HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG”, lấy thực nghiệm
trong chương V: VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000, thuộc phần hai: Lịch sửViệt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 của chương trình lịch sử 12 – cơ bản
Hy vọng với phần trình bày của tôi cũng góp phần làm phong phú thêm kho tàng kinhnghiệm trong việc giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THPT, góp phần nâng cao hiệu quảcủa việc dạy – học bộ môn
2 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài
2.1 Thuận lợi
Giáo viên bộ môn chúng tôi luôn cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mìnhtheo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thông qua các phương pháp dạy học như:ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng dồ dùng trực quan, phương pháp dạy học liên môn,tích hợp chuyên đề… Tích cực hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm, hỗ trợ kiến thức chonhau, thông qua hoạt động này sẽ giúp học sinh có thể tự tìm hiểu được lịch sử, nhất là lịch
sử dân tộc, vì chỉ khi tự bản thân các em khám phá, tìm hiểu các em mới thấy yêu thêm đấtnước, tôn trọng và ghi nhớ công ơn của ông cha ta đã hi sinh tất cả để các em có được cuộcsống hoà bình, tự do, ấm no như ngày hôm nay
Trường là trường mới, cơ sở vật chất tương đối đáp ứng đầy đủ cho việc dạy – học bộmôn như hệ thống phòng máy chiếu, tranh ảnh, tư liệu, tập bản đồ…
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết hợp và khai thác triệt để các đồ dùng vàphương tiện dạy học như tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, mô hình, ứng dụng công nghệ thông tin,dạy học liên môn, tích hợp các chuyên đề…
Đa số học sinh có chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi giáo viên đặt
ra, một số em có chuẩn bị bài mới ở nhà, tham gia tích cực trong việc thảo luận nhóm và đạthiệu quả cao trong quá trình lĩnh hội kiến thức
Đồng thời, hiện nay, phương tiện thông tin rất gần, rất phổ biến đó chính là Internet,giáo viên và học sinh đều có thể dễ dàng tìm hiểu nhiều thông tin lịch sử thú vị liên quanđến bài học lịch sử
2.2 Khó khăn
Do xu thế phát triển của xã hội hiện nay đã tạo tâm lý cho đa phần học sinh và kể cảphụ huynh thường xem bộ môn lịch sử trong trường phổ thông là môn phụ nên ít quan tâmđến
Về khách quan mà nói, tình hình học tập của học sinh chưa có sự đồng bộ, tỷ lệ họcsinh yếu kém vẫn còn nhiều, học sinh lười tìm tòi, học hỏi Do đó việc dạy - học lịch sử vẫncòn gặp nhiều khó khăn
Một khó khăn nữa cho giáo viên khi dạy bộ môn Lịch sử là chương trình quá dài, quá
Trang 7chưa thể tích hợp các chuyên đề giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho các em thông qua việchọc tập bộ môn.
Đa số học sinh chưa có tinh thần học tập, một số em vừa học vừa làm việc riêng, việctiếp thu bài chậm nên từ đó học sinh chưa thể xác định nội dung trọng tâm, cơ bản của bàihọc, tiếp thu bài một cách máy móc, khó khăn Điều này làm cho các em một phần lơ là việchọc tập bộ môn, một phần cảm thấy tự ti về năng lực của mình, các em càng cảm thấy chánnản và không yêu thích môn lịch sử Từ đó dẫn đến nhiều khó khăn trong việc giáo dục đạođức cho các em
3 Mục đích chọn đề tài
Cũng như các môn học khác, môn học lịch sử có nhiệm vụ và khả năng góp phần vàoviệc thể hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông nói chung Bộ môn lịch sử không chỉcung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, mà còn qua đó giáo dục
về đạo đức, giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước – một truyền thống lâu đời và quýbáu của dân tộc ta Nên khi dạy – học Lịch sử đòi hỏi người giáo viên bên cạnh truyền đạtkiến thức lịch sử cho học sinh thì còn một nhiệm vụ rất quan trọng nữa mà giáo viên phảihoàn thành thật tốt đó là giáo dục cho học sinh về truyền thống yêu nước, về ý thức tráchnhiệm của bản thân đối với Tổ quốc
Việc giáo viên thông qua bài giảng của mình để giáo dục truyền thống yêu nước, niềm
tự hào dân tộc cho học sinh một cách linh động, hợp lý, không gò bó gượng ép không chỉgiúp học sinh có một tiết học sử đầy thích thú mà còn giúp các em thêm thích, thêm yêumến bộ môn Lịch sử và quan trọng hơn hết là qua đó sẽ giúp các em thêm yêu yêu hương,đất nước, phát huy niềm tự hào dân tộc, tôn trọng và biết ơn những thế hệ cha ông đi trước
đã hi sinh tất cả để các em có được cuộc sống hoà bình, ấm no như ngày hôm nay; để rồiqua đó các em thấy được với thế hệ thanh niên các em, các em cần phải làm gì để cống hiếncho Tổ quốc thân yêu Điều này sẽ tác động rất lớn đến hành dộng và suy nghĩ của thế hệ trẻ
là học sinh
Giúp giáo viên có sự nhìn nhận đúng về tầm quan trọng của việc giáo dục truyền thốngyêu nước cho học sinh thông qua việc dạy – học môn Lịch sử, muốn làm được như vậy giáoviên cần phải có một phương pháp dạy học bộ môn phù hợp đối với từng khối lớp, từng đốitượng học sinh và từng bài học lịch sử, để qua mỗi giảng Lịch sử, học sinh càng thêm yêu
Tổ quốc và ý thức được rằng mình phải làm gì để xây dựng đất nước
4 Nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng sáng kiến, tôi xác định những nhiệm vụ của đề tài cụthể sau:
- Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của việc “giáo dục truyền thống yêu nước chohọc sinh thông qua việc dạy – học môn Lịch sử” cho từng bài học lịch sử cụ thể thuộcchương V: VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000 (thuộc phần hai: Lịch sử ViệtNam từ năm 1919 đến năm 2000 – chương trình lịch sử lớp 12 – cơ bản) nhằm giáo dục đạo
Trang 8đức, truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc cho học sinh thông qua việc dạy – học mônLịch sử.
- Xây dựng quy trình chung và các biện pháp cụ thể trong việc dạy – học môn Lịch sửnhằm góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy học lịch sử ViệtNam giai đoạn năm 1975 đến năm 2000 ở lớp 12 THPT
- Xác định được những nội dung trọng tâm, cơ bản của từng bài học lịch sử trongphạm vi nghiên cứu để áp dụng phương pháp dạy – học thích hợp với chuyên đề “giáo dụctruyền thống yêu nước cho học sinh”
Thực nghiệm sư phạm với đối tượng học sinh cụ thể tại trường THPT Xuân Thọ Xuân Lộc – Đồng Nai nhằm kiểm tra tính khả thi và phù hợp của đề tài đã nêu
-5 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Với thời gian có hạn, sáng kiến “Một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước
cho học sinh trong dạy – học môn Lịch sử ở trường phổ thông” của tôi có giới hạn phạm
vi nghiên cứu là chương V: VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000 (thuộc phần hai:Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 – chương trình lịch sử lớp 12 – ban cơ bản)
6 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Thao giảng, dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp với nhau trong quátrình giảng dạy môn lịch sử
Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử nhằm nâng cao khảnăng vận dụng hợp lý đổi mới phương pháp vào quá trình dạy –học bộ môn lịch sử
Trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên lịch sử lớp 12 và các tưliệu lịch sử cần thiết cho từng bài học cụ thể
Sử dụng các câu hỏi điều tra có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của việc đánh giákhả năng nhận thức về thái độ và tinh thần của học sinh về truyền thống yêu nước, ý thứctrách nhiệm của bản thân đối với Tổ quốc
Trang 9B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lý luận
Môn học nào cũng có đặc điểm riêng của nó Nói đến học tập lịch sử là cả một quátrình nhận thức lâu dài từ quá khứ đến hiện tại và chuẩn bị cho tương lai Vấn đề tồn tại củalịch sử là sự kiện lịch sử quá nhiều làm cho người học khó nhớ, nhiều khái niệm trừu tượng,khó hiểu, xa lạ với học sinh và rất dễ dẫn đến tình trạng nhàm chán, từ đó đâm ra lười học
sử, nhát học sử, thậm chí là sợ học sử chứ chưa nói đến việc giáo dục đạo đức, truyền thốngyêu nước cho học sinh thông qua dạy – học môn Lịch sử Vì vậy, làm thế nào để thông quaviệc dạy – học môn Lịch sử, giáo viên không chỉ giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức sửhọc mà còn thông qua đó giúp các em thêm yêu Tổ quốc, hun đúc tinh thần yêu nước vàniềm tự hào dân tộc của bản thân
Do đó, biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy – học môn
Lịch sử ở trường phổ thông là rất cần thiết, người giáo viên cần thiết kế được những bài họclịch sử có thể tích hợp chuyên đề “giáo dục đạo đức” cho học sinh thông qua bài học tạođược khả năng tiếp thu kiến thức một cách chủ động, hứng thú ở học sinh, đồng thời giúphọc sinh có thái độ đúng đắn với Tổ quốc, ý thức được trách nhiệm của bản thân với quêhương, đất nước
Khi nói về mối quan hệ giữa dạy học Lịch sử với giáo dục truyền thống yêu nước.Tiến sĩ Vũ Khoan đã chia sẽ: “…Dạy sử bản chất là dạy cho học sinh lòng yêu nước, niềm
tự hào của dân tộc, phải truyền được ngọn lửa yêu nước chứ không chỉ dạy về ngày tháng,
2 Cở sở thực tiễn
Ngày nay, đa phần học sinh vốn dĩ đã áp đặt suy nghĩ rằng “sử là một bộ môn quá khôkhan, quá dài vá khó học” cho nên tiết dạy – học lịch sử của cả thầy và trò đều rất nặng nề,căng thẳng, giáo viên gặp quá nhiều áp lực trong việc dạy sử, trong khi đó thái độ học tậplịch sử của học sinh chưa đúng với yêu cầu và vị trí của nó, các em học sử chỉ vì đây là mộtmôn bắt buộc trong chương trình phổ thông, chính vì vậy, đối với giáo viên dạy môn Lịch
sử càng khó khăn hơn cho họ khi muốn thông qua bài giảng của mình để truyền đạt đến chocác em ngoài kiến thức còn là sự khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc trong
Trang 10mỗi con người các em Do đó, tôi cho rằng làm cách nào để giúp học sinh không chỉ tiếp thukiến thức lịch sử một cách dễ hiểu nhất, dễ nhớ nhất mà làm sao để các em yêu sử, yêu quêhương, đất nước, tự hào là người con của đất nước Việt Nam là rất quan trọng, đặc biệt làtrong giai đoạn hội nhập quốc tế như hiện nay Đối với từng nội dung kiến thức khác nhau,người giáo viên chúng ta cần biết thiết kế những khâu lên lớp khác nhau, sử dụng cácphương pháp dạy học khác nhau phù hợp với nội dung bài học giúp học sinh nắm được kiếnthức ngay tại lớp, đồng thời, chúng ta cần tạo ra một không khí thật sự thoải mái để học sinhcảm thấy không bị ép buộc mà các em tự ý thức, chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức Nhưvậy, tiết dạy – học sử của cả thầy và trò sẽ trở nên thật thú vị và dễ dàng hơn Và khi họcsinh đã ý thức được việc học tập bộ môn thì chắc chắn các qua các bài giảng của giáo viên,học sinh sẽ càng thêm yêu đất nước, yêu lịch sử dân tộc, biết trân trọng những gì mà chaông ta đã để lại cho các em, cũng từ đó các em nhận thức được với thế hệ trẻ, là người chủtương lai của đất nước, các em sẽ làm dạy để xứng đáng là người con ưu tú của đất nước
Từ đây, có thể kết luận rằng việc có những biện pháp giáo dục truyền thống yêu nướccho học sinh trong dạy – học môn Lịch sử là rất cần thiết và là yếu tố quan trọng đối vớimỗi người giáo viên dạy lịch sử
3 Thực trạng dạy – học bộ môn lịch sử trường THPT Xuân Thọ
3.1 Ưu điểm
3.1.1 Về phía giáo viên
Cả 4 giáo viên giảng dạy lịch sử đều còn rất trẻ, nhiệt tình và tâm huyết trong việctruyền đạt kiến thức lịch sử cho học sinh
Các giáo viên luôn cố gắng tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm trong việc đổi mới phươngpháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh trong việc học tập lịch sử
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cố gắng kết hợp tốt, hợp lý những phương phápdạy học mới theo hướng tích cực giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức…
3.2.1 Về phía giáo viên
Xét ở một góc độ nào đó, việc thay đổi phương pháp dạy học của giáo viên vẫn chưahoàn toàn phát huy được tính tích cực của học sinh
Trang 11Giáo viên chịu áp lực về thành tích môn học từ đó luôn suy nghĩ phải bắt buộc họcsinh học sử, thuộc sử một cách cứng nhắc, giáo khoa, mà chưa tìm ra được nhiều biện pháp,hướng khắc phục khó khăn của việc dạy – học sử thật sự phát huy được hiệu quả, vì vậy đãgây nhiều khó khăn trong việc giúp học sinh khắc sâu kiến thức.
Cả 4 giáo viên đều còn rất trẻ nên kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, nhiều tình huống
sư phạm không xử lý hợp lý khiến học sinh càng lúc càng cảm thấy chán học sử, căng thẳngkhi học tiết sử…
3.3 Điều tra cụ thể
Tôi được phân công trực tiếp đứng lớp giảng dạy 5 lớp 12 từ 12A1 đến 12A5, và mộtthực tế cho thấy hầu hết các em học sinh đều cho rằng môn sử là bộ môn nhàm chán, chủyếu giáo viên chỉ truyền đạt kiến thức bộ môn mà chưa có sự tích hợp các chuyên đề khácnhư giáo dục đạo đức, truyền thống yêu nước cho học sinh nên đa số học sinh đều khôngnhìn thấy được giữa việc học môn Lịch sử với giáo dục lòng yêu nước có sự gắn kết, quan
hệ mật thiết với nhau
BẢNG TỶ LỆ HỌC SINH HIỂU VỀ SỰ CẦN THIẾT GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG
Hoàn toàn không cần thiết
SL % SL % SL % SL % SL %12A1 42 0 0.0 5 11.9 32 76.2 3 7.1 2 4.812A2 40 0 0.0 4 10.0 30 75 6 15.0 0 0.012A3 45 0 0.0 7 15.5 34 75.6 3 6.7 1 2.212A4 39 0 0.0 5 12.8 30 76.9 3 7.7 1 2.612A5 39 0 0.0 6 15.4 30 76.9 3 7.7 0 0.0
Trang 124 Giải pháp thực hiện sáng kiến “một số biện pháp giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy – học môn Lịch sử ở trường phổ thông”.
Để góp phần giúp cho việc dạy – học Lịch sử của giáo viên và học sinh trở nên nhẹnhàng, thoải mái và lôi cuốn hơn, đồng thời thông qua việc giảng dạy bộ môn người giáoviên giáo dục về đạo đức, truyền thống yêu nước, giúp học sinh ý thức được trách nhiệmcủa bản thân đối với quê hương, đất nước Để làm được như vậy, giáo viên cần thiết kế mộtcách thuần thục, hợp lý, phù hợp với nội dung mỗi bài học những khâu lên lớp, áp dụng hợp
lý các phương pháp dạy học cho từng mảng nội dung kiến thức khác nhau, ngoài việc vậndụng kiến thức chuyên môn giáo viên cần phải luôn luôn tự tìm tòi, học hỏi để nâng cao tầmhiểu biết của mình về các lĩnh vực khác
4.1 Những yêu cầu đối với giáo viên và học sinh
4.1.1 Đối với giáo viên
Chuẩn bị tất cả đồ dùng dạy học khi lên lớp: giáo án, bản đồ tranh ảnh phục vụ bài dạy(nếu có), sơ đồ hệ thống kiến thức…
Khi dạy, giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học phù hợp, thực hiện thuầnthục các khâu lên lớp, đồng thời phải liên hệ thực tế
Khi đặt câu hỏi phải đi từ dễ đến khó, vì nếu đặt câu hỏi quá khó sẽ làm cho học sinhcăng thẳng Với câu hỏi khó, giáo viên nên gợi ý cho học sinh trả lời, không nên cho họcsinh suy nghĩ quá lâu làm không khí lớp nặng nề và mất nhiều thời gian
Nên đặt những câu hỏi liên hệ thực tế, suy nghĩ, cảm nhận hay nhận xét, đánh giá củahọc sinh về một nhân vật hay sự kiện lịch sử nào đó
Trong lúc học sinh suy nghĩ trả lời, giáo viên nên tránh việc hối thúc học sinh, mà cầnnêu gợi ý giúp học sinh trả lời đúng ý được hỏi, tạo cho học sinh không khí thoải mái
Khi học sinh trả lời giáo viên phải nhận xét câu trả lời của học sinh, nếu thiếu có thểcho một học sinh khác bổ sung hoặc giáo viên trình bày cụ thể
Cố gắng truyền tải đến học sinh nội dung bài học thật ngắn gọn, cô động nhưng phảiđảm bảo nội dung cơ bản, cần nhấn mạnh ý chính của bài Đồng thời, giáo viên phải tíchhợp tốt các chuyên đề giáo dục khác thông qua bài giảng
4.1.2 Đối với học sinh:
Học sinh cần phải đọc trước bài mới, chuẩn bị câu hỏi trong sách giáo khoa
Trong giờ học phải chú ý nghe giảng, tích cực phát biểu ý kiến, xây dựng bài, khôngtiếp thu máy móc ma phải có suy nghĩ
Học sinh tự giác học tập, dựa vào kiến thức giáo viên truyền đạt, học sinh phải biết tựtìm tòi, sáng tạo, phân tích sự kiện hoặc so sánh sự kiện này với sự kiện khác
Trang 13Học sinh biết sử dụng bản đồ, lược đồ, trình bày diễn biến một cuộc khởi nghĩa hoặcmột giai đoạn lịch sử (nếu có) dựa trên bản đồ, lược đồ.
Học sinh ngoài việc học tập trên lớp nên chịu khó tìm hiểu thêm kiến thức từ sách,báo, đài hay Internet…
4.2 Một số giải pháp thực hiện việc “giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy – học môn Lịch sử ở trường phổ thông”
Chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 gồm 5 chương, ứng với 5 giai đoạn: 1919 –
1930, 1930 – 1945, 1945 – 1954, 1954 – 1975, 1975 – 2000 Trong đó, 4 giai đoạn đầu họcsinh được học về cuộc chiến đấu của nhân dân ta trước hai Đế quốc lớn là Pháp và Mĩ, khidạy về các giai đoạn này, việc giáo dục truyền thống cho học sinh là rất đơn giản, tuy nhiêncũng làm cho học sinh dễ sa vào suy nghĩ yêu nước là phải hi sinh, yêu nước là tham giaquân ngũ, là đấu tranh bảo vệ Tổ quốc trong thời chiến, khi chiến tranh qua đi truyền thốngyêu nước sẽ lắng xuống, xếp vào một góc của trái tim…Chính vì thế, đối với giáo viên phảilàm sao dạy cho các em hiểu trong bất kì giai đoạn nào của Lịch sử dân tộc thì yêu nướcluôn cần được phát huy Đây cũng là nguyên nhân vì sao tôi chọn phần thực nghiệm cho đềtài sáng kiến của mình là chương V: VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000 (thuộcphần hai: Lịch sử Việt Nam, Lịch sử 12 – chương trình chuẩn)
Trong phần lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2000, nội dung sách giáo khoa lịch sử lớp
12 (chương trình chuẩn) được chia thành 3 bài gồm: bài 24: Việt Nam trong năm đầu sauthắng lợi cuộc kháng chiến chóng Mĩ cứu nước; bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xãhội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc(1976 - 1986); bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lênchủ nghĩa xã hội (1986 -2 000) Theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục - đào tạo thìnội dung của lịch sử Việt Nam từ 1975 -2000 được chia thành 4 tiết dạy, bài 24: 1 tiết; bài25: 1 tiết; bài 26: 2 tiết
Căn cứ vào nội dung của lịch sử Việt Nam từ 1975 đến 2000 thì những biểu hiện củalòng yêu nước được chia thành các tuyến kiến thức sau:
Thứ nhất, những bài xây dựng đất nước trên lĩnh vực kinh tế, sau khi đất nước đượchoàn toàn giải phóng, thì nhiệm vụ khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh, khôi phục kinh
tế được tiến hành gấp rút Với ý chí, sức mạnh của lòng yêu nước đã đưa nhân dân ta hoànthành tốt công cuộc khôi phục kinh tế trước thời hạn Từ 1986, đất nước ta bước vào côngcộc đổi mới, từng bước đưa đất nước vượt qua khó khăn, đạt nhiều thành tựu quan trọng.Thứ hai, những bài xây dựng đất nước trên lĩnh vực văn hoá-xã hội
Thứ ba, những bài về đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc Nhiệm vụ xây dựngđất nước luôn đi đôi với bảo vệ tổ quốc, cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, biên giới phíaBắc, và vấn đề biển Đông ngày nay
Ba loại bài trên thể hiện rõ vai trò quyết định, công lao to lớn của quần chúng nhândân trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc
Trang 14Thứ tư, những bài về quan hệ, hội nhập quốc tế.
Thứ năm, những bài về về lịch sử địa phương
4.2.1 Một số biện pháp giáo dục lòng yêu nước trong giờ nội khoá
4.2.1.1 Những bài xây dựng đất nước trên lĩnh vực kinh tế
Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đưa đất nước ta vào kỉ nguyên độc lập, thống nhất,
đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Trước mắt phải khắc phục hậu quả 20 năm chiến tranh, ổnđịnh và khôi phục kinh tế- văn hoá, hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước Cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ kéo dài và hết sức ácliệt, đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả kéo dài đối với miền Bắc Giáo viên sử dụng đoạn tư
liệu sau: “Gần như toàn bộ các thành phố, thị xã đều bị đánh phá, trong đó có 12 thị xã, 51
thị trấn bị phá huỷ hoàn toàn, 4000 xã bị đánh phá, trong đó có 30 xã bị phá huỷ hoàn toàn Tất cả các khu công nghiệp bị đánh phá, nhiều khu bị đánh với mức độ huỷ diệt Tất
cả các nhà máy điện đều bị đánh hỏng, 5 triệu mét vuông nhà ở bị phá huỷ Tất cả các tuyến đường sắt, 100% cầu, toàn bộ hệ thống bến cảng, đường biển, đường sông và kho tàng đều bị bắn phá…
Chiến tranh phá hoại của Mĩ đã phá huỷ hầu hết những cái mà nhân dân ta đã tốn biết bao công sức xây dựng nên, làm cho quá trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại vài ba
kế hoạch 5 năm” 1 Khi sử dụng đoạ tư liệu này, giáo viên sẽ khắc hoạ lại cho học sinh
những tổn thất mà nhân dân ta, đặc biệt là nhân dân miền Bắc phải gánh chịu, qua đó giáoviên giáo dục cho học sinh lòng căm thù giặc, yêu quý những thành quả mà cha ông ta đãxây dựng nên
Một trong những nhiệm vụ quan trọng sau khi đất nước được giải phóng không chỉ làvấn đề tập trung khắc phục hậu quả của cuộc chiến tranh và khôi phục kinh tế mà còn cónhiệm vụ khác là hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975-1976) Để làm rõnội dung này, giáo viên hướng dẫn học sinh suy nghĩ, đặt vấn đề, trao đổi, thảo luận câu
hỏi : “Vì sao sau khi thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ, chúng ta cần phải hoàn thành
thống nhất đất nước về mặt nhà nước?” Qua trao đổi, thảo luận câu hỏi giáo viên vừa nêu,
học sinh sẽ hiểu rõ hơn về nhiệm vụ cần phải thống nhất đất nước về mặt nhà nước Kết hợp
với đặt câu hỏi, giáo viên sử dụng đoạn tư liệu : “Thống nhất đất nước về mặt nhà nước vừa
là nguyện vọng thiết tha của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển của cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam.” 2 Qua đoạn tư liệu này, học
sinh nhận thức được rằng, phát huy truyền thống dân tộc, tinh thần đoàn kết, gắn bó thìthống nhất đất nước về mặt nhà nước là đáp lại nguyện vọng tha thiết của cả dân tộc, mongmuốn Bắc- Nam sum họp một nhà Từ đó, giáo viên giáo dục cho học sinh ý thức đoàn kết,tinh thần trách nhiệm đối với quê hương, đất nước