1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QUẢN LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG AN TỈNH BÌNH DƯƠNG

95 206 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Để cho sự phát triển một cách bền vững, chúng ta cần phải có chính sách quản lý nước thải công nghiệp bằng công cụ kinh tế mà cụ thể là các mức phí ô nhiễm cho nước thải.. Hiện nay, nhà

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QUẢN

LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG AN

TỈNH BÌNH DƯƠNG

NGUYỄN THỊ VŨ LINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2009

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QUẢN LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG AN TỈNH BÌNH DƯƠNG” do Nguyễn Thị Vũ Linh, sinh viên khóa 31, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Đặng Minh Phương, Người hướng dẫn

Ngày tháng năm 2009

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng năm 2009 Ngày tháng năm 2009

Trang 3

Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường, Ban Chủ Nhiệm Khoa, Các Thầy Cô đã hết lòng truyền đạt kiến thức cho chúng em trong suốt 4 năm dưới mái trường Đại Học Nông Lâm

Em xin chân thành gửi lời cám ơn sâu sắc đến Thầy Đặng Minh Phương đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ và hướng dẫn trong suốt quá trình hoàn thiện khóa luận này

Em cũng xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của Ban Quản Lý và Nhà Máy Xử

Lý Nước Thải Khu Công Nghiệp Đồng An, đặc biệt chị Phan Thị Thu Hà và các anh chị ở tổ kỹ thuật của nhà máy xử lý nước thải đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình thực tập và thu thập dữ liệu

Cuối cùng xin gửi lời cám ơn đến các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường khóa 31, sự giúp đỡ của các anh chị lớp KM30 cùng các bạn thân đã động viên, ủng hộ giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận

Chân thành cảm ơn!

TPHCM, ngày 17 tháng 06 năm 2009

Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Vũ Linh

Trang 4

NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN THỊ VŨ LINH Tháng 06 năm 2009 “Xây Dựng Chính Sách Công

Cụ Kinh Tế Quản Lý Nước Thải Khu Công Nghiệp Đồng An Tỉnh Bình Dương”

NGUYEN THI VU LINH June 2009 “Establishing The Policy Economic Instrument For Managing Waste Water of Đong An Industrial Park, Binh Duong Province”

Bình Dương – một tỉnh thành năng động của khu vực phía Nam, nơi thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước Song song với sự phát triển kinh tế, các điểm nóng về môi trường đang nổi lên, điển hình nhất các dòng kênh trên địa bàn Tỉnh đang ngày càng chết dần vì nước thải công nghiệp quá ô nhiễm Để cho sự phát triển một cách bền vững, chúng ta cần phải có chính sách quản lý nước thải công nghiệp bằng công cụ kinh tế mà cụ thể là các mức phí ô nhiễm cho nước thải Hiện nay, nhà máy

xử lý nước thải khu công nghiệp Đồng An đang trong tình trạng nước thải đầu vào có nồng độ ô nhiễm quá cao, vượt quá khả năng xử lý của nhà máy và dẫn đến chất lượng nước sau khi xử lý thải ra môi trường bị ô nhiễm Xuất phát từ thực tế trên, đề tài đã đưa ra dự báo nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải năm 2009 sẽ tăng cao, nồng độ COD = 1258 mg/l, BOD = 720 mg/l và TSS = 485 mg/l

Căn cứ vào số liệu chi phí xử lý nước thải của nhà máy và mức ô nhiễm làm giảm của từng chất qua các tháng năm 2008 Xây dựng hàm chi phí làm giảm biên của chất ô nhiễm theo mức ô nhiễm làm giảm Đề tài đề xuất mức thu mới cho các doanh nghiệp đăng ký xử lý nước thải là thu theo chất ô nhiễm: COD thu với phí 2.556 đồng/kg, chất BOD có mức phí 3.329 đồng/kg và chất ô nhiễm TSS có phí 1.518 đồng/kg Với mức thu này nhà máy sẽ áp dụng công thức tính phí cho từng chất ô nhiễm dựa vào Nghị định 67 của Chính Phủ để tính chi phí xử lý nước thải cho các doanh nghiệp Mục đích nhằm khuyến khích các doanh nghiệp xử lý cục bộ nước thải của mình trước khi thải vào hệ thống xử lý nước thải của nhà máy

Trang 5

2.2.2 Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội 6

2.3.5 Khái quát về nhà máy xử lý nước thải KCN 14

Trang 6

vi

3.1.4 Các thông số và tiêu chuẩn đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải 20 3.1.5 Các công cụ kinh tế đang được áp dụng tại Việt Nam 21

3.2.4 Phương pháp phân tích xu hướng theo thời gian 27

4.2 Phân tích và đánh giá chất lượng nước thải KCN Đồng An 33 4.2.1 Phân tích chất lượng nước thải trước và sau xử lý 33 4.2.2 Đánh giá chất lượng nước thải các nhà máy xử lý nước thải tại các KCN

4.2.3 Khối lượng nước thải các doanh nghiệp có xu hướng tăng 37

4.3.1 Chính sách phát triển sản xuất của KCN 39 4.3.2 Các doanh nghiệp không đấu nối xử lý nước thải 40 4.3.3 Hệ thống xử lý nước thải của doanh nghiệp không hoạt động 41 4.4 Tìm hiểu qui trình vận hành hệ thống xử lý nước thải của KCN Đồng An 42

Trang 7

vii

4.6 Xây dựng chính sách công cụ kinh tế quản lý nước thải KCN Đồng An 50 4.6.1 Khảo sát hoạt động thu phí nước thải KCN 51 4.6.2 Xác định chi phí làm giảm ô nhiễm biên MAC 55 4.6.3 Đề xuất mức phí nước thải tối ưu cho KCN Đồng An 60 4.6.4 Hiệu quả khi ứng dụng mức thu phí mới 64 4.7 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách 65 4.7.1 Tăng phí nước thải công nghiệp trên toàn tỉnh 65

PHỤ LỤC

Trang 8

viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT Bảo vệ môi trường

TSS Tổng chất rắn lơ lửng

Trang 9

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang Bảng 2.1 Chất lượng nước thải của một số doanh nghiệp Huyện Thuận An 9

Bảng 3.1 Tải trọng chất bẩn theo đầu người 16 Bảng 3.2 Giá trị giới hạn thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải 21

Bảng 3.3 Mức phí BVMT đối với nước thải công nghiệp tại Việt Nam 22

Bảng 4.1 Kết quả phân tích chất lượng không khí 30

Bảng 4.2 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt Kênh Bình Hòa 31

Bảng 4.3 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm 32

Bảng 4.4 Kết quả phân tích chất lượng nước thải 34 Bảng 4.5 Kết quả phân tích nước thải các KCN tỉnh Bình Dương 36

Bảng 4.6 Lượng nước thải trung bình của một số công ty ở KCN Đồng An 38

Bảng 4.7 Nồng độ ô nhiễm nước thải đầu vào hệ thống xử lý nhà máy 46

Bảng 4.11 Phí xử lý nước thải công nghiệp của một số cơ sở sản xuất 52

Bảng 4.12 Phí xử lý nước thải sinh hoạt của một số cơ sở sản xuất 53

Bảng 4.14 Chi Phí xử lý và nồng độ ô nhiễm làm giảm của các chất 56

Trang 10

x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang Hình 2.1 Bản đồ qui hoạch sử dụng đất huyện Thuận An 6

Hình 2.2 Kênh Ba Bò bị ô nhiễm nặng do nước thải công nghiệp 8

Hình 3.1 Xác định mức thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp 23

Hình 3.2 Xác định mức thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt 23

Hình 3.3 Nguyên tắc xác định thuế tối ưu 25 Hình 4.1 Nước thải đầu vào hệ thống xử lý của nhà máy 35

Hình 4.2 Nồng độ COD, TSS của các nhà máy xử lý nước thải 37

Hình 4.3 Nồng độ BOD của các nhà máy xử lý nước thải 37

Hình 4.4 Số Lượng Công Ty Tham Gia Đấu Nối Qua Các Năm Của KCN 40

Hình 4.5 Sơ đồ công nghệ xử lý của công ty Astro 42

Hình 4.6 Bể Arotank-một giai đoạn trong qui trình xử lý nước thải 44

Hình 4.7 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của nhà máy 45

Hình 4.8 Dự báo nồng độ ô nhiễm COD ( quí I- quí IV) năm 2009 47

Hình 4.9 Dự báo nồng độ ô nhiễm BOD ( quí I- quí IV) năm 2009 48

Hình 4.10 Dự báo nồng độ ô nhiễm TSS ( quí I- quí IV) năm 2009 50

Hình 4.14 Nguyên tắc xác định phí tối ưu cho doanh nghiệp 61

Trang 11

xi

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Kết Xuất Các Mô Hình Dự Báo

Phụ lục 2 Kiểm Tra Vi Phạm Các Giả Thiết Trong Mô Hình Dự Báo

Phụ lục 3 Bảng Chi Phí Xử Lý Nước Thải Và Chi Phí Làm Giảm Ô Nhiễm 1mg/l Phụ lục 4 Kết Xuất Và Các Kiểm Định Vi Phạm Giả Thiết Các Mô Hình Chi phí Làm Giảm Ô Nhiễm Biên MAC

Phụ lục 5 Mẫu Hợp Đồng Xử Lý Nước Thải Của Nhà Máy

Phụ lục 6 Bảng Báo Cáo Chi Phí Xử Lý Nước Thải Tháng 03 năm 2008

Phụ lục 7 Một Số Hình Ảnh Nước Thải KCN Đồng An

Trang 12

Ngày nay, nói đến Bình Dương mọi người sẽ nghĩ ngay đến một mũi nhọn trong vùng “tam giác sắt”, là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam gồm: thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai Với lợi thế về điều kiện địa lý tự nhiên cùng với con người Bình Dương cần cù, năng động Tất cả đã tạo điều kiện cho Bình Dương kết hợp nhuần nhuyễn những nhân tố ''thiên thời – địa lợi - nhân hòa'' để vượt khó đi lên, trở thành một trong những Tỉnh có tốc độ phát triển nhanh và toàn diện nhất, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp Cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp của Tỉnh có tỷ trọng tương ứng: 63,8 % - 28,2 % - 8 % Toàn Tỉnh có trên 3.200 doanh nghiệp vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư gần

15 ngàn tỷ đồng và trên l.000 doanh nghiệp của 37 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đầu tư với tổng vốn trên 4 tỷ 700 triệu đô đa Mỹ Bổ sung vào nguồn vốn và góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển các mặt kinh tế- xã hội của Tỉnh Tính đến tháng 9/2008 đã có 23 KCN đi vào hoạt động và được đánh giá có vai trò rất quan trọng trong phát triển công nghiệp tỉnh nhà, là động lực phát triển kinh tế của địa

Trang 13

2

phương theo hướng công nghiệp hóa, giải quyết việc làm cho trên 222 ngàn lao động doanh nghiệp trong các KCN hiện đóng góp từ 60-65% giá trị sản xuất công nghiệp và 34% kim ngạch xuất khẩu công nghiệp của tỉnh Ngành nghề đầu tư trong các KCN đa dạng gồm: dệt may, da giày, chế biến gỗ, hóa chất, cao su, cơ khí chế tạo, điện tử, luyện kim và sản phẩm kim lọai Tất cả đã nói lên một Bình Dương đang thay da đổi thịt, không ngừng phát triển

Bên cạnh sự phát triển kinh tế, công tác bảo vệ môi trường cũng cần được Tỉnh đặc biệt quan tâm Tình trạng các dòng kênh trên địa bàn Tỉnh chết dần như hiện nay

là do chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp Bên cạnh đó, chính sách quản lý môi trường chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát và kẻ hở trong công tác quản lý đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp vi phạm các nguyên tắc về môi trường Trong văn bản, Tỉnh qui định các KCN đi vào hoạt động phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường và có trạm xử lý nước thải tập trung toàn khu Trong thực tế, còn tồn tại tình trạng các KCN xả thải chưa đúng tiêu chuẩn ra môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng chất lượng môi trường sống Những dòng kênh tiếp nhận nguồn nước thải này đang từng ngày bốc mùi hôi thối, gây bức xúc cho những người dân sống gần đó cụ thể: kênh ba Bò, rạch Chòm Sao…nồng độ ô nhiễm vượt tiêu chuẩn gấp nhiều lần như tiêu chuẩn vi sinh vượt 22 ngàn lần, kết quả phân tích nước kênh Ba Bò có hàm lượng amoniac rất cao Tình trạng ô nhiễm trên không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe con người, mất vẻ mĩ quan đô thị mà còn hao tốn tiền của dân của nước để cải tạo ô nhiễm, điển hình kênh Ba Bò mất gần 300 tỷ đồng để làm sạch dòng kênh ô nhiễm này Để ngăn chặn việc tiếp tục xả nước thải chưa qua xử lý của các doanh nghiệp, để những dòng kênh sau cải tạo không quay lại tình trạng cũ Chúng ta cần phải xây dựng những chính sách quản lý đúng đắn, hợp lý hơn Nên dùng những chính sách quản lý bằng công cụ kinh tế để tạo động lực khuyến khích các doanh nghiệp tự động làm giảm ô nhiễm đến mức tối ưu và đạt hiệu quả kinh tế cao cho xã hội Góp phần đưa tỉnh Bình Dương phát triển bền vững trong tương lai

Xuất phát từ vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của khoa Kinh Tế - Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM dưới sự hướng dẫn của thầy TS Đặng Minh Phương, sự giúp đỡ của ban quản lý và nhà máy xử lý nước thải khu công nghiệp Đồng An Tôi

Trang 14

3

tiến hành thực hiện đề tài “XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH CÔNG CỤ KINH TẾ QUẢN

LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒNG AN TỈNH BÌNH DƯƠNG” góp phần giúp việc quản lý nước thải của các doanh nghiệp trong KCN hoàn thiện hơn

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Xây dựng chính sách công cụ kinh tế quản lý nước thải KCN Đồng An, tỉnh Bình Dương

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước thải của KCN

- Dự báo nồng độ ô nhiễm nước thải của KCN trong tương lai

- Định phí nước thải tối ưu cho các doanh nghiệp trong KCN

- Đề xuất giải pháp đối với công tác quản lý nước thải

1.3 Phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Phạm vi thời gian

Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 02/03/2009 đến 20/06/2009 Trong đó từ 02/03 đến 16/05 tiến hành thu thập số liệu thứ cấp, xử lý các số liệu thu thập được và tham vấn ý kiến các chuyên gia về những vấn đề có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu

Thời gian còn lại tập trung vào xử lý, phân tích số liệu, chạy mô hình và viết báo cáo

1.3.2 Phạm vi không gian

Đề tài được tiến hành tại khu công nghiệp Đồng An xã Bình Hòa, huyện Thuận

An tỉnh Bình Dương

1.3.3 Về nội dung

Đề tài nghiên cứu các nội dung chính: phân tích hiện trạng và nguyên nhân ô

nhiễm nước thải ở KCN, dự báo nồng độ ô nhiễm nước thải trong tương lai Từ đó xác định mức phí nước thải tối ưu để khuyến khích các doanh nghiệp tự làm giảm trước khi thải vào nhà máy xử lý tập trung

1.4 Nội dung nghiên cứu

Với mục tiêu chung là xây dựng chính sách công cụ kinh tế quản lý nước thải

Trang 15

4

KCN Đồng An - Bình Dương, đề tài bao gồm các nội dung chính sau:

- Hiện trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm nước thải ở KCN

- Dự báo nồng độ ô nhiễm nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải của nhà máy xử lý nước thải KCN trong tương lai

- Xác định phí nước thải tối ưu cho các DN

- Đề xuất chính sách giúp việc quản lý có hiệu quả hơn

1.5 Cấu trúc của khóa luận

Luận văn gồm 5 chương

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

Giới thiệu tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan, trình bày về điều kiện

tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng nghiên cứu

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử dụng và phương pháp để tiến hành nghiên cứu

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tóm lược các kết quả đã nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị để nâng cao năng lực quản lý của Khu Công Nghiệp

Trang 16

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

Nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm nước thải công nghiệp không phải là hướng nghiên cứu mới Đã có rất nhiều nghiên cứu trước đây về vấn đề này ở nước ta nói chung và tại Bình Dương nói riêng Chủ yếu tập trung dưới góc độ kỹ thuật, dựa trên các quan trắc môi trường để phân tích và đánh giá mức độ ô nhiễm, từ đó đưa ra các biện pháp kỹ thuật và chính sách có tính chất qui định để quản lý, cải thiện ô nhiễm

Đề tài nghiên cứu này có hướng mục tiêu khác là xây dựng chính sách quản lý bằng công cụ kinh tế để quản lý các DN trong KCN – nguyên nhân gây ô nhiễm Việc xác định mức phí nước thải tối ưu cho DN nhằm tạo động lực cho tự làm giảm ô nhiễm tại

cơ sở, tiết kiệm nước sử dụng, đây chính là điểm khác biệt của đề tài này với các nghiên cứu khác Các nghiên cứu trước đây là những tư liệu tham đáng quí để tôi thực hiện đề tài này

Tác giả Trần Thị Hương Giang, Hoàn thiện chính sách quản lý nước thải công nghiệp tỉnh Bình Dương, 2008 Tác giả đưa ra những chính sách cải thiện tình hình quản lý nước thải DN nằm ngoài KCN, qua đó đề xuất mức phí cho Sở TNMT tỉnh, nhằm tránh tình trạng xả thải chưa qua xử lý ra môi trường

Bên cạnh đó, tác giả Thomas Sterner, dịch giả Đặng Minh Phương, Công cụ chính sách quản lý tài nguyên môi trường Tác giả đưa ra nhiều công cụ chính sách quản lý ở nhiều khía cạnh của tài nguyên và môi trường Trong đó có chính sách quản

lý nước thải công nghiệp, tác giả cũng chỉ ra các bài học kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới Đề tài này còn tham khảo tài liệu từ các Báo cáo quan trắc môi trường, Báo cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường KCN Đồng An, Báo cáo giám sát môi trường của các KCN, các tài liệu trên báo đài và internet Tất cả các tài liệu tham khảo trên đã giúp ích rất nhiều cho đề tài này được hoàn thiện hơn

Trang 17

6

2.2 Tổng quan về huyện Thuận An

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

Thuận An là huyện phía Nam của tỉnh Bình Dương giáp ranh với Thành Phố

Hồ Chí Minh.Diện tích tự nhiên là 8.246 ha Ranh giới huyện tiếp giáp với:

- Phía Tây giáp với huyện Hóc Môn, Quận 12 của TP.HCM

- Phía Tây Bắc giáp với thị xã Thủ Dầu Một

- Phía Nam giáp với quận Thủ Đức TP.HCM

- Phía Đông giáp huyện Dĩ An

Huyện có 8 xã và 2 thị trấn, trung tâm kinh tế - thương mại- văn hóa của huyện

là thị trấn Lái Thiêu

Hình 2.1.Bản Đồ Qui Hoạch Sử Dụng Đất Huyện Thuận An

Nguồn: http://www.binhduong.gov.vn Với vị trí rất thuận lợi đã tạo điều kiện cho Huyện ngày càng phát triển Thuận

An là một huyện phát triển mạnh về công nghiệp của Tỉnh vì gần TP.HCM - trung tâm kinh tế của cả nước, gần các tuyến giao thông huyết mạch cùng với chính sách mở cửa mời gọi các nhà đầu tư của chính quyền địa phương Do đó, Huyện đã thu hút rất nhiều dự án đầu tư của các DN trong và ngoài nước

2.2.2 Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội

Trang 18

7

a) Kinh tế

Thực hiện chỉ thị của ủy ban Tnh, huyện Thuận An luôn khuyến khích sự chuyển dịch liên tục cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp Cách đây 5 năm, tỷ trọng công nghiệp trên địa bàn huyện chiếm khoảng 60%, đến nay tỷ trọng công nghiệp, thương mại - dịch vụ và nông nghiệp đã tăng lên với mức tương ứng là 77,5% - 22% - 0,5%

Năm 2008, toàn huyện có 4 KCN: Việt Hương, Việt Nam – Singapore, Đồng

An và An Phú, với 1010 DN và trên 850 hộ kinh doanh sản xuất công nghiệp Tổng giá trị công nghiệp là 35.556 tỷ đồng đạt 81,3% kế hoạch, tăng 18% so với năm 2007 Trong đó, sản xuất công nghiệp khối DN trong tỉnh tăng 13,5%, các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng 19,2% Lĩnh vực thương mại – dịch vụ cũng mang về cho Huyện tổng giá trị kinh tế 6.850 tỷ đồng đạt 116,2% kế hoạch, tăng đến 38% so với năm 2007 Đặc biệt, dịch vụ thông tin - viễn thông, báo chí tăng bình quân hàng năm

từ 20% đến 30%, cơ sở vật chất các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn huyện được đầu tư, nâng cấp Kết quả trên minh chứng cho sự nổ lực không ngừng trong phát triển kinh tế của chính quyền và nhân dân địa phương Với phương châm phát triển công nghiệp theo chiều sâu, chỉ tiêu của Huyện trong năm 2009 là nâng cao

tỷ trọng thương mại dịch vụ cụ thể : công nghiệp 77%, thương mại-dịch vụ 22,5% và nông nghiệp 0,5%

b) Chính trị - Xã hội

Theo thống kê năm 2008 dân số của Huyện khoảng 231.763 người phần lớn dân tộc kinh Huyện Thuận An với điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự phát triển mạnh về công nghiệp nên đã thu hút được rất nhiều lao động từ khắp nơi đến định cư làm ăn Điều này làm cho công tác quản lý nhập cư của địa phương cũng gặp không ít khó khăn, đa số công nhân sống ở nhà trọ thuê và không đăng kí tạm trú, dẫn đến tình trạng

an ninh của khu vực gần các KCN rất phức tạp

2.2.3 Môi trường ở huyện Thuận An

a) Ô nhiễm nước thải công nghiệp

Các KCN được xem là thế mạnh của địa phương trong phát triển kinh tế và giải quyết việc làm Tuy nhiên, trong quá trình phát triển thì cũng còn những sai phạm về

Trang 19

8

mặt môi trường mà các ngành chức năng khó có thể kiểm soát được Các KCN tranh thủ sự sơ hở trong việc quản lý các tuyến kênh rạch giáp ranh giữa huyện Thuận An và quận Thủ Đức TP.HCM để xả nước thải sản xuất của mình Hậu quả việc làm trên gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe các hộ dân sống gần kênh do mùi hôi của nước xả nồng nặc cả ngày Dưới đây là hình ảnh một nhánh kênh của kênh Ba Bò bị ô nhiễm

do nước thải của KCN Sóng Thần và khu chế xuất Linh Trung và các cơ sở sản xuất lân cận Nhìn rác sinh hoạt người dân vứt bừa bãi 2 bên lòng kênh, dòng nước xả đen ngòm và mùi hôi bốc lên Thiết nghĩ các ngành chức năng của các địa phương có liên quan phải cùng chung tay giải quyết tình trạng trên, để trả lại môi trường sống trong lành cho những hộ dân sống ở ranh giới huyện Thuận An và quận Thủ Đức

Hình 2.2 Kênh Ba Bò bị ô nhiễm nặng do nước thải công nghiệp

nguồn: Thu thập Các KCN của huyện đều có nhà máy xử lý nước thải, tuy nhiên chỉ có một số ít

DN ý thức về môi trường đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung này, còn hầu hết từ chối vì phải trả phí xử lý nước thải Các cơ sở sản xuất ngoài KCN thì việc xả thải lại càng khó quản lý hơn, do các DN này sản xuất qui mô nhỏ, lẻ, phân tán rải rác Đây chính là tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, vì nước thải sản xuất chưa qua một công đoạn xử lý sơ bộ nào Nồng độ các chất ô nhiễm rất cao và mang theo nhiều độc tố riêng của từng ngành sản xuất, rất nguy hại cho sức khỏe con người và thủy sinh nếu chưa được xử lý mà thải thẳng ra môi trường

Năm 2004, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương bắt đầu tiến hành

Trang 20

9

thực hiện quan trắc dòng thải công nghiệp trên toàn tỉnh, từ đó thẩm định tờ khai nộp

phí nước thải của các DN và KCN Qua đợt quan trắc phát hiện rất nhiều DN xả thải

không đạt tiêu chuẩn, gây chết các dòng sông, kênh, rạch trên địa bàn Tỉnh Huyện

Thuận An được xem có các cơ sở vi phạm tiêu chuẩn xả thải nhiều nhất

Bảng 2.1 Chất lượng nước thải của một số DN huyện Thuận An

(mg/l)

BOD 5

(mg/l)

SS (mg/l)

Nguồn: Báo cáo quan trắc dòng thải công nghiệp, 2007

Qua bảng 2.1 Đưa ra các thông số phổ biến để đánh giá chất lượng nước thải của một

vài DN trên địa bàn huyện, chất lượng nước thải ở các cơ sở sản xuất này vượt TCVN

rất nhiều lần Trung bình nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải của một công ty là

COD: 216,86mg/l vượt 4,34 lần; BOD: 87 mg/l vượt 2,9 lần và TSS: 260,71mg/l vượt

5,21 lần Trong đó, nước thải của công ty gốm sứ Giang Tây có nồng độ vượt tiêu

chuẩn nhiều nhất so với các công ty khác trong đợt quan trắc Công ty này chuyên sản

xuất gốm sứ, nước thải gồm: nước thải từ khâu pha chế men màu, nước rửa bề mặt

gạch trước khi tráng men, nước phun rửa sàn nền Nước thải không được xử lý thích

hợp chỉ cho qua 2 bể lắng kích thước không đủ lớn để lắng cặn Sau đó, nước thải theo

cống thoát dẫn tới các hố tự thấm phía sau công ty Việc xả thải nước chưa qua xử lý

ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước mặt ở các kênh, rạch và qua quá trình tích tụ,

thẩm thấu dần sẽ làm giảm chất lượng nước ngầm, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của

các hộ dân gần đó

b) Rác thải công nghiệp gây nguy hại môi trường

Trang 21

10

Trong quá trình sản xuất sẽ phát sinh rác thải, thông thường mỗi nhà máy đều

có ba loại rác thải cần phải bỏ đi gồm: rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại và phế liệu Muốn xử lý lượng rác này, các DN phải thuê công ty dịch vụ môi trường để xử lý theo đúng qui định đối với từng loại chất thải Chi phí xử lý không phải rẻ, thường 80.000-100.000 đồng/m3 cho rác sinh hoạt và 80-200 USD thậm chí tới 2.000 USD/m3 cho rác thải công nghiệp độc hại Nhưng hiện nay, hầu hết các công ty đều bán lại rác cho các cơ sở thu mua tư nhân, vừa không tốn tiền xử lý mà còn có thêm một khoảng không nhỏ nhờ bán rác thải Các cơ sở này mua về nấu và chế biến lại, mặc dù có những loại rất độc hại như: can đựng hóa chất, cặn sơn, cặn dầu, nhớt thải bán thu được trung bình 18 triệu/tấn Riêng các loại không xài thì đem vứt bừa bãi mà không được đốt hoặc đem chôn lấp đúng kĩ thuật Việc làm trên gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe những người sử dụng các sản phẩm được sản xuất từ rác thải công nghiệp và gây ô nhiễm môi trường

c) Môi trường ở khu dân cư

Các hộ dân trên địa bàn Huyện chủ yếu cho thuê nhà trọ và buôn bán Số lượng nhân công nhiều nên khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tăng cao và chưa được thu gom triệt để, vẫn còn xả rác bừa bãi gây mất vệ sinh đô thị Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm không khí ở khu dân cư cũng rất nghiêm trọng, cụ thể xã Bình An huyện Thuận

An Người dân ở đây rất bức xúc về tình trạng ô nhiễm do đài hỏa táng Thuận An, nằm xung quang là dân cư, trung tâm thương mại, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng (Đại học Quốc gia, TP Hồ Chí Minh) Nhiều năm qua, các lò thiêu của đài hỏa táng “nổi lửa” từ sáng đến chiều và trở thành nỗi ám ảnh của người dân địa phương Mỗi khi lò hoạt động, khói lại bốc lên mù mịt, mùi hôi lan tỏa hàng trăm mét, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt và sức khỏe của người dân cả khu vực

Môi trường nước ngầm của Huyện đang có hiện tượng giảm, theo thống kê mực nước ngầm giảm từ 1m – 1,5m trong năm Nguyên nhân chủ yếu do việc khai thác nước ngầm tràn lan, không hợp lý Nếu không có những biện pháp khắc phục kịp thời thì trong tương lai thiếu nước sử dụng là điều không tránh khỏi

Trang 22

11

2.3 Tổng quan Khu Công Nghiệp Đồng An

2.3.1 Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Khu công nghiệp Đồng An nằm trên địa phận xã Đông Hòa – huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương Tổng diện tích mặt bằng KCN là 132,5 ha, nằm trong vị trí rất thuận tiện giáp sân bay Tân Sơn Nhất, tân cảng, Thành Phố Biên Hòa và gần tuyến quốc lộ 1A thuận tiện cho giao thông

Phía Đông giáp đất Quân đoàn 4; Phía Tây giáp ấp Đồng An; Phía Nam giáp Khu Quân Sự Quân Đoàn 4; Phía Bắc giáp khu dân cư Areaco

- Lượng mưa trung bình hàng năm: 2177 mm Chủ yếu tập trung vào mùa mưa

từ tháng 5 tới tháng 10 chiếm trên 90% lượng mưa cả năm Sáu tháng mùa khô từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau hầu như không có mưa

c) Thổ nhưỡng

Trang 23

12

Đất trong khu vực thuộc loại Sielit fealit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ Loại này có thành phần cơ giới cát pha, nghèo dinh dưỡng, giữ nước kém, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, không thể trồng lúa Hiện tại đang được trồng điều, sắn

và một số cây màu khác có ít giá trị kinh tế

Nước ngầm: theo đánh giá sơ bộ của liên đoàn địa chất thủy văn, khu vực này lượng nước ngầm trung bình, có thể khai thác cung cấp cho một số dự án mà không thể khai thác qui mô lớn cung cấp nước tập trung cho KCN

Giấy phép kinh doanh số 062979 – Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 21 tháng 12 năm 1994 và đăng kí thay đổi lần thứ 9 ngày 13 tháng 09 năm 2005

Tháng 01/1997 KCN Đồng An chính thức được khởi công xây dựng

Tháng 8/1997 Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ TNMT) phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng của KCN Đồng An

Sau hơn 3 năm KCN đi vào hoạt động, nhà máy xử lý nước thải KCN Đồng An được xây dựng Năm 2001 nhà máy chính thức đưa vào sử dụng với công suất 1500

m3/ngày đêm, nhằm giúp hạn chế ô nhiễm từ nước thải ra môi trường

Trang 24

b) Thông tin liên lạc

Tổng đài kỹ thuật với 300 số được xây dựng đáp ứng nhu cầu liên lạc trong và ngoài nước, giúp cho việc thông tin liên lạc được đảm bảo tốt nhất

c) Diện tích giao thông

Tổng diện tích 79.042,20 m2, bao gồm hệ thống đường bê tông nhựa và vỉa hè hoàn chỉnh, nối liền với hệ thống giao thông vành đai của Tp.HCM và quốc lộ 13 ngoài tường rào KCN Ngoài ra, chủ đầu tư KCN Đồng An với chủ trương tạo dựng một KCN sạch và xanh nên đã trồng hàng ngàn cây xanh dọc theo hai bên đường và

dành một diện tích thích hợp để trồng rừng tập trung

2.3.4 Hoạt động sản xuất của KCN

KCN Đồng An do công ty Cổ Phần Hưng Thịnh làm chủ đầu tư KCN chủ yếu cho thuê đất và nhà xưởng để sản xuất Hiện tại KCN thu hút được 119 DN đầu tư trong đó có 67 công ty thuê đất tự xây nhà xưởng và 52 công ty thuê xưởng, diện tích đất đã được phủ kín 99% Hoạt động kinh doanh trong KCN rất đa dạng với nhiều ngành nghề phong phú và đa dạng phù hợp với các ngành nghề thu hút đầu tư tại tỉnh nhà như: sả xuất đồ gỗ, điện tử, dệt, may công nghiệp, sản xuất hàng gia dụng…… Các cơ sở kinh doanh ở KCN chủ yếu là chi nhánh của các công ty nước ngoài

để tiếp cận thị trường và nhân công, các DN vừa và nhỏ nên diện tích đất thuê từ 0,5 –

5 ha DN có diện tích đất thuê lớn nhất KCN là Công Ty Co-Win Fastener VN của Đài Loan với diện tích là 69.860 m2 chuyên sản xuất đinh, ốc vít và công ty Becker

Trang 25

14

Thailan của Thụy Điển có diện tích thuê ít nhất 20m2 để làm văn phòng

2.3.5 Khái quát về nhà máy xử lý nước thải KCN

Vị trí: Nhà máy tọa lạc trên một phần đất nằm trong KCN, Sau hơn 3 năm KCN

đi vào họa động nhà máy xử lý nước thải được xây dựng Hơn 2 năm thi công, năm

2001 thì nhà máy chính thức đưa vào sử dụng với công suất 1500 m3/ngày đêm Hiện tại, nhà máy đang được mở rộng với giai đoạn 2 công suất 1000m3/ ngày đêm nhằm đáp ứng tốt nhu cầu xử lý nước thải của KCN

Trang 26

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Sự ô nhiễm môi trường nước

a) Khái niệm ô nhiễm nước

Hiến chương Châu Âu đã định nghĩa nước ô nhiễm như sau: “Ô nhiễm nước là

sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”

b) Nguồn gốc ô nhiễm nước

Sự ô nhiễm nước có thể có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo

- Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà, đường phố, đô thị, KCN, v.v kéo theo các chất thải bẩn xuống sông, hồ hoặc các sản phẩm của các hoạt động sống của sinh vật, vi sinh vật kể cả xác chết của chúng Sự

ô nhiễm này gọi là sự ô nhiễm không xác định được nguồn gốc

- Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Chủ yếu do nước thải từ các khu dân cư, KCN, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các phân bón trong nông nghiệp

3.1.2 Khái niệm nước thải

a) Khái niệm nước thải

Nước thải được định nghĩa là những chất dạng lỏng xả ra từ các công trình, nhà cửa, các khu dân cư, khu thương mại và dịch vụ, các cơ sở sản xuất công nghiệp và KCN, nước mưa tràn trên bề mặt và đổ vào hệ thống cống thoát nước

Nước thải là một tổ hợp phức tạp các thành phần vật chất Trong đó nguồn gốc nhiễm bẩn thuộc nguồn gốc vô cơ và hữu cơ thường tồn tại dưới dạng không hoà tan, keo, và hoà tan Thành phần và nồng độ nhiễm bẩn phụ thuộc nhiều vào loại nước thải

Trang 27

16

b) Các nguồn phát sinh nước thải

Căn cứ vào nguồn gốc và tính chất của nguồn nước thải mà người ta chia nước thải làm ba loại chính sau:

- Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt là nước xả bỏ sau khi sử dụng cho

các mục đích sinh hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân, v.v

Nước thải sinh hoạt thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, các công trình công cộng khác và ngay chính trong các cơ sở sản xuất Khối lượng nước thải sinh hoạt của cộng đồng dân cư phụ thuộc vào: qui mô dân số, tiêu chuẩn cấp nước, khả năng và đặc điểm của hệ thống thoát nước

Đặc tính chung của nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi các chất cặn bã hữu cơ, các chất hữu cơ hoà tan (thông qua các chỉ tiêu BOD5/COD), các chất dinh dưỡng (Nitơ, Phospho), các vi trùng gây bệnh (E.Coil, Coliform), v.v

Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào: Lưu lượng nước thải và tải trọng chất bẩn tính theo đầu người

Tải trọng chất bẩn tính theo đầu người phụ thuộc vào: mức sống, điều kiện sống, tập quán sống, điều kiện khí hậu

Bảng 3.1 Tải trọng chất bẩn theo đầu người

Hệ số phát thải (gam/người.ngày đêm) Chỉ tiêu ô nhiễm

Các quốc gia gần gũi với Việt Nam

Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCXD 51-84)

- Nguồn tin: Hoàng Đức Liên, Tống Ngọc Tuấn, 2003

- Nước thải công nghiệp còn gọi nước thải sản xuất: Tạo ra từ các cơ sở sản

xuất công - nông nghiệp, sau khi sử dụng cho các nhu cầu sinh hoạt, sử dụng cho các

Trang 28

- Nước mưa: Về bản chất nước mưa là một nguồn nước thải sạch Tuy nhiên

trong một số trường hợp, nước mưa khi đến hệ thống thoát nước thường mang theo một số chất bẩn ở các mức độ ô nhiễm khác nhau: dầu mỡ, các tạp chất vô cơ hữu cơ, hoà tan Mức độ nhiễm bẩn của nước mưa thường chỉ xuất hiện ở những trận mưa đầu mùa và trong thời gian đầu của mỗi cơn mưa Cần đặc biệt lưu ý vấn đề này khi thiết

kế hệ thống thoát nước

3.1.3 Các công cụ trong quản lý môi trường

Công cụ quản lý môi trường: các biện pháp hành động thực hiện công tác quản

lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất Mỗi công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết hỗ trợ lẫn nhau Bao gồm công cụ chính sách, công cụ kỹ thuật quản lý và công cụ kinh tế

a) Công cụ luật pháp chính sách: Bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật

quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương Bảo vệ môi trường bằng pháp luật là một trong những biện pháp cơ bản của hoạt động BVMT mỗi quốc gia có tính chất pháp lý cao

Do đó, mọi người, mọi tổ chức kinh tế và xã hội cần phải có hiểu biết về pháp luật để thực thi nghiêm chỉnh Bên cạnh điểm mạnh về pháp lý, nhược điểm của công cụ này

là không tạo khuyến khích cho người gây ô nhiễm chủ động làm giảm và tìm kiếm công nghệ mới Ngoài ra, cũng góp phần làm cho cơ chế quản lý trở nên cồng kềnh

Trang 29

18

hơn Dưới đây là một số luật, nghị định của Chính phủ Việt Nam BVMT:

1 Luật BVMT được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và Chủ Tịch nước ký lệnh công bố ngày 12/12/2005 Đây là luật BVMT

có tính chất pháp lý cao nhất, qui định rõ ràng, cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức trong công tác BVMT cho từng môi trường đất, nước, không khí

2 Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT

3 Nghị định số 67/2003/NĐ–CP ngày 13/6/2003 của Chính Phủ về phí BVMT đối với nước thải Ngoài ra, Nghị định số 04/2007/NĐ – CP ngày 08/01/2007 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2003/NĐ–CP ngày 13/06/2003 của Chính Phủ về phí BVMT đối với nước thải Một trong những luật ủng

hộ công cụ kinh tế trong việc quản lý môi trường nước thải công nghiệp, các đơn vị sản xuất sẽ căn cứ vào đây để xác định mức phí BVMT đối với nước thải đơn vị mình phải đóng

lý sẽ tạo kẻ hở cho các DN vi phạm các nguyên tắc môi trường

c) Quản lý bằng công cụ kinh tế

Công cụ kinh tế là giải pháp quản lý môi trường vĩ mô trong nền kinh tế thị trường được sử dụng kết hợp các biện pháp hành chính, tuyên truyền và giáo dục nhằm nâng cao pháp chế trong lĩnh vực môi trường Giải pháp ưu tiên này đã được ghi

rõ trong chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, công

cụ kinh tế - tài chính bao gồm: các loại thuế, phí bảo vệ môi trường, các cơ chế quỹ, đặt cọc, hoàn trả, giấy phép phát thải và thị trường trao đổi quyền phát thải, các loại

Trang 30

Ưu điểm

1 Sử dụng công cụ kinh tế sẽ đảm bảo tính công bằng về mặt xã hội Vì công cụ kinh tế dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (3P) và người được hưởng lợi từ môi trường cũng phải trả tiền (BPP) Thể chế kinh tế thị trường phát huy hiệu quả tốt hơn trong quản lý môi trường

2 Xét về hiệu quả kinh tế, chúng ta sử dụng công cụ kinh tế sẽ giảm được những chi phí kinh tế trong quản lý so với các biện pháp điều hành và kiểm soát

3 Khuyến khích sử dụng các biện pháp chi phí – hiệu quả để đạt được các mức ô nhiễm có thể chấp nhận được Khuyến khích sự phát triển công nghệ và tri thức chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm trong khu vực tư nhân

4 Sử dụng công cụ kinh tế sẽ đảm bảo yêu cầu tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải

5 Cung cấp cho chính phủ nguồn thu để hỗ trợ cho các chương trình kiểm soát ô nhiễm, BVMT

6 Loại bỏ được yêu cầu của Chính phủ về một lượng lớn thông tin chi tiết cần thiết để xác định mức độ kiểm soát khả thi và thích hợp đối với mỗi nhà máy, sản phẩm

Hạn chế

1 Xác định các mức phí nếu không phù hợp thì một số người gây ô nhiễm

có thể chịu phạt và tiếp tục gây ô nhiễm

2 Đòi hỏi phải có những thể chế phức tạp để thực hiện và buộc thi hành

Trang 31

20

đồng loạt

3 Tại một số nước phát triển, thuế đánh vào nước thải bị các nhà công nghiệp phản đối vì họ khẳng định họ có khả năng lớn trong thương lượng về thiết kế

và thực hiện các qui định hơn so với trường hợp áp dụng công cụ kinh tế

4 Không phải tất cả các loại ô nhiễm đều thích hợp với cách thức này như các chất độc có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng

3.1.4 Các thông số và tiêu chuẩn đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải

Để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước, người ta thường dùng các thông

số chất lượng môi trường nước:

- Các thông số vật lý: Nhiệt độ, màu, mùi vị, độ dẫn điện, độ phóng xạ

- Các thông số hóa học: độ pH, hàm lượng chất rắn lơ lửng, các chỉ số BOD, COD, ôxy hoà tan, dầu mỡ, clorua, sunphat, amôn, nitrit, nitrat, các nguyên tố vi lượng, kim loại nặng, thuốc trừ sâu, các chất tẩy rửa và nhiều chất độc hại khác

- Các thông số sinh học: Coliform, Faecal, streptococus, tổng số vi khuẩn hiếu khí, kỵ khí

Để có thể đánh giá nhanh sự ô nhiễm nước, người ta cũng có thể căn cứ vào nồng độ các chất ô nhiễm BOD, COD, TSS để đưa ra kết luận về chất lượng nước

+ Nhu cầu ôxy sinh hóa - BOD: Nhu cầu ôxy sinh hóa là chỉ tiêu thông dụng

nhất để xác định mức độ ô nhiễm chất hữu cơ có thể phân hủy bởi vi sinh vật trong nước thải đô thị và chất thải công nghiệp BOD - nhu cầu ôxy cần cho vi sinh vật trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ Trong thực tế, người ta không thể xác định lượng ôxy cần thiết để phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ vì tốn quá nhiều thời gian mà chỉ xác định lượng ôxy cần thiết trong 5 ngày đầu ở nhiệt độ ủ 200C, ký hiệu là BOD5 Chỉ tiêu này đã được chuẩn hóa và sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới Giá trị của BOD càng lớn nghĩa là mức độ ô nhiễm chất hữu cơ càng cao

+ Nhu cầu ôxy hóa học - COD: Thông số này đặt trưng cho hàm lượng chất

hữu cơ của nước thải và nước tự nhiên COD là lượng ôxy cần thiết cho quá trình ôxy hóa học các chất hữu cơ trong mẫu thành CO2 và nước Lượng ôxy này tương đương với hàm lượng chất hữu cơ có thể bị ôxy hóa COD biểu thị tất cả lượng các chất hữu

cơ kể cả phần không thể bị ôxy hóa bằng vi sinh vật, do đó có giá trị cao hơn BOD

Trang 32

21

+ Tổng chất rắn lơ lửng - TSS: các chất không hoà tan trong nước và được xác

định bằng cách lọc một mẫu nước qua giấy lọc tiêu chuẩn Cặn thu được trên giấy lọc

sau khi sấy ở 105oC cho đến khi khối lượng không đổi thì đem cân xác định khối

lượng – đó được gọi là lượng chất lơ lửng trong mẫu phân tích

Chất rắn lơ lửng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh

đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục cho nguồn nước) và gây bồi lắng

dòng Đây cũng là chỉ tiêu xác định chất lượng nước thải và nước tự nhiên

Hiện nay, căn cứ vào quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường sau khi

thống nhất với bộ Khoa học và Công nghệ về việc thay thế các tiêu chuẩn Việt Nam về

môi trường Danh mục các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 2005) về môi trường (ban

hành kèm theo Quyết định số 1696/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 7 năm 2006 của Bộ

trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) Đối với nước thải công nghiệp trong Danh mục

các Tiêu Chuẩn Việt Nam về môi trường, được áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN

5945:2005 Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải Dưới đây là một số chỉ tiêu của

nước thải công nghiệp

Bảng 3.2 Giá trị giới hạn thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải

Giá trị giới hạn STT Thông số Đơn vị

Nguồn: Tiêu chuẩn Việt Nam, 2006

3.1.5 Các công cụ kinh tế đang được áp dụng tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam được xếp vào diện các nước có nền kinh tế chuyển đổi,

Trang 33

22

chúng ta đang chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước Sự thay đổi về cơ chế cùng những thành tựu về tăng trưởng kinh tế - xã hội, làm ta đang đứng trước những thách thức về suy giảm nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường Buộc chúng ta phải sử dụng các công cụ kinh tế để điều chỉnh lại sự ô nhiễm và suy thoái đó Những công cụ kinh tế chúng ta

đang được sử dụng bao gồm:

a) Phí – lệ phí

Phí do Chính phủ qui định dựa trên số lượng hoặc chất lượng chất ô nhiễm do

một cơ sở công nghiệp thải vào môi trường Các lệ phí xả thải được sử dụng cùng với các tiêu chuẩn và các giấy phép, cho phép các tiêu chuẩn chất lượng nước được thực hiện với một chi phí tối thiểu khả dĩ Nhằm kiểm soát chất lượng nước, lệ phí khuyến khích các xí nghiệp xả thải nhỏ lẻ áp dụng các biện pháp nội bộ để làm giảm bớt ô nhiễm trong nước thải của họ, đồng thời sẽ giúp làm giảm số tiền phải trả cho các chất

ô nhiễm có trong nước xả thải Theo Nghị định 67 và Thông tư liên tịch số 125 của

Liên Bộ Tài Chính và Bộ TNMT, mức phí nước thải công nghiệp được qui như sau: Bảng 3.3 Mức phí BVMT đối với nước thải công nghiệp tại Việt Nam

CHẤT GÂY Ô NHIỄM CÓ MỨC THU

TRONG NƯỚC THẢI (đồng/kg chất gây ô nhiễm có trong nước thải) STT Tên gọi ký hiệu MT tiếp MT tiếp MT tiếp MT tiếp

nhận loại A nhận loại B nhận loại C nhận loại D

1 Nhu cầu oxygen hóa học ACOD 300 250 200 100

2 Nhu cầu oxygen sinh học ABOD5 300 250 200 100

Trang 34

IV và các xã không thuộc đô thị

Môi trường tiếp nhận nước thải loại D: các xã biên giới, miền núi, vùng cao, vùng sâu vùng xa

Đô thị loại đặc biệt, loại I, II, III, IV và V được thực hiện theo qui định tại Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 5/10/2001 của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản đô thị và các văn hướng dẫn thi hành

Hình 3.1 Xác định mức thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp

Nguồn: Nghị định 67/2003/NĐ-CP Hình 3.2 Xác định mức thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt

Nguồn: Nghị định 67/2003/NĐ-CP

Tỷ lệ phần trăm (%) trên giá bán 1m3 nước sạch nhưng tối đa không quá 10% (mười phần trăm) của giá bán 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng

b) Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên là loại công cụ kinh tế chúng ta đã sử dụng từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX Trong Pháp lệnh Thuế tài nguyên do Chủ tịch Hội đồng

mức phí đối với từng chất gây ô nhiễm (đồng/kg)

hàm lượng chất ô nhiễm trong nước thải (mg/l)

tổng lượng nước thải ra (m3)

*

Tổng khối lượng nước cấp (m3)

Trang 35

24

nhà nước Võ Chí Công ký ngày 9/4/1990 đã đưa ra mức thuế suất Để điều chỉnh tiết kiệm tài nguyên và BVMT, thuế chủ yếu tập trung vào hai loại: khai thác khoáng sản rừng và hải sản tự nhiên khác, đặc biệt đối với khai thác rừng tự nhiên, thuế suất điều chỉnh ở mức cao nhất 10-40% Đến năm 1998, trước thực tế yêu cầu sử dụng tài nguyên được tiết kiệm, góp phần BVMT Pháp lệnh thuế tài nguyên sửa đổi đã được ban hành theo Quyết định số 05/1998/PL-UBTVQH10 do Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh ký ngày 16/4/1998 Trong pháp lệnh gồm 8 Chương và 21 Điều quy định khá chi tiết và cụ thể với ý nghĩa bảo tồn, tiết kiệm tài nguyên BVMT Ví dụ, dầu mỏ

đã mở rộng biểu thuế lên mức 25%, hay sản phẩm rừng tự nhiên, gỗ các loại ở mức cao nhất 10-40% chứng minh cho sự thay đổi nhận thức, cũng như đáp ứng nhu cầu thực tế trong việc sử dụng công cụ thuế để điều chỉnh việc khai thác tài nguyên, hướng

tới mục tiêu BVMT và bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước

c) Thuế môi trường

Thuế đánh trực tiếp vào nguồn gây ô nhiễm, là loại thuế đánh vào các chất gây

ô nhiễm nước thải vào môi trường nước (BOD, COD, TSS, kim loại nặng ) Thuế được xác định trên cơ sở khối lượng và hàm lượng (nồng độ) các chất gây ô nhiễm Thuế đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm được áp dụng đối với những sản phẩm mà việc sản xuất và tiêu dùng chúng gây tác hại tới môi trường Loại thuế này được áp dụng đối với sản phẩm có chứa chất độc hại đối với môi trường như: PVC, CFCs Ngoài ra, thuế này còn dùng để đánh vào người sử dụng các loại máy móc, hóa chất độc thải ra môi trường như: xe máy, nhiên liệu, phân bón (Bùi Đường Nghiêu, 2006)

Nguyên tắc xác định mức thuế, lệ phí môi trường đầu tiên do Pigou đề xuất chính là giao điểm của 2 đường MAC và MEC

MAC: Chi phí kiểm soát ô nhiễm hay còn gọi chi phí làm giảm ô nhiễm biên của DN Làm giảm đơn vị ô nhiễm đầu tiên ít tốn kém, nhưng càng làm giảm nhiều thì càng tốn kém cho mỗi đơn vị ô nhiễm tiếp theo Đường MAC có độ dốc hướng lên nếu trục hoành là S (lượng ô nhiễm làm giảm) và hướng xuống khi trục hoành là W (lượng phát thải) Khi công nghệ càng hiện đại sẽ có MAC thấp thì các DN này sẽ có khuynh hướng tự làm giảm hơn là nộp thuế

Trang 36

25

MEC: Chi phí tổn hại biên do ô nhiễm, tổn hại biên của nó tăng theo lượng phát thải (chi phí tổn hại do ô nhiễm bao gồm chi tổn hại đến sức khoẻ con người, đến giá đất, sản xuất, thu nhập của người dân) MEC có độ dốc hướng lên nếu trục hoành là W (lượng phát thải càng nhiều thì tổn hại càng cao) và hướng xuống nếu trục hoành là S (lượng ô nhiễm làm giảm càng giảm nhiều thì tổn hại càng thấp) Trong thực tế, thường rất khó xác định MEC một cách đầy đủ và chính xác vì ảnh hưởng của ô nhiễm rất đa dạng và thường không có giá thị trường

Hình 3.3 Nguyên tắc xác định thuế tối ưu

sự hưởng thụ của thế hệ tương lai

d) Ký quỹ môi trường

Theo Thông tư liên tịch số 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT ngày 22/10/1999 về “hướng dẫn việc ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản” Trong thông tư này, về cơ bản có 5 nội dung, gồm: đối tượng và mục đích của việc ký quỹ; căn cứ, phương pháp xác định mức tiền ký quỹ; trình tự, thủ tục ký quỹ; quản lý, sử dụng tiền ký quỹ; tổ chức thực hiện Có thể thấy, văn bản này quy định khá

rõ ràng và rất cụ thể cho các đối tượng thực hiện khai thác khoáng sản Mục đích của

việc ký quỹ: việc ký quỹ bằng một khoản tiền vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức

Trang 37

26

tín dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ phục hồi môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra theo quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin là khâu rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu Đặc biệt các dữ liệu thu thập được sẽ làm cơ sở cho việc đánh giá, phân tích và dự báo hướng phát triển của vấn đề nghiên cứu một cách chính xác và toàn diện hơn

Số liệu thứ cấp: Điều tra thu thập thông tin từ sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bình Dương, Thu thập số liệu, thông tin từ Ban quản lý và nhà máy xử lý nước thải KCN Đồng An

3.2.2 Phương pháp mô tả

Trong phương pháp này, chúng ta dựa vào các số liệu có sẵn trong quá khứ và

số liệu hiện tại để mô tả tình hình ô nhiễm nước thải công nghiệp Căn cứ vào đó để dự báo mức ô nhiễm trong tương lai, từ đó đưa ra công cụ kinh tế để quản lý nước thải của DN trong KCN, nhằm cải thiện tình hình hiện nay

3.2.3 Phương pháp phân tích hồi qui

Hồi quy là công cụ cơ bản để đo lường kinh tế Phân tích hồi quy đo lường mối quan hệ phụ thuộc của một biến (gọi là biến phụ thuộc hay biến được giải thích) với một hay nhiều biến khác (được gọi là biến độc lập hay biến giải thích) Phân tích hồi quy được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xác định và nêu ra các giả thiết về mối quan hệ giữa các biến kinh tế

Kỹ thuật ước lượng hồi quy được sử dụng là phương pháp bình phương bé nhất (OLS-Ordinary Least Squares) dựa trên ba giả thiết của mô hình như sau:

- Mối quan hệ giữa Y và Xi là tuyến tính (theo tham số)

- Xi là các biến số ngẫu nhiên và các giá trị của nó là không đổi Ngoài ra, không có sự tương quan hoàn hảo giữa hai hay nhiều hơn các biến độc lập

- Số hạng sai số có giá trị kỳ vọng bằng không và phương sai không đổi (là hằng số) cho tất cả các quan sát tức E(ε i)=0 và E(εi2)=0 Các biến số ngẫu nhiên εI là độc lập về mặt thống kê Như vậy, E(εiεj)=0 với i≠j Số hạng sai số phân phối chuẩn

Trang 38

27

Bước 2: Thiết lập mô hình toán học để mô tả quan hệ giữa các biến số

Phương trình hồi qui được trình bày ở dạng tuyến tính:

Y=α 0 +α 1X1 +α 2X2 + α3X3 + …+αnXn + ε

Y: Biến số phụ thuộc

Xi: Biến số độc lập (i=1,2,…,k)

αi: Hệ số ước lượng (i=0,1,2,…,k)

ε : Sai số của mô hình Dạng hàm sản xuất Cobb-Douglas: Y = α0 X1 α 1

X2 α 2

Xn α n

eui Trong đó: Y: Biến phụ thuộc

Xi: Biến độc lập α: Hệ số ước lượng (i= 1,2, n)

ui: Sai số ngẫu nhiên Bước 3: Ước lượng các tham số của mô hình (αi)

Các ước lượng này là các giá trị thực nghiệm của tham số trong mô hình Ngoài

ra, theo lý thuyết kinh lượng, nếu các giả thiết của mô hình đều thoả, các hàm ước lượng αi là các hàm ước lượng tuyến tính, không thiên lệch, tốt nhất (BLUE – Best Linear Unbiased Estimation)

Bước 4: Kiểm định các giả thiết đặt ra

Bước 5: Phân tích mô hình

3.2.4 Phương pháp phân tích xu hướng theo thời gian

Phương pháp này dựa vào số liệu quá khứ dự báo cho tương lai, giả định rằng xu hướng ở hiện tại cũng xảy ra cho tương lai Sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để ước lượng hàm Phương pháp phân tích hồi quy đơn là một trong những công

cụ phổ biến nhất cho mô hình hóa mối quan hệ tuyến tính hay xu thế Ở đây, chúng ta giới hạn chỉ nghiên cứu những mô hình có tham số không thay đổi theo thời gian, sử dụng biến thời gian làm biến giải thích

Dạng hàm được xác định từ diễn biến thực tế của số liệu, các dạng hàm có thể:

- Xu hướng dạng tuyến tính đơn giản

Y= a + b*t + u t

Trang 39

28

- Xu hướng dạng bậc 2 Y=a + b*t + c*t 2 + u t

- Xu hướng dạng hàm số mũ

Y= a*t b + u t

Trong đó :

Y : là nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải

t : là biến thời gian

a, b, c là các tham số; ut là sai số của phương trình hồi quy

Phương pháp phân tích hồi quy được dùng để xây dựng hàm dự báo Trong đó, mối quan hệ tuyến tính thể hiện mức độ và chiều hướng giữa Y và t có thể đo lường và kiểm định Giả định Yt tuân theo phân phối chuẩn chỉ tiêu này là hệ số tương quan Pearson (r) dao động trong {+1:-1} Nếu r gần bằng +(-)1 thì có mối quan hệ tuyến tính càng chặt chẽ với t có thể là thuận hoặc nghịch

Trường hợp chuỗi thời gian tuân theo xu thế đường cong, các dạng hàm thường được dùng để dự báo là: Dạng sai phân bậc 1: ∆Yt = α + β1*t + ut

1

ˆ

+ + = t + Δ t

t Y Y Y

Trong đó: ∆Yˆt+1: là giá trị dự báo từ chuỗi sai phân bậc 1 của chuỗi sai phân bậc

1 tại thời đoạn t+1

∆Yt: là giá trị sai phân bậc 1 của chuỗi thời gian gốc tại thời đoạn t

1

ˆ+

t

Y : là giá trị dự báo của chuỗi thời gian gốc tại thời đoạn t+1

- Ngoài ra còn có dạng: mô hình logistic, mô hình hồi quy bội cho xu thế đường cong

3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi tiến hành thu thập xong số liệu, bắt đầu xử lý, phân tích, thống kê các số liệu và loại bỏ các số liệu không đáng tin cậy Việc xử lý số liệu này được thực hiện thông qua chương trinh excel, phần mềm Eview 3.0

Trang 40

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Hiện trạng môi trường ở KCN Đồng An

4.1.1 Môi trường không khí

KCN Đồng An nằm trong khu vực dân cư đông đúc và cơ cấu nghành nghề đa dạng, sử dụng nhiều công nghệ sản xuất khác nhau nên ô nhiễm môi trường là điều không tránh khỏi Tuy nhiên, vấn đề môi trường cũng được chủ đầu tư rất quan tâm để hạn chế ô nhiễm đến mức tối thiểu, đảm bảo không ảnh hưởng đến dân sinh Năm

2008, KCN bắt đầu thực hiện Báo cáo giám sát môi trường theo quí để trình sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương thẩm định và đóng phí BVMT, thực hiện đúng Nghị Định 67 của Chính Phủ Trong báo cáo giám sát, tiến hành phân tích chất lượng môi trường KCN gồm có: không khí, nước thải, nước ngầm để xác định mức

độ ô nhiễm tại KCN

Căn cứ vào kết quả của Báo cáo quí 4 năm 2008 thông qua bảng 4.1, các chỉ tiêu phân tích chất lượng không khí tại thời điểm đo và vị trí đo đều đạt tiêu chuẩn cho phép, trừ chỉ tiêu Benzen Như chúng ta biết, Benzen là chất rất độc hại gây nguy cơ mắc bệnh ung thư cho con người khi hít phải khí này Hiện tại, nồng độ ô nhiễm không khí tại khu vực: cổng bảo vệ, công ty cao su Thuận Phát và công ty Standar Funiture Việt Nam trong KCN Đồng An có chỉ tiêu Benzen vượt quá qui định Ban quản lý KCN nên có những biện pháp kiểm soát công nghệ sản xuất của các công ty này, qui định chiều cao ống khói và phương pháp lọc khí thải trong quá trình sản xuất

Nhìn chung, môi trường không khí ở KCN tương đối được đảm bảo Để tiếp tục duy trì hiệu quả của việc quản lý môi trường không khí ngày càng xanh, sạch KCN sẽ luôn có công văn hướng dẫn chi tiết cụ thể cho cán bộ phụ trách môi trường của DN trong KCN, nhằm tăng cường hiệu quả trong việc BVMT cho từng nhà máy nói riêng

và toàn KCN nói chung

Ngày đăng: 12/09/2018, 18:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w