1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

QUY TRÌNH KHÔI PHỤC HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM

51 520 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 601,5 KB

Nội dung

Điều 1. Quy trình này áp dụng trong trường hợp hệ thống điện Việt Nam bị tan rã từng phần hay toàn bộ. Các đơn vị cần nắm vững và phải tuân thủ theo Quy trình này bao gồm: ­ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc Gia (A0), ­ Các Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền (A1, A2, A3), Các đơn vị cần nắm vững Quy trình này bao gồm: ­ Các đơn vị phát điện có đấu nối với hệ thống điện Quốc Gia thuộc quyền điều khiển của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc Gia, ­ Các đơn vị Truyền tải điện, ­ Các Công ty Điện lực. Các vấn đề về xử lý sự cố không đề cập đến trong Quy trình này sẽ được xử lý tuân theo Quy trình Điều độ Hệ thống điện và hệ thống các quy trình, quy phạm vận hành thiết bị điện hiện hành.

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM QUY TRÌNH KHÔI PHỤC HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM (Khởi động đen, tái lập hệ thống điện Việt Nam khi tan rã từng phần hay toàn bộ) Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam MỤC LỤC QUY TRÌNH KHÔI PHỤC 1 HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM 1 PHẦN 1. QUY ĐỊNH CHUNG .3 CHƯƠNG 1. PHẠM VI ÁP DỤNG - GIẢI THÍCH TỪ NGỮ .4 CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ KHÔI PHỤC HỆ THỐNG ĐIỆN .6 Mục 1. Mục đích, khái niệm và thứ tự công việc 6 Mục 2. Quy định về khả năng khởi động đen của một nhà máy - một hệ thống .8 PHẦN 2. NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA KHÔI PHỤC HỆ THỐNG 10 CHƯƠNG 3. PHÂN CẤP CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA KHÔI PHỤC HỆ THỐNG 11 CHƯƠNG 4. NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA .13 CHƯƠNG 5. NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN 15 CHƯƠNG 6. NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRUYỀN TẢI ĐIỆN .17 CHƯƠNG 7. NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ PHÁT ĐIỆN .18 CHƯƠNG 8. NHIỆM VỤ CỦA CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC .20 CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG KHÔI PHỤC HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM .21 CHƯƠNG 9. NHỮNG YÊU CẦU - THAO TÁC CƠ BẢN 22 CÁC PHỤ LỤC .23 A: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM 24 Phụ lục 1. Sơ đồ kết dây cơ bản .24 Phụ lục 2. Hệ thống sa thải phụ tải đặc biệt .24 Phụ lục 3. Chất lượng điện năng 26 Phụ lục 4. Dải điều chỉnh tần số - Phân cấp điều chỉnh .27 Phụ lục 5. Hệ thống liên động trên hệ thống 500kV 28 Phụ lục 6. Danh sách ưu tiên các thiết bị điện 34 Phụ lục 7. Danh sách các nhà máy có khả năng khởi động đen - các nhà máy có khả năng tách lưới giữ tự dùng .34 Phụ lục 8. Danh sách các nhà máy và trạm điện quan trọng 34 B: MỘT SỐ PHƯƠNG ÁN KHÔI PHỤC ĐIỂN HÌNH .36 Phụ lục 1. Phương án khôi phục hệ thống điện miền Bắc 36 Phụ lục 2. Phương án khôi phục hệ thống điện miền Nam 41 Phụ lục 3. Phương án khôi phục hệ thống điện miền Trung 46 Phụ lục 4. Phương án khôi phục hệ thống điện Quốc Gia .49 Trang 2/51 Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam PHẦN 1. QUY ĐỊNH CHUNG Trang 3/51 Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam CHƯƠNG 1. PHẠM VI ÁP DỤNG - GIẢI THÍCH TỪ NGỮ Điều 1. Quy trình này áp dụng trong trường hợp hệ thống điện Việt Nam bị tan rã từng phần hay toàn bộ. Các đơn vị cần nắm vững và phải tuân thủ theo Quy trình này bao gồm: Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc Gia (A0), Các Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền (A1, A2, A3), Các đơn vị cần nắm vững Quy trình này bao gồm: Các đơn vị phát điện có đấu nối với hệ thống điện Quốc Gia thuộc quyền điều khiển của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc Gia, Các đơn vị Truyền tải điện, Các Công ty Điện lực. Các vấn đề về xử lý sự cố không đề cập đến trong Quy trình này sẽ được xử lý tuân theo Quy trình Điều độ Hệ thống điệnhệ thống các quy trình, quy phạm vận hành thiết bị điện hiện hành. Điều 2. Định nghĩa và giải thích từ ngữ STT Từ ngữ Định nghĩa 1 Đơn vị phát điện Được hiểu là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động phát điện có đấu nối với hệ thống điện Quốc Gia thuộc quyền điều khiển của Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc Gia và các Trung Tâm điều độ HTĐ miền tương ứng. 2 Hệ thống điện quốc gia Hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ được liên kết với nhau và được chỉ huy thống nhất trong cả nước bởi Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc Gia. 3 Hệ thống điện miền Hệ thống các trang thiết bị phát điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ được liên kết với nhau và được chỉ huy thống nhất bởi các Trung tâm Điều độ HTĐ miền 4 Khởi động đen Khả năng của một nhà máy/hệ thống tự khởi động được sau khi mất điện toàn bộ mà không cần nhận điện từ hệ thống bên ngoài và đủ khả năng vận hành ổn định với một lượng phụ tải nhất định. STT Từ ngữ Định nghĩa Trang 4/51 Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam 5 Khôi phục hệ thống Các thao tác được thực hiện theo trình tự nhất định nhằm đưa một hệ thống điện ở trạng thái tan rã từng phần hay toàn bộ về trạng thái làm việc ổn định với lượng phụ tải bị gián đoạn cung cấp điện nhỏ nhất. 6 Lưới điện Hệ thống đường dây tải điện, máy biến áp và trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn điện. Lưới điện, theo mục đích sử dụng và quản lý vận hành, được phân biệt thành lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối 7 Sự cố Là các sự kiện xảy ra do thiết bị hư hỏng hoặc thay đổi trạng thái làm việc đến tình trạng không mong muốn. 8 Tách lưới giữ tự dùng Khả năng của một nhà máy tự động tách ra hoạt động ổn định với lượng phụ tải được định trước khi mà các thông số của hệ thống (tần số, điện áp, trạng thái lưới điện .) có kết nối với nhà máy lệch ra khỏi giới hạn quy định của nhà máy đó. 9 Tan rã hệ thống Trạng thái toàn bộ hoặc phần lớn phụ tải của một hệ thống bị gián đoạn cung cấp điện do sự cố một hay nhiều phần tử có liên quan đến hệ thống đó (máy phát, máy biến áp, máy cắt, đường dây liên kết, đường dây nội vùng .) 10 Tan rã toàn bộ Trạng thái toàn bộ phụ tải của một hệ thống bao gồm cả tự dùng của tất cả các nhà máy, trạm điện trong hệ thống bị gián đoạn cung cấp điện. 11 Tan rã từng phần Trạng thái phần lớn phụ tải của một hệ thống bị gián đoạn cung cấp điện, phần còn lại của phụ tải được cấp điện bởi hệ thống nguồn và/hoặc lưới điện độc lập Điều 3. Trong Quy trình này, các từ ngữ và ký hiệu viết tắt được hiểu như sau: STT Cụm từ Ký hiệu 1. Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia ĐĐQG (A0) 2. Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền ĐĐM STT Cụm từ Ký hiệu 3. Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc A1 4. Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Nam A2 Trang 5/51 Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam 5. Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Trung A3 6. Công ty Điện lực CTĐL 7. Công ty Truyền tải điện CTTTĐ 8. Kỹ sư điều hành KSĐH 9. Điều độ viên ĐĐV 10. Hệ thống điện HTĐ 11. Nhà máy điện NMĐ 12. Máy biến áp MBA 13. Máy cắt MC 14. Trạm điện 500kV, 220kV, 110kV . T500kV, T220kV, T110kV, . 15. Hệ thống giám sát điều khiển và thu thập số liệu (Supervisory Control And Data Acquisition) SCADA 16. Hệ thống quản lý năng lượng EMS Điều 4. Quy định về phê duyệt, sửa đổi và bổ sung quy trình: Quy trình này do Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (hoặc Phó Tổng Giám đốc được Tổng Giám đốc uỷ quyền) phê duyệt và ban hành. Quy trình này được cập nhật thường xuyên cho phù hợp với sự phát triển hệ thống. Giám đốc Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc Gia (hoặc Phó Giám đốc được Giám đốc uỷ quyền) được quyền sửa đổi, bổ sung "Phần 4: Các Phụ Lục" trong Quy trình này. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào, ĐĐQG có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới các đơn vị đề cập trong Điều 1 của quy trình này. CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ KHÔI PHỤC HỆ THỐNG ĐIỆN Mục 1.Mục đích, khái niệm và thứ tự công việc Điều 5. Mục đích của việc khôi phục hệ thống: Mục đích chính của việc khôi phục hệ thống điện Việt Nam là sau khi tan rã một phần hoặc toàn bộ hệ thống, nhanh chóng thiết lập lại một hệ thống điện thống nhất làm Trang 6/51 Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam việc an toàn, ổn định, tin cậy thông qua việc khôi phục nguồn điện, lưới điện, phụ tải điện. Trong quá trình khôi phục hệ thống điện, cần tuân thủ chặt chẽ Quy trình xử lý sự cố HTĐ để luôn đảm bảo các thông số tần số, điện áp của hệ thống mới được xác lập phải được giữ trong giới hạn cho phép. Điều 6. Các mức cảnh báo khả năng tan rã đối với một hệ thống: Trạng thái hoạt động của một hệ thống điện được chia thành 3 cấp cảnh báo sắp xếp theo độ nguy hiểm giảm dần như sau: Cảnh báo Cấp 1 (trạng thái rất nguy hiểm): Một hệ thống điện được đặt trong trạng thái này khi xuất hiện 1 phần tử (đường dây liên kết, đường dây nội vùng, máy phát, máy biến áp, đường cấp nhiên liệu .) nếu sự cố sẽ gây tan rã hệ thống. Cảnh báo Cấp 2 (trạng thái nguy hiểm): Một hệ thống điện được đặt trong trạng thái này khi xuất hiện 1 phần tử (đường dây liên kết, đường dây nội vùng, máy phát, máy biến áp, đường cấp nhiên liệu .) nếu sự cố sẽ gây tần số và/hoặc điện áp của hệ thống đó vượt ra khỏi ngưỡng giá trị quy định. Cảnh báo Cấp 3 (trạng thái bình thường): Một hệ thống điện được đặt trong trạng thái này khi bất kỳ một phần tử nào ngừng hoạt động thì cũng không làm cho tần số và/hoặc điện áp của hệ thống vượt khỏi ngưỡng giá trị quy định, hoặc nếu có thì hệ thống cũng hoà toàn có khả năng tự động trở về trạng thái xác lập ban đầu mà không gây ảnh hưởng tới chế độ làm việc của các thiết bị còn lại của hệ thống. Lệnh đặt một hệ thống điện vào mức cảnh báo nào do Giám đốc Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc Gia quyết định và thông báo bằng văn bản tới các đơn vị được quy định tại Điều 1 Quy trình này. Điều 7. Thứ tự ưu tiên cấp điện các thiết bị điện khi tiến hành khôi phục hệ thống được sắp xếp theo thứ tự như sau: 1. Thiết bị điện cấp 1: bao gồm tự dùng các nhà máy, trạm điện, các thiết bị điện khi mất điện có khả năng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đe doạ đến môi trường và an toàn tính mạng con người trên diện rộng. 2. Thiết bị điện cấp 2: bao gồm tự dùng các nhà máy, trạm điện, các thiết bị điện khi mất điện có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng đến các ngành kinh tế khác, hoặc có thể làm chậm, thậm chí không tiến hành được việc khôi phục hệ thống. 3. Thiết bị điện cấp 3: bao gồm các thiết bị điện còn lại của hệ thống. Trang 7/51 Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam Điều 8. Khi đã thiết lập được hệ thống điện thống nhất và ổn định, trên cơ sở tối thiểu thời gian gián đoạn cung cấp điện, việc cấp điện lại cho phụ tải lưới phân phối được xem xét tiến hành theo trình tự ưu tiên. Danh sách các phụ tải theo trình tự ưu tiên phải do các ĐĐM và CTĐL lưới điện phân phối phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của địa phương lập ra. Thứ tự ưu tiên của phụ tải được khuyến cáo như sau: 1. Phụ tải điện loại 1: Các phụ tải phục vụ mục đích chính trị, các trung tâm hành chính, trung tâm y tế, trung tâm thông tin liên lạc, các phụ tải phục vụ cho an ninh, quốc phòng.v.v… 2. Phụ tải điện loại 2: Các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, các nhà máy sản xuất nước sinh hoạt, trạm bơm phục vụ chống úng, hạn .v.v… 3. Phụ tải điện loại 3: Các phụ tải còn lại khác. Điều 9. Các thứ tự công việc ưu tiên trong quá trình khôi phục như sau: 1. Khôi phục các nguồn cung cấp điện xoay chiều cho các thiết bị điện cấp 1. Danh sách các thiết bị điện này được đề cập tại Phần 4. Các Phụ Lục - A. Hiện trạng HTĐ Việt Nam. 2. Khôi phục các nguồn cung cấp điện xoay chiều cho các thiết bị điện cấp 2. Danh sách các trạm và nhà máy này được đề cập tại Phần 4. Các Phụ Lục - A. Hiện trạng HTĐ Việt Nam. 3. Khôi phục các nguồn cung cấp điện xoay chiều cho các thiết bị liên lạc thiết yếu trên toàn khu vực. 4. Khôi phục các phụ tải của khách hàng trong phạm vi cần thiết để điều chỉnh điện áp và để các tổ máy phát vận hành an toàn trong giai đoạn đầu của quá trình khôi phục hệ thống. 5. Nhanh chóng hoà đồng bộ vùng ổn định và cân bằng giữa nguồn phát và phụ tải với các phần khác của hệ thống điện hoặc với hệ thống điện liền kề để tạo ra một hệ thống điện thống nhất và ổn định. 6. Cấp điện lại cho phụ tải lưới phân phối theo thứ tự ưu tiên. Thứ tự ưu tiên của phụ tải được đề cập tại Phần 4. Phụ Lục - A. Hiện trạng HTĐ Việt Nam. Mục 2.Quy định về khả năng khởi động đen của một nhà máy - một hệ thống Điều 10. Một nhà máy có khả năng khởi động đen khi các tổ máy có khả năng tự động khởi động và cấp điện lên lưới sau khi đã mất toàn bộ điện tự dùng mà chỉ dựa vào khả năng sẵn sàng của các thiết bị trong bản thân nhà máy đó. Trang 8/51 Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam Điều 11. Một hệ thống điện có khả năng khôi phục trong trường hợp tan rã từng phần hay toàn bộ khi thoả mãn toàn bộ các điều kiện sau: • Yêu cầu về nguồn điện: - Cần có ít nhất một nhà máy có khả năng khởi động đen (thoả mãn các điều kiện tại Điều 10 Quy trình này) hoặc nhà máy có mạch tách lưới giữ tự dùng (Sau đây gọi chung là Nhà máy được chọn khởi động đen hệ thống). - Công suất khả dụng của Nhà máy được chọn khởi động đen hệ thống phải đủ lớn để đảm bảo cung cấp điện tự dùng các nhà máy điện và trạm điện quan trọng cũng như cấp nguồn cho các thiết bị liên lạc phục vụ công tác khôi phục hệ thống. - Dải điều chỉnh công suất hữu công và công suất vô công của Nhà máy được chọn khởi động đen hệ thống phải đủ rộng để đảm bảo giữ ổn định tần số và điện áp trong quá trình khôi phục. - Thời gian khởi động đen của Nhà máy được chọn khôi phục hệ thống phải không quá lớn để đảm bảo thời gian tối thiểu cho việc cấp lại tự dùng cho các nhà máy khác trong hệ thống. Các Nhà máy được chọn khởi động đen hệ thống cho từng hệ thống được nêu tại Phần 4. Phụ Lục - B. Một số phương án khôi phục tiêu biểu. • Yêu cầu về lưới điện - Phải có ít nhất một đường dây từ cấp 110kV trở lên nối nhà máy điện được chọn khởi động đen cho hệ thống với các Nhà máy điện và Trạm biến áp quan trọng khác ở trạng thái sẵn sàng mang điện. - Các máy cắt phía cao áp của các Nhà máy điện và Trạm biến áp quan trọng phải được trang bị mạch hoà ở trạng thái sẵn sàng hoạt động. Các Nhà máy điện và Trạm biến áp quan trọng được nêu tại Phần 4. Phụ Lục - A. Hiện trạng HTĐ Việt Nam. Trang 9/51 Quy trình khôi phục HTĐ Việt Nam PHẦN 2. NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA KHÔI PHỤC HỆ THỐNG Trang 10/51 . TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM QUY TRÌNH KHÔI PHỤC HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM (Khởi động đen, tái lập hệ thống điện Việt Nam khi tan rã từng phần hay toàn bộ) Quy trình. án khôi phục hệ thống đã thống nhất f) Sẵn sàng hoà điện hệ thống đang khôi phục với các hệ thống lân cận ngay khi có khả năng. Trang 14/51 Quy trình khôi

Ngày đăng: 13/08/2013, 08:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w