II. Quĩ khen thưởng
2.2.5. Đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa
Bộ phận kinh doanh Thủ kho Khách hàng
Bộ phận bán hàng Kế toán (Nguồn: Phòng Hành chính) Thủ kho kiểm tra tính hợp lý của chứng từ (lệnh xuất hàng, phiếu xuất …) như phải có chữ ký của Giám đốc (hoặc người được ủy nhiệm ký lệnh xuất), kế toán, người nhận hàng … kiểm tra quy cách, mẫu mã hàng hóa đúng với phiếu xuất thì mới ký và xuất hàng ra khỏi kho.
Đồng thời căn cứ phiếu Nhập-Xuất hàng, Thủ kho phải ghi ngay vào thẻ kho để theo dõi và báo cáo về kế toán.
- Quy trình kiểm kê và điều chỉnh hàng tồn kho: hàng tháng, công ty tiến hành kiểm kê và điều chỉnh hàng hóa trong kho. Quy trình đó diễn ra như sau: + Liệt kê các hàng hóa đang tồn trong kho tại thời điểm kiểm kê;
+ Nhập dữ liệu thực tế sau khi kiểm kê xong;
+ Tiến hành lập các biên bản, chứng từ điều chỉnh số liệu kế toán cho đúng với số liệu thực tế. Nếu xuất hiện tình trạng thừa hoặc thiếu có nguyên nhân do con người gây ra, người kiểm kê lập biên bản xin ý kiến xử lý của Giám đốc hoặc người quản lý trực tiếp.
2.2.5. Đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa Pharusa
Giai đoạn 2011-2013, hiệu quả hoạt động quản lý hàng tồn kho ở Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa được thể hiện qua các chỉ số sau:
- Chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu khách hàng: Công ty Cổ phần Việt Nam Pharusa đồng thời bán buôn số lượng lớn cho các nhà thuốc theo hợp đồng kinh doanh và bán lẻ cho khách hàng mua trực tiếp tại cửa hàng của Công ty. Số lượng đơn dưới đây là số đơn đặt mua hàng số lượng lớn của các nhà thuốc với Công ty.
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Số đơn hàng không hoàn thành 9 7 4
Tổng số đơn hàng 47 39 25
Tỷ lệ đơn hàng khả thi 80,85% 82,05% 84,00%
(Nguồn: Phòng Kinh doanh) Trong 3 năm này, ta thấy tỷ lệ đơn hàng khả thi (đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng) tương đối cao, trung bình 3 năm đạt 82,30%. Tuy nhiên, tỷ lệ này cho
(1) Lập PXK và lưu liên 1 PXK (2)Chuyển liên 2 PXK liên 3 PXK (3) Xuất hàng Chuyển PXK liên 2
41
thấy vẫn còn trung bình 17,70% đơn hàng không hoàn thành, tương đương với 17,70% khách hàng không được đáp ứng nhu cầu. Từ năm 2011 đến 2013, tỷ lệ đơn hàng khả thi giảm nhẹ do tốc độ tăng của chỉ tiêu Số đơn hàng không hoàn thành lớn hơn tốc độ tăng tổng số đơn đặt hàng. Công ty cần chú trọng vào khắc phục các nguyên nhân chủ quan làm tăng lượng đơn hàng không đáp ứng được có liên quan tới công tác vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản và quản lý hàng tồn kho.
- Chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư cho hàng tồn kho: được xác định thông qua 2 thông số là tỷ lệ giá trị tài sản tồn kho và tỷ trọng hàng tồn kho trong tài sản lưu động.
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Giá trị hàng tồn kho 1.211.551.483 1.511.496.918 2.118.378.995
Tổng TSLĐ 6.143.671.536 5.383.534.362 4.810.377.139
Tổng tài sản 6.348.203.197 5.548.101.810 4.929.656.892
Tỷ lệ giá trị tài sản tồn kho 19,08% 27,24% 42,97%
Tỷ trọng hàng tồn kho trong TSLĐ 19,72% 28,08% 44,04%
(Nguồn: Phòng Kinh doanh) Trong giai đoạn 2011-2013, hai chỉ số đang xét đến đều có xu hướng giảm nhanh. Tỷ lệ giá trị tài sản tồn kho từ 42,97% (năm 2011) giảm 15,73% trong năm 2012, và giảm thêm 8,16% vào năm 2013. Tỷ trọng hàng tồn kho trong tài sản cố định cũng có mức giảm tổng cộng là 24,32% trong giai đoạn này. Nguyên nhân của xu hướng này xuất phát từ việc Công ty giảm nhanh lượng hàng tồn kho, tăng số vòng quay kho đồng thời tăng tổng tài sản lưu động nói riêng và tăng tổng giá trị tài sản nói chung mỗi kì kế toán.
- Chỉ tiêu đánh giá mức độ chính xác của các báo cáo tồn kho: được xác định thông qua 2 thông số là số lượng các báo cáo không chính xác và tổng số các báo cáo trong năm.
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Số báo cáo không chính xác 3 5 4
Tổng số báo cáo 24 24 24
Mức độ chính xác của các báo cáo tồn kho 87,50% 79,17% 83,33% (Nguồn: Phòng Kinh doanh) Nhìn chung, trong các năm từ 2011 đến 2013, các báo cáo tình hình tồn kho tại doanh nghiệp có độ chuẩn xác tương đối cao. Tuy nhiên, nhà quản trị và các cấp quản lý cần nâng cao hơn nữa ý thức làm việc có trách nhiệm của nhân viên kho, tăng cường kiến thức nghiệp vụ nhằm giảm tối đa số báo cáo còn sai sót, giúp các quyết định nhà quản trị đưa ra thiết thực, khắc phục đúng vấn đề hơn.