Sau Đại chiến thế giới lần thứ I, thực dân Pháp tiến hành ồ ạt đợt khai thác thuộc địa lần thứ II (19191929) ở nước ta. Đây là lúc giai cấp công nhân Việt Nam tăng nhanh về số lượng và chuyển biến mau lẹ về chất lượng. Đến cuối năm 1929, số công nhân chuyên nghiệp đã lên tới 22.000 người với cơ cấu thuần nhất, sống tập trung và phân bố đều trên địa bàn kinh tế cả nước.
Trang 1Họ và tên học viên: ………….
Lớp: ………
Môn học: ………
Đề bài: Bằng những kiến thức của xã hội học Công đoàn nêu những dự báo về
tổ chức và hoạt động công đoàn trong giai đoạn từ nay đến năm 2020?
Bài làm:
Sau Đại chiến thế giới lần thứ I, thực dân Pháp tiến hành ồ ạt đợt khai thác thuộc địa lần thứ II (1919-1929) ở nước ta Đây là lúc giai cấp công nhân Việt Nam tăng nhanh về số lượng và chuyển biến mau lẹ về chất lượng Đến cuối năm 1929, số công nhân chuyên nghiệp đã lên tới 22.000 người với cơ cấu thuần nhất, sống tập trung và phân bố đều trên địa bàn kinh tế cả nước Từ khi Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội được thành lập (tháng 6-1925) đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930) cũng là lúc xuất hiện các tổ chức công đoàn đầu tiên trong lịch sử phong trào công nhân nước ta Sau cuộc bãi công A-vi-a (tháng 6-1929) thắng lợi, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã triệu tập Hội nghị Công hội đỏ Bắc kỳ lần thứ I vào ngày 28-7-1929 tại số nhà 15 Phố Hàng Nón (Hà Nội) Hội nghị quyết định ra báo Lao động, tạp chí Công hội đỏ để đẩy mạnh công tác công vận
Tháng 9-1939, Đại chiến Thế giới lần thứ II bùng nổ, các tổ chức của công nhân và công bộ công đoàn phải rút vào bí mật Trong thời kỳ vận động Cách mạng tháng Tám (1939-1945), Hội công nhân cứu quốc - một lực lượng quan trọng của Mặt trận Việt Minh được thành lập nhất là ở Bắc và Trung Bộ Hội công nhân cứu quốc vừa bí mật đấu tranh đòi quyền lợi hằng ngày, vừa tổ chức các đội võ trang làm nòng cốt cho cuộc nổi dậy ở đô thị
Cách mạng tháng Tám thành công, để thực sự thống nhất về tổ chức công đoàn, Hội nghị cán bộ công nhân cứu quốc họp ngày 20-5-1946 quyết định đổi Hội công nhân cứu quốc thành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Ngày 20-7-1946, tại thủ đô Hà Nội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam chính thức tuyên bố thành lập đánh dấu bước ngoặt của phong trào công đoàn Việt Nam với một tổ chức thống nhất và ổn định thật sự trong cả nước Tháng
1-1949, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam lần thứ I họp ở Thái Nguyên đã bầu ra
Trang 2Ban chấp hành Trung ương do đồng chí Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch danh dự
và đồng chí Hoàng Quốc Việt làm Chủ tịch Trong sự nghiệp cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và sự nghiệp giải phóng miền Nam (1954-1975), công đoàn Việt Nam lớn mạnh vượt bậc Ngày 14-9-1957, Quốc hội nhất trí thông qua Luật công đoàn qui định vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của công đoàn Việt Nam Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9-1960), trong Đại hội công đoàn Việt Nam lần thứ II (tháng 2-1961), Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đổi tên thành Tổng công đoàn Việt Nam cho phù hợp với tình hình mới
Đến nay công đoàn Việt Nam đã tiến hành 11 lần đại hội: Đặc biệt tại Đại hội công đoàn lần VI, đại hội quyết định đổi tên Tổng công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam nhằm xác định rõ nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, hoạt động công đoàn không thể chú trọng đến đối tượng công nhân- viên chức trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước mà phải mở rộng đến mọi công nhân lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và
cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Để định hướng và xây dựng nền tảng cho hoạt động công đoàn trong giai đoạn mới, Nhà nước ta đã ban hành Luật công đoàn được Quốc hội thông qua ngày 30-6-1990 thay cho Luật công đoàn 1957; sửa đổi bổ sung Luật công đoàn năm 2013
Trong những năm tới, tổ chức và hoạt động công đoàn có những thời cơ, thuận lợi và đan xen những khó khăn, thách thức Thế giới tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng và phức tạp khó lường; hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn; khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học tiếp tục phát triển; cạnh tranh kinh tế thương mại giữa các nước ngày càng gay gắt; khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu để lại nhiều hậu quả nặng nề chưa thể sớm khắc phục; xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo còn diễn biến phức tạp
Trong nước, những thành tựu, kinh nghiệm của 30 năm đổi mới đã tạo cho đất nước thế và lực mới lớn hơn nhiều so với trước Nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ
Trang 3thống pháp luật, chính sách tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện; hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị từng bước được khắc phục có hiệu quả Tuy nhiên, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại; hiệu quả đầu tư trong nước chưa cao, tiềm ẩn nguy cơ lạm phát tăng; nợ xấu ngân hàng còn nhiều; thị trường bất động sản trầm lắng; sản phẩm hàng hoá tồn kho còn ở mức cao; đối tượng lao động trình độ thấp sẽ khó khăn tìm kiếm việc làm, nguy cơ mất việc và thất nghiệp dễ xảy ra; quan hệ lao động vẫn còn diễn biến phức tạp Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”,
sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chính trị ở nước ta
Tình hình thế giới và trong nước trong giai đoạn tới đòi hỏi tổ chức công đoàn phải xuất phát từ vị trí, vai trò, chức năng của mình để đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, thích hợp Các cấp công đoàn cần nhận thức một cách đầy đủ và thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình, trong đó đặc biệt coi trọng chức năng chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, tập trung làm tốt công tác phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, nhất là trong khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ công đoàn; tăng cường nguồn lực tài chính; mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại Thông qua hoạt động, xây dựng và phát triển tổ chức công đoàn, góp phần tích cực xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh
Dự báo về tổ chức và hoạt động công đoàn trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 đó là đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và hoạt động công đoàn, cụ thể như sau:
1 Đổi mới cơ cấu tổ chức
Trang 4Phải được đổi mới toàn diện, nhằm thu hút tập hợp đông đảo đoàn công nhân, công chức, viên chức, lao động (gọi chung là đoàn viên công đoàn) trong các thành phần kinh tế tự nguyện tham gia công đoàn để cùng nhau phấn đấu vì lợi ích người lao động, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong những năm qua làm trong sạch bộ máy quản lý Hình thành hệ thống có cơ cấu tổ chức hợp
lý, phù hợp với cơ chế thị trường
Xây dựng đội ngũ công đoàn có trình độ, tâm huyết với phong trào công nhân và hoạt động công đoàn; thực hiện tốt các mục tiêu hoạt động của tổ chức công đoàn
Đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động chính là làm cho công đoàn mạnh hơn góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động
Để tổ chức công đoàn phù hợp và đáp ứng tốt hơn tình hình thực tiễn, công đoàn cần chú ý mở rộng dân chủ hơn bởi vì: là tổ chức của giai cấp công nhân nhưng là tổ chức quần chúng rộng lớn của giai cấp công nhân, không phải
là tổ chức chính trị như tổ chức Đảng
- Đối với mô hình tổ chức công đoàn cơ sở và hình thức tập hợp quần chúng: Làm tốt công tác vận động quần chúng tham gia tổ chức công đoàn; đoàn viên công đoàn phải được chăm lo quyền lợi ích hợp pháp chính đáng, duy trì mối quan hệ hài hòa trong đơn vị Đa dạng hóa việc thành lập công đoàn cơ sở gắn với sản xuất, đơn vị hành chính sự nghiệp, dưới các công đoàn
bộ phận có các tổ công đoàn theo tổ sản xuất, phân xưởng Chính là các loại hình công đoàn cơ sở phải đáp ứng được từ thực hiện từ nay đến năm 2020 như: công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước, hành chính sự nghiệp, tư nhân, nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở xã, phường các loại hình công đoàn trên
có cùng chức năng và nội dung hoạt động theo mỗi loại mô hình tổ chức công đoàn cơ sở cũng khác nhau Công đoàn cơ sở được quyền tự chủ về nội dung
và phương thức hoạt động để phù hợp với đơn vị mình, trên nguyên tắc công đoàn cơ sở chỉ chịu sự lãnh đạo, hướng dẫn công tác của một công đoàn cấp trên
Trang 5- Đối với công đoàn cấp trên cơ sở: Cần xác định rõ sự tồn tại của cấp trên cơ sở trước hết là để hoạt động thích hợp hơn với từng loại hình; có chức năng hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra hoạt động động của công đoàn cơ sở, phổ biến kinh nghiệm tiên tiến Công đoàn cấp trên cơ sở được hình thành bởi hai
hệ thống cơ bản theo lãnh thổ và ngành nghề cụ thể, gồm: Công đoàn cấp huyện, công đoàn ngành địa phương (tỉnh, thành phố), công đoàn ngành trung ương, Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố và Tổng Liên đoàn LĐVN
Tổng LĐLĐ VN là trung tâm đại diện công đoàn trong cả nước có nhiệm
vụ nghiên cứu, hướng dẫn, liên hết hoạt động công đoàn trong toàn quốc Cơ quan Tổng LĐLĐVN là bộ máy giúp việc của BCH và Đoàn chủ tịch là trung tâm nghiên cứu các vấn đề về lao động, về công đoàn Bộ máy Tổng LĐLĐVN phải được sắp xếp gọn nhẹ, chất lượng, tập trung vào các vấn đề nghiên cứu về lao động xã hội, pháp luật, các chế độ chính sách có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công nhân, lao động, nghiên cứu lý luận đổi mới công đoàn
2 Đổi mới phương thức hoạt động công đoàn
- Về mô hình tổ chức bộ máy: Theo hướng giao quyền tự chủ cho cơ sở, coi trọng lợi ích đoàn viên, đa dạng hóa mô hình công đoàn cơ sở và các hình thức tập hợp quần chúng, tinh gọn đội ngũ cán bộ, bộ máy
- Về lề lối làm việc của cán bộ công đoàn các cấp phải có chủ trương, phương pháp và kỹ năng hoạt động công đoàn, am hiểu pháp luật và có thực tiễn, tâm huyết với hoạt động công đoàn Đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn vững mạnh nhất là ở cơ sở, trực tiếp tham gia các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động
3 Tăng cường hơn nữa kinh phí vầ phương tiện hoạt động công đoàn: Đẩy mạnh công tác tài chính công đoàn, ngoài nguồn thu từ ngân sách
Nhà nước cấp, đoàn phí, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từ nguồn thu khác Công đoàn cần mạnh dạn thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cho một số
mô hình tổ chức công đoàn Có các giải pháp đẩy mạnh nguồn thu theo hướng
tổ chức công đoàn có thể tự chủ được nguồn thu, không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước
Trang 64 Đổi mới mối quan hệ giữa công đoàn và các thành viên trong hệ thống chính trị
Mối quan hệ giữa Công đoàn và Đảng thể hiện chủ yếu ở vai trò lănh đạo của Đảng đối với Công đoàn và trách nhiệm của Công đoàn đối với việc tham gia xây dựng Đảng, thực hiện đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước Trong quá tŕnh lănh đạo công cuộc đổi mới đất nước, Đảng luôn yêu cầu các cấp uỷ Đảng phải thường xuyên chăm lo củng cố, tăng cường mối quan hệ mật thiết với công đoàn, tăng cường lănh đạo công tác công vận và hoạt động của Công đoàn; thông qua tổ chức Công đoàn để tập hợp, đoàn kết, động viên đông đảo công nhân, lao động thực hiện đường lối của Đảng về phát triển kinh
tế xă hội; xây dựng giai cấp công nhân; phát huy mạnh mẽ vai tṛ của Công đoàn để thực hiện tốt các mặt công tác của Đảng trong công nhân, viên chức, lao động; làm đúng và thực hiện đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về đẩy mạnh công tác vận động công nhân và hoạt động Công đoàn Tham gia xây dựng Đảng là nhiệm vụ vừa lâu dài vừa cấp bách của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó có Công đoàn
Mối quan hệ giữa công đoàn với Nhà nước thực chất là mối quan hệ về lợi ích giữa 1 bên là đại diện cho lợi ích dân tộc, toàn thể và một bên là lợi ích của công nhân lao động Lợi ích mà nhà nước bảo vệ và phấn đấu là lợi ích của người lao động, cho dân tộc theo quan điểm của giai cấp công nhân
5 Đổi mới các hoạt động cụ thể của công đoàn
5.1 Chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của công đoàn trong việc tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hộ lao động và các chính sách, pháp luật khác liên quan đến tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động Nghiên cứu, kiến nghị với Đảng, Nhà nước về tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam ở một số nước có đông công nhân, lao động Việt Nam làm việc; tăng cường phối
Trang 7hợp với công đoàn các nước và các tổ chức quốc tế liên quan để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài
- Tập trung nghiên cứu, xây dựng và thực hiện có hiệu quả chương trình
“Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thoả ước lao động tập thể” Trong đó tập trung đại diện tập thể người lao động chủ động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể, chú trọng nâng cao chất lượng thoả ước lao động tập thể, công cụ quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động tại doanh nghiệp Tiếp tục nghiên cứu, chỉ đạo thực hiện việc ký thoả ước lao động tập thể cấp ngành trung ương, ngành địa phương ở những nơi có đủ điều kiện
- Phát triển đa dạng các hình thức và nâng cao chất lượng tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, nhất là các vấn đề về quyền, nghĩa vụ của đoàn viên và người lao động khi tham gia quan hệ lao động và thực thi công vụ Tiếp tục phát triển về số lượng, nâng cao về chất lượng các loại hình tổ chức tư vấn pháp luật của công đoàn, thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho đoàn viên và người lao động Thực hiện tốt chức năng đại diện cho đoàn viên và người lao động khởi kiện tại toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ bị xâm phạm, khi tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động
- Tăng cường phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở; nâng cao chất lượng hoạt động của Ban thanh tra nhân dân nhằm phát huy quyền dân chủ của đoàn viên và người lao động và vai trò tham gia quản lý của tổ chức công đoàn
- Chủ động tham gia với người sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động theo đúng quy định của pháp luật Tăng cường việc tổ chức đối thoại giữa công đoàn, người lao động, với người sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của đoàn viên
và người lao động, đảm bảo hài hoà lợi ích của doanh nghiệp nhà nước -người lao động Kịp thời kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm
Trang 8quyền xem xét, giải quyết quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên
và người lao động khi bị xâm hại Công đoàn các cấp, nhất là công đoàn cơ sở
và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở coi trọng việc tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp Nắm chắc tình hình công nhân, lao động, chủ động tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động và đình công thông qua đối thoại, hoà giải, giải quyết tại toà án Tổ chức và lãnh đạo đình công theo đúng quy định của pháp luật Tăng cường công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn, về cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; kiến nghị biện pháp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm, khắc phục hậu quả và xử lý hành
vi vi phạm pháp luật
- Tham gia với Chính phủ sớm sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm đẩy mạnh việc xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp thuê
và nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp Đồng thời tham gia với Uỷ ban nhân dân địa phương và vận động các doanh nghiệp quan tâm xây dựng nhà ở cho công nhân thuê và xây dựng các cơ sở phúc lợi, khu sinh hoạt văn hoá, thể thao, nhà trẻ, mẫu giáo phục vụ công nhân
- Chủ động tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước trong sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp; quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết khiếu nại tố cáo của người lao động hoặc tập thể người lao động theo quy định của pháp luật Nâng cao năng lực của các cơ sở dạy nghề và giới thiệu việc làm của công đoàn nhằm hướng dẫn, giúp đỡ đoàn viên và người lao động tìm kiếm việc làm, học nghề
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Tuần lễ Quốc gia “An toàn vệ sinh lao động và phòng, chống cháy nổ” hằng năm; tham gia điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trang 9- Đẩy mạnh các hoạt động xã hội; phát huy vai trò, trách nhiệm của đoàn viên và người lao động trong việc thực hiện các cuộc vận động đền ơn, đáp nghĩa; các hoạt động tương thân, tương ái, xoá đói, giảm nghèo Tiếp tục duy trì, phát triển “Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm”, Chương trình “Mái ấm công đoàn”, “Quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng vàng Lao Động”, “Quỹ trợ vốn cho lao động nghèo”, “Chương trình tấm lưới nghĩa tình”
5 2 Tuyên truyền, vận động, giáo dục đoàn viên và người lao động về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chủ trương công tác công đoàn
- Tập trung xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình
“Nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động”
- Thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức chính trị, ý thức giác ngộ giai cấp cho đoàn viên, người lao động về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam Coi trọng việc tuyên truyền, giáo dục về chủ trương của Đảng, Nhà nước về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, trong đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hoà bình”, phá hoại của các thế lực thù địch
- Tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và công đoàn cho đoàn viên công đoàn, người lao động, người sử dụng lao động ở các cơ quan, đơn vị, chú ý đầu tư cho hoạt động này tại doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Phát triển tổ chức và hoạt động các Tổ công nhân tự quản, tủ sách pháp luật tại doanh nghiệp và khu nhà trọ công nhân Tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động thực hiện Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”, thực hành tiết kiệm, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tham gia cải cách hành chính, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ
Trang 10thống chính trị trong sạch, vững mạnh Tổ chức tốt các hoạt động trong
“Tháng Công nhân” hằng năm và “Chương trình tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa - Trường Sa” Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Đề án xây dựng Bảo tàng Công nhân - Công đoàn Việt Nam
- Phát động và tổ chức sâu rộng trong đoàn viên, người lao động phong trào học tập nhằm nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Duy trì, phát triển các phong trào: “Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở”, “Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp”
- Tích cực phòng chống ma tuý, mại dâm, tệ nạn xã hội, phấn đấu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp không có người nghiện ma tuý và các tệ nạn xã hội Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao tại cơ sở, góp phần nâng cao đời sống tinh thần trong đoàn viên, người lao động
- Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các loại hình truyền thông của công đoàn, nâng cao chất lượng các báo, tạp chí, nhà xuất bản, các chương trình phát thanh, truyền hình về lao động và công đoàn để thực sự là tiếng nói, là diễn đàn của đoàn viên, người lao động và tổ chức công đoàn Nâng cao chất lượng hoạt động của các cung văn hoá, nhà văn hoá lao động, câu lạc bộ công nhân Chủ động phối hợp triển khai thực hiện đề án xây dựng đời sống văn hoá trong công nhân, lao động các khu công nghiệp, khu chế xuất
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về giai cấp công nhân và công đoàn, hướng vào nghiên cứu, giải đáp những vấn đề lớn đặt
ra về xu hướng vận động, phát triển của giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; về phát huy vị trí, vai trò, chức năng, quyền và trách nhiệm của công đoàn theo quy định của Hiến pháp, pháp luật về lao động và công đoàn; về mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của công đoàn trong các loại hình cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; về phong trào công nhân và công đoàn quốc tế qua đó, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của tổ chức công đoàn Tiếp