1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ HUYỆN SƠN TỊNH TỈNH QUẢNG NGÃI

95 118 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 734 KB

Nội dung

Từ những kết quả phân tích đó xây dựng những giải pháp phát huy những nhân tố tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các nông hộ, thúc đẩy phát

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ HUYỆN SƠN TỊNH

TỈNH QUẢNG NGÃI

NGUYỄN BẢO YẾN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2008

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ HUYỆN SƠN TỊNH

TỈNH QUẢNG NGÃI

NGUYỄN BẢO YẾN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2007

Trang 3

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học

Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phát Triển Kinh Tế Nông Hộ

Huyện Sơn Tịnh Tỉnh Quảng Ngãi” do Nguyễn Bảo Yến, sinh viên khóa 30 ngành

Kinh Tế Nông Lâm thực hiện, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _

Trần Đình Lý Người hướng dẫn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trải qua 4 năm phấn đấu học tập, hôm nay em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu của mình

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy giáo hướng dẫn Trần Đình

Lý đã tận tình giúp đỡ và chỉ dẫn cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Và cuối cùng xin được gởi lời cảm ơn đến UBND Huyện Sơn Tịnh cùng toàn thể Cô Chú các phòng ban đã nhiệt tình chỉ dẫn trong thời gian thực tập cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt luận văn

TP Hồ Chí Minh, Ngày 04/07/2007

Nguyễn Bảo Yến

Trang 5

NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN BẢO YẾN Tháng 07 năm 2007.“Phát Triển Kinh Tế Nông Hộ

Huyện Sơn Tịnh Tỉnh Quảng Ngãi”

Thời gian: từ 01/04/2008 đến 30/06/2008

Điều tra trên 3 nhóm nông hộ: hộ nghèo, hộ khá và hộ trung bình

Địa bàn nghiên cứu: 1 xã ven biển, 1 xã miền núi và 1 xã trung khu thuộc huyện Sơn Tịnh

Huyện Sơn Tịnh nằm giữa các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh Quảng Ngãi, có hệ thống giao thông thông suốt với tuyến đường sắt thống nhất Bắc Nam.Sơn Tịnh có 12

km bờ biển thuận lợi cho thông thương đường biển và đánh bắt hải sản Nhìn chung, vị trí địa lý của huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá và phát triển kinh tế - xã hội Huyện Sơn Tịnh có tỷ lệ hộ tham gia sản xuất nông nghệp chiếm 73.58 % trên tổng số hộ của huyện

Khóa luận tìm hiểu về kinh tế nông hộ với các yếu tố liên quan từ đó phân tích những nhân tố có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi Từ những kết quả phân tích đó xây dựng những giải pháp phát huy những nhân tố tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực đến kết quả và hiệu

quả sản xuất của các nông hộ, thúc đẩy phát triển kinh tế nông hộ huyện Sơn Tịnh

Trang 6

MỤC LỤC

Trang Danh mục các chữ viết tắt

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Cấu trúc của khoá luận 3

Chương2: TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về kinh tế hộ - những vấn đề lý luận và thực tiễn

2.1.3 Vai trò, tính tất yếu khách quan của kinh tế hộ nông dân trong nền kinh tế quốc dân 6

2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam 8 2.2.2 Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam 9 2.3 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu: huyện Sơn Tịnh_tỉnh Quảng Ngãi

2.3.1 Điều kiện tự nhiên 10 2.3.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội 15 2.4 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 22

Chương3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

3.1.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế 24

Trang 7

3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 25

3.2.2 Cơ sở tính toán trong chăn nuôi 25

3.3.3 Phương pháp thống kê ……… 27

3.3.4 Phương pháp phân tích hồi qui …… 27

Chương4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ huyện Sơn Tịnh 4.1.1 Năng lực sản xuất của các nông hộ 29 4.1.2 Tình hình nhân khẩu và lao động 29 4.1.3 Tình hình sử dụng đất đai của các nông hộ 32 4.1.4 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ 36 4.1.5 Vốn 37 4.2 Thực trạng sản xuất của các nông hộ 4.2.1 Quy mô cơ cấu sản xuất của các nông hộ 39 4.2.2 Hiệu quả sản xuất của các nông hộ 42 4.2.3 Tình hình đời sống của các nông hộ 46 4.3 Một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các nông hộ huyện Sơn Tịnh 4.3.1 Ảnh hưởng của quy mô lao động 48 4.3.2 Ảnh hưởng của quy mô đất đai 50 4.3.3 Ảnh hưởng của chi phí trung gian 51 4.3.4 Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của các nông hộ huyện Sơn Tịnh 52 4.4 Những khó khăn trong việc phát triển kinh tế nông hộ huyện Sơn Tịnh 55

4.6 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông hộ huyện Sơn

Tịnh_tỉnh Quảng Ngãi

4.6.1 Giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế nông hộ huyện Sơn

4.6.2 Giải pháp đối với từng nhóm hộ 61 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng2.1 Tình hình dân số và lao động của huyện năm 06-07 16

Bảng2.3 Quy mô_cơ cấu đất đai của huyện năm 06-07 18

Bảng4.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ 30

Bảng4.2 Đa dạng các hoạt động tạo thu nhập 31

Bảng4.3 Tỷ lệ lao động dành cho các hoạt động ở hộ gia đình 32

Bảng4.4 Tình hình sử dụng đất đai của hộ 35

Bảng4.5 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ 36

Bảng4.6 Tình hình vay vốn bình quân một hộ 38

Bảng4.7 Cơ cấu tổng giá trị sản xuất của các nhóm hộ 41

Bảng4.8 Hiệu quả sản xuất của các nông hộ 42

Bảng4.13 Cơ cấu giá trị gia tăng của các nhóm hộ 47

Bảng4.14 Ảnh hưởng của quy mô lao động đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các

nhóm hộ 49 Bảng4.15 Ảnh hưởng của quy mô đất đai đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các

nhóm hộ 50 Bảng4.16 Ảnh hưởng của chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản xuất của các

nhóm hộ 51 Bảng4.17 Kết quả mô hình hàm sản xuất đánh giá mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến

giá trị gia tăng 53

Trang 11

Hình2.4 Biểu Đồ so sánh cơ cấu sử dụng đất của huyện Sơn Tịnh năm 06-07 19

Trang 13

Đối với nước ta là nước nông nghiệp, có tới 80 % dân số sống bằng nghề nông ,

do vậy, nông nghiệp càng có vị trí đặc biệt hơn Trong công cuộc đổi mới kinh tế do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã mang lại cho đất nước những biến đổi hết sức sâu sắc trên nhiều lĩnh vực trong đó, đổi mới nông nghiệp được coi là bước khởi đầu của công cuộc đổi mới kinh tế ở nước ta: Từ một nước nông nghiệp quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp, qua quá trình đổi mới, đến nay chúng ta đã có một cơ chế kinh tế bước đầu hình thành tương đối phù hợp, nền nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện

Thành tựu lớn nhất mà sự nghiệp đổi mới đem lại cho người nông dân là trao cho họ quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, được lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất, mua bán sản phẩm; nhưng bên cạnh đó thì nông nghiệp cũng là lĩnh vực chịu nhiều tác động nhất đặc biệt là sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới xuất phát từ những hạn chế trong năng lực sản xuất, chế biến, tạo dựng thương hiệu và uy tín của từng mặt hàng nông sản

Sơn Tịnh là một huyện nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Ngãi với hơn 73% số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Sơn Tịnh nhiệm kỳ 2005 - 2010 tình hình kinh tế xã hội của huyện đã có bước chuyển biến tích cực Sản xuất phát triển theo hướng toàn diện, đã tự giải quyết được lương thực Việc sản xuất hàng hoá đã chú ý đến chất lượng và đã bước đầu hình thành nền kinh tế sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà

Trang 14

Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, bình quân diện tích đất còn rất thấp, khoảng 0.7 – 1.0

ha /hộ, vì vậy muốn sản xuất với quy mô lớn, chất lượng đồng đều là rất khó;

Giá thành sản xuất vẫn còn cao, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được quan tâm đầy đủ khi đưa sản phẩm ra thị trường

Xuất phát từ thực tế đó người thực hiện khóa luận đã chọn đề tài nghiên cứu: "Phát triển kinh tế nông hộ huyện Sơn Tịnh - tỉnh Quảng Ngãi"

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

* Mục tiêu chung: phát triển kinh tế nông hộ huyện Sơn Tịnh–tỉnh Quảng Ngãi

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

* Đối tượng nghiên cứu: Một số nông hộ huyện Sơn Tịnh (điều tra trực tiếp)

* Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi thời gian: số liệu thu thập từ 2006-2007 (tính đến thời điểm thực hiện

khóa luận)

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 3 – tháng 7/2008

Phạm vi không gian: Tiến hành điều tra nông hộ tại 3/21 xã thuộc huyện Sơn Tịnh bao gồm:

Trang 15

Xã miền núi: Tịnh Hiệp

Xã khu trung: Tịnh Ấn Đông

Xã ven biển: Tịnh Hòa

1.4 Cấu trúc khóa luận:

Chương I: Mở đầu

Chương II: Tổng quan

Chương III: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương V: Kết luận và kiến nghị

Trang 16

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về kinh tế nông hộ - những vấn đề lý luận và thực tiễn:

2.1.1 Một số khái niệm về kinh tế hộ:

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về "hộ", tùy thuộc vào góc độ và nhìn nhận của người nghiên cứu Trong một số từ điển ngôn ngữ học cũng như một số từ điển chuyên ngành kinh tế định nghĩa về "hộ" như sau: " Hộ là tất cả những người sống chung trong một mái nhà.Nhóm người đó có cùng huyết tộc và có mối quan hệ với nhau và làm chung ăn chung" Thống kê Liên Hiệp Quốc cũng có khái niệm về hộ: "

Hộ gồm những người sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung, làm chung và có cùng chung một ngân quỹ"

Nhóm các học giả lý thuyết phát triển cho rằng: "Hộ là một hệ thống các nguồn lực tạo thành một nhóm các chế độ kinh tế riêng nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ và phục vụ hệ thống kinh tế lớn hơn"

Nhóm các nhà nhân chủng học, bao gồm các đại biểu: Waller (Áo - 1982), Wood (Mỹ -1985) cho rằng: " Hộ là một đơn vị đảm bảo quá trình tái sản xuất lao động tiếp theo thông qua tổ chức sản xuất nguồn thu nhập nhằm chi tiêu cho cá nhân

và đầu tư vào sản xuất"

Giáo sư Frank Ellis - Trường Đại học tổng hợp Cambridge (1988) đưa ra khái niệm về nông hộ: " Nông dân là các nông hộ, sống bằng sản phẩm thu hoạch từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng lớn hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao" Theo ông,

Trang 17

Thứ hai là lao động: Đó là hoạt động có mục đích của con người thông qua công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi chúng thành của cải vật chất cần thiết cho nhu cầu của mình Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là đặc tính kinh tế nổi bật của người nông dân Người "lao động của gia đình" là cơ sở của các nông trại, là yếu tố phân biệt chúng với các xí nghiệp tư bản

Thứ ba là tiền vốn và sự tiêu dùng: Woly - 1966 nói rằng: "Người nông dân làm công việc của gia đình chứ không phải làm công việc kinh doanh thuần tuý", nó khác với đặc điểm chủ yếu của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm chủ vốn đầu tư và tích luỹ cũng như khái niệm hoàn vốn đầu tư dưới dạng lợi nhuận

Nói tóm lại, từ những đặc trưng trên có thể xem kinh tế hộ gia đình nông dân là một cơ sở kinh tế có đất đai, các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu gia đình, sử dụng chủ yếu sức sản xuất và thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu được đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường có xu hướng hoạt động với mức

độ hoàn hảo không cao

Như vậy, kinh tế hộ gia đình được quan niệm trên khía cạnh:

Nông hộ là đơn vị xã hội, làm cơ sở cho phân tích kinh tế

Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ tự cung tự cấp đến sản xuất hàng hoá.Trình độ này quyết định quan hệ giữa các nông hộ

Trang 18

2.1.2 Đặc điểm của kinh tế nông hộ:

Điểm đặc thù của nông nghiệp ở các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là ngành kinh tế chịu sự tác động và chi phối mạnh của quy luật tự nhiên và các điều kiện tự nhiên cụ thể của từng vùng, từng tiểu vùng như: đất đai, khí hậu, thời tiết, sinh vật

Khác hẳn với công nghiệp, trong sản xuất nông nghiệp, quá trình lao động của con người lệ thuộc nhiều vào quá trình hoạt động của các sinh vật sống có quy luật vận động và phát triển riêng, nhân tố này có vai trò quyết định đến sản phẩm cuối cùng của nông nghiệp, chính vì lẽ đó trong quá trình sản xuất nông nghiệp luôn diễn ra sự gắn

bó chặt chẽ giữa người lao động với tư liệu và đối tượng sản xuất Đối với nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, ngoài những đặc thù chung nêu trên, còn có những đặc điểm cần quan tâm, đó là: Việt Nam là một nước có ít diện tích đất bằng phẳng để sản xuất nông nghiệp, địa hình bị chia cắt mạnh do 2/3 diện tích là đồi núi dốc; mật độ dân

số ở vùng đồng bằng đông; sản xuất nông nghiệp mang nặng tính mùa vụ nên tình trạng lao động ở nông thôn luôn thiếu việc làm, trình độ lạc hậu, sản xuất phân tán theo phương pháp truyền thống là chủ yếu, hiệu quả sản xuất thấp ở nhiều vùng và nhiều loại sản phẩm và đó cũng là sự thể hiện đặc điểm của kinh tế hộ nông dân Việt Nam:

Kinh tế nông hộ vẫn mang tính tự cung tự cấp, vốn kỹ thuật hiếm, sản xuất chủ yếu bằng thủ công, năng xuất thấp

Cơ cấu sản xuất của nông hộ đa dạng nhiều ngành nghề, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn Ngoài ra, nông hộ có thể phát triển thêm ngành nghề phụ khác

Quy mô kinh tế nông hộ ở nước ta nhỏ bé dễ bị chi phối bởi sức mạnh của thị trường

2.1.3 Vai trò, tính tất yếu khách quan của kinh tế hộ nông dân trong nền

kinh tế quốc dân:

Trong lịch sử phát triển kinh tế quốc dân, thời kỳ nào vai trò của hộ gia đình cũng rất quan trọng, vì nó không những là "tế bào" của xã hội, là đơn vị sản xuất và

Trang 19

để tăng trưởng và phát triển nông thôn" Vergo Poulos -1978 và Taussig - 1978 cho thấy: "Nông trại nhỏ gia đình hiệu qủa hơn là nông trại tư bản chủ nghĩa, và chính hình thức sản xuất này có lợi cho chủ nghĩa tư bản hơn vì khai thác được cao nhất giá trị thặng dư lao động ở nông thôn và giữ được giá nông sản thấp"

Từ những quan điểm trên cho thấy rằng: Kinh tế hộ nông dân là đơn vị tổ chức kinh tế cơ sở và tự chủ sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, được hình thành và tồn tại khách quan trong mọi phương thức sản xuất trên cơ sở sử dụng sức lao động và có

sự phân công lao động chặt chẽ, làm chủ đất đai và tư liệu sản xuất và làm chủ được việc phân phối sản phẩm làm ra Đồng thời là nòng cốt trong sản xuất nông nghiệp, góp phần đưa nông nghiệp phát triển lên một tầm cao mới.Trong một số ngành nghề thủ công tinh xảo thì gia đình là một trường học và đó là điều kiện cho sự tiếp nối nghề nghiệp thích hợp Gia đình khắc phục nỗi lo sợ trong huy động vốn Ngoài ra còn có

sự liên kết về lãnh thổ, liên kết về kinh tế, về quan hệ dòng họ, về hương uớc, về cộng đồng văn hoá và tín ngưỡng

Ở Việt Nam, vai trò của kinh tế hộ có nhiều thay đổi cả về phương thức quản lý lẫn lao động sản xuất, nhất là kể từ khi phong trào hợp tác xã mất dần động lực phát triển.Mốc quan trọng của sự thay đổi đó là sự ra đời của Chỉ thị 100, ngày 31/01/1981 của Ban Bí thư về "cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã" Tiếp theo đó là Nghị quyết 10 ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về " Đổi mới quản lý trong nông nghiệp" đã tạo cơ sở quan trọng để kinh tế

hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ trong nông nghiệp Ngoài ra, đối với khu vực nông, lâm trường, nhờ có Nghị định số 12/NĐ-CP, ngày 3/2/1993 về sắp xếp tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước, các nông, lâm trường đã từng bước tách chức năng quản lý nhà nước đối với quản lý sản xuất, kinh doanh, các gia đình nông, lâm trường viên cũng được nhận đất khoán và hoạt động dưới hình thức kinh tế hộ

Trang 20

Tuy những đặc điểm truyền thống của kinh tế hộ vẫn không thay đổi, nhưng việc được giao quyền sử dụng đất lâu dài đã làm cho hộ gia đình trở thành đơn vị sản xuất, kinh doanh tự chủ, tự quản Động lực mới cho sự phát triển kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn đã phát triển

Trong tiến trình đổi mới, vai trò, vị trí của kinh tế hộ nông dân (nông hộ) từng bước được khẳng định ngày càng rõ ràng và giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn Trong cơ cấu kinh tế quốc dân của mỗi nước, nếu không

có một nền nông nghiệp phát triển, hiện đại và bền vững thì nền kinh tế - xã hội sẽ gặp không ít khó khăn trở ngại trong việc phát triển với tốc độ cao mặc dù cả về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn lịch sử đã chứng minh rõ ràng rằng không thể có quốc gia nào trở nên giàu mạnh từ nông nghiệp, song nếu thiếu một nền nông nghiệp phát triển bền vững sẽ không thể tạo ra được nền tảng và sự ổn định cho quá trình tăng trưởng và phát triển công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung của đất nước Bác Hồ đã từng chỉ rõ: " Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung, phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính Nếu không phát triển nông nghiệp thì không có cơ sở để phát triển công nghiệp, vì nông nghiệp cung cấp nguyên liệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hoá của công nghiệp làm ra" Chính vì vậy, trong chính sách kinh tế - xã hội của mình, mọi quốc gia trên thế giới đều phải tính đến nông nghiệp Chính sách kinh tế - xã hội đúng đắn sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông hộ và ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển đó Trong lịch sử phát triển kinh tế hộ

có lúc thừa nhận là đơn vị tổ chức cơ sở, tự chủ trong sản xuất nông nghiệp, có lúc lại phủ nhận nó; nhưng nó vẫn tồn tại một cách tự nhiên trong lòng các chế độ xã hội và

nó sẽ tồn tại một cách bền vững và giữ vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn

2.2 Cơ sở thực tiễn:

2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam:

Sự tồn tại của kinh tế nông hộ Việt Nam gắn liền với sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, gắn liền với bối cảnh và từng thời điểm lịch sử của dân tộc

Cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc kinh tế hộ nông dân nói riêng và kinh tế

Trang 21

đổi sâu sắc.Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến nay đã luôn quan tâm và coi trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giai cấp nông dân; đường lối, chính sách về nông nghiệp, nông thôn và nông dân là nhất quán và xuyên suốt các giai đoạn cách mạng, đồng thời cũng thường xuyên, bổ sung, hoàn thiện nhằm thúc đẩy sự nghiệp phát triển đi lên Đặc biệt thời kỳ 15 năm đổi mới cuối thế kỷ XX đến nay, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và tổ chức thực hiện,

đã giành được những thành tựu to lớn, ghi dấu ấn rực rỡ nhất trong lịch sử phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và giai cấp nông dân nước ta

2.2.2 Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam:

Trước yêu cầu cấp bách trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, kinh tế nông thôn-kinh tế nông hộ có thể phát triển theo một số xu hướng sau:

Một là: Sẽ có một bộ phận không lớn số hộ nông dân chuyển thành hộ trang trại quy mô nhỏ và vừa sản xuất hàng hoá Muốn vậy, Nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện, ban hành thêm các chính sách cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nông dân có trí tuệ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu rủi ro, có vốn tích tụ sản xuất quy mô lớn hơn dưới mọi hình thức như: được thuê đất, góp vốn cổ phần bằng đất, liên kết sản xuất được huy động vay vốn phục vụ sản xuất

Hai là: Sự chuyển dịch lao động: Khi khu vực dịch vụ phát triển mà trong khi

đó lực lượng lao động ở nông thôn còn lớn, việc làm thiếu (mang tính thời vụ), sản xuất còn manh mún tất yếu lực lượng lao động sẽ dôi ra, sẽ có một bộ phận người lao động nông thôn đi làm công ăn lương cho các chủ trang trại, các doanh nghiệp dẫn đến lực lượng lao động nông nghiệp sẽ giảm

Ba là: Cuộc cách mạng khoa học, công nghệ sẽ tạo ra một cục diện mới vừa thuận vừa nghịch đối với các nước trên thế giới và Việt Nam Các ưu thế về tài nguyên phong phú và lao động rẻ trong tương lai sẽ dần bị thay thế bởi các nguồn nguyên liệu mới và kỹ thuật thay thế nhân lực (tự động hoá) Kỹ thuật và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc thâm canh, tăng năng suất, nâng cao chất lượng, sản lượng nông nghiệp (Tạo ra các giống cây, giống con mới năng suất, chất lượng cao; Kỹ thuật canh tác thâm canh tăng năng suất, kỹ thuật bảo quản, chế biến nông, lâm , thuỷ sản )

Trang 22

Bốn là: Hình thành các loại tổ chức sản xuất: Năng lực sản xuất trong các hộ nông thôn phát triển, các hình thức hợp tác xã rất đa dạng, phong phú (các loại hình kinh tế tập thể thuộc các lĩnh vực tín dụng, cung ứng vật tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, chế biến sẽ phát triển) Quốc doanh được tăng cường và mở rộng ở các lĩnh vực quan trọng Kinh tế cá thể, tư nhân phát huy mạnh mẽ các mặt tích cực và gắn bó với kinh tế

xã hội chủ nghĩa trong các tổ chức liên doanh, liên kết kinh tế

Từ những xu hướng trên, tất yếu dẫn đến sự phân hoá thu nhập của các hộ nông dân và sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, vì vậy cần phải tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách đổi mới kinh tế nông nghiệp, nông

thôn

2.3 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu: Huyện Sơn Tịnh _ tỉnh Quảng Ngãi:

2.3.1 Điều kiện tự nhiên:

Phía tây giáp huyện Sơn Hà và Trà Bồng

Phía nam giáp thành phố Quảng Ngãi

Phía bắc giáp huyện Bình Sơn

Diện tích tự nhiên toàn huyện là 34357.37 ha, chiếm 6.69 % tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh

Huyện Sơn Tịnh có 21 xã, thị trấn bao gồm 1 thị trấn (thị trấn Sơn Tịnh), 3 xã miền núi (Tịnh Đông, Tịnh Giang, Tịnh Hiệp), 3 xã ven biển (Tịnh Khê, Tịnh Hoà và Tịnh Kỳ) và 15 xã đồng bằng

Sơn Tịnh nằm giữa các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh đó là thành phố Quảng Ngãi, và khu kinh tế Dung Quất (đây là khu kinh tế trọng điểm của miền Trung), có hệ thống giao thông thông suốt với tuyến đường sắt thống nhất Bắc Nam, quốc lộ 1A đi

Trang 23

Sơn Tịnh có 12 km bờ biển với cảng Sa Kỳ và cửa Cổ Luỹ, thuận lợi cho thông thương đường biển và đánh bắt hải sản Đồng thời bãi biển Mỹ Khê là một điểm du lịch, nghỉ mát hấp dẫn nhiều khách du lịch Ngoài ra Sơn Tịnh còn có khu công nghiệp Tịnh phong, một trong ba khu vực công nghiệp tập trung của tỉnh Quảng Ngãi, là điều kiện cho huyện phát triển các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, nguyên vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm sản giải quyết việc làm cho số lao động nông nghiệp dư thừa

Nhìn chung, vị trí địa lý của huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hoá và phát triển kinh tế - xã hội

b Địa hình:

Địa hình của huyện nghiêng dần từ tây sang đông, và chia làm 3 vùng:

Vùng núi cao: Có độ cao bình quân từ 130 - 325m, độ dốc bình quân từ 100 đến

200, diện tích 7154.54ha chiếm 20.82 % tổng diện tích tự nhiên, phân bổ ở phía tây và tây bắc của huyện Địa hình núi cao, lượn sóng gây trở ngại cho sản xuất nôngnghiệp

và giao thông, địa hình miền núi tạo thành vành đai ranh giới giữa các huyện Sơn Hà, Trà Bồng và một phần của huyện Bình Sơn

Vùng đồi gò: Đây là dạng địa hình chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng, nằm xen

kẽ tất cả các vùng trong huyện, có diện tích 3904.37ha, chiếm 11.37% tổng diện tích

tự nhiên.Độ cao trung bình từ 60 - 130m, phân bổ rải rác chia cắt đồng bằng thành nhiều vùng khác nhau ăn sâu ra biển, độ dốc không lớn, không thuận lợi cho việc khai hoang mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp

Vùng đồng bằng: Nằm ở trung tâm phia đông của huyện, diện tích vào khoảng 23298.46 ha, chiếm 67.81% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Đặc điểm vùng đồng bằng của huyện Sơn Tịnh là không liên vùng mà bị phân cách bởi các sông, đồi núi xen kẽ, thể hiện tính chất của đồng bằng phù sa và đồng bằng bán sơn địa

c Khí hậu:

Mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa duyên hải NamTrung bộ, nhiệt độ cao và ít có biến động, chế độ ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm, chế độ gió phong phú là

Trang 24

những nhân tố ảnh hưởng lớn đến các yếu tố khí hậu của huyện.(Theo số liệu theo dõi

10 năm của Đài khí trượng thuỷ văn Quảng Ngãi) cụ thể như sau:

Độ ẩm tương đối bình quân năm: 75.5%

Độ ẩm tuyệt đối cao nhất: 85%

Độ ẩm tuyệt đối thấp nhất: 34%

* Nắng:

Tổng số giờ nắng trung bình khoảng 2135 giờ, các tháng có số giờ nắng cao nhất từ tháng 3 đến tháng 8, trung bình từ 218.5 giờ - 253.5 giờ/tháng.Từ tháng 09 - tháng 02 năm sau là thời kỳ ít nắng, trung bình có từ100 đến 125 giờ nắng

Tổng lượng bức xạ bình quân hàng năm từ 140 - 150 kcal/cm2/năm.Lượng bức

xạ đạt cực đại vào tháng 04: 16 - 18 kcal/cm2/tháng, cực tiểu vào tháng 07: 6 - 7kcal/cm2/tháng

* Gió, bão:

Gió: Hướng gió thịnh hành trong năm là các hướng Đông bắc và Tây bắc.Vận tốc gió trung bình cả năm là 2.8 m/s, thời kỳ xuất hiện tốc độ gió lớn từ tháng 05 - tháng 11 với vận tốc cực đại từ 20 - 40m/s

Trang 25

Bão: bão thường tập trung vào các tháng 10, 11 hàng năm, hướng đi của bão thường là hướng đông - tây, đông nam - tây bắc, sức gió cấp 9, cấp 10 gây ra những trận mưa lớn kéo dài và sinh ra lũ lụt nghiêm trọng

* Chế độ mưa:

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1800-2300 mm nhưng phân bổ không đồng đều.Vùng phía Tây của huyện Sơn Tịnh có lượng mưa lớn từ 2300 - 2500mm/năm, càng xa núi, lượng mưa càng giảm còn khoảng từ 2000 - 2100 mm/năm

Tóm lại: với nền nhiệt độ cao ít biến động, tổng tích ôn và tổng lượng mưa lớn cho thấy điều kiện khí hậu ở Sơn tịnh thuận lợi cho việc đa dạng hoá cây trồng Tuy nhiên với lượng mưa phân bổ không đều, hàng năm thường có bão, lũ nên làm cho đất đai thượng bị sa bồi, thuỷ phá, gây ngập úng ở các vùng đồng bằng ven biển và xói mòn ở vùng núi, ảnh hưởng đến sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ

đến việc quản lý và sử dụng đất đai

d Thủy văn

Chế độ thuỷ văn của huyện Sơn Tịnh chịu ảnh hưởng chính của sông Trà Khúc Sông chảy theo hướng tây nam - đông bắc, sau đó chuyển theo hướng nam bắc ở phần thượng nguồn và trung lưu, đến hạ lưu chảy theo hướng tây đông

Với lưu lượng dòng chảy bình quân 176m3/s, lưu lượng mùa khô 52.3m3/s, mùa

lũ 480m3/s.Sự hình thành lũ và số lượng các cơn lũ trên sông quyết định bởi thời gian

và cường độ tâm mưa Trà khúc

Việc bồi lắng ở của sông tương phản với xói lở dọc sông Hiện tượng phân dòng khá mãnh liệt đối với tất cả sông ở vùng hạ lưu, đồng thời vùng hạ lưu còn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều và bị nước mặn xâm nhập cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của huyện

e Các nguồn tài nguyên:

Tài nguyên đất: (nguồn số liệu niên giám thống kê huyện Sơn Tịnh năm

2007)

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Sơn tịnh là: 34357.37 ha trong đó:

Trang 26

Đất nông nghiệp: 25132.78ha chiếm 73.15 % gồm: đất sản xuất nông nghiệp 17997.78 ha chiếm 52.38 %; đất lâm nghiệp 7135ha chiếm 20.77%; đất nuôi trồng thuỷ sản: 244.7 ha chiếm 0.71%; đất lamg muối: 3.9 ha chiếm 0.01 %, đất nông nghiệp khác: 167.2 ha chiếm 0.49%

Đất phi nông nghiệp: 7620 ha chiếm 22.18% (gồm đất ở, đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất chuyên dùng, đất sông suối, mặt nước, đất phi nông nghiệp khác)

Đất chưa sử dụng: 1603.71 ha chiếm 4.670%

Tài nguyên rừng và thảm thực vật:

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 7.135 ha (theo số liệu kết quả rà soát 3 loại rừng của huyện) chiếm 20.77% diện tích đất nông nghiệp của huyện Độ che phủ đạt 29%.Rừng tập trung chủ yếu là vùng đồi núi phía Tây, Tây bắc và vùng đồi gò xen

kẽ vùng đồng bằng trong huyện Tính đến năm 2007 toàn huyện đã có 6032.5 ha rừng trồng sản xuất, 64.5 ha rừng tự nhiên, 353 ha rừng trồng phòng hộ ven biển, hồ đập,

102 ha rừng đặc dụng Do điều kiện đất đai vùng đồi núi kém màu mỡ (đá ong hoá) trong quá trình bị xói mòn rửa trôi nên loại cây trồng rừng chính chủ yếu là bạch đàn, phi lao, keo Ngoài ra còn trồng cây công nghiệp dài ngày (cao su, điều) nhưng hiệu quả thấp

Tài nguyên nước: Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong

huyện được lấy từ 2 nguồn:

- Nguồn nước mặt: Được lấy chủ yếu từ nước mặt của hệ thống kênh thuỷ lợi Thạch Nham và các hồ ao, sông suối trong huyện như sông Trà Khúc dài gần 30 km, sông Giang, sông Kinh, sông Chợ Mới, sông Diêm Điền, suối Bàu cát, suối Tam Hân, suối Bin Dần, suối La, hồ Hố Tre, hồ Hố Quýt

Nhìn chung nguồn nước mặt tương đối phong phú, đáp ứng được khả năng tưới tiêu cho phần lớn diện tích canh tác của huyện

Nguồn nước ngầm: Phần lớn nhân dân trong huyện đang sử dụng nguồn nước ngầm mạch ngang độ sâu từ 4 - 10 m phục vụ cho sinh hoạt

Trang 27

Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng:

Trên địa bàn huyện Sơn Tịnh hiện nay đã và đang khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản chủ yếu:

Graphít: tập trung ở xã Tịnh Đông với hàm lượng cácbon chiếm 27% và đang được khai thác với trữ lượng 2.5 triệu tấn

Cao lanh: tập trung ở các điểm quặng thuộc xã Tịnh Minh, Tịnh Hiệp, Tịnh Thọ

và Tịnh Trà trữ lượng khoảng 23 triệu tấn

Vật liệu xây dựng: Chủ yếu là khai thác đá bazan, đất phụ gia phục vụ cho sản xuất xi măng Van Tường, đá Granit, đá ong, cát ven sông Trà khúc, đất sét phục vụ cho công nghiệp sản xuất gạch ngói và xây dựng

2.3.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội:

a Tình hình dân số và lao động:

Dân cư và lao động là nhân tố tác động trong quá trình sản xuất kinh doanh, là nhân tố trọng tâm của sự phát triển kinh tế xã hội Theo số liệu thống kê năm 2007, dân số huyện Sơn Tịnh là 196652 người gồm 43812 hộ Số hộ sản xuất nông nghiệp 73.58% tổng số hộ trong toàn huyện Về quy mô gia đình, bình quân nhân khẩu/hộ là 4.5 người và bình quân lao động/hộ là 2.4 người chứng tỏ nguồn lao động ở đây dồi dào (thể biện ở bảng 2.1 ) Tuy nhiên trình độ kỹ năng, trình độ học vấn thấp, chủ yếu

là lao động phổ thông (mang tính thời vụ) nên vẫn còn tình trạng thiếu việc làm, năng suất lao động thấp

Dân cư của huyện có sự phân bố không đồng đều giữa các khu vực miền núi, đồng bằng và ven biển Mật độ dân số tập trung nhiều ở các xã đồng bằng và ven biển Dưới sự chỉ đạo của các cấp Đảng uỷ, chính quyền huyện, xã, phong trào thực hiện kế hoạch hoá gia đình được triển khai tích cực, tỷ lệ dân số tăng chậm (so với năm 2006

là 0.58%) Ngoài ra, ở những vùng sâu, vùng xa, chất lượng chăm sóc cộng đồng còn hạn chế nên mức tăng dân số vẫn còn cao

Trang 28

IV Một số chỉ tiêu bình quân

Nguồn: Số liệu tổng hợp

Hình2.2 Biểu đồ so sánh tình hình dân số lao động của huyện Sơn Tịnh năm 06-07

0 20000 40000 60000 80000 100000

Qua biểu đồ so sánh hình2.2 cho thấy biến động về dân số qua các năm,cụ thể

là năm 2006 và 2007 của huyện Sơn Tịnh không cao

Với điều kiện hiện nay, khi nông nghiệp vẫn còn là ngành kinh tế chủ đạo thì việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, đồng thời mở rộng phát triển các

Trang 29

Huyện Sơn Tịnh có tỷ lệ hộ tham gia sản xuất nông nghệp năm 2007 chiếm 73.58% trên tổng số hộ của huyện, do đó mà đất nông nghiệp cũng chiếm tỷ lệ khá cao 73.15% trên tổng diện tích tự nhiên của huyện; diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 22.18 % bằng so với năm 2006; Diện tích đất chưa sử dụng chiếm 4.67% đã giảm hơn

so với năm 2006 Điều này chứng tỏ sự nỗ lực của địa phương trong việc phát huy hiệu quả sử dụng đất

Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/hộ nông nghiệp năm 07 là 0.41ha

và diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân/lao động nông nghiệp là: 0.17ha Đây

là con số tương đối thấp, diện tích manh mún chia làm nhiều mảnh chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đến phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá tại địa phương

Trang 30

Bảng2.3 Quy mô_cơ cấu đất đai của huyện năm 06-07

Chỉ tiêu

2006 2007 2006 2007

I Tổng diện tích đất nông nghiệp 24400.80 25132.78 71.02 73.15

Nguồn: số liệu tổng hợp

Trang 31

1000 tấn có thể ra vào được) nhưng khả năng phát triển mạng lưới giao thông đường thuỷ và cảng biển còn nhiều hạn chế, mới chỉ mang tính chất nội khu vực với quy mô nhỏ Hệ thống giao thông đường bộ được hình thành theo bốn cấp quản lý: Trung ương, tỉnh, huyện, xã; giao thông đường bộ được phân bố khắp địa bàn huyện, đáp ứng

cơ bản nhu cầu đi lại giữa các vùng, việc bố trí tương đối đồng đều và hoàn thiện (bình quân 2.2km/km2) là chỉ số cao so với các huyện khác trong tỉnh, chất lượng đường đã được nâng cấp bê tông hoá, cấp phối nhựa những tuyến đường liên thôn, liên xã Toàn huyện có 4 tuyến đường liên huyện dài 54 km, 1038.5km đường liên xã, và 150.85 km đường nội xã, có 10.5 km đường quốc lộ 1A, đường tỉnh lộ 623-24 B dài 43 km Tuy

Trang 32

Nhìn chung, hệ thống thuỷ lợi của huyện đã đáp ứng yêu cầu tưới tiêu chủ động trong sản xuất, song vẫn còn một số khu vực chưa có công trình thuỷ lợi, thiếu nước ngọt cung cấp cho cây trồng (các xã phía đông huyện)

Giáo dục - y tế - văn hoá

Về giáo dục

Sự nghiệp giáo dục đào tạo của huyện trong những năm qua đã có những bước chuyển biến tích cực cả về số lượng lẫn chất lượng Mỗi xã đều có trường mầm non, trường tiểu học và trung học cơ sở Toàn huyện có 4 trường phổ thông trung học (3 trường công lập và một trường bán công), có hai trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và Trung tâm giáo dục thường xuyên

Đến nay, hầu hết 21 xã, thị trấn trong huyện đã hoàn thành công tác xoá mù chữ

và phổ cập trung học cơ sở.Chất lượng đào tạo cơ bản được giữ vững và ngày càng được nâng cao

Với quan điểm đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, huyện đã tranh thủ các dự án đầu

tư, hỗ trợ trong nước, tỉnh, và nước ngoài để xây dựng hệ thống trường lớp, trang thiết

bị phục vụ công tác giảng dạy và đã cơ bản không còn tình trạng thiếu thầy, thiếu lớp

Trang 33

Về Y tế:

Sự nghiệp y tế những năm gần đây đã và đang tăng cường cả về cơ sở vật chất cũng như chất lượng khám chữa bệnh Hiện tại Sơn Tịnh có một bệnh viện đa khoa nằm ở trung tâm huyện, có 2 phòng khám đa khoa nằm ở phía Tây và phí đông của huyện và 21 trạm y tế xã Bình quân có 1.5 bác sỹ/10.000 dân Hầu hết các cơ sở hạ tầng từ huyện xuống xã đã được xây dựng, trang thiết bị y tế đã được chú trọng nhưng còn thiếu hiện đại và không đồng bộ Trình độ chuyên môn tuy có được nâng cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu

Về Văn hoá:

Hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thông tin cổ động của huyện trong những năm qua phát triển tốt, góp phần xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh trong nhân dân.Toàn huyện có 21 trạm truyền thanh, bình quân mỗi ngày phát sóng 4 giờ.Hoạt động phát hành báo chí ngày càng mạnh (có 19 trạm bưu điện văn hoá xã)

Bên cạnh đó, huyện đã đầu tư nâng cấp, trùng tu đài tưởng niệm và các di tích được xếp hạng quốc gia

Nguồn năng lượng:

Việc điện khí hoá nông thôn rất được huyện chú trọng nhằm đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá Đến nay, huyện đã xây dựng được 65 km đường dây 15 KV và 151 km đường dây 0.4 KV, tổng dung lượng các trạm biến áp 10.030 KVA Mạng lưới điện cung cấp cho 21 xã, thị trấn với 99.2% số hộ dùng điện thắp sáng Công tác quản lý an toàn lưới điện được chú ý, từng bước hạ thấp giá điện phục vụ ở nông thôn

Bưu chính viễn thông:

Trang 34

Mạng lưới thông tin của huyện ngày càng phát triển, toàn huyện có14935 máy điện thoại bàn cố định tăng 11.5 % so với năm 2006, có 14 tổng đài điện thoại tăng 11 tổng đài so với năm 2006 (3 tổng đài) góp phần tích cực khai thác thông tin phục vụ sản xuất, phòng chống lụt bão, thông tin thị trường, và giao lưu với các vùng lân cận Bưu điện trung tâm đã nâng cấp dung lượng tổng đài lên 28000 số tăng 38.9 % so với năm 2006 (nguồn: số liệu tổng hợp)

Nguồn nước sinh hoạt:

Phần lớn nhân dân trong huyện sử dụng nguồn nước ngầm (giếng đào hoặc giếng khoan) phục vụ sinh hoạt chiếm 72% số hộ tăng 1% so với năm 2006.Toàn huyện đã có 2 hệ thống giếng khoan quy mô lớn phục vụ nước sinh hoat cho cư dân thị trấn Sơn Tịnh và Tịnh Giang

*Tóm lại: Tình hình cơ sở hạ tầng của huyện Sơn Tịnh trong năm 2007 đã phát

triển đáng kể: đời sống nhân dân trong huyện được cải thiện, góp phần phát triển kinh

tế xã hội của huyện, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho hộ, các hộ có khả năng sẽ mở rộng quy mô sản xuất nâng cao thu nhập trong gia đình

2.4 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu:

Số liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn các nông hộ tại 3 xã miền núi, ven biển và khu trung thuộc huyện Sơn Tịnh- tỉnh Quảng Ngãi

Số liệu thứ cấp được thu thập từ Niên giám thống kê 2006-2007 Ủy Ban Nhân Dân huyện Sơn Tịnh

Trang 35

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu:

3.1.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế:

Để đánh giá tình hình sản xuất và đời sống của hộ nông dân, từ đó đưa ra những giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Sơn Tịnh, chúng tôi đã sử dụng một số chỉ tiêu theo hệ thống tài khoản quốc gia SNA (System of National Account) sau đây:

* Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra

trong thời gian nhất định, thường là một năm

GO = ∑ PiQi Trong đó: Pi là đơn giá của sản phẩm i

Qi là khối lượng sản phẩm loại i được sản xuất ra

* Chi phí trung gian (IC): là một phần cấu thành chi phí sản xuất, bao gồm

những chi phí vật chất và dịch vụ cho sản xuất (không kể khấu hao tài sản cố định) Chi phí trung gian trong hoạt động sản xuất bao gồm: Chi phí vật chất trực tiếp và chi phí dịch vụ thuê ngoài

Chi phí trung gian (IC) = Chi phí vật chất + chi phí dịch vụ thuê ngoài

* Giá trị gia tăng (VA): Là chỉ tiêu phản ánh những phần giá trị do lao động

sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định.Đó chính là một bộ phận của giá trị sản xuất sau khi trừ chi phí trung gian

∑VA = ∑GO - ∑IC

3.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế:

Hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa thu, chi theo chiều hướng tăng, giảm và xảy ra các trường hợp sau

Trang 36

Thu không đổi, chi giảm Thu tăng, chi giảm Thu tăng, chi phí tăng nhưng tốc độ tăng của thu lớn hơn chi Thu tăng, chi không đổi

Hiệu quả kinh tế phải dựa trên nhiều góc độ Hiệu quả kinh tế phải hợp lý về

mặt kinh tế lẫn văn hóa – chính trị xã hội

* Tỷ suất chi phí trung gian theo giá trị gia tăng (VA/IC): chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng Đây là chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn phương án đầu tư thích hợp nhất trong giới hạn của nguồn lực chi phí Nếu tỷ suất này càng cao thì đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh càng có hiệu quả và ngược lại

* Tỷ suất GO/IC: chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí trung gian bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất Các lượng tăng (giảm) tương đối và tuyệt đối về các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2 Phương pháp nghiên cứu:

3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu:

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp 90 nông hộ có khả năng, uy tín, thông tin sản xuất từ đầu năm 2008 đến thời điểm thực hiện đề tài ở 3/21

xã của huyện Sơn Tịnh

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Khoá luận thực hiện thu thập dữ liệu ở năm 2006-2007 sau đó tổng hợp và thống kê số liệu liên quan đến diện tích đất, sản lượng, năng suất ….tại phòng thống kê - UBND huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi

Phương pháp mô tả: thể hiện thực trạng và tình hình của huyện Sơn Tịnh, cụ thể

là mô tả tổng quan về điều kiện kinh tế xã hội cũng như về thực trạng diện tích, sản lượng, năng suất của việc sản xuất nông nghiệp ở huyện Sơn Tịnh và thực trạng sản suất của các nông hộ trên địa bàn

3.2.2 Cơ sở tính toán trong trong chăn nuôi:

Cơ sở tính toán GO: theo giá thị trường tại thời điểm Trâu thịt 8000.000đ/con,

bò thịt 7.000.000đ/con; Trâu bò cày 7.000.000đ/con

Chu kỳ nuôi: trâu bò cày 5 năm, trâu bò thịt 3 năm cho nên tính GO/năm đối với trâu bò cày là 7000.000đ /5 năm = 1.400.000đ

Trang 37

GO/năm đối với trâu thịt = 8.000.000đ /3năm = 2.667.000đ;

GO/năm đối với bò thịt: 7.000.000/3 năm = 2.333.300đ

Cơ sở tính IC: Công chăm sóc được hoán đổi qua trâu, bò cung cấp phân bón

Đối với trâu bò cày: công chăm sóc, thức ăn được hoán đổi qua công cày bừa và phân bón Tính chi phí giống, thuốc thú y đối với trâu bò cày đó là:

Con giống: 4.000.000đ/con/5 năm = 800.000đ/năm + chi phí thuốc thú y/100.000đ/con/5năm = 20.000 đ

Trâu bò thịt:

Thức ăn: 200.000đ/năm tương đương với 100 lít sữa tươi

Con giống: 3.000.000đ/con:3năm =1.000.000đ

Thuốc thú y: 20.000đ/năm

Đối với lợn:

Lợn nái:sinh sản một năm 2 lứa cho 18 con trừ tỷ lệ hao hụt 12% sau 2 tháng

xuất chuồng còn 16 con x 200.000đ/con = 3.200.000đ = GO

Chi phí trung gian: cho lợn nái (được hoán đổi bằng nguồn phân bón và sinh sản heo con)

Tính IC đối với lợn con 2 tháng tuổi cho xuất chuồng

Thức ăn: 9.0 kg x 5.000đ/kg x 18 con = 810.000đ

Thuốc thú y: 10.000đ/con x 18 con = 180.000

Phối giống: 20.000đ x 2 lứa = 40.000đ

Cộng IC = 1.010.000đ (hộ nghèo).Hộ khá, trung bình 992.200đ/con,

Trang 38

Cộng: 106.000đ = IC

GO = 2kg/con x 70.000đ = 140.000đ (nhóm hộ khá, nghèo)

Hộ trung bình: GO = 1.86 kg x 70.000đ = 130.000đ/con

3.3.3 Phương pháp thống kê: gồm thống kê mô tả và thống kê so sánh.Số

bình quân, tần suất, số tối đa, số tối thiểu, số tương đối, số tuyệt đối được dùng so sánh theo thời gian, không gian, so sánh giữa các hộ, giữa các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nhóm hộ

Phương pháp số học gia quyền: phân tích ảnh hưởng của các nhân tố lao động, đất đai và chi phí trung gian đến kết quả và hiệu quả sản suất của các nông hộ

Công thức bình quân: x = ∑xi.fi/ ∑fi

Trong đó: x: chỉ tiêu bình quân

xi: các lượng biến

fi: số đơn vị tổng thể

Công thức: x = ∑xi’.fi/ ∑fi

Trong đó xi’: trị số giữa của tổ

3.3.4 Phương pháp phân tích hồi qui:

Hàm Cobb - Douglas được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố thuộc mô hình hàm sản xuất (biến độc lập) đến giá trị gia tăng của các nhóm hộ điều tra trên phần mềm Excel để ước lượng mô hình, các số liệu được thu thập thông qua bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp nông hộ

Hàm sản xuất Cobb - Douglas trong đề tài có dạng như sau:

Ln.Y = α0 + α1.Ln.X1 + α2.Ln.X2 + α3.Ln.X3 + β1 D1 + β2 D2 Trong đó:

Y: là giá trị gia tăng của các nông hộ (1000đ)

X1: là diện tích đất nông nghiệp (m2)

X2: là số lao động của hộ (người)

X3: Là chi phí trung gian (1000đ)

α : là hệ số ảnh hưởng đến biến độc lập X, đến giá trị gia tăng Y

β β : là hệ số biến giả nhóm hộ D và D

Trang 39

D1 = 1 nếu là hộ nghèo

D2 = 0 nếu không phải là hộ nghèo

D1 = 1 nếu là hộ trung bình

D2 = 0 nếu không phải là hộ trung bình

Hàm sản xuất Cobb-Douglas được xây dựng và phân tích cho tất cả các hộ đã được điều tra , cho từng nhóm hộ phân theo thu nhập (khá, trung bình, nghèo), cho các hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 40

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thực trạng phát triển kinh tế nông hộ huyện Sơn Tịnh:

4.1.1 Năng lực sản xuất của các nông hộ:

Tạo nguồn thu nhập là điều rất quan trọng đối với nông dân Nhằm hiểu rõ khả năng tiếp cận các nguồn lực của họ, cần phải phân tích chi tiết cụ thể các nguồn lực bao gồm: Đất đai, lao động, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất Thiếu một trong các yếu tố này có thể làm cho quá trình sản xuất bị ngưng trệ Việc phối hợp các yếu tố này một cách hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao trong sản xuất Nâng cao năng lực sản xuất của nông hộ là nhằm tăng cường lực lượng sản xuất, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp Việc phân tích, đánh giá năng lực sản xuất của các nông hộ một cách đúng đắn sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng để tìm ra các nguyên nhân và từ

đó có những giải pháp mang tính khả thi nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện

4.1.2 Tình hình nhân khẩu và lao động:

Lao động là nguồn vốn quan trọng, bao gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động và sức khoẻ tốt Lao động cho phép người ta theo đuổi các chiến lược nghề nghiệp khác nhau và thành công trong nghề nghiệp đó Xét trên hộ gia đình, lao động bao gồm số lượng và chất lượng lao động có trong hộ Điều này thay đổi tuỳ theo quy

mô hộ, trình độ kỹ năng, trình độ học vấn, năng lực của chủ hộ, tình trạng sức khoẻ v.v nguồn vốn lao động là cơ bản để có thể tận dụng được cả bốn nguồn vốn khác

Trong các hộ được khảo sát thuộc 3 nhóm hộ (xem bảng4.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ) Bình quân trung bình mỗi hộ có3.21 thành viên và 2.03 lao động Trung bình số thành viên trong hộ nghèo là 2.6 người (hầu hết chủ hộ

Ngày đăng: 12/09/2018, 18:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12- Website http://www.nhandan.org.vn/ , http://www.gov.org.vn/ Link
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập - Tập 20 -21 Khác
2. Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới và phát triển - PGS TS.Nguyễn Văn Bích - NXB Chính trị quốc gia Hà Nội – 2007 Khác
3. Bài giảng kinh tế Phát triển nông thôn, kinh tế Nông Lâm - Bộ môn Kinh tế Khác
4. Giáo trình kinh tế nông nghiệp - GSTS Nguyễn Thế Nhã - TS Vũ Đình Thắng - NXB thống kê Hà Nội – 2002 Khác
5. Thống kê Việt Nam thế kỷ XX - NXB thống kê 2002 Khác
7. Kinh tế hộ nông dân và phát triển nông nghiệp - NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội – 1997 Khác
8. Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt nam - Nguyến Xuân Thảo - NXB Chính trị quốc gia - Hà Nội 2004 Khác
9. Niên giám thống kê 2006_2007 huyện Sơn Tịnh Khác
11- Nghị quyết Đại hội đại biểu huyện Sơn Tịnh nhiệm kỳ 2005 – 2010 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w