1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LATS Y HỌC -Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ về tiêm ngừa viêm gan siêu vi B và tỷ lệ trẻ có kháng thể sau tiêm ngừa (FULL TEXT)

192 171 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm vi rút viêm gan siêu vi B (HBV) là một vấn đề sức khỏe trên toàn thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 2 tỷ người trên thế giới (khoảng 30% dân số) đã bị nhiễm HBV, với hơn 350 triệu người đang mang mầm bệnh mạn tính và hàng triệu người khác có nguy cơ lây nhiễm nhất là những người bị nhiễm HBV mà không biết tình trạng bệnh mạn tính của họ. Năm 2002 có khoảng 600 ngàn người tử vong, đến năm 2015 có 887.000 người tử vong do viêm gan mạn bao gồm xơ gan và ung thư gan có liên quan đến HBV [49], [141], [148]. Đối với trẻ em, khả năng nhiễm HBV trở thành mạn tính còn tùy thuộc vào tuổi bị nhiễm, nếu trẻ nhiễm lúc sinh khả năng tiến triển thành mạn tính là 90%, nhiễm từ 1 đến 5 tuổi khả năng là 30% và sau 5 tuổi chỉ còn 5 đến 10% [147]. Việt Nam được xếp vào vùng lưu hành cao của HBV với khoảng 8-20% dân số đang mang mầm bệnh. Số tử vong hàng năm do các biến chứng là 20 – 30 ngàn người và ước tính có tới 8,4 triệu người bị nhiễm viêm gan B mạn tính [106]. Vắc-xin phòng ngừa viêm gan siêu vi B (VGSVB) đã có từ năm 1982 với hiệu lực vắc-xin là 95% ngăn ngừa nhiễm trùng và ngăn ngừa phát triển mạn tính. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tất cả các quốc gia cần thực hiện chương trình tiêm ngừa vắc-xin VGSVB để làm giảm tỷ lệ nhiễm HBV [49], [141]. Nhiều bằng chứng cho thấy tiêm ngừa vắc-xin VGSVB làm giảm tỷ suất mới nhiễm mạn tính ở trẻ dưới 5 tuổi ở những nước có thực hiện chương trình tiêm ngừa thường qui như Hoa Kỳ, Đài Loan, Indonesia, Samoa và một số quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương. Điển hình tại Đài Loan tỷ lệ nhiễm HBV mạn tính ở trẻ em đã giảm hơn 90%, hiệu quả của chương trình TCMR đang làm cho tỷ lệ nhiễm HBV ở Đài Loan trở thành vùng lưu hành thấp, so sánh trên toàn cầu cho thấy tỷ suất hiện nhiễm HBV ở trẻ dưới 5 tuổi khu vực chủng ngừa là 1,3% so với 4,7% trước khi tiêm ngừa vắc-xin [55], [121], [141]. Tại Việt Nam, vắc-xin VGSVB được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) từ năm 1997 dạng đơn liều, từ năm 2010, vắc- xin được sử dụng dạng phối hợp 5/1: DPT-VGSVB-Hib (Quinvaxem) và được triển khai trên toàn quốc với lịch tiêm 0, 2, 3 và 4 tháng. Trước khi thực hiện chương trình tiêm ngừa thường quy, tỷ lệ mang HBsAg ở trẻ em cao từ 9,3% – 14,1%, điều này cho thấy lây truyền chu sinh và giai đoạn sớm là phương thức lây truyền chính ở trẻ em Việt Nam [101], [107]. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả chương trình tiêm chủng trong năm 2014, cho thấy tỷ lệ trẻ nhiễm HBV chỉ còn 2,7%; như vậy tiêm chủng đã làm giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm HBV ở trẻ em và tầm quan trọng của liều sơ sinh [106]. Tuy nhiên, nghiên cứu của Trần Ngọc Hữu (2011) tại Long An ở trẻ sử dụng Quinvaxem với kết quả tỷ lệ trẻ có đủ kháng thể lúc một năm sau mũi 3 thì thấp 76,7% [134]. Ngoài ra, vào thời điểm năm 2013 - 2014, một loạt sự cố ghi nhận trẻ sơ sinh tử vong sau tiêm vắc-xin VGSVB, mặc dù đã có kết luận của Hội đồng chuyên môn không có liên quan giữa vắc-xin và tử vong nhưng tỷ lệ tiêm vắc-xin VGSVB tại Việt Nam liên tục sụt giảm, chỉ có khoảng hơn 50% số trẻ sơ sinh được tiêm vắc-xin này. Đa số các bà mẹ đồng ý cho con tiêm là vì tin bác sĩ chứ chưa thực sự hiểu vì sao phải tiêm ngay cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh. Như vậy nội dung giáo dục truyền thông cho bà mẹ và gia đình cần được nghiên cứu đánh giá theo lối tiếp cận mới, thay đổi theo kết hợp dựa trên chứng cứ và mô hình Niềm tin sức khoẻ để xác định và giải thích rõ hơn các thành tố tâm lý tiên đoán hành vi đưa con đi tiêm ngừa thay cho mô hình nhân quả trước đây, nhiều nghiên cứu theo mô hình nhân quả cho thấy có kiến thức đúng, thái độ đúng sẽ có hành vi đúng, trong thực tế dù có kiến thức và thái độ đúng về VGSVB nhưng tỷ lệ bao phủ vắc-xin VGSVB sơ sinh vẫn thấp sau các sự cố tiêm ngừa trên truyền thông. Các nghiên cứu dựa trên mô hình Niềm tin sức khoẻ đã chỉ ra rằng, nhận thức cao về rào cản, cảm nhận thấp về nguy cơ mắc bệnh sẽ làm chậm hay ngăn cản hành vi khám tầm soát ung thư hay hành vi đi tiêm ngừa, trong khi sự nhận thức cao về hiệu quả, lợi ích của hành động, nhận thức về mức độ nguy hiểm và tín hiệu hành động sẽ hỗ trợ hành vi đi tầm soát ung thư, tiêm ngừa phòng bệnh...Các thành tố này được mô hình hoá đầy đủ trong mô hình lý thuyết Niềm tin sức khoẻ trong tâm lý học, nó nhấn mạnh lên thái độ và niềm tin một cá nhân sẽ chịu trách nhiệm cho một hành vi sức khoẻ đặc biệt, ngoài ra nhận thức về lợi ích và rào cản đối với biện pháp can thiệp sức khoẻ có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công biện pháp đó. Việc xác định đủ và đúng các thành tố tâm lý này trong kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) sẽ giúp giải thích đầy đủ cũng như cải thiện nội dung các chương trình can thiệp giúp hỗ trợ cho thay đổi hành vi mong muốn, trong đó có việc đưa con đi tiêm chủng trong điều kiện tài nguyên hạn chế như ở Việt nam. Trong tình hình hiện nay, có nhiều nghiên cứu KAP về VGSVB trên các đối tượng khác nhau như sinh viên, nhân viên y tế, nhưng hầu như chưa công bố nghiên cứu trên đối tượng bà mẹ đưa con đến chủng ngừa miễn phí tại các trạm y tế, đặc biệt là đánh giá KAP sau biến cố được ghi nhận sau chủng ngừa VGSVB cho trẻ tại TPHCM cũng như xây dựng lối tiếp cận mới cho nghiên cứu KAP dựa trên mô hình Niềm tin sức khoẻ với bộ công cụ sát hợp dân số nghiên cứu. Do đó, chúng tôi cần xác định tỷ lệ bà mẹ có kiến thức, thái độ, thực hành đúng về tiêm ngừa VGSVB và tỷ lệ trẻ có đủ kháng thể bảo vệ sau tiêm ngừa theo lối tiếp cận mới dựa trên mô hình Niềm tin sức khoẻ sát hợp với tâm lý và hành vi của cộng đồng bà mẹ có con chủng ngừa trong chương trình TCMR tại TP HCM. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Tỷ lệ bà mẹ có KAP đúng về tiêm ngừa viêm gan siêu vi B là bao nhiêu? Các yếu tố nào liên quan đến KAP đúng? Tỷ lệ trẻ có đủ kháng thể bảo vệ (anti-HBs ≥ 10mUI/ml) sau tiêm ngừa vắc- xin viêm gan siêu vi B là bao nhiêu? Các yếu tố nào liên quan đến đáp ứng miễn dịch của trẻ? MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Xây dựng và đánh giá bộ công cụ đo lường kiến thức, thái độ và thực hành về viêm gan siêu vi B của các bà mẹ có con 12 tháng đến 24 tháng tại các trạm y tế Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Xác định tỷ lệ bà mẹ có con 12 tháng đến 24 tháng tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh có kiến thức đúng, thái độ đúng và thực hành đúng về tiêm ngừa viêm gan siêu vi B.

Ngày đăng: 13/09/2018, 10:15

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w