LỜI CẢM ƠN Mở đầu bài báo cáo này cho em gửi đến các thầy cô khoa Giáo dục Mầm Non trường Đại học Văn hóa – Thể thao – Du lịch Thanh Hóa lòng biết ơn sâu sắc bởi trong suốt thời gian qua đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt cho chúng em những kiến thức mới, những bài học hay và những bài học ấy chúng em đã đúc kết theo chúng em suốt cuộc đời, đó là hành trang giúp chúng em vững bước trên con đường tương lai của sự nghiệp “trồng người”, đó là nghề cao quý trong những nghề cao quý. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo nhà trường cùng quý thầy giáo, cô giáo trong trường Đại học Văn hóa – Du lịch – Thể thao Thanh Hóa, đã giảng dạy và đã tạo điều kiện cho chúng em trong thời gian học tập tại trường. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các cô giáo trong trường Mầm Non Quảng Trung đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn và truyền đạt cho em những kinh nghiệm mới giúp em hoàn thành kì thực tập tốt và bài báo cáo thu hoạch này. Chúng ta thường nghe câu nói: “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Đúng là như vậy, qua 8 tuần thực tập tại trường Mầm non Quảng Trung tuy thời gian không dài nhưng em đã học được rất nhiều kinh nghiệm từ các cô. Nhìn các cô quan tâm, chăm sóc đến các cháu mà em cảm thấy lòng mình được ấm lại. Nếu cho em một điều ước, em ước mình được nhỏ lại, rồi cũng được các cô chăm sóc và vỗ về. Từ suy nghĩ đó, em đã quyết tâm thực hiện tốt đợt thực tập này, để cũng được như các cô, quan tâm, chăm sóc các em học sinh – những mầm non tương lai của đất nước. Cuối cùng cho em xin kính chúc tất cả các cô có thật nhiều sức khỏe, thật nhiều hạnh phúc và may mắn trong cuộc sống và trong sự nghiệp mình đã chọn. Em xin cảm ơn các cô rất nhiều
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Mở đầu bài báo cáo này cho em gửi đến các thầy cô khoa Giáo dục Mầm Non trường Đại học Văn hóa – Thể thao – Du lịch Thanh Hóa lòng biết ơn sâu sắc bởi trong suốt thời gian qua đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt cho chúng em những kiến thức mới, những bài học hay và những bài học ấy chúng em đã đúc kết theo chúng em suốt cuộc đời, đó là hành trang giúp chúng em vững bước trên con đường tương lai của sự nghiệp “trồng người”, đó là nghề cao quý trong những nghề cao quý
Xin chân thành cảm ơn! Ban lãnh đạo nhà trường cùng quý thầy giáo, cô giáo trong trường Đại học Văn hóa – Du lịch – Thể thao Thanh Hóa, đã giảng dạy
và đã tạo điều kiện cho chúng em trong thời gian học tập tại trường Em xin chân thành cảm ơn! Ban giám hiệu và các cô giáo trong trường Mầm Non Quảng Trung
đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn và truyền đạt cho em những kinh nghiệm mới giúp
em hoàn thành kì thực tập tốt và bài báo cáo thu hoạch này
Chúng ta thường nghe câu nói: “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” Đúng là như vậy, qua 8 tuần thực tập tại trường Mầm non Quảng Trung tuy thời gian không dài nhưng em đã học được rất nhiều kinh nghiệm từ các cô Nhìn các cô quan tâm, chăm sóc đến các cháu mà em cảm thấy lòng mình được ấm lại Nếu cho
em một điều ước, em ước mình được nhỏ lại, rồi cũng được các cô chăm sóc và vỗ
về Từ suy nghĩ đó, em đã quyết tâm thực hiện tốt đợt thực tập này, để cũng được như các cô, quan tâm, chăm sóc các em học sinh – những mầm non tương lai của đất nước
Cuối cùng cho em xin kính chúc tất cả các cô có thật nhiều sức khỏe, thật nhiều hạnh phúc và may mắn trong cuộc sống và trong sự nghiệp mình đã chọn
Em xin cảm ơn các cô rất nhiều!
Trang 2PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do viết báo cáo thu hoạch
Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước,
là người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Và giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng một cách toàn diện về mọi mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ Giáo dục mầm non cũng là một bậc giáo dục mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, là nền tảng cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân
Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực về thể chất, tình cảm, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tiền đề vững chắc cho trẻ vào lớp một Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội Xong người trực tiếp gánh vác trách nhiệm là đội ngũ giáo viên luôn phấn đấu hết mình vì sự nghiệp giáo dục
Là một người giáo viên mần non tương lai, em nhận thấy nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng chính vì vậy mà thực tập sư phạm là thời gian quan trọng và quí báu
để giáo sinh tiếp cận trẻ, thâm nhập thực tế giáo dục, tìm hiểu tâm lí tình cảm của các cháu đồng thời trải nghiệm việc thiết kế và thực hiện tiết dạy cũng như công tác chủ nhiệm, thể hiện hiểu biết của mình trong ngành, bổ sung những kiến thức còn thiếu để mình hiểu biết ngày càng tốt hơn, để có thể trao dồi những kinh nghiệm và thực hiện tốt những công việc được giao một cách tốt hơn
Viết báo cáo thu hoạch là nhiệm vụ quan trọng của giáo sinh nhằm thể hiện những hiểu biết của mình sau đợt thực tập, nắm được những kiến thức trong ngành
và áp dụng khi ra trường Đây cũng là một văn bản để nhà trường đánh giá kết quả đạt được của mỗi sinh viên, bên cạnh đó viết báo cáo sẽ giúp sinh viên thực tập củng cố, rút kinh nghiệm cũng như tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phát huy tính chủ động sáng tạo trong bản thân mỗi sinh viên
Bên cạnh đó, nhằm:
Giúp cho sinh viên sư phạm đi sâu vào tìm hiểu thực tế giáo dục, tiếp xúc với các cháu, phụ huynh và các trường Mầm Non Qua đó tăng thêm lòng yêu nghề, mến trẻ, thúc đẩy quá trình tự học, tự rèn luyện theo yêu cầu nghề nghiệp
Tạo điều kiện giúp cho sinh viên sư phạm tiếp cận, đối chiếu kiến thức về nội dung, phương pháp chăm sóc nuôi dạy trẻ ở trường Mầm Non theo chương trình chăm sóc giáo dục đổi mới, tạo điều kiện sang sau này ra trường về với thực tế công tác đạt kết quả tốt hơn
Và cuối cùng là để thực hiện mục đích, yêu cầu của đợt thực hành Sư Phạm,
cố gắng hơn nữa để hoàn thiện trình độ chuyên môn, tác phong của bản thân, không ngừng phấn đấu, phát huy tài năng cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục, đó là những lí do mà em làm bài thu hoạch này
Trong thời gian thực tập tại trường Mầm Non Quảng Trung thời gian tuy không dài, em cảm thấy mình học được rất nhiều từ các cô ở đó và sự nổ lực của bản thân giúp em tự tin hơn khi trở thành một giáo viên trong tương lai cùng một số
Trang 3phương pháp và kỹ năng sư phạm đã được trang bị khi còn ngồi trên giảng đường Đại học Qua 8 tuần thực tập tại trường Mầm non Quảng Trung em nhận thấy rằng học sinh dù ở đâu, ở độ tuổi nào: Nhà trẻ hay Mẫu giáo tuy bướng bỉnh, khó hiểu về hành động, suy nghĩ của trẻ khiến ta cảm thấy khó dạy bảo, nhưng nếu chúng ta nắm vững đặc điểm cá nhân trong học tập, trong lao động, vui chơi cũng như nghỉ ngơi của trẻ, thì chúng đều là những đứa trẻ ngoan ngoãn, dễ thương và đều cần chúng ta quan tâm, chăm sóc, thương yêu Điều này chúng ta sẽ thấy rõ nhất ở học sinh lớp mình chủ nhiệm
Trong thời gian học tập và công tác chủ nhiệm em đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như sau:
Hoàn thành tốt các tiết dạy của mình theo quy định
Thực hiện tốt các quy định của trường, của chuyên môn, của tác phong sư phạm
Giáo dục một số cháu chưa có ý thức học tập tốt
Tạo mối quan hệ tốt giữa giáo sinh với giáo viên hướng dẫn, giáo sinh với giáo viên trong trường thực tập, giáo sinh và học sinh, rèn thêm kĩ năng sống cho học sinh của lớp mình phụ trách
2 Nhiệm vụ, phạm vi của báo cáo
2.1 Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ của báo cáo là báo cáo lại những vấn đề về hoạt động dạy và học của giáo sinh trong thời gian thực tập tại trường Mầm non Quảng Trung
Những công việc chính trong đợt thực tập:
Tìm hiểu thực tế giáo dục của trường MN Quảng Trung
Dự giờ mẫu của giáo viên hướng dẫn chũ nhiệm và các cô giáo trong trường
Soạn giáo án; Chuẩn bị đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ
Thực tập công tác chủ nhiệm lớp Nhà trẻ ( D1, 24 – 36) tháng tuổi
Tập giảng
Ngoài việc giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm em còn làm được một số công việc sau:
Tham gia với giáo viên chủ nhiệm đón trẻ, trả trẻ
Tham gia phụ cô giáo cho trẻ ăn, ngủ
Cùng với trẻ vui chơi, sinh hoạt, được gần gũi trẻ
Làm một số công tác vệ sinh phòng học, vệ sinh cá nhân cho trẻ
Biết làm một số hoạt động của nhà trẻ và mẫu giáo
Tham gia một số hoạt động của nhà trường do Đoàn Thanh niên và Công đoàn nhà trường tổ chức
2.2 Phạm vi viết báo cáo:
Phạm vi viết báo cáo thu hoạch rất ngắn vì thời gian thực tập ở trường mầm non Quảng Trung chỉ có 8 tuần (26/02/2018 đến ngày 20/4/2018) với quy mô chỉ trong 8 tuần em trực tiếp giảng dạy 3 tiết Nhà trẻ ( 24 – 36) tháng tuổi, cùng với việc làm công tác chủ nhiệm 2 ngày tại lớp Nhà trẻ ( 24 – 36) tháng tuổi
3 Lịch trình thực tập sư phạm.
Trang 4NGÀY,
GHI CHÚ Tuần 1
Từ 26/2
đến 02/3/2018
- Ra mắt trường thực tập Nghe BGH báo cáo chung về tình hình giáo dục của nhà trường
- Gặp gỡ giáo viên hướng dẫn để tìm hiểu sơ qua
về tình hình học tập, chế độ sinh hoạt, đặc điểm trẻ trong lớp Xin giáo viên hướng dẫn danh bạ quản
lý học sinh của lớp
- Gặp gỡ lớp chủ nhiệm, tìm hiểu sơ về tình hình, đặc điểm của trẻ lớp chủ nhiệm
- Gặp gỡ, làm quen với trẻ ở lớp chủ nhiệm Bước đầu làm quen với trẻ
- Tham gia các hoạt động cùng lớp chủ nhiệm
- Lên kế hoạch chủ nhiệm tuần sau
Tuần 2
Từ 05/3
đến:09/3/2018
- Đón trẻ, trò chuyện với trẻ về nội dung chủ đề tuần này sẽ thực hiện Tập thể dục sáng cùng trẻ
- Làm công tác chủ nhiệm lớp
- Tổng kết tình hình lớp trong tuần qua
- Dự giờ giảng mẫu của GVCN
- Lên kế hoạch chủ nhiệm tuần sau
Tuần 3
Từ 12/3
đến:16/3/2018
- Đón trẻ, trò chuyện với trẻ về nội dung chủ đề tuần này sẽ thực hiện Tập thể dục sáng cùng trẻ
- Tiếp tục làm công tác chủ nhiệm lớp
- Tổng kết tình hình lớp trong tuần qua
- Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho tiết học
- Chuẩn bị giáo án, tập giảng
- Dự giờ giảng mẫu các lớp Mẫu giáo bé, nhỡ
- Lên kế hoạch chủ nhiệm tuần sau
Tuần 4
Từ 19/3
đến:23/3/2018
- Đón trẻ, trò chuyện với trẻ về nội dung chủ đề tuần này sẽ thực hiện Tập thể dục sáng cùng trẻ
- Tiếp tục làm công tác chủ nhiệm lớp
- Tổng kết tình hình lớp trong tuần qua
- Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho tiết học
- Hoàn thiện bài giảng, tập giảng
- Dự giờ giảng mẫu các lớp Mẫu giáo lớn
- Lên kế hoạch chủ nhiệm tuần sau
Trang 5Tuần 5
Từ 26/3
đến: 30/3/2018
- Đón trẻ, trò chuyện với trẻ về nội dung chủ đề tuần này sẽ thực hiện Tập thể dục sáng cùng trẻ
- Tiếp tục làm công tác chủ nhiệm lớp
- Tổng kết tình hình lớp trong tuần qua
- Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho tiết học
- Chuẩn bị giáo án, tập giảng
- Lên kế hoạch chủ nhiệm tuần sau
Tuần 6
Từ 02/4
đến: 06/4/2018
- Đón trẻ, trò chuyện với trẻ về nội dung chủ đề tuần này sẽ thực hiện Tập thể dục sáng cùng trẻ
- Tiếp tục làm công tác chủ nhiệm lớp
- Tổng kết tình hình lớp trong tuần qua
- Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho tiết học
- Chuẩn bị giáo án, tập giảng
- Lên kế hoạch chủ nhiệm tuần sau
Tuần 7
Từ 09/4
đến: 13/4/2018
- Đón trẻ, trò chuyện với trẻ về nội dung chủ đề tuần này sẽ thực hiện Tập thể dục sáng cùng trẻ
- Tiếp tục làm công tác chủ nhiệm lớp
- Tổng kết tình hình lớp trong tuần qua
- Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho tiết học
- Chuẩn bị giáo án, tập giảng
- Lên kế hoạch chủ nhiệm tuần sau
Tuần 8
Từ 16/4
đến: 20/4/2018
- Tiếp tục làm công tác chủ nhiệm
- Hoàn thiện các hồ sơ, sổ sách, BGH đánh giá kết quả thực tập
4 Kế hoạch cho từng nội dung thực tập sư phạm
4.1 Tìm hiểu thực tế chăm sóc giáo dục trẻ tại trường Mầm non Quảng
Trung
Nghe báo cáo về hoạt tình hình hoạt động của trường, và địa phương nơi trường đóng
Tìm hiểu gia đình trẻ, biết thêm thói quen hoạt động của trẻ ở nhà để có sự phối hợp gia đình và nhà trường
4.2 Kế hoạch tìm hiểu và thu thập thông tin:
Thu thập thông tin qua báo cáo về tình hình hoạt động của trường và công tác chủ nhiệm lớp của các cô
Tìm hiểu qua giáo viên chủ nhiệm lớp, nắm tình hình sinh hoạt, đặc điểm của lớp đề ra kế hoạch phù hợp cụ thể
4.3 Kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp:
Những công việc hàng ngày ở lớp chủ nhiệm:
Lên kế hoạch cụ thể cho từng phần
Cô đến sớm mở phòng, làm vệ sinh lớp, vệ sinh đồ dùng, vệ sinh cá nhân cho trẻ, chuẩn bị ca uống nước, khăn lau mặt
Đón trẻ Thể dục sáng
Trang 6Thực tập giảng dạy
Vệ sinh; Ăn trưa
Trẻ ngủ trưa
Ăn chiều
Hoạt động chiều
Nêu gương cuối ngày
Trả trẻ
Dọn dẹp kiểm tra phòng khi ra về
PHẦN II: NỘI DUNG THỰC TẬP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Ý thức:
Trong công việc thì luôn làm hết mình, và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
và luôn chịu trách nhiệm với công việc của mình Không nên tự cao với những việc
mà mình đã đạt được Luôn đặt ra yêu cầu đối với bản thân mình là phải làm sao cho trẻ phát triển mọi mặt: Nhận thức, tình cảm xã hội, ngôn ngữ, thể lực
Thái độ:
Luôn có thái độ nhiệt tình, không ngại vất vả với công việc, luôn hòa đồng với mọi người, hòa nhã, thân thiện với đồng nghiệp, phụ huynh, yêu thương trẻ như con, em mình
NHỮNG KẾT QUẢ CỤ THỂ:
1 Tìm hiểu thực tế chăm sóc - giáo dục trẻ mầm non của trường thực tập
và địa phương nơi trường đóng
1.1 Tổng quan về địa phương nơi trường đóng.
Xã Quảng Trung là xã nông nghiệp nằm ở phía nam huyện Quảng Xương.
Phía đông giáp với xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia Phía nam giáp với xã Thanh Thủy, huyện Tĩnh Gia Phía tây giáp với xã Trường Giang, huyện Nông Cống
Phía bắc giáp với xã Trường Giang, huyện Nông Cống và xã Quảng Chính, huyện Quảng Xương
Sông Yên là ranh giới tự nhiên giữa xã Quảng Trung với các xã thuộc huyện Tĩnh Gia và Nông Cống
* Lịch sử hình thành.
Vùng đất thuộc xã Quảng Trung ngày nay, vào đầu thế kỉ 19 thuộc các tổng Thủ Hộ và Thái Lai, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, nội trấn Thanh Hóa
Sau năm 1945, thuộc xã Hoa Lư, huyện Quảng Xương Năm 1948, các xã Hoa Lư, Ký Con và Lý Thường Kiệt sáp nhập thành xã Quảng Chính ( ngày nay) Năm 1954, một phần lãnh thổ xã Quảng Chính được tách ra để lập các xã Quảng Khê, Quảng Thạch, Quảng Nham và Quảng Trung, tên gọi Quảng Trung xuất hiện
từ đây
Xã Quảng Trung gồm 4 làng với tổng diện tích tự nhiên: 7.500 hecta
Làng Đại Lộc: đầu thế kỉ 19 là thôn Đại Lộc thuộc xã Quan Phương, tổng Thái Lai; từ năm 1954, thôn Đại Lộc được chia về hai xã là Quảng Chính và Quảng Trung Tại Quảng Trung làng có tên là làng Đại Lộc hay còn gọi làng Lộc Tiến
Trang 7Làng Ngọc Trà: đầu thế kỉ 19 là xã Ngọc Trà, tổng Thủ Hộ; Từ năm 1954 xã Ngọc Trà được chia thành 2 thôn: Ngọc Trà 1 và Ngọc Trà 2 thuộc xã Quảng Trung Làng Mỹ Thạch: cuối thế kỉ 19 là xã Mỹ Thạch, tổng Thủ Hộ Từ năm 1954
xã Mỹ Thạch được chia về 2 xã Quảng Chính và Quảng Trung Tại Quảng Trung làng có tên là làng Thạch Tiến
1.2 Đặc điểm tình hình của nhà trường.
* Thuận lợi:
Trường mầm non Quảng Trung được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày
22 tháng 6 năm 1997 Gồm có 4 lớp học và 7 giáo viên và hơn 100 trẻ nằm rải rác trên địa bàn các thôn trong xã ( Thôn Dũng, Thôn Lọc Tiến, Thôn Thạch Tiến, Thôn Ngọc Trà) Cơ sở vật chất hầu như chưa có gì, các lớp học chủ yếu ở nhà văn hóa hoặc ở nhà dân Chỗ ngồi là những chiếc chiếu và một số bộ bàn ghế cũ của Trường Tiểu học để lại Tháng 12/2013 được sự hỗ trợ giúp đỡ của Việt kiều Mỹ đã xây cho đơn vị 10 phòng học khang trang, được đặt tại Thôn Lọc Tiến với diện tích 4.500m2, trong đó diện tích phòng học là 60m2 /phòng Trường xây dựng gồm 9 phòng học; 01 phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật; 05 phòng chức năng và nhà bếp một chiều đảm bảo theo quy định ( Hình 1, Hình2, Hình 3, Hình 4, Hình 5, Hình 6) Hai một năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục của địa phương Tháng 11 năm 2014 trường được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 1 Năm học 2013 - 2014 đến nay nhà trường liên tục đạt trường tiên tiến cấp huyện Năm học 2014 – 2015 trường được giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa tặng giấy khen cho tập thể lao động
xuất sắc Tổ chức chi bộ liên tục 5 năm đạt “Trong sạch, vững mạnh", tổ chức công
đoàn, đoàn thanh niên luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ nhận được nhiều giấy khen của các cấp
Nhà trường đã nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền, UBND huyện, Đảng ủy-UBND xã Quảng Trung Đặc biệt nhà trường được
sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng GD&ĐT huyện Quảng Xương cùng với sự quan tâm kết hợp chặt chẽ của ban đại diện hội cha mẹ học sinh
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, ham học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn Phụ huynh học sinh nhiệt tình đóng góp đầy đủ theo quy định
* Khó khăn:
Kinh tế địa phương còn hạn chế, nguồn đầu tư kinh phí của cấp trên còn ít nên các phòng học và các phòng chức năng còn thiếu
Về cơ sở vật chất còn thiếu thốn như: chưa có khu vận động cho trẻ vui chơi Phòng nghệ thuật được sử dụng làm phòng học
Là trường hạng I nhưng năm học 2017 – 2018 do có sự luân chuyển cán bộ quản lí nên nhà trường thiếu 01 Phó hiệu trưởng; Số lượng giáo viên còn thiếu so với thực tế học sinh của nhà trường
a Phát triển quy mô, mạng lưới trường lớp
Trường MN Quảng Trung là trường hạng 1, Ban giám hiệu gồm 2 cô, Hiệu trưởng là cô Lê Thị Lài được Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương bổ nhiệm theo Quyết định số 4674/QĐ-UBND ngày 26/12/2013 tại trường mầm non Quảng Khê
Trang 8và được điều động, luân chuyển công tác về trường mầm non Quảng Trung theo Quyết định số 4773/QĐ-UBND ngày 26/12/2013 kể từ ngày 14/01/2014 Đồng chí hiệu trưởng Lê Thị Lài công tác trong ngành giáo dục 21 năm, 16 năm làm công tác quản lý, có bằng ĐHSP mầm non, có bằng trung cấp lý luận chính trị, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục; Phó hiệu trưởng là cô: Phạm Thị Huê được Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương bổ nhiệm theo Quyết định số 4418/QĐ-UBND ngày 26/12/2014; Đồng chí phó hiệu trưởng – Phạm Thị Huê, có thời gian công tác trong ngành 24 năm, có bằng ĐHSP mầm non, có bằng trung cấp lý luận chính trị, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục
Nhà trường có Hội đồng trường do trưởng phòng Giáo dục ra Quyết định; Các Hội đồng khác được hiệu trưởng ra quyết định hàng năm như: Hội đồng thi đua khen thưởng; Hội đồng chấm thi giáo viên giỏi cấp trường; Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm; Hội đồng xét tăng lương
Có đầy đủ các tổ như: Tổ chuyên môn mẫu giáo, tổ chuyên môn nhà trẻ - nuôi dưỡng và tổ văn phòng do hiệu trưởng ra Quyết định hàng năm; Bên cạnh đó nhân viên văn thư, thủ quỹ là giáo viên, nhân viên kiêm nhiệm nên chưa có kinh nghiệm
về chuyên môn trong các hoạt động của tổ
Nhà trường có Chi bộ Đảng gồm 10 Đảng viên hoạt động theo đúng Điều lệ Đảng; Công đoàn có 22 đoàn viên luôn hoạt động hiệu quả; Chi đoàn thanh niên có
15 đồng chí đoàn viên hoạt động theo đúng Điều lệ đoàn thanh niên CSHCM (Hình8) Chi hội khuyến học gồm 21 người được Hội khuyến học xã Quảng Trung
ra Quyết định thành lập
Hiện tại nhà trường có 15 giáo viên Trình độ chuyên môn của giáo viên đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn 9 giáo viên đạt 60 % (đại học: 06, cao đẳng: 03) 100% giáo viên là người trong địa bàn huyện, trong đó có 89,5% giáo viên là người trong xã nên có hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc phù hợp với địa phương công tác 100% giáo viên đứng lớp đã được biên chế hoặc được hưởng trợ cấp của tỉnh nên yên tâm công tác Đội ngũ giáo viên trong trường nhiệt tình, năng động trong mọi hoạt động và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Có 100% giáo viên được đánh giá, xếp loại từ trung bình trở lên theo quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non Trong đó có 13/15 giáo viên tỷ lệ 86,7% xếp loại khá trở lên Năm học 2017 - 2018 nhà trường có tổng số 340 trẻ được phân chia theo độ tuổi thành 10 nhóm/lớp gồm: 1 nhóm nhà trẻ và 9 lớp mẫu giáo
Số lượng trẻ trong mỗi nhóm/lớp tương đối đảm bảo theo quy định Cụ thể: Trẻ 5-6 tuổi: 145 cháu/4 lớp; trẻ 4-5 tuổi: 86 cháu/3 lớp; trẻ 3 - 4 tuổi: 82 cháu/2 lớp; nhóm trẻ (24-36) tháng tuổi 1 nhóm: 27 cháu;
* Biện pháp:
Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong việc vận động phụ huynh đưa trẻ đến trường
Tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh xem việc đưa con đến trường đúng độ tuổi là một việc làm cần thiết
b Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
Trang 9Trẻ đến trường được học 2 buổi/ ngày theo chương trình GDMN mới, được
tổ chức ăn ngủ bán trú tại trường; Được đảm bảo mọi quyền lợi theo quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục; được hưởng các chế độ chính sách theo quy định hiện hành, như: chế độ miễn, giảm học phí; hỗ trợ chi phí học tập; hỗ trợ tiền ăn trưa
100% trẻ đến trường được chăm sóc theo dõi sức khỏe, được đo chiều cao, cân nặng theo quy định Nhà trẻ dưới 36 tháng cân 1 tháng/1 lần; đo 3 tháng/1 lần; trẻ từ 36 tháng đến 6 tuổi cân, đo 3 tháng/1 lần Kết quả tỉ lệ trẻ kênh bình thường hàng năm đều trên 93% Cuối năm học 2017-2018 qua tổng hợp khảo sát cân, đo, theo dõi biểu đồ cho trẻ lần 02, cho thấy tỉ lệ trẻ SDD còn 3,5%; tỉ lệ trẻ thấp còi trẻ
tỉ lệ 3,5%; tỉ lệ trẻ béo phì, thừa cân chiếm 1,5%; tỉ lệ trẻ có chiều cao cao hơn so
với tuổi chiếm 1,5%.(Kết quả khảo sát theo dõi sự phát triển của trẻ theo từng chủ
đề năm học)
Toàn trường có 100% trẻ thực hiện được các bài tập vận động cơ bản của các
độ tuổi, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, có kỹ năng khéo léo phù hợp với độ tuổi theo kết quả mong đợi về giáo dục thể chất của Chương trình giáo dục mầm non Cuối năm học 2017 – 2018 qua khảo sát chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục Mầm non lần 2, kết quả đạt:
* Trẻ Nhà trẻ xếp loại tốt: 44,5%; Xếp loại khá: 37%; xếp loại TB là 18,5%, không có trẻ yếu, kém, không xếp loại
* Trẻ Mẫu giáo, xếp loại Tốt: 42,2%; Xếp loại khá: 42,5%, xếp loại TB 15,3%; Không có trẻ yếu kém, không được xếp loại
Cuối năm có 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục Mầm non và được lên lớp 1
Năm học 2017 – 2018, nhà trường đã tổ chức thành công hội thi “ Bé tập làm nội trờ tuyến trường”, toàn trường có 9 đội thi chia làm 2 khối kiến thức Cuối hội thi có 2 đội đạt giải nhất là đội: “ Lửa hồng” đến từ lớp MG (5 -6 tuổi) A1, và đội “ Nước cam” đến từ lớp MG bé ( 3 -4 tuổi) C2 Ngoài ra có 2 giải nhì cho 2 đội lớp A2 ( 5 -6 tuổi), và đội B2( 4 -5 tuổi); và 5 giải 3 cho các đội: A3 ( 5 -6 tuổi); A4 ( 5 -6 tuổi); B1 ( 4 -5 tuổi); B3 ( 4 -5 tuổi); C2 ( 3 -4 tuổi); Và tham gia hội thi “ Bé tập làm nội trợ” tuyến huyện đạt 2 giải nhất các nhân, 2 giải nhì cá nhân, 4 giải 3 cá nhân và đạt giải nhất toàn đoàn (Hình7)
Trẻ có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân như: Tự xúc cơm ăn, lau bàn ghế, cất bát thìa đúng chỗ, tự lấy và cất gối, tự rửa tay, rửa mặt… Trẻ có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe phù hợp với
độ tuổi như: Khi ăn không nói chuyện, không làm rơi vãi cơm, không xúc cơm sang bát của bạn, mặc quần áo phù hợp với thời tiết Song vẫn còn một số trẻ khi ăn còn nói chuyện riêng, một số trẻ chưa tự giác giữ vệ sinh trong ăn uống Vẫn còn trẻ biếng ăn, ăn chậm, chưa ăn hết suất
Trẻ đến trường được ăn ở trường 2 bữa/ ngày với mức tiền ăn của trẻ một ngày 15.000 đồng/ trẻ/ ngày Thành phần Calo đạt từ 60 - 65% theo quy định
* Biện pháp :
Trang 10Tăng cường phối hợp đa dạng các loại lương thực thực phẩm (thịt bò, gà, lợn, vịt, các loại rau, đẩu hũ) thực đơn tuần đa dạng cách chế biến như: Tôm rim thịt, Thịt om đậu phụ; Thịt bò hầm carot; Ruốc bông cá thu…
Tăng cường chế biến món ăn phụ ( bánh khoai lang, Miến ngan; Chè thập cẩm…)
Tăng cường cho trẻ uống sữa 2 lần trên tuần vào thứ 2 và thứ 6 hàng tuần Tăng cường chăm sóc vệ sinh, phối hợp với phụ huynh bồi dưỡng thêm cho trẻ mới khôi phục sức khỏe sau khi ốm
Theo dõi nhắc nhở phụ huynh khám và điều trị kịp thời đối với trẻ có biểu hiện bệnh (viêm phế quản, đau mắt, thủy đậu )
Mỗi lớp có bảng phân công GV thực hiện cụ thể từng nhiệm vụ chăm sóc giờ
ăn ,ngủ và thực hiện thao tác vệ sinh
Có lập bảng phân công cụ thể từng công việc của cấp dưỡng treo trong bếp Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng xây dựng bảng định lượng và nhu cầu lương thực ,thực phẩm cho trẻ MN, phổ biến chỉ đạo cho tất cả cấp dưỡng đều biết
để thực hiện
Hướng dẫn tập huấn cho cấp dưỡng, cách chia khẩu phần ăn cho trẻ của từng loại thực phẩm đã thành phẩm
Thủ quỹ có sổ theo dõi nhập, hàng đúng quy trình tay 5(thủ kho, tổ nuôi, người nhận , phụ huynh, BGH)
Công khai tiền ăn, thực đơn minh bạch rõ ràng trên bảng hàng ngày
* Chất lượng GD:
10/10 lớp thực hiện trương trình GDMN mới
100% GV thực hiện khá tốt chương trình MN mới
100%các lớp đều có lưu sản phẩm và đánh giá trẻ cuối giai đoạn trong từng
độ tuồi
100% lớp có tạo môi trường mở cho trẻ hoạt động
* Biện pháp :
Bồi dưỡng chuyên môn cho GV trong tổ chức hoạt động cho trẻ qua thực tế sau khi kiểm tra rút kinh nghiệm, củng cố từng phần
Ví dụ: Hướng dẫn tồ chức góc phân vai, xây dựng trong HĐVC Hướng dẫn
GV cách tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian ,vận động theo khối,lớp
GV ứng dụng CNTT vào giảng dạy thành thạo hơn
Tăng cường công tác làm đồ dùng đồ chơi theo thông tư 02 bộ của bộ GD và
ĐT ban hành về danh mục đồ dùng đồ chơi tối thiểu cho lớp Nhả trẻ, MG
Có trang bị mỗi lớp có 1 ti vi giúp giáo viên thực hiện ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy
Các yếu tố điều kiện có tác động tích cực, trực tiếp đến việc phát triển GD
MN tại địa phương đạt kết quả tốt như: Các ban ngành luôn có sự quan tâm, hỗ trợ nhà trường trong công tác quản lý
1.3 Phương pháp, biện pháp giải quyết những hạn chế và khó khăn trong thực tiễn đơn vị
Xin cấp mới 4 tivi cho 4 lớp 5 tuổi