Với tư cách là một môn khoa học nghiên cứu về xã hội và các mối quan hệ giữa con người và xã hội, xã hội học nhìn nhận gia đình với diện mạo một thiết chế xã hội và tập trung nghiên cứu những quan hệ xã hội bên trong nó cũng như mối quan hệ giữa gia đình với tổng thể xã hội bên ngoài. Gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại có nhiều biến đổi. Sự biến đổi đó là do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố cả bên ngoài lẫn bên trong.
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN MÔN: BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
ĐỀ TÀI: SAI LỆCH CHUẨN MỰC – BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
Họ và tên học viên:
Lớp:
Trường Đại học……
1 Tài liệu tham khảo:
- Tác giả Phạm Việt Tùng (2011), Sự biến đổi gia đình Việt Nam dưới góc độ
- Lê Ngọc Văn (2010), Một số vấn đề cơ bản về gia đình Việt Nam giai đoạn
2011 - 2020, Đề tài cấp Bộ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Gia đình vàGiới, Hà Nội
2
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xã hội, từ xưa đến nay, gia đình vẫn luôn là thiết chế cơ bản nhất và gắnliền với đời sống của mỗi con nguời Mỗi cá nhân không thể tồn tại đơn lẻ mà phảigắn liền với gia đình Tùy theo cách nhìn nhận từ các ngành khoa học mà có nhữngđịnh nghĩa về gia đình khác nhau, nhưng nhìn chung, nói đến gia đình là nói đến một
xã hội thu nhỏ với nhiều mối quan hệ tồn tại bên trong nó Với tư cách là một mônkhoa học nghiên cứu về xã hội và các mối quan hệ giữa con người và xã hội, xã hộihọc nhìn nhận gia đình với diện mạo một thiết chế xã hội và tập trung nghiên cứunhững quan hệ xã hội bên trong nó cũng như mối quan hệ giữa gia đình với tổng thể
xã hội bên ngoài Gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại có nhiều biến đổi
Sự biến đổi đó là do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố cả bên ngoài lẫn bên trong Cóthể thấy rõ ràng nhất là sự thay đổi về cơ cấu gia đình, chức năng gia đình trong đóbao gồm quy mô gia đình và các quan hệ xã hội trong và ngoài gia đình
Trên cơ sở thuyết cấu trúc và chức năng, nhà xã hội học người Mỹ RobertMerton đã phần nào lý giải được vấn đề này thông qua ý tưởng về chức năng và phảnchức năng của mình Ông cho rằng, một thành tố của cấu trúc xã hội thực hiện cácchức năng, tức các hệ quả quan sát được, tạo ra sự thích nghi và điều chỉnh của hệthống, ngoài những hệ quả tích cực cũng có thể gây ra các hệ quả tiêu cực (phản chứcnăng) Gia đình là thành tố cơ bản của cấu trúc xã hội và thực hiện chức năng của nó
để duy trì sự thích nghi và ổn định của xã hội
Không những thế, một trong những biến đổi gia đình trong giai đoạn hiện naycòn thể hiện trong những sai lệch chuẩn mực – giá trị Để nghiên cứu vấn đề này, cóthể sử dụng một số khía cạnh trong thuyết xung đột của nhà xã hội học người ĐứcRalf Gustav Dahrendorf Ông lý luận rằng chính cơ cấu xã hội tạo ra các xung đột xãhội và khi các nhóm xung đột nảy sinh, chúng sẽ dẫn tới sự biến đổi trong cấu trúc
của xã hội, ở đây là gia đình với tư cách là một tiểu xã hội (Vũ Quang Hà, Các lý thuyết xã hội học, tập 1, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2001, tr.164, 185)
Chúng ta thấy rằng, trong thời gian qua tình trạng bạo lực gia đình xuất hiệnngày càng nhiều ở mọi nơi mọi lúc và phổ biến ở mọi tầng lớp xã hội với nhiều loạiđối tượng khác nhau Bạo lực gia đình được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau: bạo lực
về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế, bạo lực về tình dục
Theo số liệu khảo sát của các cơ quan chức năng cho thấy có 25% gia đình cóhành vi bạo lực tinh thần; có khoảng 15% vợ bị chồng đánh, gần 80% bị chồng chửi,70% bị chồng bỏ mặc trong cuộc sống gia đình; 30% cặp vợ chồng có hiện tượng épbuộc quan hệ tình dục gọi là "bạo lực tình dục" hoặc việc buộc phải đẻ con trong khisức khoẻ của người phụ nữ không đảm bảo, hoặc buộc phải phá thai cũng được xem
như một hình thức của bạo lực tình dục (Báo cáo của Ủy ban các vấn đề về xã hội năm 2012)
Trang 3Hậu quả của bạo lực gia đình gây thương tích thân thể chiếm 12,8%; tổnthương về tinh thần 28,3%; Vợ chồng ly thân 5,1%; ly hôn 14,8%; con cái khôngđược chăm lo 13,3%; tử vong 2,8%; tự tử 1,2%; có 2,7% bạo lực về kinh tế (hành vi
phá hoại làm hư hỏng về tài sản) (Báo cáo của Ủy ban các vấn đề về xã hội năm 2012)
Từ một vài số liệu cụ thể trên chúng ta thấy rằng, sai lệch giá trị chuẩn mực –bạo lực gia đình đang diễn ra rất phổ biến trong xã hội hiện đại, nó đã và đang trởthành vấn nạn được cả xã hội quan tâm
Vì vậy, để hiểu rõ hơn về những biến đổi của gia đình Việt Nam đối với việc
“sai lệch chuẩn mực – bạo lực gia đình trong gia đình hiện đại” chúng tôi tiến hànhnghiên cứu tiểu luận, cụ thể với các nội dung chính như sau:
I Gia đình và hệ giá trị gia đình
II Bạo lực gia đìnhII.1 Thực trang bạo lực gia đìnhII.2 Các nhóm bạo lực gia đình, nguyên nhân, hậu quả và giải phápIII Biến đổi của bạo lực gia đình xưa và nay
III.1 Những yếu tố tác động đến biến đổi sai lệch chuẩn mực – bạo lựcgia đình
III.2 Hệ quả của biến đổi sai lệch chuẩn mực gia đình
Trang 4CHƯƠNG I: GIA ĐÌNH VÀ HỆ GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH XƯA VÀ NAY
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhất là trong bối cảnh môi trường khủng hoảnggiá trị, nhiều tác giả cho rằng, thế giới đang đứng trước hai khuynh hướng: (1) làcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng theo những giá trị mới, (2) hậu hiện đại hóa với
xu hướng tìm lại những giá trị truyền Những khuynh hướng này không chỉ thể hiện ởnhóm, ở cộng đồng trong các sinh hoạt đời sống xã hội mà nó cũng thể hiện ở cảtrong gia đình nói chung và gia đình Việt Nam nói riêng Vào tháng 3 năm 2014,Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới đã tiến hành cuộc điều tra “Hệ giá trị gia đình ViệtNam dưới góc nhìn xã hội học” tại một phường trung tâm thành phố và một xã ởvùng nông thôn tỉnh Thái Bình với mẫu khảo sát gồm 281 gia đình thành thị và 299gia đình nông thôn; tổng cộng là 580 người đại diện gia đình đã được phỏng vấn trựctiếp bằng bảng hỏi Dựa trên kết quả của cuộc điều tra này, bài viết tìm hiểu và làmsáng tỏ hai khuynh hướng này trong gia đình Việt Nam hiện nay: (1) mở cửa, tiếpnhận những giá trị mới; (2) khôi phục, lưu giữ những giá trị truyền thống
1.1 Cởi mở đón nhận cái mới - một biểu hiện trong sự biến đổi hệ giá trị gia đình
Trong công trình Hiện đại hóa và Hậu hiện đại hóa, nhà nghiên cứu Inglehart[2008] có nhận xét là biến đổi kinh tế mang đến những biến đổi chính trị và văn hóa Công nghiệp hóa mang lại một sự chuyển dịch từ giá trị truyền thống sang giá trị lýtính mang tính bền vững Phát triển kinh tế gắn kết rất lớn với sự biến đổi văn hóatiên liệu được [Inglehart 2008: 14] Chúng tôi nghĩ rằng nhận xét của Inglehart khôngchỉ đúng ở cấp độ quốc gia - dân tộc, mà còn đúng cả trong sự biến đổi hệ giá trị giađình ở Việt Nam hiện nay, thể hiện trong cả đời sống vật chất và đời sống tình cảm
Trong đời sống vật chất, tiện nghi sinh hoạt của các gia đình ở cả nông thôn vàthành thị đều có những thay đổi lớn với những vật dụng hiện đại, phù hợp với thờiđại và cuộc sống mới
Nếu như trước đây, các gia đình sử dụng chủ yếu là rơm, rạ, than, củi lá choviệc đun nấu với những chiếc nồi nhọ đen thì ngày nay, hầu như tất cả các gia đìnhđều có nồi cơm điện và phần lớn đun nấu bằng khí gas Tại địa bàn nghiên cứu, gần100% gia đình sử dụng nồi cơm điện (98,8%) và có tới 94% gia đình có bếp gas Cácphương tiện truyền thông như tivi, các sản phẩm công nghệ thông tin (điện thoại diđộng, máy vi tính/internet) và các tiện nghi sinh hoạt hiện đại (tủ lạnh, máy giặt, bìnhnóng lạnh, nhà vệ sinh tự hoại)… đều đã xuất hiện trong phần lớn các gia đình tại địabàn nghiên cứu Đây đều là những sản phẩm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lànhững giá trị vật chất của xã hội hiện đại
Không chỉ dừng lại ở đời sống vật chất, sự biến đổi của hệ giá trị gia đình hiệnnay còn thể hiện cả trong đời sống tinh thần và tình cảm của các thành viên Chẳnghạn, nếu như trong đời sống gia đình Việt Nam trước đây chỉ quan tâm đến việc cúng
Trang 5giỗ cho những người đã mất, thì hiện nay việc tổ chức, kỷ niệm ngày sinh các thànhviên của gia đình đang dần trở nên phổ biến Tỉ lệ các gia đình tại địa bàn nghiên cứu
có tổ chức kỷ niệm sinh nhật của con cái là 57,2%, thậm chí sinh nhật của vợ/chồngcũng được 20,3% gia đình thực hiện hàng năm Có một sự chênh lệch nhất định giữacác thế hệ trong việc tổ chức kỷ niệm ngày sinh Điều này cho thấy “sự biến đổi vănhóa cơ bản diễn ra vững chắc hơn ở bên trong các nhóm trẻ so với ở các nhóm lớntuổi, từ đó dẫn tới những khác biệt giữa các thế hệ [Inglehart 2008: 49] Kết quảtương quan hai biến cũng cho thấy có sự khác biệt rõ nét giữa các nhóm gia đìnhkhác nhau trong việc tổ chức sinh nhật cho con Gia đình có mức sống khá giả có tỉ lệ
tổ chức sinh nhật cho con cao hơn gia đình ở mức sống trung bình và nghèo, tỉ lệ lầnlượt là 81,1%; 56,2% và 38,0% Gia đình ở thành thị cũng có tỉ lệ tổ chức sinh nhậtcho con cao hơn so với gia đình nông thôn (74,1% so với 46,6%) Nhóm có độ tuổithấp hơn hoặc có trình độ học vấn cao hơn cũng có tỉ lệ tổ chức sinh nhật cho con caohơn
Một trong những sự kiện trong đời sống tinh thần được phần lớn (61,2%) cácgia đình tổ chức hàng năm đó là kỷ niệm ngày phụ nữ: 8-3 (ngày Quốc tế phụ nữ) và20-10 (ngày phụ nữ Việt Nam) Đó là dịp người phụ nữ Việt Nam được tôn vinhkhông chỉ trong gia đình mà cả trong toàn xã hội Điều này cho thấy đã có sự thay đổiđáng kể trong đời sống gia đình Việt Nam hiện nay khi vị thế, vai trò của người phụ
nữ ngày càng được nhìn nhận, đánh giá cao Nếu như trước đây, trong gia đình truyềnthống, những hy sinh của người phụ nữ được coi là sự hy sinh thầm lặng và các thànhviên gia đình mặc nhiên được thụ hưởng sự hy sinh đó thì ngày nay họ đã nhìn nhận
và đánh giá đúng hơn công lao của những người phụ nữ trong gia đình Có sự khácbiệt lớn giữa các nhóm gia đình trong việc tổ chức kỷ niệm ngày phụ nữ hàng năm.Gia đình khá giả, gia đình ở thành thị có tỉ lệ tổ chức kỷ niệm ngày phụ nữ cao hơn
Tuy nhiên, những phát hiện quan trọng nhất của cuộc nghiên cứu này về sự vậnhành của các giá trị mới nói riêng cũng như sự biến đổi hệ giá trị gia đình nói chung,
là ở khía cạnh quan hệ gia đình Ở một khía cạnh nào đó, có thể nói rằng “Hiện đạihóa phá hủy một thế giới truyền thống” [Inglehart 2008: 57] của gia đình Việt Nambởi những thay đổi mạnh mẽ trong các giá trị về khuôn mẫu ứng xử giữa nam và nữ,giữa người già và người trẻ và thậm chí ở cả tiếng nói của trẻ em trong gia đình
Thứ nhất, về quan hệ giữa nam giới và phụ nữ trong gia đình, có vẻ như quyền
uy của người nam giới trong gia đình truyền thống đã không còn giữ được vị thếtuyệt đối trong gia đình Việt Nam hiện nay, vì sự bình đẳng nam nữ đang ngày càngđược xã hội đón nhận Thực tế cho thấy, 95,2% người tham gia trả lời cho rằng bìnhđẳng nam nữ là cần thiết và rất cần thiết trong ứng xử gia đình Điều này gần nhưthay đổi hoàn toàn với quan niệm của ông cha ta trước đây khi cho rằng “nhất namviết hữu, thập nữ viết vô” Tỉ lệ đánh giá này có sự khác biệt giữa các nhóm học vấn,
độ tuổi và địa bàn khảo sát Trong đó, học vấn càng cao, tỉ lệ ủng hộ càng cao Độ
Trang 6tuổi càng cao tỉ lệ ủng hộ càng thấp Tỉ lệ ủng hộ ở thành thị, và ở nhóm có mức sốngkhá giả cao hơn ở nông thôn và ở nhóm có mức sống nghèo Inglehart cũng đã nóirằng: “Các vai trò về giới đối lập nhau một cách rõ rệt vốn là đặc tính của mọi xã hộitiền công nghiệp hầu như không thể tránh khỏi phải được thay thế bởi các vai trò vềgiới ngày càng giống nhau ở xã hội công nghiệp tiên tiến [Inglehart 2008: 29].
Thứ hai, về quyết định trong gia đình, trong xã hội truyền thống, người chồng
là người toàn quyền từ việc lớn đến việc nhỏ, kể cả việc quản lý tài chính Tuy nhiên,kết quả điều tra tại địa bàn nghiên cứu cho thấy điều này đã có sự thay đổi: tỉ lệ vợchồng cùng quyết định ngang nhau những việc quan trọng chiếm đến 34,7%, trongkhi tỉ lệ người chồng hoàn toàn quyết định chỉ chiếm 4,1% Gắn liền với quyền quyếtđịnh của người chồng trong đời sống gia đình trước đây là quan niệm “nam tôn nữty”, tức là coi trọng con trai hơn con gái Những gì tốt đẹp nhất sẽ được ưu tiên chongười con trai, từ cái ăn, cái mặc, và đặc biệt là việc học hành Trong nhiều gia đìnhkhó khăn, các trẻ em gái không được đến trường hoặc phải nghỉ học giữa chừng đểnhường cơ hội cho các anh/em trai của mình đi học Nhưng, hiện nay, 95,6% gia đìnhkhẳng định không phân biệt con trai hay con gái mà họ đầu tư cho việc học của contheo sức học của trẻ
Cũng tương tự, một điều đáng ghi nhận trong sự thay đổi trong hệ giá trị giađình hiện nay là sự bình đẳng giữa người già và người trẻ 90% người tham gia điềutra có ý kiến cho rằng việc ứng xử bình đẳng giữa người già và người trẻ trong giađình là cần thiết và rất cần thiết Cố nhiên, sự bình đẳng ở đây không có gì giống với
sự cào bằng để trở thành “cá mè một lứa” Sự bình đẳng ở đây chỉ hàm nghĩa là tôntrọng lẫn nhau về quan niệm và sự lựa chọn giá trị, sở thích, còn trong đời sống hàngngày lớp trẻ vẫn kính trọng các thế hệ cha anh, còn các thế hệ cha anh vẫn yêuthương và bảo ban con trẻ
Một khi quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa già và trẻ bắt rễ sâu vào trongđời sống hiện thực, thì đương nhiên quyền tự do cá nhân của các thành viên gia đìnhcũng được tôn trọng Điều này cho thấy có sự khác biệt lớn giữa gia đình Việt Namtruyền thống và gia đình hiện nay Trong xã hội truyền thống, giá trị cộng đồng đượccoi là quan trọng nhất, gia đình là một cộng đồng và các thành viên gia đình “phảikìm nén, dập tắt những ý muốn, nguyện vọng riêng tư nếu nó trái với các chuẩn mựccộng đồng” và trong các ứng xử, trong mọi hành động, mọi quyết định của mình đều
vì cộng đồng gia đình [Mai Huy Bích 1993] Trong gia đình gia trưởng, con cáikhông được nhận xét, đánh giá hành vi của cha mẹ, mà phải mặc nhiên thừa nhận vôđiều kiện rằng cha mẹ bao giờ cũng tuyệt đối đúng và họ có quyền tối cao đối vớicuộc sống, tự do của con cái [Mai Huy Bích 1993] Nhưng trong các gia đình ViệtNam hiện nay, các bậc cha mẹ đã có sự tôn trọng quyền tự do cá nhân của con cái thểhiện ở việc trao quyền cho con cái trong các quyết định hôn nhân và lựa chọn nghềnghiệp Đối với việc hôn nhân, có 21,8% người tham gia điều tra cho biết con cái
Trang 7trong gia đình họ hoàn toàn quyết định Trường hợp cha mẹ hoàn toàn quyết định chỉchiếm 0,4% Tỉ lệ con quyết định có tham khảo ý kiến cha mẹ là 77,1% so với 0,8%trường hợp cha mẹ quyết định có hỏi ý kiến con Kết quả chạy tương quan hai biếncho thấy, tỉ lệ cha mẹ cao tuổi (từ 55 tuổi trở lên) cho biết con họ nắm quyền quyếtđịnh chính việc hôn nhân của mình là 98,3%, tỉ lệ này ở những nhóm tuổi dưới 55đều là 100% Cha mẹ có học vấn càng cao thì tỉ lệ con cái tự quyết định việc hônnhân càng cao (100% ở nhóm cha mẹ học vấn từ trung học phổ thông trở lên; 98,2%
ở nhóm cha mẹ có học vấn trung học cơ sở và 94,1% ở nhóm cha mẹ có trình độ tiểuhọc trở xuống) Tỉ lệ cha mẹ khá giả dành quyền quyết định hôn nhân cho con là100%, ở nhóm nghèo 97,4%
Cùng với việc hôn nhân, việc chọn nghề nghiệp của con hiện nay cũng do conquyết định là chính Số liệu điều tra cho thấy có tới 17,2% con cái quyết định hoàntoàn so với 0,9% cha mẹ hoàn toàn quyết định 75,7% con cái quyết định có thamkhảo ý kiến cha mẹ so với 6,2% cha mẹ quyết định có bàn bạc, thuyết phục con cái.Điều này cũng thể hiện sự thay đổi đáng kể trong việc lựa chọn các khuôn mẫu ứng
xử trong gia đình Sự đối nghịch giữa hai câu thành ngữ “cha mẹ đặt đâu con ngồiđấy” và “con cái đặt đâu cha mẹ ngồi đấy” đã nói lên rất nhiều về sự chuyển đổi này.Quyền quyết định lựa chọn nghề nghiệp của con cái cũng có sự khác biệt nhất địnhgiữa các gia đình ở hai khu vực nông thôn và đô thị, cũng như ở các nhóm gia đình
có mức sống, độ tuổi và trình độ học vấn khác nhau Cha mẹ tuổi càng trẻ, học vấncàng cao thì tỉ lệ trao quyền quyết định cho con càng nhiều Tỉ lệ con quyết địnhchính nghề nghiệp của mình ở các gia đình khu vực đô thị và gia đình có mức sốngkhá giả cao hơn so với con cái ở các gia đình khu vực nông thôn và ở các gia đình cómức sống thấp hơn Tuy nhiên, sự chênh lệch là không đáng kể, dao động từ 87 đến97%
Sự thay đổi giá trị về quyền/quyền tự do của các thành viên trong gia đìnhkhông chỉ biểu hiện rõ ở việc trao quyền cho những người con lớn/trưởng thành trongcác quyết định liên quan đến đời sống cá nhân, mà ngay cả với trẻ em nhỏ tuổi, xuhướng những bậc ông bà - cha mẹ công nhận quyền của các em cũng có những thayđổi rõ rệt Kết quả điều tra cho thấy tỉ lệ người tham gia khẳng định trẻ em cũng cóquyền của mình trong các ứng xử trong gia đình chiếm 95,2%, và không có sự khácbiệt giữa nông thôn và thành thị trong việc ủng hộ giá trị này Tỉ lệ người trả lời ởthành thị ủng hộ cao hơn không đáng kể so với tỉ lệ này ở nông thôn (96,1% so với94,4%)
Tóm lại, xu hướng biến đổi giá trị của gia đình Việt Nam hiện nay là tiếp nhậngiá trị mới của xã hội hiện đại hóa, công nghiệp hóa như tôn trọng quyền con người,tôn trọng tự do cá nhân, xóa bỏ sự khác biệt giới và sự phổ biến ưa thích những tiệnnghi sinh hoạt hiện đại phục vụ cho đời sống vật chất và tinh thần của gia đình.Những biến đổi giá trị trong gia đình Việt Nam thể hiện những khác biệt theo thế hệ:
Trang 8lớp trẻ là thế hệ có những thay đổi rõ rệt hơn, đáng kể hơn so với lớp người thuộc thế
hệ cha mẹ, ông bà họ, vì “họ không phải vượt qua sức đề kháng của kiến thức khôngphù hợp thu được trước đây” [Inglehart 2008: 49] Những biến đổi giá trị trong cácgia đình Việt Nam hiện nay cũng có sự khác biệt theo mức độ hiện đại hóa, mức độphát triển theo khu vực sống Cụ thể là có sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị,giữa những nhóm có trình độ học vấn cao và nhóm có trình độ học vấn thấp, và giữanhững nhóm có các mức sống khác nhau
1.2 Khôi phục, lưu giữ những giá trị truyền thống
Các nhà lý thuyết hiện đại hóa cổ điển nghĩ rằng cùng với công nghiệp hóa vàphát triển kinh tế, tôn giáo và truyền thống dân tộc sẽ mất hẳn, song bản thân nó lạichứng minh rằng nó vẫn hiện diện trên khắp thế giới [Inglehart 2008: 14] Huntington(1996), Putnam (1993) và Fukuyama (1995) lập luận rằng ngày nay truyền thống vănhóa có sức sống đáng kể và nó định hình hành vi kinh tế và chính trị trong xã hội[dẫn theo Inglehart 2008: 15]
Cũng theo Inglehart, hậu hiện đại là quá trình lập lại giá trị truyền thống Điều
đó đã đảo ngược một trong những khuynh hướng nổi bật nhất gắn với hiện đại hóa.Thời kỳ đầu hiện đại hóa, những thành tựu về khoa học và công nghiệp đã tạo nênmột huyền thoại về tiến bộ và sự mất lòng tin về cơ bản đối với truyền thống Nhưnggần đây, tính hợp lý về công cụ của hiện đại không được tin cậy, mở ra con đườngcho truyền thống giành lại địa vị và tạo ra nhu cầu về một huyền thoại hợp thức mới.Trong thế giới quan hậu hiện đại, truyền thống một lần nữa lại có giá trị tích cực.Nhưng trả lại giá trị cho truyền thống là một quá trình chọn lọc gắt gao [Inglehart2008: 61]
Gia đình Việt Nam đã trải qua nhiều biến động cùng với những thay đổi củakinh tế, chính trị Gia đình Việt Nam đã tiếp nhận những giá trị mới được cho là tiến
bộ phù hợp với thời đại như bình đẳng giới, quyền cá nhân, quyền trẻ em cũng nhưcác tiện nghi hiện đại Tuy nhiên, bên cạnh đó, những giá trị truyền thống cũng vẫnđược lưu giữ và thậm chí đang lấy lại vị thế ngày càng mạnh mẽ Đúng như Ingleharttừng nói “Tư tưởng hậu hiện đại là sự lập lại giá trị của truyền thống vì hiện đại hóa
đã làm cho truyền thống mất đi giá trị ghê gớm nên sự thoái vị của nó mở đường choquá trình lập lại giá trị này [Inglehart 2008: 56]
Những giá trị trong đời sống vật chất
Những vật dụng gia đình gắn liền với văn hóa truyền thống như sập gụ, tủchè/tủ thờ, bàn trà và tràng kỷ vẫn được lưu giữ ở một số gia đình tại địa phương tiếnhành nghiên cứu Tỉ lệ gia đình có tủ chè/bàn thờ là 52,2%; có bàn trà là 65,3%; cósập gụ là 4% và có tràng kỷ là 3%
Những giá trị trong đời sống tinh thần - tâm linh
Trang 9Các hình thức tưởng nhớ đến những người đã mất hay các nghi lễ trong các dịptuần tiết sóc vọng vẫn được lưu giữ trong các gia đình Việt Nam trong thời kỳ hiệnđại ngày nay Điều này thể hiện khá rõ trong tỉ lệ khá cao các hộ gia đình tại địa bànnghiên cứu có thực hành các lễ - tết hàng năm trong gia đình.
Trong quan hệ cha mẹ con cái, giá trị truyền thống “Cha mẹ nhân từ, con cháuhiếu thảo (Cha từ con hiếu)” - của gia đình Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị với 96%người tham gia nghiên cứu khẳng định đúng hoàn toàn và 4% cho rằng đúng mộtphần
Trong quan hệ anh em, giá trị “Anh độ lượng, em lễ phép” cũng được hầu hếtngười tham gia điều tra khẳng định là vẫn còn đúng với tỉ lệ 99,1% (trong đó 88,1%cho là đúng hoàn toàn và đúng một phần là 11%)
Sự gắn kết giữa ông bà cha mẹ và con cháu; sự kế thừa, tiếp nhận những hệquả của thế hệ sau với thế hệ trước qua câu dặn cha mẹ ông bà rằng “Ăn ở hiền lành
để phúc cho con cháu” vẫn còn nguyên giá trị trong các gia đình tại địa bàn nghiêncứu với 90% số người được phỏng vấn cho đó là điều quan trọng
Những giá trị gắn kết bao đời nay trong quan hệ dòng họ vẫn được lưu giữtrong các gia đình tại địa bàn nghiên cứu Tỉ lệ những người tham gia điều tra chobiết thường xuyên tham gia giỗ tổ họ là 82,9%; thường xuyên tham gia các việc hiếu,
hỉ trong họ là 89% và thường xuyên tham gia hội họp trong họ là 76%
TIỂU KẾT
Sự vận hành và biến đổi của gia đình Việt Nam dường như đã khẳng địnhnhững nhận định của Inglehart về giá trị và sự biến đổi giá trị trong quá trình pháttriển của xã hội Một mặt, tiếp nhận những giá trị mới của một xã hội hiện đại hóa,công nghiệp hóa như tôn trọng quyền con người, tôn trọng tự do cá nhân, xóa bỏ sựkhác biệt giới cùng với những tiện nghi hiện đại Mặt khác, những giá trị truyềnthống tốt đẹp vẫn được lưu giữ, thậm chí đang ngày càng được phục hưng
Những biến đổi giá trị của gia đình Việt Nam cũng thể hiện những khác biệttheo thế hệ Lớp trẻ được cho là có những thay đổi rõ rệt hơn, đáng kể hơn so với lớpngười có tuổi thuộc thế hệ cha mẹ, ông bà họ
Những biến đổi giá trị trong các gia đình cũng có sự khác biệt theo mức độhiện đại hóa, mức độ phát triển Cụ thể là có sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị,giữa những nhóm có trình độ học vấn cao và nhóm có trình độ học vấn thấp
Việc nắm được những xu hướng biến đổi của gia đình giúp chúng ta có cáinhìn lạc quan hơn với những thay đổi của xã hội hiện nay nói chung và những thayđổi trong đời sống gia đình nói riêng Từ đó, có cách xử lý thoả đáng với những diễnbiến trong đời sống hàng ngày Không quá bi quan trước những thay đổi và cũngkhông quá hoang mang trước những cái được lưu giữ Tất cả đều vận hành theo quy
Trang 10luật của nó, đó là cuộc chiến, cuộc cạnh tranh hay, nói cách khác, là “sự thanh lọcgay gắt” Cái gì là giá trị sẽ trường tồn Gia đình Việt Nam một mặt hướng đến nhữnggiá trị mới, hiện đại nhằm tạo nên gia đình tiến bộ, hạnh phúc và mặt khác vẫn giữgìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp.
CHƯƠNG II: MỘT VÀI NÉT VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM 2.1 Thực trạng bạo lực gia đình
Ở Việt Nam, bạo lực gia đình đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động vàtrái ngược với truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc Bạo lực gia đình không cònđơn thuần chỉ là hành vi đánh đập ngược đãi về thể xác, về tinh thần, bạo hành trongtình dục, bạo lực kinh tế… mà còn là hành vi phạm tội nghiêm trọng Bạo lực khôngchỉ phát sinh ở các gia đình học vấn thấp mà còn có ở các gia đình học vấn cao,không chỉ có ở những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn mà còn nảy sinh ởnhững gia đình điều kiện kinh tế tốt và không chỉ ở những đôi vợ chồng mới kết hôn
mà còn có cả những đôi vợ chồng sống cùng nhau hàng chục năm
Các hành vi bạo lực gia đình có nhiều nguyên nhân, nhưng có 2 nguyên nhânchính: từ phía cá nhân và từ phía xã hội Phần lớn các hành vi bạo lực thường diễn ratrong những gia đình có chồng (vợ) nghiện hút, cờ bạc, rượu chè, mại dâm,…
Theo điều tra của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên nhân trựctiếp làm nảy sinh hành vi bạo lực gia đình là do người chồng nghiện rượu, say rượu(60%), những gia đình này thường có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, học vấn thấp, thiếuhiểu biết về pháp luật, công việc không ổn định
Bạo lực gia đình là do rượu và ma túy: Khi sử dụng các chất kích thích nhưrươu, ma túy… nam giới thường có nguy cơ giải quyết những khó khăn bằng hành vibạo lực, chẳng hạn như nhiều người thường lấy cớ say rượu, thua bạc để đánh đập,hành hạ vợ con, bắt vợ phải đưa tiền để đi uống rượu và chơi cờ bạc Tuy nhiên,không ai lý giải được tại sao những người có hành vi bạo lực đấy chỉ thực hiện với
vợ, con mà không phải với những người khác
Bạo lực gia đình thường xảy ra trong những gia đình có điều kiện kinh tế khókhăn: Những cặp vợ chồng phải bươn chải vất vả để kiếm sống thường có sự căngthẳng về thần kinh hơn và do đó dễ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh cãi trong giađình và cuối cùng nam giới thường sử dụng quyền và sức mạnh của mình để gây rabạo lực với vợ Tuy nhiên, không thể đổ lỗi cho nghèo đói vì nhiều gia đình khá giảvẫn có bạo lực và nhiều gia đình kinh tế khó khăn nhưng vẫn giữ mối quan hệ tốtđẹp
2.2 Các nhóm bạo lực gia đình, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp
2.2.1 Các nhóm bạo lực gia đình
Trang 11Theo Luật Phòng chống bạo lực gia đình, đây là hành vi cố ý của thành viêngia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đốivới các thành viên khác trong gia đình Nạn nhân của bạo lực thân thể thường là phụ
nữ, còn nam giới thường là nạn nhân của bạo lực tinh thần Bạo lực gia đình xảy ra ởmọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo, không có ngoại lệ về giàu- nghèo hay trình độhọc vấn
Hành vi bạo lực gia đình được chia làm 4 nhóm: bạo lực tinh thần, bạo lực thểchất, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục, và cụ thể như sau:
Nhóm 1, nhóm hành vi bạo lực về tinh thần: bao gồm các hành vi lăng mạ hoặc
hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay cô lập, xua đuổi hoặc gây áplực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng hoặc ngăn cản việc thực hiệnquyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu, giữa cha, mẹ và con,giữa vợ và chồng, giữa anh, chị, em với nhau, hành vi trái pháp luật buộc thành viêngia đình ra khỏi chỗ ở, cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hônnhân tự nguyện, tiến bộ
Nhóm 2, hành vi bạo lực về thể chất hay thể xác: bao gồm hành vi hành hạ,
ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng
Nhóm 3, nhóm hành vi bạo lực về kinh tế: bao gồm chiếm đoạt, huỷ hoại, đập
phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác tronggia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình hay cưỡng ép thành viên giađình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ hoặc là kiểm soát thunhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính
Nhóm 4, nhóm hành vi bạo lực về tình dục: gồm có hành vi cưỡng ép quan hệ
tình dục
2.2.2 Nguyên nhân của bạo lực gia đình
Yếu tố được coi là nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình và là yếu tố cơ bảnnhất gây ra nạn bạo lực gia đình là: nhận thức về vấn đề bình đẳng giới rất hạn chế,bất bình đẳng giới là gốc rễ của bạo lực gia đình:
- Ảnh hưởng của nền văn hóa phong kiến với những quan niệm mang đậm màu
sắc định kiến giới, đó là những định kiến nằm ngay trong truyền thống văn hóa,phong tục tâp quán, chuẩn mực đạo đức bấy lâu nay trong xã hội: tư tưởng trọngnam, khinh nữ; chồng chúa, vợ tôi; tư tưởng gia trưởng; định kiến giới: phụ nữ làngười giữ gìn hạnh phúc gia đình - “một điều nhịn là chín điều lành”… Những quanniệm này đã khiến cho người nam giới cho rằng họ có vai trò trụ cột trong gia đình,
có quyền định đoạt mọi việc, họ luôn có tư tưởng mình là “tiếng nói” trong gia đìnhnên có thể mắng chửi vợ một vài câu là điều bình thường, thậm chí tát vợ một vài cáicũng không sao; hay do hiểu sai mục đích của biện pháp nghiêm khắc trong giáo dục
Trang 12con cái theo quan niệm “yêu cho roi, cho vọt” dẫn đến nhiều bậc cha mẹ tự cho mìnhquyền được đánh đập, hành hạ con cái mình.
- Nhận thức của chính bản thân của người phụ nữ bị bạo lực: Sự nhìn nhận,
đấu tranh của người phụ nữ trước bạo hành gia đình còn hạn chế, thiếu thẳng thắn,còn cam chịu; họ mang tư tưởng: “xấu chàng hổ ai”, họ sợ: “vạch áo cho người xemlưng”, hay sợ hàng xóm, bạn bè chê cười…
- Cộng đồng, xã hội coi vấn đề bạo lực gia đình là chuyện thông thường,
chuyện riêng của mỗi gia đình: “Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, sự can thiệp, lên án củacộng đồng, làng xóm, chính quyền địa phương chỉ mang tính chất nhất thời, mờ nhạt
Do đó, bạo lực gia đình vẫn có điều kiện tồn tại và phát triển
Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực trong gia đình đối với phụ nữsong nguyên nhân sâu xa chính là do yếu tố nhận thức Bạo lực gia đình chính là mộtbiểu hiện của sự bất bình đẳng giới, là sản phẩm của chế độ gia trưởng Các yếu tốkhác như tệ nạn xã hội, kinh tế, mâu thuẫn gia đình, ngoại tình… được xem lànguyên nhân trực tiếp của bạo lực, làm gia tăng nguy cơ của bạo lực gia đình Điềuđáng tiếc là một bộ phận không nhỏ phụ nữ và nam giới không cảm nhận được sự bấtbình đẳng này cũng như sự cần thiết phải thay đổi nó Vì vậy, để giải quyết được triệt
để vấn đề bạo lực gia đình, chúng ta cần chú ý giải quyết yếu tố nhận thức của namgiới, phụ nữ và của cả cộng đồng
Xóa bỏ “khoảng cách giới” là một vấn đề cấp bách như nhu cầu về cơm ăn, áomặc Thực tế đã chứng minh rằng: “thực hiện sự bình đẳng về giới không chỉ đem lạilợi ích riêng cho nữ giới mà vì lợi ích chung của cả hai giới, vì sự phát triển tiến bộchung của cả giới nam và giới nữ và vì sự tiến bộ của thế hệ mai sau”
Tuy nhiên, hiện cũng nảy sinh khuynh hướng mới, đó là “mặt trái của nền kinh
tế thị trường”, là “hệ quả tất yếu của xã hội hiện đại” Bạo lực tinh thần, thường diễn
ra trong những nhóm có kinh tế gia đình khá giả và giàu có, trình độ học vấn tươngđối cao, nghề nghiệp ổn định…
2.2.3 Hậu quả của bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình đã để lại những hậu quả nặng nề cho gia đình, xã hội và cánhân những người trong cuộc
Hậu quả đầu tiên của bạo lực gia đình là số lượng nạn nhân bị giết chết, bị bức
tử, bị đánh đập gây thương tích hoặc tàn phế đã được thống kê hàng ngày, hàng thánghàng năm Một nghiên cứu năm 2009 - 2010 của Trung tâm nghiên cứu Giới và Pháttriển, Tổng chục thông kê và Hội LHPN đã phỏng vấn 900 phụ nữ ở cả ba miền BắcTrung Nam cho biết : Các nạn nhân có thể chỉ bị một dạng bạo lực hay hai, ba, thậmchớ cả bốn loại bạo lực Hình thức bạo lực phổ biến nhất là bạo lực thân thể như đấm,
đá, tát (90% số nạn nhân được hỏi) Cưỡng ép quan hệ tình dục, 36%; Bóc lột kinh tế,
Trang 1332%; Làm hại hay dọa làm hại/dọa giết con hoặc người thân, 33% Tuy nhiên, bạolực tinh thần và tình dục còn ít được nhìn nhận Ví dụ, người chồng không chỉ đánh
vợ mà còn nhốt vợ vào cũi chó 5 hoặc có những kẻ đã lột quần áo vợ bắt đứng suốtđêm ngoài sân vào mùa đông hoặc đi dong khắp làng để bêu rếu 83% nạn nhân bịcác thương tích Loại thương tích phổ biến nhất là thâm tím, bầm dập; rách da, xâyxước, báng; và chấn thương đầu; Hầu hết các nạn nhân (98 %) đều bị các hậu quả vềtâm lý Những hậu quả tâm lý phổ biến nhất là trầm uất, sợ hói, lo lắng, hoảng loạn
và mất ngủ Nghiên cứu này còng cho biết : Các thương tích ở phụ nữ miền Trung làphổ biến hơn (chiếm 93%) so với miền Bắc (77%) và miền Nam (79%); Ở phụ nữ trẻ
là phổ biến hơn (chiếm 86% ở nhóm tuổi 21-30) so với nhóm lớn tuổi (71% ở nhómtuổi 51-60); Phổ biến hơn ở các nhóm dân tộc thiểu số (chiếm 94%) so với ngườiKinh (82%) Phụ nữ nông thôn là những người chịu trách nhiệm chính trong sản xuấtnông nghiệp và lao động trong gia đình nhưng họ lại là người được hưởng thụ rất ít,đặc biệt trong vấn đề chất lượng sống, học tập và chăm sóc sức khoẻ sinh sản Họ còn
là nạn nhân chủ yếu của các dạng bạo lực từ phía người chồng và những người thânkhác trong gia đình và trong nhiều trường hợp họ đã không được cứu giúp kịp thời.Nhiều phụ nữ khi bị đánh đã không có chỗ trú thân và bị cộng đồng khinh rẻ do quanniệm “ trọng nam, khinh nữ “ Còn có nơi, do cách giải quyết không đúng đắn của địaphương, nạn bạo lực gia đình đã không những không được ngăn chặn mà còn dẫn đếnnhững cái chết oan uổng cho các nạn nhân Cùng với con số những nạn nhân là sốlượng những kẻ tội phạm ( là chồng, là cha, là vợ là con là cháu… ) phải vào tự hoặclĩnh án tử hình bỏ lại cả một gia đình tan vỡ, đau đớn
Hậu quả thứ hai là về kinh tế : Nạn nhân phải trả giá quá lớn về mặt sức khỏe,
thiệt hại về tài sản, mất mát về thu nhập và đổ vỡ gia đình.” Ước tính của các nướcđang phát triển và các nước phát triển cho thấy cái giá này có thể lên đến hàng chục
tỷ đô la mỗi năm ở mỗi quốc gia, thậm chí có thể nhiều hơn nữa Đó là bằng chứng rõràng cho thấy bạo lực gia đình gây thiệt hại to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tếcòng như phát triển con người “.( Bạo lực trên cơ sở giới, 2010) ) Rõ ràng là nănglực lao động của các nạn nhân bị hạn chế và điều đã còng nói rõ sự thiệt hại về kinh
tế của gia đình họ, đã là chưa kể chi phí cho việc chữa chạy vết thương là rất tốnkém Những hậu quả về mặt sức khỏe thường kéo dài sau khi bạo lực xảy ra cho tớihết đời của nạn nhân
Hậu quả thứ ba là đối với sự hình thành nhân cách của trẻ em : Nghiên cứu
của Tổng cục thông kờ cho biết : Hơn 50% nạn nhân cho biết con cái họ đã chứngkiến bạo lực gia đình 25% cho biết con họ còng bị đánh Những đứa trẻ lớn lên trongcác gia đình có bạo lực đã không thể phát triển bình thường Một số nghiên cứu chobiết : Các em trai thường có xu hướng phát triển bạo lực như bố còn các em gái có xuhướng rụt rè, thiếu tự tin, không muốn giao tiếp với người xung quanh Ở Việt Nam,nhiều em đã buộc phải rời khỏi gia đình đi lang thang kiếm sống và điều này đồng
Trang 14nghĩa với việc các em rất dễ rơi vào cạm bẫy của những tệ nạn xã hội hoặc trở thànhnhững kẻ tội phạm khi còn đang ở lứa tuổi vị thành niên Nhiều vụ án đau lũng màthủ phạm chính là những đứa con đã giết cha mình để giải thoát cho mẹ Trong nhữnggia đình này, sự bất hiếu với người cha bạo lực lại là hành động có hiếu với người mẹkhốn khổ và chính điều này đã giằng xé tâm lý các em, đã tước đi của các em nhữngnăm tháng đẹp nhất đời người, thậm chí là cả cuộc đời Các em còn bị tước đoạt mái
ấm gia đình và bị dư luận xã hội lờn án
Hậu quả thứ tư là gia đình tan nát, ly dị, ly thân Con cái bị chia cách theo cha
cương vị người vợ, chúng ta cũng hành động nói năng như người chồng thì chỉ “đổ dầu vào lửa” Lúc đó, chúng ta có thể thực tập câu quán niệm sau:
Đó là nghệ thuật để hạ nhiệt cảm xúc bất an do lòng sân đang khống chế.Chúng ta biết rõ con người không phải là tác nhân, học thuyết vô ngã không cho phépchúng ta nhận diện như thế, mà phải thấy rõ nhận thức của lòng tham sân si thể hiệnqua các hành động là kẻ thù của nhân loại nói chung Như vậy thay vì ghét bỏ, phảnkháng, chống đối thì chúng ta phải cố gắng giúp người kia hạ nhiệt lòng sân, từ đóquay về đường chân chính Đó mới là cách cứu giúp người mình thương ra khỏi conđường sai lầm Do đó người vợ khôn ngoan trong tình huống này có thể kiểm soátđược tình thế, biến lửa nóng bức trở thành nước thanh lương
Giúp đỡ thay đổi tâm tính
Sau khi đã hạ nhiệt được cơn nóng giận của người chồng thì người vợ phải biết
tư vấn, bao gồm lắng nghe lý do tại sao chồng mình lại hành động như vậy, sau đótâm sự giải bày Qua tâm sự, người chồng có thể nhận ra vợ chính là người lo lắng,thương mình nhiều nhất Tuy nhiên, thực tế nhiều người vợ lại không hiểu và cư xửnhư tâm hạnh bồ tát để tháo gỡ tình huống đổ nát trở thành lành lặn
Nhu cầu trợ giúp
Nếu hai nỗ lực nhường nhịn và tư vấn hỗ trợ không thành công thì không còncách nào khác, nạn nhân cần sáng suốt để có thái độ cầu viện trợ Rất nhiều ngườihiểu sai rằng bạo hành gia đình chỉ là vấn đề nội bộ, do đó nên đóng cửa nhà mà dạynhau Đóng cửa nhà thì làm sao dạy?! Cần phải có tác động của xã hội thì bạo hànhmới có thể chấm dứt Một số chị em nữ còn hiểu sai rằng việc cầu viện hàng xóm và