Áp dụng mô hình QDM tính lượng đặt hàng tối ưu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại Công ty cổ phần Việt Nam PHARUSA (Trang 47)

II. Quĩ khen thưởng

3.2.3. Áp dụng mô hình QDM tính lượng đặt hàng tối ưu

Giả thiết bổ sung áp dụng cho mô hình QDM: Khối lượng Thời gian Q* b* O L A B C D

- Nhà sản xuất thực hiện chiết khấu thương mại cho khách hàng. Dữ liệu bổ sung áp dụng cho mô hình QDM:

- Nhà sản xuất áp dụng mức các mức giá khác nhau cho từng lượng mua: STT Số lượng hàng mua (hộp) Giá 1 hộp sản phẩm (triệu đồng)

1 1 - 350 0,30

2 351 - 450 0,24

3 Trên 450 0,20

Ta xác định lượng đặt hàng tối ưu lần lượt qua 4 bước:

Bước 1: Xác định lượng đặt hàng tối ưu theo lí thuyết đối với từng mức giá (Đơn vị tính: hộp)

Vr = 0,30 Vr = 0,24 Vr = 0,20

Q*2013 431 482 528

Q*2012 380 425 466

Q*2011 329 368 403

Bước 2: Điều chỉnh lượng đặt hàng tối ưu cho phù hợp với điều kiện thực tế Dựa theo điều kiện được áp dụng chiết khấu, ta điều chỉnh lượng đặt hàng tối ưu của 3 năm như sau:

(Đơn vị tính: hộp) Vr = 0,30 Vr = 0,24 Vr = 0,20 Q*2013 350 450 528 Q*2012 350 425 466 Q* 2011 329 368 451

Bước 3: Xác định tổng chi phí tương ứng cho từng lượng đặt hàng đã xác định ở bước 2: (Đơn vị tính: triệu đồng) Vr = 0,30 Vr = 0,24 Vr = 0,20 TC*2013 138,31 139,91 134,00 TC*2012 136,18 132,83 120,17 TC*2011 124,87 228,53 116,57

Bước 4: Lựa chọn Q** có tổng chi phí trong năm nhỏ nhất

So sánh các giá trị TC* trong một năm, ta rút ra TC nhỏ nhất mỗi năm là: TC*2013=134,00 (triệu đồng)

TC*2012=120,17 (triệu đồng) TC*2011=116,57 (triệu đồng)

Vậy, lượng đặt hàng tối ưu trong điều kiện công ty được hưởng chiết khấu thương mại của 3 năm là:

49

Năm 2013: Q** 528 hộp Năm 2012: Q** 466 hộp Năm 2011: Q** 403 hộp

3.2.4. Nhn xét

Từ các mô hình tồn kho EOQ, BOQ, QDM ta đều tính được lượng đặt hàng tối ưu và tổng chi phí tồn kho tối ưu mỗi năm. Tuy nhiên, các mô hình này đều chưa được áp dụng vào công ty trước năm 2014, do đó có thể thấy lượng đặt hàng và tổng chi phí tồn kho vẫn chưa đạt tới giá trị tốt nhất.

Ưu điểm chung của các mô hình tồn kho này là dễ xác định lượng đặt hàng tối ưu, từ đó tính ra tổng chi phí nhỏ nhất phải bỏ ra cho hoạt động quản lý tồn kho, giúp công ty có thể hoạt động ổn định, không bị gián đoạn kinh doanh. Ở mô hình EOQ và BOQ còn tính được thời điểm đặt hàng lại, đảm bảo cho hàng mới nhập về đúng lúc lượng hàng tồn kho của sản phẩm vừa được tiêu thụ hết. Ở mô hình QDM, lượng đặt hàng tối ưu được xem xét cho phù hợp với thực tế, nhằm mang về nhiều lợi ích nhất, giảm tối đa chi phí phải bỏ ra.

Tuy nhiên, các mô hình kinh tế EOQ, BOQ và QDM cũng có nhiều hạn chế của chúng. Thứ nhất, các mô hình này được áp dụng dựa trên một số điều kiện giả định khó có thể xác định, hoặc không mang tính ổn định trong khoảng thời gian xét đến,… Thứ hai, các thông số dùng để tính lượng đặt hàng tối ưu, tổng chi phí tối ưu, điểm đặt hàng chỉ mang tính tương đối, do đó, các giá trị tính được cũng không có tính chính xác tuyệt đối, có thể dùng để tham khảo nhưng phải cân nhắc, áp dụng với các điều kiện thực tế khác.

Dưới đây là bảng tổng hợp lượng đặt hàng tối ưu, tổng chi phí tối ưu được xác định từ các mô hình tồn kho:

Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

EOQ BOQ QDM EOQ BOQ QDM EOQ BOQ QDM

Q* 472 685 528 409 593 466 376 544 403

TC* 31,87 31,08 134,00 30,81 30,07 120,17 25,94 27,73 116,57

Qthực tế 500 450 400

TCthực tế 156,93 147,95 117,99

Từ số liệu tổng kết trên, ta thấy thực tế, công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa chưa xác định được lượng đặt hàng tối ưu mỗi năm mà chỉ nhập mua theo nhu cầu ngắn hạn của thị trường, dẫn tới tổng chi phí lưu kho chưa được tối thiểu hóa nhất có thể. Chênh lệch về giá trị tổng chi phí tính được trong mô hình EOQ và mô hình BOQ với mô hình QDM là do mô hình QDM xét đến yếu tố chi phí mua hàng.

Nhìn chung, do mỗi mô hình tồn kho đều có các ưu điểm và hạn chế riêng, nếu có thể, công ty nên xem xét cả 3 mô hình để đưa ra đáp số khách quan nhất về lượng đặt hàng tối ưu.

51

KẾT LUẬN

Số lượng hàng tồn kho càng lớn thì rủi ro phát sinh càng cao. Hàng hóa xuất ra thị trường đúng lúc với số lượng vừa đủ là mục tiêu mà hầu hết các doanh nghiệp nhắm tới, trong đó có công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa.

Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa được coi là một trong những công ty đi đầu trong việc phân phối sản phẩm thực phẩm chức năng tại Việt Nam. Công ty đã phát hiện và mở ra “đại dương xanh” cho sản phẩm tân dược có tác dụng hỗ trợ các chức năng riêng biệt của cơ thể con người. Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, kí kết hợp đồng thương mại tự do với nhiều quốc gia trên thế giới và chuẩn bị xóa bỏ hàng rào thuế quan với 95% mặt hàng của các nước thành viên ASEAN cuối năm 2015, nguồn cung thực phẩm chức năng trên thị trường vô cùng dồi dào với mức giá cạnh tranh. Đứng trước thách thức này, công ty chỉ có 2 lựa chọn: chấp nhận bị đào thải hoặc cải tiến dây chuyền công nghệ, tối ưu hóa các hoạt động quản lý doanh nghiệp để tối thiểu hóa chi phí phát sinh, nhằm đưa ra một mức giá mang tính cạnh tranh cao. Đây chính là yêu cầu cấp thiết khiến doanh nghiệp trong nước nói chung cũng như công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa nói riêng cần chú trọng đến hoạt động quản lý tồn kho của mình.

Trên đây là những kiến thức em tìm hiểu và rút ra được của công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa. Em hy vọng sẽ nhận được lời góp ý, nhận xét của thầy, cô để em có thể hoàn thiện bài nghiên cứu của mình tốt hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn!

PHỤ LỤC

1. Báo cáo tài chính năm 2011 công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa 2. Báo cáo tài chính năm 2012 công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa 3. Báo cáo tài chính năm 2013 công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa

53

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp quản lý hàng tồn kho tại Công ty cổ phần Việt Nam PHARUSA (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)