HỒ CHÍ MINH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XEN CANH TRONG SẢN XUẤT CÂY CÀ PHÊ TẠI THỊ TRẤN EATLING HUYỆN CƯ JÚT TỈNH ĐĂK NÔNG NGUYỄN VƯƠNG DUY TÂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XEN CANH TRONG SẢN XUẤT CÂY
CÀ PHÊ TẠI THỊ TRẤN EATLING HUYỆN CƯ JÚT
TỈNH ĐĂK NÔNG
NGUYỄN VƯƠNG DUY TÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XEN CANH TRONG SẢN XUẤT CÂY CÀ PHÊ TẠI THỊ TRẤN EATLING
HUYỆN CƯ JÚT TỈNH ĐĂK NÔNG” do Nguyễn Vương Duy Tân, sinh viên khóa 31,
ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _
THÁI ANH HÒA Người hướng dẫn,
Ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
_ Ngày tháng năm Ngày tháng năm
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Con cảm ơn Mẹ! Người đã nuôi nấng, dạy dỗ, yêu thương, đùm bọc, lo
lắng,…Để con có được ngày hôm nay Con cảm ơn các dì, các cậu, nhũng người thân
đã bên cạnh động viên con
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh đã truyền đạt kiến thức quí báu và dạy dỗ tôi trong suốt bốn năm đại học
Xin chân thành biết ơn thầy TS Thái Anh Hòa đã tận tâm chỉ bảo, giúp tôi vượt
qua những khó khăn trong quá trình thực hiện khóa luận
Xin cảm ơn các anh, chị Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, phòng
Thống Kê, phòng Khuyến Nông Huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông và bà con nông dân đã
nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài
Cuối cùng xin cảm ơn những người bạn đã luôn ở bên quan tâm, giúp đỡ tôi
trong suốt quãng đời sinh viên của mình
Xin chân thành cám ơn!
TP.HCM, ngày tháng năm 2009
Nguyễn Vương Duy Tân
Trang 4Ở thị trấn hiện đang tồn tại hai mô hình trồng cà phê, đó là mô hình trồng cà phê độc canh và mô hình trồng xen cây ăn trái vào vườn cà phê Khóa luận nghiên cứu
về hiệu quả kinh tế xen canh của việc trồng cà phê ở địa phương thông qua phỏng vấn
60 hộ có trồng cà phê, mỗi mô hình phỏng vấn 30 hộ và thu thập số liệu thứ cấp từ các phòng ban của huyện Cư Jút Sau khi tiến hành tính toán so sánh kết quả, cho thấy mô hình trồng xen mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện vườn cà phê, tăng thu nhập cho người dân Tuy nhiên nông hộ vẫn gặp những khó khăn chung của cả hai mô hình như thiếu nước tưới vào mùa khô, thiếu vốn đầu tư,… riêng hộ trồng xen lại gặp khó khăn nhất về khâu tiêu thụ nên mô hình trồng xen chưa thể nhân rộng Qua quá trình điều tra nghiên cứu, khóa luận đã tìm hiểu rõ hơn về những nguyên nhân của những khó khăn như: người dân khó tiếp cận được vốn vay để đầu tư cho sản xuất, nhiều vườn cà phê còn ở xa nguồn nước, hiểu biết và khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân còn hạn chế, phần lớn người dân đều làm theo thói quen và kinh nghiệm của mình…và đề xuất hướng khắc phục được phần nào như: cần dơn giản hóa các thủ tục vay vốn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân có thể vay vốn nhanh chóng Đầu tư kinh phí xây dựng các hồ chứa, thực hiện tốt công tác khuyến nông… khóa luận mong giúp được những hộ trồng cà phê cải thiện được vườn cà phê của mình tăng thu nhập cho địa phương
Trang 51.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3.Phạm vi nghiên cứu 3
2.1 Tổng quan về tài liệu có liên quan 5
2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 6
2.2.2 Tình hình kinh tế xã hội 8 CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1 Nội dung nghiên cứu 15
3.1.1 Một số vấn đề về nông thôn 15
3.1.3 Một số chỉ tiêu xác định kết quả-hiệu quả sản xuất 24
Trang 6vi
3.2.3 Phân tích lợi nhuận, chi phí 28
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30
4.1 Tình hình sản xuất cà phê tại Huyện 30
4.1.1 Tình hình sử dụng đất trồng cà phê 30 4.1.2 Sự biến động diện tích trồng cà phê qua các năm 31 4.1.3 Năng suất và sản lượng cà phê 33
4.1.4 Cơ cấu diện tích vườn cà phê theo tuổi 34 4.1.5 Giá cà phê tại Huyện giai đoạn 1996-2008 35
4.1.6 Các mô hình trồng cà phê tại Thị Trấn 36 4.2 Phân tích kết quả-hiệu quả cho 1hecta MH1 và MH2 38
4.2.1 Cơ sở tính toán kq-hq cho 1hecta MH1 và MH2 38 4.2.2 Kết quả-hiệu quả hiện tại của hai mô hình tại Thị Trấn 39
c So sánh kq-hq thực tế của hai mô hình tại Thị Trấn 43 4.2.3 Kết quả-hiệu quả cả vòng đời của hai mô hình 44
c So sánh kết quả-hiệu quả của hai mô hình 61 4.2.4 Khó khăn và thuận lợi của từng mô hình 61 4.3 Những khó khăn hiện tại của người dân 64
5.2.1 Đối với chính quyền địa phương 69
5.2.2 Đối với ngân hàng địa phương 70
5.2.3 Đối với người sản xuất 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7MH1 Mô hình độc canh cà phê
MH2 Mô hình xen canh sầu riêng vào rẫy cà phê
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Trang 8viii
DANH MỤC CÁC BẢNG Trang
Bảng 2.1 Dân Số, Diện Tích TB, Mật Độ Dân Số ở Huyện năm 2008 9
Bảng 2.2 Nguồn Lao Động Qua Các năm 2000-2008 11
Bảng 2.3 Tình Hình Sử Dụng Đất Đai ở Huyện 11 Bảng 2.4 Cơ Cấu Kinh Tế Của Huyện Cư Jút 12
Bảng 2.5 Giá Trị Sản Xuất Ngành Nông Nghiệp Trên Địa Bàn 13
Bảng 2.6 Sản Phẩm Công Nghiệp Chủ Yếu Trên Địa Bàn 13
Bảng 4.1 Diện Tích Một Số Cây Công Nghiệp Lâu Năm ở Huyện 30
Bảng 4.2 Sản Lượng Một Số Cây Công Nghiệp Lâu Năm 31
Bảng 4.3 Cơ Cấu Diện Tích Vườn Cà Phê Theo Tuổi 34 Bảng 4.4 Mô Hình Trồng Xen Cây Sầu Riêng Vào Vườn Cà Phê 35
Bảng 4.5 TH Cơ Bản Về Nhân Khẩu Và Diện Tích 60 Mẫu Điều Tra 38
Bảng 4.6 Phân Lớp Hộ ND TheoQuy Mô Diện Tích 60 Mẫu Điều Tra 38
Bảng 4.7 Tuổi cà phê của các hộ điều tra 39
Bảng 4.8 KQ-HQ Sản Xuất Của Một Hecta MH1 vào năm 2008 40
Bảng 4.9 KQ-HQ Sản Xuất Của Một Hecta MH2 vào năm 2008 42
Bảng 4.10 So Sánh Các Chỉ Tiêu Kết Quả-Hiệu Quả Của Hai MH 43
Bảng 4.11 CP Bình Quân 1hecta Thời Kì Xây Dựng Cơ Bản MH1 44
Bảng 4.12 CP Đầu Tư Trên 1hecta Trong Thời Kì SXKD MH1 45
Bảng 4.13 Doanh Thu Trên 1hecta Trên Cả Vòng Đời Của Cây Cà Phê 47
Bảng 4.14 Ngân Lưu Qua Các Năm Trên 1hecta Của MH1 48
Bảng 4.15 Các Chỉ Tiêu Đánh Giá HQKT MH1 Tính Trên 1hecta 49
Bảng 4.16 Thay Đổi Các Yếu Tố Giá Bán, Năng Suất, Lao Động Hay Phân Vô Cơ
Bảng 4.17 Thay Đổi Cùng Lúc Giá Lao Động, Phân Hữu Cơ Tăng, Giá Bán Và Năng
Suất Giảm ảnh Hưởng Đến HQKT Trên 1hecta MH1 51
Bảng 4.18 Chi Phí Bình Quân 1hecta Thời Kì XDCB MH2 52
Bảng 4.19 CP Đầu Tư Trên 1hecta Trong Thời Kì SXKD MH2 53
Trang 9Bảng 4.20 Doanh Thu Trên 1hecta Trên Cả Vòng Đời Của Cây Sầu Riêng 54
Bảng 4.21 Doanh Thu Trên 1hecta Trên Cả Vòng Đời Của Cây Cà Phê 55
Bảng 4.23 Ngân Lưu Qua Các Năm Trên 1hecta Của MH2 58
Bảng 4.24 Các Chỉ Tiêu Đánh Giá HQKT MH2 Tính Trên 1hecta 59
Bảng 4.25 Thay Đổi Các Yếu Tố Giá Bán, Năng Suất, Lao Động Hay Phân Vô Cơ
Bảng 4.26 Thay Đổi Cùng Lúc Giá Lao Động, Phân Hữu Cơ Tăng, Giá Bán Và Năng
Bảng 4.27 So Sánh Các Chỉ Tiêu HQ Cả Vòng Đời Của Hai MH 61
Bảng 4.28 Thuận Lợi Và Khó Khăn Của Hai MH 63
Trang 10x
Hình 4.2 Năng Suất 1hecta Cà Phê của Huyện Qua Các Năm 33
Hình 4.3 Giá Cà Phê Nhân Qua Các Năm 1996-2008 Tại Huyện Cư Jút 36
Hình 4.4 Mô hình trồng xen cây sầu riêng vào vườn cà phê 37
Trang 11DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu Điều Tra Nông Hộ
Phụ lục 2: Ngân Lưu Qua Các Năm 1 Ha MH1
Phụ lục 3: Ngân Lưu Qua Các Năm 1 Ha MH2
Trang 12ăn việc làm cho người lao động ở miền núi mà chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu
số cũng như phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường…Cà phê cũng là mặt hàng nông sản quan trọng đóng góp một phần không nhỏ trong tổng giá trị xuất khẩu hàng nông sản
Với đặc điểm, khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi Đăk Nông những năm trước đây
và hiện nay được xem là tỉnh có nhiều thuận lợi nhất trong việc phát triển cây cà phê Huyện Cư Jut là huyện nằm ở Đông Bắc tỉnh Đăk Nông cũng có nhiều điều kiện thích hợp để cây cà phê phát triển, có diện tích cà phê chiếm khoảng hơn 50% diện tích cây lâu năm của huyện và là cây có giá trị kinh tế cao và mang lại nguồn thu nhập lớn cho người sản xuất và các thành phần có liên quan Trồng cà phê đem đến nhiều lợi ích trực tiếp cho nông nghiệp ở địa phương như sủa dụng được sức lao động nhàn rỗi của nông dân vào các tháng mùa khô, góp phần giải quyết công ăn việc làm và thúc đầy các ngành nghề nông thôn, sử dụng ngày càng tốt hơn quỹ đất của hộ gia đình, đa dạng nguồn sản vật địa phương, tránh được rủi ro trong sản xuất nông nghiệp thường gặp
Trang 13Theo các nhà khoa học thì cây cà phê vốn thuộc loại thực vật ưa bóng mát và
chắn gió Người Tây Nguyên, từ khi biết trồng cà phê họ cũng đã áp dụng kỹ thuật
trồng cây che mát và chắn gió trong vườn cà phê can mình, nhưng trong hơn chục năm
gần đây, do chạy theo năng suất nên người dân đã đốn bỏ toàn bộ các loại cây chắn gió
trong vườn cà phê, tập trung bón phân và tưới nhiều nước để đạt được năng suất cao
nhất Tuy nhiên, việc làm này đã dẫn đến vườn cà phê phát triển thiếu tính bền vững
Để vườn cà phê phát triển bền vững và tăng nguồn thu nhập, trong những năm gần đây
người dân Tây Nguyên đã trở lại trồng các loại cây chắn gió và che bóng mát cho cà
phê bằng những loại cây có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, tiêu, mít, bơ, chôm chôm,
xoài, nhãn, quế, hoa hòe,…Đa dạng hóa cây trồng trên cùng một diện tích nhằm nâng
cao giá trị sử dụng và thu nhập trên một diện tích đất, đa dạng hóa sản phẩm thu hoạch
và giảm tỷ lệ rủi ro khi giá cả biến động và thu nhiều lợi nhuận là hướng đi mới giúp
cho bà con nông dân đảm bảo được thu nhập trước biến động của thị trường, thời tiết
Với ý nghĩa quan trọng trên và được sự đồng ý của Khoa Kinh tế trường Đại
Học Nông Lâm TP.HCM, thầy hướng dẫn TS Thái Anh Hòa, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Hiệu Quả Xen Canh Trong Sản Xuất Cây Cà Phê Tại Huyện Cư Jút
Tỉnh Đăk Nông” là thật sự cần thiết
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế xen canh trong sản xuất cây cà phê tại Thị Trấn
Eatling Huyện Cư Jút Tỉnh Đăk Nông
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
− Khảo sát tình hình trồng cà phê và trồng xen cây ăn trái vào vườn cây cà phê
của nông hộ tại Thị Trấn Eatling Huyện Cư Jút Tỉnh Đăk Nông
− So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất của từng mô hình: xen canh và độc canh cây
cà phê
− Những thuận lợi và khó khăn mà người nông dân gặp phải trong mô hình độc
Trang 143
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Nội dung
Phân tích tình hình sản xuất, cũng như so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình
trồng xen sầu riêng vào vườn cà phê và trồng cà phê độc canh hiện nay của địa bàn thị
trấn nhằm giúp hộ nông dân có thể thấy được lợi ích khi trồng xen canh hai cây nông
nghiệp lâu năm là cà phê và sầu riêng, đề xuất hướng giải quyết để từ đó họ có kế
hoạch sản xuất riêng cho vườn cây của mình
1.3.2 Địa bàn
Khóa luận được tiến hành nghiên cứu tại Thị Trấn Eatling Huyện Cư Jút Tỉnh
Đăk Nông
1.3.3 Đối tượng
Khoá luận nghiên cứu đối với những nông hộ trồng cà phê và các hộ trồng xen
sầu riêng vào vườn cà phê
1.3.4 Thời gian
− Thời gian làm khoá luận: từ 02/03/2009 đến 16/05/2009
− Thời gian thu thập số liệu sơ cấp: từ 02/03/2009 đến 22/03/2009
− Thời gian nghiên cứu: số liệu nghiên cứu qua các năm 2005 - 2008
1.4 Cấu trúc của khoá luận
- Chương 1: Đặt Vấn Đề
Giới thiệu lí do chọn đề tài cũng như những giả thiết mục tiêu đặt ra để tiến
hành nghiên cứu
- Chương 2: Tổng quan
Chương nêu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện, về các
tài liệu nghiên cứu có liên quan đã được thực hiện và tổng quan về cây cà phê ở huyện
Cư Jút
- Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Phần nội dung nêu những khái niệm cơ bản có liên quan đến khoá luận, như
khái niệm cơ bản về nông thôn, sơ lược về quy trình trồng, chăm sóc cà phê,… Phần
phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháp thu thập và xử lý số liệu, phương pháp
phân tích chung và các phương pháp có tính đặc thù của dự án đầu tư, tính hiệu quả
kinh tế của của cây lâu năm…
Trang 15- Chương 4: Kết quả và thảo luận
Đây là phần trọng tâm của khoá luận, nêu lên kết quả đạt được trong quá trình
thực hiện và phân tích các kết quả về thực tiễn và lý luận Qua quá trình điều tra chung
về những hộ trồng cà phê và trồng xen sầu riêng vào vườn cà phê, đánh giá được mô
hình nào mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, cuối cùng là xem xét những khó khăn
chung và nêu ra những biện pháp tháo gỡ những vấn đề thắc mắc
- Chương 5: Kết luận và đề nghị
Rút ra kết luận chính đạt được và đề xuất các kiến nghị có liên quan, các giải
pháp cần thực hiện
Trang 16CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về tài liệu có liên quan
Tài liệu phục vụ cho nghiên cứu là những bài giảng, tài liệu có được qua các môn học chuyên ngành kinh tế nông lâm, và sách thu thập từ quá trình tự học nhằm cung cấp cơ sở chủ yếu cho các công thức tính toán, lý luận Cụ thể là môn học Dự Án Đầu Tư, Thống Kê Kinh Tế… phục vụ cho các tính toán chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, tính toán tổng hợp toàn dự án cho mô hình kinh tế ở phần nghiên cứu sau Kế đến là luận văn của các anh chị khoá trước để học hỏi cách viết, lập luận để hoàn thành tốt khóa luận của mình Những số liệu có được từ quá trình điều tra trực tiếp từ các hộ nông dân
và được cung cấp từ các phòng ban của Huyện Cư Jút Và qua mạng Internet, một lượng kiến thức thông tin khổng lồ của thế giới, để tìm các thông tin cần thiết có liên quan cho mình
Huỳnh Ngọc Vỵ (2006), đánh giá hiệu quả kinh tế cây cà phê trồng tại các hộ nông dân, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây cà phê, đồng thời xác định đầu vào để tối ưu hóa hiệu quả sản xuất thông qua ước lượng hàm sản xuất,
đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây cà phê
Trần Vĩnh Phúc (2007), xác định hiệu quả sản xuất cà phê, lợi thế so sánh cây
cà phê Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng và lợi thế so sánh của cây cà phê tại Tỉnh Đăk Lăk
Nguyễn Thị Ánh (2007), khảo sát chuỗi giá trị cà phê huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông trên cơ sở phân tích số liệu điều tra của các hộ nông dân trồng cà phê, các thương lái, đại lí, cơ sở chế biến và thông tin về doanh nghiệp xuất khẩu Nhằm tìm hiểu được mối quan hệ mua bán, chia sẻ thông tin, rủi ro, phân phối chi phí, lợi nhuận giữa các thành viên và những hỗ trợ của nhà nước lên từng thành viên trong chuỗi
Trang 17Nguyễn Thị Mỹ Hằng (2007), nghiên cứu hiệu quả kinh tế của việc trồng dừa,
đánh giá hiệu quả của mô hình trồng xen canh cây ca cao vào vườn dừa Tìm hiểu
những khó khăn mà người nông dân gặp phải, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giúp
những hộ nông dân cải thiện được vừơn dừa và tăng thêm thu nhập
Các nghiên cứu trên phân tích hiệu quả kinh tế của cây cà phê độc canh, các
yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của nó, các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả,…Tuy
nhiên chưa đi vào nghiên cứu hiệu quả của việc trồng xen một loại cây khác vào rẫy cà
phê Các đề tài trên đã giúp tôi có cái nhìn tổng quát hơn về cây cà phê, những khó
khăn, những lợi thế của nó,…Từ đó tôi có thể dễ dàng thực hiện tốt đề tài của mình
hơn
2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Huyện Cư Jút là một huyện miền núi thuộc tỉnh Đăk Lăk(cũ) nay thuộc tỉnh
Đăk Nông Huyện được thành lập vào ngày 19 tháng 6 năm 1990 trên cơ sở một phần
từ Buôn Ma Thuột và một phần từ Đăk Mill tách ra và nằm trong tỉnh Đăk Lăk Năm
2004, khi tỉnh Đăk Nông được thành lập trên cơ sở chia tách tỉnh Đăk lăk, Cư Jút
thuộc tỉnh Đăk Nông Huyện Cư Jút có 7 xã và 1 thị trấn (thị trấn Eatling, xã Eapô, xã
Nam Dong, xã Đăk Rông, xã Tâm Thắng, xã Trúc Sơn, xã Đăk Wil, xã Cư Kniê), nằm
ở phía đông bắc của tỉnh Đăk Nông chạy dọc theo quốc lộ 14 nối liền các trung tâm
kinh tế như Đăk Lăk, Bình Dương, Bình Phước, Tp Hồ Chí Minh có nhiều điều kiện
thuận lợi trong việc giao lưu, vận chuyển, tiêu thụ các mặt hàng nông sản và chuyển
giao các tiến bộ khoa học kĩ thuật Với tổng diện tích tự nhiên là 71.889ha, trong đó
diện tích đất nông nghiệp là 24.502 ha (chiếm 34,08% tổng diện tích đất tự nhiên của
huyện) và đất lâm nghiệp có 40.028 ha ( chiếm 55,68% tổng diện tích tự nhiên) (Niên
giám thống kê huyện Cư Jút, 2008) Là huyện thuần nông đang trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nhiều khu công nghiệp, nhà máy được xây dựng trên địa bàn
huyện
Là một huyện có điều kiện để khai hoang , mở rộng diện tích đất nông nghiệp
Trang 187
cây họ đậu Ngoài ra, công trình thủy lợi Eakao cùng với hệ thống kênh mương hoàn
chỉnh sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc tăng diện tích cây trồng từ diện tích đất được
khai hoang
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Cư Jút nằm ở phía đông bắc tỉnh Đăk Nông, phía bắc giáp huyện Buôn Đôn,
phía đông giáp thành phố Buôn Ma Thuột, phía đông nam giáp huyện Krông Nô, phía
nam bắc giáp huyện Đăk Mill và phía tây giáp Campuchia
Cư Jút cách thành phố Buôn Ma Thuột 20km về phía đông và cách thị xã Gia
Nghĩa 106km về phía nam
b) Địa hình
Nằm giữa hai cao nguyên lớn của Đăk Lăk, cao nguyên Đăk Nông- Đăk Mill,
cao nguyên Buôn Ma Thuột và bình nguyên EaSuop Địa hình huyện Cư Jút thấp dần
từ Đông sang Tây và từ Nam lên Bắc Địa hình chủ yếu là các dải đồi lượn sóng có
đỉnh tương đối bằng phẳng, độ cao của vùng này chỉ đạt từ 250- 560m so với mực
nước biển
Phía đông huyện Cư Jút tương đối bằng phẳng, là nơi tập trung phần lớn dân cư
của huyện Trong khi đó đồi núi tập trung ở phía tây của huyện, chủ yếu thuộc địa bàn
xã Đăkwill
c) Sông ngòi
Sông Sêrêpốc chảy qua huyện ở phía đông và phía đông bắc Ngoài ra trên địa
bàn huyện còn có các suối Đăksôr, Eagan,…
d) Điều kiện nhiệt
Chịu ảnh hưởng của chế độ bức xạ mặt trời nội chí tuyến với cán cân bức xạ
trong các tháng luôn lớn nên nhiệt độ trong toàn huyện phong phú và ổn định Biên độ
năm không cao khoảng 5-6o C nhưng biên độ ngày và đêm rất cao Nhiệt độ trung bình
các tháng trong năm của huyện dao động trong khoảng 22.5-27.8o C Với điều kiện
nhiệt này rất thích hợp cho cây cà phê phát triển
e) Khí hậu
Do nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có khí hậu
chia thành 2 mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô Lượng mưa hàng năm từ 1500 –1800
Trang 19mm kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung nhiều nhất từ tháng 8 đến tháng 10,
nhiệt độ ẩm không khí 81-82%, với số giờ nắng 2200 – 2700 giờ/năm
f) khoáng sản
− Đất Đai: với sự chi phối của nền địa chất và địa hình nên đất ở huyện thích
hợp cho các loại cây trồng nhiệt đới Nhóm đất nâu đỏ trên đá bazan chiếm 55% diện
tích đất nông nghiệp, tập trung nhiều ở các xã Tâm Thắng, Nam dong, Eapo, Đăk
Rông và thị trấn Eatling Đất bazan nâu đỏ là loại đất quí, nhất là đối với một số cây
công nghiệp và cây ăn trái dài ngày Do đó phần lớn diện tích đất bazan của huyện
hiện nay được sử dụng để trồng cà phê, cao su và hồ tiêu
− Rừng: phần lớn tập trung ở xã Đăkwill
− Ngoài ra còn có các mỏ khoáng sản khác như mỏ nước khoáng tại xã Eapô,
đất sét tại xã Trúc Sơn
g) Thành phần dân tộc
Trên địa bàn huyện có 3 dân tộc chính, trong đó đa số là dân tộc Kinh (khoảng
82%) Người Ê Đê chiếm gần 12% dân số toàn huyện, còn lại là người Tày và một số
ít người thuộc các dân tộc khác
h) Du lịch
Trên địa bàn Huyện có khu du lịch thác Trinh Nữ được nhà nước công nhận là
công viên địa chất Hàng năm Huyện đón rất nhiều du khách gần xa ở các tỉnh và
khách nước ngoài, du lịch đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc quảng bá hình
ảnh của Huyện, kêu gọi các nhà đầu tư và đóng góp vào ngân sách của Huyện
2.2.2 Tình hình kinh tế xã hội
Nông nghiệp là ngành kinh tế chính của huyện, phần lớn lao động của huyện
thuộc khu vực nông nghiệp Nông nghiệp của huyện phần lớn là trồng trọt các loại cây
lâu năm như cà phê, hồ tiêu,…và các loại cây trồng ngắn ngày như đậu phộng, đậu
nành, ngô,…
Trên điạ bàn huyện có khu công nghiệp Tâm Thắng thuộc xã Tâm Thắng với
Trang 209
a) Tình hình dân số - lao động
Theo báo cáo của cục thống kê huyện Cư Jút 2008 dân số của huyện là 90.168
người, mật độ dân số 136,2 người/ km2 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2008 của
huyện là 1,81% Cơ cấu dân số thành thị tăng lên về số lượng nhưng lại giảm về cơ
cấu do có sự tiếp nhận dân kinh tế mới từ các tỉnh cũng như sự di dân ồ ạt vào vùng
đất này để sản xuất nông nghiệp đã làm cho dân số ở nông thôn tăng khá nhanh so với
dân số thành thị
Bảng 2.1 Diện tích, dân số trung bình, mật độ dân số ở huyện năm 2008
Nguồn tin: Niên giám thống kê huyện Cư Jút 2008
Khoản Mục Diện tích(km) Dân số trung
bình(người)
Mật độ dân số(người/km)
Trang 21Hình 2.1 Dân số trung bình qua các năm 2000-2008
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 100000
Nguồn tin: Niên giám thống kê huyện Cư Jút 2008
Nhìn vào hình 2.1, ta thấy được dân số trung bình năm 2000-2008 phân theo
giới tính, dân số tăng đều qua các năm Nhìn chung tỷ lệ nam nữ có sự chênh lệch
nhưng không đáng kể Từ năm 2000 đến năm 2004, nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ(
chiếm trên 50%) Từ năm 2004 đến năm 2008, thì nữ lại chiếm tỷ lệ cao hơn
nam(chiếm trên 50%)
Trang 2211
Bảng 2.2 Nguồn lao động qua các năm 2005-2008
2 Số người ngoài độ tuổi thực tế TGLĐ 2.856 2.867 2.844 2.964
+ Trên độ tuổi tham gia lao động 1.584 1.584 1.597 1.622
+ Dưới độ tuổi tham gia lao động 1.272 1.283 1.247 1.342
Nguồn tin: Niên giám thống kê huyện Cư Jút 2008
Từ bảng 2.2 ta thấy Huyện có lực lượng lao động khá dồi dào, chiếm trên 50%
trong tổng dân số Số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao, trong đó số người
mất khả năng lao động chiếm tỷ lệ thấp( khoảng trên 1,5%) Lực lượng lao động ngoài
độ tuổi làm việc còn khá nhiều, chiếm 5% trong tổng nguồn lao động
b) Tình hình sử dụng đất đai
Đất đai là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất nông
nghiệp và là một yếu tố không thể thiếu trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội Theo
số liệu thống kê năm 2008 của huyện về tình hình sử dụng đất như sau:
Nguồn tin: Niên giám thống kê huyện Cư Jút 2008
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy, đất đai của huyện chủ yếu được sử dụng vào trong
lĩnh vực nông nghiệp Đất nông nghiệp chiếm 34,08% và đất lâm nghiệp chiếm
55,68% Trong khi đó, đất dùng vào các lĩnh vực khác còn rất ít Như đất chuyên dùng
Trang 23chỉ chiếm 2,93%, đất khu dân cư cũng chỉ chiếm 1,02% Diện tích đất chưa sử dụng
của huyện chiếm 6,29%
c) Cơ cấu kinh tế
Tuy còn gặp rất nhiều khó khăn, song giai đoạn 2005 – 2008 qui mô nền kinh tế
và chất lượng tăng trưởng kinh tế huyện Cư Jut được nâng lên rõ rệt: Thu nhập bình
quân đầu người năm 2008 đạt 8.63 triệu đồng/năm (tương đương 493USD); Tốc độ
tăng trưởng kinh tế năm 2007 là 12,6%; trong đó giá trị sản xuất công nghiệp và xây
dựng cơ bản tăng 13,2%, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng 7,1%, giá trị thương
mại dịch vụ tăng 19,5% ( Niên giám thống kê Cư Jút 2008)
Bảng 2.4 Cơ cấu kinh tế của huyện Cư Jút
Tốc độ tăng trưởng GDP 2007
Nguồn tin: Niên giám thống kê huyện Cư Jút 2008 Qua bảng 2.4 ta thấy tỷ trọng về nông nghiệp vẫn lớn nhất, chiếm hơn 50%
ngành kinh tế của huyện Tuy nhiên, nếu so sánh về tốc độ tăng trưởng thì năm 2007,
nông nghiệp của huyện có tốc độ tăng trưởng thấp hơn hẳn công nghiệp xây dựng và
dịch vụ
Ngành nông nghiệp huyện Cư Jút trong những năm qua đã có những bước phát
triển tương đối đều, ba năm liền đạt bình quân từ 5.34% đến 7.1%/năm, cao hơn hẳn
so với các năm trước đó (Báo cáo tổng kết phòng kinh tế huyện Cư Jút)
Các ngành kinh tế đều có mức tăng trưởng đáng kể và cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng tăng dần tỉ trong ở khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ thương
mại nhưng hiện nay tỉ trọng khu vực nông lâm thủy sản vẫn chiếm ưu thế Điều này
hạn chế quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn
Trang 2413
Bảng 2.5 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trên địa bàn
ĐVT:Triệu đồng
Chia ra Năm Tổng số
Nguồn tin: Niên giám thống kê huyện Cư Jút 2008
Theo bảng 2.5, hàng năm ngành trồng trọt đóng góp vào tổng giá trị sản xuất
ngành nông nghiệp rất cao, chiếm trên 80%, tiếp đến là ngành chăn nuôi và dịch vụ chỉ
chiếm tỷ lệ nhỏ trên 1% Như vậy, ta dễ dàng nhận thấy, trồng trọt là ngành chính
trong sản xuất nông nghiệp ở Huyện
Bảng 2.6 Sản phẩm công nghiệp chủ yếu trên địa bàn
Trang 25Nhìn vào bảng 2.6, ta có thể thấy sản phẩm công nghiệp trên địa bàn Huyện chủ
yếu là những sản phẩm đơn giản, không đòi hỏi trình độ cao, đều dựa vào nguồn lực
sẵn có của địa phương
Nhìn chung các sản phẩm đều tăng đều qua các năm, tuy nhiên cũng có một số
sản phẩm bị biến động bởi thị trường, bởi điều kiện khi hậu và con người Như sản
phẩm đường, lượng sản xuất tăng giảm thất thường do giá cả bất ổn nên người dân cứ
trồng rồi chặt, mang tính thời vụ không ổn định Đối với sản phẩm gỗ, sản lượng ngày
một bị giảm sút, do nạn chặt phá rừng bừa bãi thiếu kiểm soát dẫn đến sản lượng gỗ ít
dần đi, và kết quả là sản lượng được khai thác bị giảm Trong những năm trở lại đây,
với chủ trương giao đất giao rừng, phủ kín đồi trọc của chính phủ đã phần nào làm
tăng sản lượng gỗ một cách đáng kể Về thức ăn gia súc thì cho đến năm 2005, mới
được đưa vào sản xuất do có sự đầu tư của nước ngoài, tuy nhiên số lượng vẫn còn rất
hạn chế
Trang 26CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
3.1.1 Một số vấn đề về nông thôn
a) Khái niệm kinh tế hộ nông dân
Nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp có quyền kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu lao động của gia đình để sản xuất thường là nằm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường có xu hướng không hoàn hảo cao
b) Vai trò của nông hộ
Nông hộ (hộ gia đình nông dân) là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức tổ chức cơ
sở của nông nghiệp và nông thôn đã tồn tại từ lâu ở các nước nông nghiệp Nông hộ bao gồm chủ yếu cha mẹ con cái Các thành viên nông hộ gắn bó chặt chẽ trước tiên trên quan hệ hôn nhân và quyết thống
Về kinh tế các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau trên các mặt quan hệ
sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm và quản lý các thành viên trong nông hộ cùng chung mục đích và lợi ích thoát khỏi đói nghèo phát triển kinh tế càng giàu có
Do thống nhất về lợi ích nên các thành viên trong nông hộ dễ thống nhất về hành động, đều sẵn sàng làm việc để có thu nhập cao cho gia đình cũng là lợi ích của mỗi người Các thành viên trong nông hộ từ trẻ đến già đều có thể lao động và tham gia mà không kể tuổi tác Người yếu làm việc nhẹ, người khỏe làm việc nặng Do đó việc phân công và hợp tác lao động trong nông hộ có nhiều ưu điểm mà các cơ sở khác không có được là: Tính tự nguyện, tự giác cao, tận dụng tối đa khả năng trong lao động sản xuất
Trang 27Nông thôn – nông hộ đóng vai trò quan trọng trong nhu cầu giải quyết lương
thực, thực phẩm cho quốc gia, cho dự trữ và xuất khẩu Mặt khác nông thôn còn là thị
trường tiêu thụ lương thực, thực phẩm lớn trong nền kinh tế Hơn thế nữa nông thôn
còn là nơi cung cấp nguồn lao động, nguyên liệu dồi dào để phát triển tất cả các ngành
nghề trong nền kinh tế Trong đó có cả nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch
vụ
3.1.2 Khái quát về cà phê
Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiên Thảo, họ này bao gồm khoảng
500 chi khác nhau với trên 6000 loại cây nhiệt đới
Cây cà phê bắt đầu được trồng ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, tại Hà Nam,
Quảng Bình và Kon Tum Đầu thế kỷ 20, diện tích trồng cà phê được mở rộng, chủ
yếu ở các đồn điền người Pháp Nhờ có điều kiện tự nhiên phù hợp, các tỉnh Tây
Nguyên như Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng dần trở thành những khu vực có diện
tích trồng cà phê lờn nhất nước Hiện nay Việt Nam đã trở thành nước thứ hai về xuất
khẩu cà phê trên thế giới, sau Brasil, và là nước đứng đầu về xuất khẩu cà phê vối Có
nhiều loại cà phê như: Arabica (cà phê chè), Robusta (cà phê vối), Cheri (cà phê mít)
Đặc điểm hình thái
- Thân: Cây cà phê chè có thể cao tới 6m, cà phê vối tới 10m Tuy nhiên người
ta thường phải cắt tỉa để giữ được độ cao từ 2-4 m, thuận lợi cho việc thu hoạch Cây
cà phê có cành thon dài, lá cuống ngắn, xanh đậm, hình oval Mặt trên lá có màu xanh
thẫm, mặt dưới xanh nhạt hơn Chiều dài của lá khoảng 8-15cm, rộng 4-6 cm Rễ cây
cà phê là loại rễ cọc, cắm sâu vào lòng đất từ 1 đến 2,5 m với rất nhiều rễ phụ tỏa ra
xung quanh làm nhiệm vụ hút chất dinh dưỡng nuôi cây
- Hoa: Hoa cà phê màu trắng, có năm cánh, thường mọc thành chùm đôi hoặc
chùm ba Màu hoa và hương hoa có mùi giống hoa nhài Hoa chỉ nở trong vòng 3 đến
4 ngày và thời gian thụ phấn chỉ vài ba tiếng Một cây cà phê trưởng thành có từ
30.000 đến 40.000 bông hoa
Trang 2817
Hình 3.1 Hoa cà phê
Nguồn tin: Phòng NN&PTNT huyện Cư Jut 2008
- Quả: Cà phê là loài cây tự thụ phấn, do đó gió và côn trùng có ảnh hưởng lớn
tới quá trình sinh sản của cây Sau khi thụ phấn từ 7 đến 9 tháng cây sẽ cho quả hình
bầu dục, bề ngoài giống như quả anh đào Trong thời gian chín, màu sắc của quả thay
đổi từ xanh sang vàng rồi cuối cùng là đỏ Quả có màu đen khi đã chín nẫu Do thời
gian đâm hoa kết trái lâu như vậy mà một vụ cà phê kéo dài gần một năm trời và có
thể xảy ra trường hợp trên một cây vừa có hoa, vừa có quả.Thông thường một quả cà
phê chứa hai hạt Chúng được bao bọc bởi lớp thịt quả bên ngoài Hai hạt cà phê nằm
ép sát vào nhau Mặt tiếp xúc giữa chúng là mặt phẳng, mặt hướng ra bên ngoài có
hình vòng cung Mỗi hạt còn được bảo vệ bởi hai lớp màng mỏng: một lớp màu trắng,
bám chặt lấy vỏ hạt; một lớp màu vàng rời rạc hơn bọc ở bên ngoài Hạt có thể có hình
tròn hoặc dài, lúc còn tươi có màu xám vàng, xám xanh hoặc xanh Thỉnh thoảng cũng
gặp nhưng quả chỉ có một hạt (do chỉ có một nhân hoặc do hai hạt bị dính lại thành
một)
Hình 3.2 Quả cà phê
Nguồn tin: Phòng NN&PTNT huyện Cư Jut 2008
Trang 29 Kỹ thuật trồng cà phê
Cà phê là cây lâu năm, có nhu cầu dinh dưỡng cao nên đòi hỏi đất tốt để cho
năng suất cao và ổn định Cà phê có thể trồng được trên nhiều loại đất có nguồn gốc
phát sinh khác nhau như đất tro núi lửa, đất phát triển trên đá bzan, đá granit, sa phiến
thạch, phù sa cổ v.v miễn là tầng đất mặt phải sâu, tơi xốp, thoát nước tốt và mực
nước ngầm phải sâu dưới 1m
Ở nước ta, đất bazan được coi là đất lý tưởng nhất để trồng cà phê vì có tính
chất vật lý thích hợp với yêu cầu của cây Các vùng trồng cà phê chính ở nước ta hầu
hết trên đất bazan như Tây nguyên, Phủ Quỳ, Khe Sanh, Đồng Nai v.v Ngoài ra cà
phê cũng có thể phát triển tốt trên các loại đất khác như đất đỏ vàng trên phiến thạch
và đá vôi (Sơn La), đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến, đá gneiss (Komtum), đất đỏ
vàng, đất cát xám phát triển trên đá granit (một số vùng ở Lâm Đồng, Daklak) v.v
a) Làm đất
Khai hoang và làm đất phần lớn được làm thủ công bằng cách đốt cây cối đang
mọc trên đất đó Tuỳ vào khả năng tài chính và số lượng nhân công lao động nhà, các
nông dân cá thể có thể dùng máy cày để xử lí đất trước khi trồng
Đất sau khi được khai hoang xong tiến hành đào hố theo đúng mật độ Hàng cà
phê được bố trí theo đường đồng mức, đào hố có kích thước 60 x 60 x 60cm
b) Thời vụ trồng
Tùy vào điều kiện khí hậu cụ thể từng vùng, tốt nhất là vào đầu mùa mưa, khi
mưa đã đều và cây giống đã đạt tiêu chuẩn trồng Trồng được sớm, cây con sinh
trưởng phát triển thuận lợi có sức chống đỡ tốt với mùa khô đầu tiên sau trồng
c) Trồng cà phê
Nông dân dùng rất nhiều phương pháp canh tác khác nhau Về cơ bản có hai
phương pháp chính Phương pháp đơn giản nhất là trồng cây giống trực tiếp xuống đất
vườn, làm hố có cỡ vừa với bầu nhựa Còn một số nông dân khác trồng cây giống
Trang 3019
Cây con đem trồng phải đạt tiêu chuẩn, có từ 4-6 cặp lá, cao 20 –25cm, đường
kính gốc thân 0,2 – 0,3cm, khỏe mạnh không sâu bệnh và đã được huấn luyện ánh
sáng trước khi trồng Nếu là cây ghép thì phải có ít nhất 2 cặp lá kể từ trên vết ghép
d) Mật độ trồng
Các nhà cung cấp giống khác nhau cũng cho những lời khuyên khác nhau Hiện
nay Trung tâm khuyến nông khuyên cáo mật độ 4x4m, theo kinh nghiệm của người
trồng cà phê là 3x3 Mật độ khuyến cáo tuỳ vào chất đất và độ dốc, độ dốc càng cao thì
mật độ trồng ban đầu càng cao, đất càng xấu thì mật độ cây trồng càng thưa Mật độ
phổ biến nhất là 3x4m, nhưng cần chuyển giao kỹ thuật tốt hơn cho nông dân
e) Trồng dặm
Sau trồng mới 15-20 ngày, nông dân cần kiểm tra kịp thời các cây chết, cây còi
cọc để tiến hành trồng dặm
f) Trồng xen, trồng cây phủ đất
Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản Phần lớn nông dân có vườn cà phê đều trồng
xen canh các loại cây màu như đậu, ngô, sắn… để sử dụng và đôi khi để bán nếu đất
tốt, cho năng suất cao, phần không sử dụng đến của cây xen canh được để lại ngay trên
vườn Ngoài việc giảm rủi ro trong thu nhập và có thêm nguồn lương thực, xen canh
bằng các loại cây họ đậu có lợi ích là tăng chất dinh dưỡng trong đất, việc để lại phần
cây không sử dụng sau khi thu hoạch cũng làm giảm nguy cơ xói mòn trên đất dốc và
cải thiện kết cấu đất
g) Trồng cây che bóng
Có tác dụng điều tiết ánh sáng cho phù hợp với yêu cầu sinh lí của cây cà phê ,
điều hòa nhiệt độ, độ ẩm trong không khí, hạn chế sự sinh trưởng của cỏ dại và đặc
biệt là khắc phục được hiện tượng sản lượng năm cao năm thấp cho năng suất bền và
ổn định
h) Tưới tiêu
Tưới tiêu rất phổ biến cho cây cà phê, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất
lượng quả Hầu hết các vườn cà phê được trồng gần nguồn nước đảm bảo việc tưới
tiêu đạt hiệu quả Trong mùa khô hạn khi thấy cà phê có hiện tượng thiếu nước thì cần
phải tiến hành cung cấp nước kịp thời, hai hình thức chủ yếu để cung cấp nước cho cây
cà phê là tưới trực tiếp vào gốc và tưới phun mưa
Trang 31- Nguyên tắc tưới nước:
+ Tưới đúng lúc: Tưới muộn quá cây bị suy kiệ rụng lá, khô cành nhưng nếu tưới sớm
quá khi cây chưa phân hoá mầm hoa đầy đủ sẽ làm hoa nở lai rai, không tập trung gây
trở ngại cho thu hoạch Bên cạnh đó còn lãng phí chi phí đầu tư cho tưới nước
+ Tưới đủ nước: để hoa nở tốt, nếu tưới thiếu sẽ dẫn đến tình trạng hoa chanh
- Kỹ thuật tưới nước:
+ Tưới gốc: có lợi điểm là trang thiết bị rẻ tiền, tổn thất nước ít, ít tốn nhiên liệu, chi
phí thưới thấp Áp dụng kỹ thuật tưới gốc cần vét sửa tạo bồn chung quanh gốc hàng
năm để thuận tiện tưới Kỹ thuật này có nhược điểm là tốn công lao động và vận hành
nặng nhọc Đây là kỹ thuật đang được áp dụng phổ biến nhất trong sản xuất cà phê ở
Việt Nam
+ Tưới phun mưa: có ưu điểm là tạo đước điều kiện tiểu khí hậu mát mẻ trong vườn
cây phù hợp với yêu cầu sinh lý của cây cà phê, thao tác vận hành dễ dàng, ít tốn công
lao động Trở ngại của kỹ thuật này là trang thiết bị đắt tiền, tổn thất nước khá lớn nhất
là đối với các lô cà phê kiến thiết cơ bản và khi có gió lớn, tiêu tốn nhiên liệu lớn do
đòi hỏi vòi phun phaỉu có áp suất đủ mạnh để phun Các nông trường có diện tích cà
phê lớn thường áp dụng kỹ thuật này Ở một số nông hộ do thiếu công lao động, người
ta cũng đã dùng kỹ thuật tưới phun mưa được cải tiến cho phù hợp với quy mô nông
hộ Một động cơ có công suất từ 15 mã lực có thể làm quay 2 cây mưa, phun trong 5
giờ thì bảo đảm độ ẩm đất cho diện tích Tuy vậy tưới phun mưa theo kiểu nông hộ
cần chú ý tưới dặm ở các vùng cây mưa phun sót
- Định lượng nước tưới và chu kỳ tưới
Tùy điều kiện khí hậu từng vùng để xác định chế độ tưới thích hợp Nhiều vùng
trồng cà phê chè ở nước ta có điều kiện khí hậu ôn hoà, mùa khô không kéo dài khắc
nghiệt chỉ cần tưới ít thậm chí vài năm không cần tưới Nhiều vùng khác, đặc biệt ở
Tây nguyên thường tưới từ 3-4 lần trong mùa khô
Trang 3221
- Năm 1 (trồng mới) : 120lít/gốc, chu kỳ 22 ngày 1 lần
- Năm 2 KTCB: 240 lít/gốc, 22-24 ngày /lần
- Năm 3 (thu bói 2,5 tấn nhân/ha): 320 lít/gốc, 22-24 ngày/lần
- Thời kỳ kinh doanh 450-500 lít/gốc, 25-30 ngày/lần, riêng đợt đầu tưới nhiều
hơn: 600 lít/gốc
i) Tạo hình, sửa cành:
Hình 3.3.Cắt cành cà phê sau mùa thu hoạch
Nguồn tin: Phòng NN&PTNT huyện Cư Jut 2008
Tạo hình và sửa cành cho cà phê một trong những biện pháp kĩ thuật hết sức
quan trọng sẽ tạo ra một bộ tán cà phê cân đối và mang nhiều cành quả
Chiều cao hãm ngọn: khi cây cà phê được 3 tuổi cà phê vối: hãm ngọn ở độ cao 1,6 -
1,8 m
Nuôi thêm thân: nuôi thêm 1-2 thân từ các chồi vượt khỏe ở thân chính, dưới
gốc, thường xuyên đành chồi vượt trên thân, trên đỉnh nơi đã hãm ngọn
k) Quản lý phân bón:
Cà phê là cây có yêu cầu dinh dưỡng cao, đòi hỏi được bón phân nhiều để cho
năng suất cao, ổn định Cây cần các chất đa lượng và trung vi lượng Tùy thuộc vào
giai đoạn sinh trưởng của cây trồng và kinh nghiệm trong việc bón phân của nông dân
nên việc sử dụng phân bón rất khác nhau Đối với cà phê kiến thiết cơ bản khi bộ rễ
còn yếu, cây cần một lượng phân lân dồi dào để kích thích sự phát triển của bộ rễ Khi
cây cho thu hoạch thì cần đạm và kali nhiều hơn
- Phân hữu cơ: Phân hữu cơ là loại phân tốt nhất cho cây trồng Nó có các đặc
tính mà phân hoá học không có được Ngoài tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho
Trang 33cây, phân hữu cơ còn cải tạo được lý, hoá, sinh tính đất tức là cải thiện được môi
trường đất Phân hữu cơ bao gồm phân chuồng, phân than bùn, phân rác, vỏ quả cà phê
nói chung là các vật liệu có nguồn gốc hữu cơ thông qua ủ và chế biến để tăng
cường chất lượng Cà phê trồng mới bón lót phân hữu cơ theo liều lượng ở phần trồng
mới Các năm kiến thiết cơ bản và kinh doanh thì cứ 2-3 năm bón lại 1 lần với liều
lượng 20-30 m3/ha
- Phân hoá học: Lượng phân hóa học thay đổi tuỳ theo tuổi cây, loại đất trồng,
năng suất vườn cây.Trên đất có độ phì trung bình áp dụng mức phân bón sau
- Năm thứ nhất :sau khi trồng bón thúc 130 kg Urê + 50 kg KCl/ha chia làm 2 lần bón
- Năm thứ 2
Loại phân Lượng phân bón sử dụng/ha/năm (Kg)
Tưới lần 2 Đầu mùa
mưa
Giữa mùa mưa
Gần cuối mùa mưa
Loại phân Lượng phân bón sử dụng/ha/năm (Kg)
Tưới lần 2 Đầu mùa
mưa
Giữa mùa mưa
Gần cuối mùa mưa
- Thời kỳ kinh doanh
Áp dụng cho vườn cà phê có năng suất 3 tấn nhân/ha
Loại phân Lượng phân bón sử dụng/ha/năm (Kg)
Tưới lần 2 Đầu mùa
mưa
Giữa mùa mưa
Gần cuối mùa mưa
Tổng cộng
cả năm
Trang 3423
l) Phòng trừ sâu bệnh:
Một số loại sâu bệnh chủ yếu cần chú ý để phòng trừ:
Bệnh rỉ sắt hại cà phê (Hemilea vastatris): xuất hiện quanh năm làm rụng một
phần hay toàn bộ lá
Phòng trừ: Boordo: 1%, Anvil 5SC: 20 cc/ bình 8 lít, Tilt 250 ND: 5-7 cc/ 8
lít, Sumi 8: 8-10 g/ 10 lít nước, Bayleton 25 WP: 10-20 g/ bình 8 lít Phun vào giai
đoạn bệnh chớm phát, phun lại khi điều kiện khí hậu thích hợp cho bệnh phát triển
Phun cả hai mặt lá Cắt bỏ cành lá xum xuê, vệ sinh đồng ruộng
Bệnh nấm hồng: Tác hại trên cành và phần ngọn cây, phát sinh mạnh vào đầu
và trong mùa mưa Màu sắc của vết bệnh có màu hồng, vết cũ có màu trắng xám vỏ
cành bị nứt nẻ
Phòng trừ : Cắt đốt cành bệnh kịp thời.Dùng boordo 5% để quét lên vết bệnh
Kasuran BTN: 24-30 g/8 lít Validacin 5%: 30 cc/8 lít
Bệnh khô cành, khô quả: Do thiếu dinh dưỡng hoặc do nấm collectotrichum
coffeanum gây nên Bệnh thường xuất hiẹn đầu mùa mưa nhưng thể hiện rỏ rệt khi quả
non đã được 6-7 tháng tuổi
Phòng trừ: Tăng cường bón đạm và Kali nhất là các diện tích bội thu Phun các
loại thuốc gốc đồng: boordo: 1%, Kasuran BTN: 25-30 g/8 lít phun 2-3 lần/vụ, ba tuần
phun một lần ở giai đoạn bệnh chớm phát
Bệnh lở cổ rễ trong vườn ươm: Xuất hiện trong mùa mưa, giai đoạn vườn
ươm và giai đoạn kiến thiết cơ bản
Phòng trừ: sử dụng phân đã hoai mục làm đất vào bầu, không để trong bầu quá
ướt hoặc quá khô gây vết bệnh ở phần cổ rễ Cây bệnh nặng nhổ đốt, cây bệnh nhẹ
phun:Anvil 5SC: 20 cc/ bình 8 lít Monceren 25 WP: 20-30 g/ bình 8 lít Phun vào gốc
Các loại rệp hại cà phê cần lưu ý:Rệp vảy xanh, rệp vảy nâu, rệp sáp, rệp
muội đen
Phòng trừ: Dùng các loại thuốc trừ sâu: Supracide 40 EC: 10-20 cc/ bình 8 lít
Danitol 10 EC: 10-20 cc/ bình 8 lít Elsan 60 EC: 15-20 cc/ bình 8 lít Bi 58: 20-30 cc/
bình 8 lít Xịt kỹ mặt dưới lá nơi rệp thường ẩn nấp
Sâu đục thân mình trắng: Tác hại chủ yếu trên cà phê chè, ở cây từ ba tuổi trở
đi, tỉ lệ cây bị hại ở vườn cây không che bóng cao hơn
Trang 35Phòng trừ: Basudin 50 EC: 20-30 cc/ 8 lit zodrin 50 EC: 20-30 cc/ 8 lít Dadan
95 SP
Mọt đục quả: Gây hại vào thời kỳ già đến chín (từ tháng 9 - tháng 2)
Phòng trừ: cuối vụ thu hái khẩn trương, hái quả khô còn trên cây, vệ sinh đồng
ruộng tốt
Dùng: Danitol: 20-30 cc/ 8 lít Sevin 85 SP 20-30 g/ 8 lít Thiodan 35 EC: 20 cc/ 8
lít Basudin 50 EC: 16-20 cc/ 8 lít Azodrin 50 EC: 16-20 cc/ 8 lít
Phun lúc cà phê mới chín hai lần cách nhau hai tuần
Mọt đục cành: Xuất hiện thời kỳ kiến thiết cơ bản, tháng 3-4-5
Phòng trừ: Cắt đốt cành bị mọt, cắt xuống phía dưới lỗ đục 10cm
Dùng: Thiodan 35 EC: 20 cc/ 8 lít Azodrin 50 EC: 16-20 cc/ 8 lít Basudin 50 EC:
16-20 cc/ 8 lít Danitol: 30 cc/ 8 lít
m) Thu hoạch:
Thời gian thu hoạch khác nhau ở từng vùng và qua mỗi năm, nhưng nhìn chung
là vào khoảng từ tháng 8 đến tháng 12, mùa thu hoạch cao điểm là tháng 11 Thu
hoạch bằng phương pháp thủ công, tiến hành thu hoạch nhiều lần hái những quả đã
chín không hái quả xanh, quả non, muốn có cà phê nhân để xuất khẩu tốt tỉ lệ quả chí
khi thu hái phải đạt trên 95% Tốt nhất là cà phê hái ngày nào sơ chê ngay trong ngày
đó, quả còn lại không ủ thành đống lâu quá 24 giờ, nơi chứa cà phê phải sạch sẽ không
bị úng nước Ngoài biện pháp chủ yếu phơi khô cà phê là sử dụng ánh nắng mặt trời
còn có thể làm khô cà phê qua các lò sấy bằng nhiên liệu củi đốt hay dầu Phơi hạt là
một quy trình quan trọng để đảm bảo chất lượng, tránh để hạt bị nhiễm nước lại trong
và sau khi đã phơi Khi có mưa, phải phủ bạt lên hạt đang phơi Sau khi đã khô đưa
vào kho bảo quản khi độ ẩm trong hạt không quá 15% Hạt đã phơi khô có thể được
giữ trong kho trong vòng 2 năm trước khi chế biến
3.1.3 Một số chỉ tiêu xác định kết quả - hiệu quả sản xuất
Hiệu quả là kết quả đạt được đúng như mong muốn Hoạt động của con người
Trang 3625
hơn kỳ vọng Cũng có nghĩa là hoạt động ấy không hiệu quả, đạt hiệu quả thấp hay đạt
hiệu quả cao
Hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh
doanh Hiệu quả kinh tế thể hiện mối tương quan giữa thu và chi theo chiều hướng
tăng, giảm:
- Thu tăng, chi không đổi
- Thu không đổi, chi giảm
- Thu tăng, chi giảm
- Thu tăng, chi tăng nhưng tốc độ tăng của thu lớn hơn chi
- Thu giảm, chi giảm nhưng tốc độ giảm của chi lớn thu
Kết quả-hiệu quả kinh tế có ý nghĩa to lớn trong lý luận cũng như trong thực
tiễn tổ chức sản xuất của các đơn vị sản xuất kinh doanh cũng như toàn bộ nền kinh tế
quốc dân
Tùy vào quy mô, mục đích sản xuất mà các đơn vị sản xuất kinh doanh dùng
chỉ tiêu kết quả hay hiệu quả làm mục tiêu hoạt động của mình
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp thể hiện bằng cách so sánh khối
lượng sản phẩm hàng hoá nông nghiệp đạt được so với khối lượng chi phí vật chất, lao
động bỏ ra Khi xác định hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp phải tính đến việc sử
dụng đất đai, các nguồn lực tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp
Hiệu quả kinh tế = Kết quả sản xuất / Chi phí sản xuất
Có rất nhiều chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất như sản lượng, năng suất, doanh
thu, thu nhập, lợi nhuận…
- Doanh thu = Sản lượng bán* Giá bán
- Lợi nhuận = Doanh thu - Tổng chi phí sản xuất
- Thu nhập = Doanh thu - (Chi phí vật chất mua + Chi phi lao động thuê)
Tổng chi phí sản xuất = Chi phí vật chất + Chi phí lao động
- Chi phí vật chất: Khi sản xuất nông nghiệp không phải tất cả các chi phí đều
mua ngoài mà nông dân có thể tận dụng các phụ phẩm, phế phẩm từ quá khứ từ quá
trình sản xuất trước đó Chi phí bao gồm toàn bộ chi phí vật chất mua ngoài và chi phí
vật chất do hộ nông dân đóng góp như hạt giống, rơm rạ, phân chuồng… được quy đổi
ra chi phí theo giá thị trường
Trang 37- Chi phí lao động: là chi phí phải trả cho việc thuê mướn lao động cũng như
công lao động nhà của quá trình làm đất, chăm sóc, thu hoạch
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:
- Tỉ suất lợi nhuận theo chi phí: Đây là một chỉ tiêu phản ánh khá đầy đủ hiệu
quả kinh tế, nó cho biết một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Tỉ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Chi phí sản xuất
- Tỉ suất thu nhập theo chi phí: Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí tạo ra
bao nhiêu đồng thu nhập
Tỉ suất thu nhập = Thu nhập/Chi phí sản xuất
3.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả dự án
- Hiện giá thuần NPV: NPV là chỉ tiêu kết quả, phản ánh chênh lệch giữa hiện giá
thu nhập giai đoạn kinh doanh so với hiện giá tổng chi phí đầu tư của dự án
n t t t
n t
= ∑ ( 1 ) ∑ ( 1 )
0 0
Trong đó:
Bt: lợi ích (doanh thu) năm t Ct: chi phí năm t
r: suất chiết khấu n: số năm của dự án + Nếu NPV > 0 thì dự án có lời, có thể đầu tư
+ Nếu NPV = 0 thì dự án hòa vốn, có thể đầu tư hoặc không
+ Nếu NPV < 0 thì dự án lỗ, không nên đầu tư
NPV càng lớn thì dự án càng có lợi
Phương pháp xác định NPV:
Xác định lợi ích và chi phí hàng năm của dự án
Tìm suất chiết khấu r
Tìm hệ số chiết khấu thích hợp cho hàng năm
Trang 3827
- Suất nội hoàn IRR: IRR là 1 chỉ tiêu hiệu quả, chỉ tiêu đo lường khả năng sinh
lợi của vốn đầu tư vào dự án
IRR là suất chiết khấu mà tại đó hiện giá lợi ích bằng hiện giá chi phí Đó chính
là suất chiết khấu làm cho NPV bằng không
NPV
−
Trong đó:
IRR: Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ
r1: Tỷ suất chiết khấu để tính NPV1
r2: Tỷ suất chiết khấu để tính NPV2NPV1: Hiện giá thu nhập thuần của dự án được chiết khấu với r1.
NPV2: Hiện giá thu nhập thuần của dự án được chiết khấu với r2.
Về khả năng sinh lợi: Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ IRR biểu thị tỷ lệ sinh lợi (chi
phí cơ hội) lớn nhất mà bản thân dự án đạt được (tỷ lệ sinh lợi nội sinh) của dự án phụ
thuộc vào dòng phát sinh lợi ích và chi phí phát sinh trong toàn bộ thời gian thực hiện
dự án Về khả năng thanh toán: tỷ suất thu hồi vốn IRR biểu thị mức lãi vay cao nhất
mà dự án có khả năng thanh toán
+ Nếu IRR > r thì dự án có lời
+ Nếu IRR = r thì dự án vừa đủ hoàn vốn
+ Nếu IRR < r thì dự án lỗ
- Tỷ số lợi ích chi phí BCR: BCR là một chỉ tiêu hiệu quả, phản ánh giá trị thu
nhập hiện giá được tạo bởi 1 đồng chi phí hiện giá
t n
t t t
n t
B C
= ∑ ( 1 ) / ∑ ( 1 )
/
0 0
+ Nếu B/C >1 thì dự án có lời
+ Nếu B/C = 1 thì dự án có thu vừa đủ chi
+ Nếu B/C <1 thì dự án lỗ
- Thời gian hoàn vốn (PP):Thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết (năm, tháng)
để giá trị dòng tiền thu nhập hàng năm đã chiết khấu, vừa đủ bù đắp cho giá trị của
dòng tiền chi ra đầu tư đã chiết khấu
Trang 393.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp mô tả
Đề tài sử dụng phương pháp quan sát các đối tượng điều tra tại địa bàn nghiên
cứu để thu nhập các thông số, dữ liệu nhằm mô tả thực trạng của các đối tượng cần
nghiên cứu
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn người nông dân Tiến hành
khảo sát 30 hộ trồng cà phê độc canh và 30 hộ trồng xen cây ăn trái vào vườn cà phê
Các số liệu thứ cấp về tình hình địa phương nghiên cứu được thu thập thông
qua tài liệu của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng thống kê, phòng
khuyến nông của huyện Cư Jút tỉnh Đăk Nông
3.2.3 Phân tích lợi nhuận, chi phí
Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả
Tổng Chi Phí: phản ánh toàn bộ chi phí bỏ ra đầu tư vào quá trình sản xuất Chỉ
tiêu này phản ánh nhiều hay ít phụ thuộc vào qui mô trồng, kĩ thuật và có sự tham gia
của một số yếu tố khác
Tổng Chi Phí Sản Xuất= chi phí máy móc+ chi phí vật chất + chi phí dịch vụ + chi phí lao động
Doanh Thu: chỉ tiêu này phản ánh kết quả trong quá trình sản xuất Chỉ tiêu
này cao hay thấp phụ thuộc vào năng suất, giá bán
Doanh Thu = sản lượng * giá bán
Lợi Nhuận: là khoảng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra
Lợi nhuận = doanh thu – chi phí sản xuất
Thu Nhập: là một chỉ tiêu phản ánh khoản thu từng năm để đánh giá mức sống
của nông dân và thu nhập của hộ nông hộ
Thu nhập = lợi nhuận + chi phí công lao động nhà
Tỷ Suất Lợi Nhuận Theo Chi Phí Sản Xuất
Trang 4029
Tỷ Suất Thu Nhập Theo Chi Phí phí sản xuất
Tỷ suất thu nhập theo tổng chi phí = Thu nhập/Chi phí Sản xuất
Ý nghĩa: Cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì tạo ra được bao nhiêu đồng
Tỉ suất doanh thu theo chi phí sản xuất
Tỉ suất doanh thu theo chi phí sản xuất = Doanh thu/Tổng chi phí
Ý nghĩa: Cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu
3.2.4 Phương pháp phân tích
Sau khi thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp từ các hộ nông dân tiến hành xử lý số
liệu bằng phần mềm Excel, phân tích và so sánh cụ thể những thuận lợi và khó khăn
của các mô hình sau:
Mô hình 1 (MH1): Mô hình trồng cà phê độc canh
Mô hình 2 (MH2): Mô hình trồng xen cây ăn trái vào vườn cà phê