GIỚI THIỆUĐược thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11/2017, cơ sở sản xuất rau mầm an toàn Xương Giang, địa chỉ tại tổ dân phố Thành Ngang, phường Xương Giang, thành phố Bắ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BẮC GIANG
KHOA KINH TẾ - TÀI CHÍNH
- -BÀI TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ MARKETING
Đề tài:
“Xây dựng kế hoạch marketing cho sản phẩm
rau mầm an toàn Xương Giang”
Giảng viên giảng dạy : TS Lê Đình Hải
Học viên thực hiện : Tống Đức Thành
Bắc Giang, 8/2018
Trang 2GIỚI THIỆU
Được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11/2017, cơ sở sản xuất rau mầm an toàn Xương Giang, địa chỉ tại tổ dân phố Thành Ngang, phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang chuyên sản xuất và cung cấp các loại rau mầm sạch, an toàn như: mầm củ cải trắng, của cải đỏ, mầm đậu xanh, mầm hướng dương, đậu hà lan, đậu đen, lúa mạch… để chế biến các món salad, làm nộm, ăn lẩu, nấu canh, cháo dinh dưỡng, xào nấu…
Chủ cơ sở là anh Nguyễn Văn Tiến, tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh,
trường Đại học Kinh tế quốc dân Xuất phát từ mong muốn “Nhà ở của gia đình
chật hẹp nhưng tôi luôn ao ước có một vườn rau xanh” Từ ý tưởng đó, anh nghĩ
ngay đến rau mầm, một loại rau được canh tác trong thời gian ngắn, thu hoạch được sau chỉ 5-7 ngày từ khi gieo hạt Đây là loại thực phẩm dễ tiêu hóa, có nhiều vitamin, chất khoáng hữu cơ, axit amin, chất đạm, các enzym có ích, và các chất phytochemical, các chất dinh dưỡng này rất quan trọng đối với sức khỏe con người
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thị trường và bắt tay vào thực hiện, anh Tiến đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư kinh doanh chậu nhựa, giá thể xơ dừa, trấu, mùn cưa, hạt giống trồng rau an toàn Vừa làm vừa thử nghiệm, tháng 9/2017, anh Tiến đưa ý tưởng của mình tham gia cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp trong nông nghiệp” do Tỉnh đoàn, Hội LHTN tỉnh Bắc Giang tổ chức và xuất sắc đạt giải Nhì
Đến nay, sau gần 1 năm đi vào hoạt động, cơ sở sản xuất rau mầm an toàn Xương Giang đã được người tiêu dùng trong và ngoài thành phố Bắc Giang biết đến và quan tâm Tuy nhiên, để thực sự phát triển và trở thành một sản phẩm chất lượng, được người tiêu dùng tin tưởng, xâm nhập thị trường sâu rộng trong
và ngoài địa bản tỉnh Bắc Giang thì cơ sở cần có một chiến lược Marketing hiệu quả
Sau đây là kế hoạch Marketing của Rau mầm an toàn Xương Giang:
KẾ HOẠCH MARKETING
Trang 3RAU MẦM AN TOÀN XƯƠNG GIANG
1 TÓM LƯỢC NỘI DUNG
2 TÔN CHỈ HOẠT ĐỘNG
3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING
3.1 Tình hình thị trường chung
3.2 Thị trường sản phẩm rau mầm
3.3 Tình hình đối thủ
4 TÌNH HÌNH NỘI BỘ
4.1 Kết quả kinh doanh
4.2 Phân tích những vấn đề chiến lược
4.3 Mức độ hiệu quả của các hoạt động marketing
5 PHÂN TÍCH SWOT
6 MỤC TIÊU MARKETING
7 CHIẾN LƯỢC MARKETING
7.1 Định vị sản phẩm
7.2 Chính sách sản phẩm
7.3 Chính sách giá bán
7.4 Chính sách phân phối
7.5 Chính sách truyền thông
8 TỔ CHỨC THỰC HIỆN
9 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
1 TÓM LƯỢC NỘI DUNG
Trang 4Mỗi chúng ta đều quá quen thuộc với các loại rau ăn lá hàng ngày, đó có thể là rau muống, rau mùng tơi, rau đay, các loại củ, quả… Tuy nhiên, rau mầm
có thể đáp ứng được nhiều lợi ích mà các loại rau quả khác chưa đáp ứng được, như: giải quyết được vấn nạn thực phẩm bẩn đang hoành hành và chưa có dấu
hiệu cải thiện “Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ lại ngắn đến
thế”, đó là lời phát biểu của Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh (Đoàn ĐBQH
thành phố Hải Phòng) trước nghị trường Quốc hội khi ông nói về vấn nạn thực
phẩm bẩn hiện nay Ông nói như vậy bởi lẽ bây giờ người ta “ăn cũng chết,
không ăn chết nhanh hơn” Hàng ngày, những tin tức như “ruộng rau lớn xanh mướt nhờ nước thải, kinh hoàng thực phẩm bẩn, thực phẩm bẩn bị tuồn vào trường tiểu học, hàng nghìn người mỗi năm mắc ung thư vì thực phẩm bẩn…”.
Đặc biệt, rau mầm an toàn Xương Giang được sản xuất dựa trên việc ứng dụng công nghệ cao, do đó nó có nhiều điểm vượt trội so với một số loại thực phẩm hiện nay như:
Về mặt dinh dưỡng: Rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5-20 lần so với rau trưởng thành, rau mầm chứa chất enzim tiêu hóa và chất chống oxi hóa, một chén rau mầm chứa 119% vitamin C mà cơ thể cần trong ngày,
Về kiểm soát lượng đường trong máu: rau mầm còn chứa chất chống oxy hóa sulphoraphanes phòng ngừa ung thư, giảm kháng Isulin, giảm lượng đường trong máu…
Về tốt cho đường tiêu hóa: Rau mầm còn tốt cho tiêu hóa, ngăn cơ thể hấp thụ kim loại nặng nhờ một số enzim amylase và enzim phytase…
Đối tượng sử dụng được rau mầm rất phong phú: trẻ em, phụ nữ, người ốm, người già, phụ nữ mang bầu…Như vậy, rau mầm không phải sản phẩm kén người sử dụng và có thể phát triển thành sản phẩm thông thường để chế biến thành các món ăn hàng ngày
Với một thị trường khoảng 220.000 dân như thành phố Bắc Giang, lại thuận lợi về mặt vị trí địa lý, giao thông, tiếp giáp nhiều tỉnh thành lớn, cơ sở tin tưởng thông qua chiến lược marketing sẽ thúc đẩy sản xuất, đem lại doanh thu từ 120-150 triệu/tháng
Trang 52 TÔN CHỈ HOẠT ĐỘNG
Lấy tiêu chí “An toàn cho sức khỏe mọi người” là tôn chỉ, rau mầm là một sản phẩm thân thiện và không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình
3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING
3.1 Tình hình thị trường chung
Thành phố Bắc Giang là đô thị loại II, trung tâm hành chính của tỉnh Bắc Giang, nằm cách trung tâm Hà Nội 50 km về phía Đông Bắc Thành phố có diện tích là 6.677,36 ha và dân số khoảng 220.000 người Có 16 đơn vị hành chính trực thuộc là 10 phường và 6 xã Dự kiến năm 2020, 9 xã, thị trấn thuộc các huyện lân cận là Yên Dũng, Lạng Giang, Việt Yên sẽ được sáp nhập vào thành phố và nâng cấp 7 xã, thị trấn thành phường để trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bắc Giang trước năm 2025
Thành phố Bắc Giang có vị trí rất thuận lợi về giao thông: cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía Đông Bắc, ở vị trí trung lộ trên tuyến giao thông huyết mạch nối Thủ đô Hà Nội với thành phố Lạng Sơn và cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng; nằm cận kề vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có hệ thống đường bộ gồm các Quốc lộ 1A cũ và mới, 31, 37, tỉnh lộ 398; các tuyến đường sắt: Hà Nội-Lạng Sơn, Hà Nội-Kép-Hạ Long, Hà Nội-Kép-Thái Nguyên chạy qua…
Hiện nay trên địa bàn thành phố Bắc Giang đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Dream Town Bắc Giang, khu đô thị Bách Việt Lake Garden, khu đô thị Kosy phường Xương Giang, khu đô thị phía nam thành phố Bắc Giang, khu đô thị Tây Nam thành phố Bắc Giang, khu chung cư cao cấp Aquapark
Là một thành phố trẻ, nơi thu hút dân cư từ khắp các huyện và tỉnh bạn về sinh sống lớn, do đó, đây là một thị trường đầy tiềm năng cho các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… Hơn nữa, người tiêu dùng hiện nay rất thông thái trong việc sử dụng các sản phẩm thức ăn hàng ngày khi mà vấn đề thực phẩm bẩn, sức khỏe của con người được đặt lên trên hàng đầu thì những sản phẩm sạch, an toàn sẽ tạo được sự chú ý và quan tâm nhiều hơn của người dân
Trang 63.2 Thị trường sản phẩm rau mầm
Bản chất của rau mầm đã sạch vì không sử dụng chất hóa học để diệt sâu bệnh, không chất bảo quản, công với việc ứng dụng công nghệ cao còn giúp cho môi trường trồng rau mầm được cách ly với môi trường bên ngoài làm giảm nguy cơ mắc bệnh hay nhiễm nấm mốc xâm nhập, loại trừ các tác nhân gây độc cho người sử dụng Do vậy sẽ dễ tiếp cận và đến gần hơn với người tiêu dùng Thực tế hiện nay việc sản xuất rau mầm để cung ứng ra thị trường đã có rất nhiều cơ sở sản xuất, đặc biệt là ở các khu thành thị, khu trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh…Đối với Bắc Giang hiện nay, rau mầm
có thể đã xuất hiện trong các bữa ăn của một số gia đình hay nhà hàng, tuy nhiên chưa nhiều và rộng rãi Trong kinh doanh, việc bắt tay vào một số sản phẩm mới
là rất quan trọng, nó tạo điều kiện cho người khởi nghiệp cũng như doanh nghiệp nhiều cơ hội
Khi đưa sản phẩm ra thị trường thì việc xác định và tiếp cận được phân khúc mục tiêu là rất quan trọng Đối với sản phẩm này, phân khúc thị trường mục tiêu cụ thể là:
+ Khách hàng cá nhân: người tiêu dùng, các hộ gia đình…
+ Khách hàng là các nhà hàng, quán ăn
+ Khách hàng là trường học, cơ quan, doanh nghiệp
Việc xác định rõ phân khúc thị trường sẽ giúp cho sản phẩm rau mầm được tiếp cận đúng cách và đúng hướng, đảm bảo cho việc phát triển hệ thống bán hàng 3.3 Tình hình đối thủ
Đối thủ chính và trực tiếp của rau mầm là rau được trồng theo phương thức chuyên canh truyền thống, hay còn gọi là rau thường
Phân tích điểm mạnh, yếu của đối thủ:
Đối thủ Điểm mạnh Điểm yếu
Rau thường - Dễ trồng
- Dồi dào, đa dạng
- Phổ biến, dễ dàng tìm mua
- Sử dụng phân bón hóa học, thuốc tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật không kiểm soát
- Vi sinh vật, ký sinh trùng mang
Trang 7- Giá rẻ mầm bệnh nhiều.
- Dư lượng kim loại nặng cao
- Thời gian bảo quản ngắn
- Nguồn nước tưới không đảm bảo
- Không rõ nguồn gốc, gây nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng
4 TÌNH HÌNH NỘI BỘ
4.1 Kết quả kinh doanh
Kết quả cụ thể từ tháng 11/2017 – 7/2018 (8 tháng) như sau:
(Việt Nam đồng)
TT Sản phẩm Số lượng
(kg) Giá bán Doanh thu
3 Mầm hướng dương, đậu
Tổng số: 500 32.600.000 Doanh thu trên đây đã tính trừ đi chi phí hàng tháng như nguyên vật liệu đầu vào, thuê nhà xưởng, nhân công, trừ lãi vay Tuy nhiên, qua 8 tháng chính thức đi vào sản xuất thì sản lượng, doanh thu ước đạt vẫn chưa như kết quả mong đợi So sánh với mục tiêu hòa vốn sau khi đưa sản phẩm ra thị trường từ 1-1,5 năm sẽ khó đạt kết quả theo đúng kế hoạch
4.2 Phân tích những vấn đề chiến lược
- Mục tiêu: Thương hiệu này sẽ định vị trong đầu khách hàng một loại thực phẩm sạch và an toàn cho sức khỏe của mọi người Sản phẩm hướng trực tiếp tới bếp ăn, xuất hiện trong mỗi bữa ăn của gia đình và các nhà hàng, khách sạn
Trang 8- Lợi thế cạnh tranh: Là sản phẩm thiết yếu hàng ngày bởi nhu cầu thực phẩm là nhu cầu liên tục và ngày càng quan tâm đến chất lượng và sự an toàn của thực phẩm Ngoài ra, sản phẩm còn đem lại hiệu quả xã hội cao như: cung cấp được sản phẩm rau mầm sạch có giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe của người tiêu dùng, góp phần hạn chế được tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu dinh dưỡng, bệnh tật…; giải quyết được việc làm tại chỗ cho người lao động địa phương, đặc biệt là các bạn đoàn viên, thanh niên khi tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm; hạn chế được vấn đề ô nhiễm môi trường bởi việc từ lúc bắt đầu sản xuất đến thu hoạch không có chất thải hóa học, không làm ảnh hưởng đến môi trường; tận dụng được nguồn nguyên liệu hữu cơ sẵn có tại địa phương: rơm, mùn cưa, trấu…
- Chủ cơ sở sẵn sàng đầu tư, chi kinh phí cho thực hiện quảng cáo thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội đang thông dụng…
4.3 Mức độ hiệu quả của các hoạt động marketing
- Là cơ sở nhỏ, xuất phát điểm từ ý tưởng khởi nghiệp do vậy nguồn vốn cho hoạt động sản xuất và nhất là marketing còn nhỏ và chưa bài bản Hoạt động marketing chủ yếu của sản phẩm mới chỉ dừng lại ở việc quảng cáo thông qua tổ chức Đoàn thanh niên, qua các diễn đàn trên mạng xã hội… việc có mặt tại các siêu thị, chợ trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn Do vậy, hình ảnh về sản phẩm rất mờ nhạt, nhiều người tiêu dùng có biết đến, hoặc nghe qua đâu đó về sản phẩm nhưng khi tìm hiểu và để mua về sử dụng thì mất rất nhiều công sức
- Sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với rau được trồng chuyên canh truyền thống, sẵn có, phổ biến, giá rẻ và dễ tìm mua do vậy việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường gặp rất nhiều khó khăn
- Việc tiêu thụ sản phẩm mới chỉ dừng lại ở 01 cửa hàng bán, giới thiệu sản phẩm và các mối hàng đã quen điện đến đặt Chưa tiếp cận được với hệ thống siêu thị và các sạp hàng tại các chợ truyền thống
5 PHÂN THÍCH SWOT
Điểm mạnh (S)
- Điều kiện thuận lợi về khí hậu và đất
Điểm yếu (W)
- Cơ sở còn nhỏ, chủng loại chưa đa
Trang 9đai, thích hợp trồng các loại cây nông
nghiệp, đặc biệt là rau màu
- Vị trí địa lý thuận lợi, thị trường lớn,
giao thông đa dạng
- Được sự quan tâm từ các cấp, các
ngành
dạng nên chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đặc biệt khi có đơn vị thu mua số lượng lớn trong thời điểm ngắn
- Chưa có sự liên kết hay ký kết với các đơn vị thu mua, siêu thị… đầu ra chưa ổn định
- Yêu cầu về chất lượng cao nên chi phí sản xuất lớn do vậy giá thành còn cao so với mức tiêu dùng của đại bộ phận người dân thành phố
- Sản phẩm mới, lạ nên còn cảm giác khó ăn đối với người tiêu dùng
- Thương hiệu mới, ít người biết đến
Cơ hội (O)
- Nhu cầu sử dụng sản phẩm sạch và
an toàn ngày càng cao trong khi đó
nguồn cung chưa đáp ứng đủ
- Có sự quan tâm, hỗ trợ của Sở
KH-CN, Tỉnh đoàn, Hội LHTN tỉnh,
UBND thành phố, chính quyền địa
phương để mở rộng sản xuất, tăng
năng suất, áp dụng KHKT mới, đa
dạng về sản phẩm
- Sử dụng được nguồn lao động trẻ, có
trình độ trên địa bàn
Mối đe dọa (T)
- Cạnh tranh với các sản phẩm rau sạch mới xuất hiện của các đơn vị bạn, huyện bạn sang như: HTX rau sạch Đa Mai, Tân Tiến…
- Giá nguyên liệu đầu vào tăng cao trong khi yêu cầu phải giảm giá thành sản phẩm để đến gần hơn với người tiêu dùng
6 MỤC TIÊU MARKETING
Được thể hiện cụ thể ở những chỉ tiêu sau:
Trang 10Sản phẩm cung ứng ra thị trường
Doanh thu (triệu đồng) 6.000.000 44.800.000 89.600.000
Số cửa hàng, đại lý, kênh phân phối 2 5 10
7 CHIẾN LƯỢC MARKETING
7.1 Định vị sản phẩm
- Khách hàng mục tiêu: phụ nữ từ 25-50 tuổi, đã có gia đình, thu nhập hộ gia đình vào mức trung bình 3 triệu đồng/tháng trở lên Đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai, trẻ em đang ăn dặm và những người đang điều trị bệnh dài ngày
- Giá trị cốt lõi: sản phẩm sạch, an toàn và có lợi cho sức khỏe
- Lợi thế cạnh tranh: sản phẩm nông nghiệp khởi nghiệp của địa phương, sản xuất bằng công nghệ cao
7.2 Chính sách sản phẩm
Trang 11- Đẩy mạnh sản xuất những sản phẩm đang là thế mạnh và có doanh số bán hàng cao
- Với những sản phẩm, mã hàng hiện có doanh thu thấp thì tiếp tục duy trì sản xuất ở mức hạn chế để thăm dò khả năng tiêu thụ của thị trường và đẩy mạnh quảng cáo, cuối cùng nếu vẫn không đạt được theo yêu cầu dừng sản xuất
và tìm sản phẩm mới, sản xuất thay thế
- Nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng, đặc biệt thông qua fanpage: Rau mầm an toàn Xương Giang
- Đa dạng mẫu mã sản phẩm
Trang 127.3 Chính sách giá bán
- Việc định giá từng sản phẩm được tính theo công thức sau:
Giá bán = Chi phí sản xuất + giá trị hao hụt + chi phí vận chuyển + chi phí quản lý
Trong đó:
+ Chi phí sản xuất: bao gồm tất cả các yếu tố đầu vào sản xuất, lãi vay, phí đóng gói và các loại khấu hao
+ Giá trị hao hụt: Tổng giá trị chính phẩm/sản lượng thu hoạch
+ Chi phí quản lý: bằng 5-7% tổng chi phí
+ Chi phí vận chuyển: Tùy thuộc vào thị trường
- Đối với những thị trường tiềm năng, khu vực mới có chính sách chiết khấu bán hàng cao cho đại lý, nhà phân phối để tạo động lực tiêu thụ sản phẩm 7.4 Chính sách phân phối
- Áp dụng kênh phân phối chính thức tại cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm tại chỗ
- Sử dụng hình thức bán hàng online thông qua Mạng xã hội…
- Đưa sản phẩm vào trong một số siêu thị lớn và các cửa hàng rau tại các chợ trên địa bàn như: Big C, Coopmart, chợ Thương, chợ Tiền Môn…
- Tăng cường bán và giới thiệu sản phẩm đến hệ thống nhà hàng, khách sạn trong thành phố
- Thực hiện chính sách dùng thử đối với khách hàng và thị trường mới