0
Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

Các biện pháp bảo vệ do pháp luật và chuẩn mực quy

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUẨN MỰC ĐAỌ ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM (Trang 40 -40 )

II. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:

1. Các biện pháp bảo vệ do pháp luật và chuẩn mực quy

- Yêu cầu về học vấn, đào tạo và kinh nghiệm làm nghề kiểm toán.

- Các yêu cầu về cập nhật chuyên môn liên tục.

- Các quy định về bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp.

- Các chuẩn mực nghề nghiệp và quy định về thủ tục soát xét.

- Các quy trình kiểm soát của Hội nghề nghiệp hay của cơ quan quản lý nhà nước và các biện pháp kỷ luật.

- Kiểm soát từ bên ngoài do một bên thứ ba được ủy quyền hợp pháp đối với các báo cáo, tờ khai, thông báo hay thông tin do người làm kiểm toán lập.

2. Các biệ n pháp bả o v ệ do môi tr ư ờ ng làm việ c t ạ o ra:

Có thêm một kiểm toán viên khác để soát xét lại các công việc đã làm và tham khảo ý kiến nếu cần thiết. Người này có thể là một người ở ngoài công ty kiểm toán hoặc một người của công ty hay mạng lưới công ty nhưng không tham gia vào nhóm kiểm toán;

- Xin ý kiến tư vấn từ bên thứ ba, như tổ chức nghề nghiệp, chuyên gia, chuyên gia tư vấn pháp luật hoặc một kiểm toán viên hành nghề khác;

- Luân chuyển người chịu trách nhiệm soát xét;

- Thảo luận với người hoặc bộ phận khác có chức năng kiểm soát (ví dụ tổ chức kiểm toán nội bộ) về các vấn đề liên quan đến tính độc lập;

- Thảo luận với người hoặc bộ phận khác có chức năng kiểm soát về tính chất dịch vụ và giá phí của dịch vụ cung cấp;

- Mời một công ty kiểm toán khác thực hiện lại toàn bộ hoặc một phần hợp đồng cung cấp dịch vụ đảm bảo;

- Mời một công ty kiểm toán khác thực hiện lại toàn bộ hoặc một phần hợp đồng cung cấp dịch vụ phi đảm bảo trong phạm vi cần thiết để họ cùng chịu trách nhiệm về dịch vụ đó;

- Chuyển một thành viên khỏi nhóm kiểm toán khi các lợi ích tài chính hoặc các mối quan hệ của thành viên đó có nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập.

3. Các biệ n pháp khác:

Đào tạ o chuẩ n mự c đạ o đ ứ c trong trườ ng họ c:

Các vấn đề liên quan đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với người làm nghề kiểm toán ngày càng có vai trò quan trọng quyết định đến sản phẩm kiểm toán. Do đó, cần đưa những quy định này vào chương trình đào tạo, giáo dục ngay từ khi sinh viên đang ngồi trong ghế nhà trường.

Do chương trình đào tạo của nhà trường khó có thể đưa chuẩn mực này thành một môn học bắt buộc, do đó, cùng với việc công bố chuẩn đầu ra cho sinh viên thì việc

lồng ghép nội dung này trong đào tạo "kỹ năng mềm" cho sinh viên nên mang tính bắt buộc.

Thi

ế t l ậ p mộ t cơ chế đ ể giám sát việ c tuân thủ đ ạ o đ ứ c nghề nghiệ p cũng như xét xử các hành vi vi phạ m đ ạ o đứ c nghề nghiệ p:

Thành lập Ban đạo đức nghề nghiệp : Để hoàn thiện các quy định đạo đức nghề nghiệp và đưa ra những hướng dẫn chi tiết, cần thành lập một Uỷ ban phụ trách về đạo đức nghề nghiệp. Do nhiều nội dung của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp không phải là vấn đề của luật pháp, vì vậy, việc ban hành và giám sát không nên giao phó cho các cơ quan nhà nước mà nên giao cho hội nghề nghiệp đảm nhận. Nhưng trong giai đoạn đầu, Uỷ ban này nên là bộ phận tư vấn cho Bộ Tài chính để hiệu đính chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Khi hội nghề nghiệp đủ mạnh, sẽ đảm nhận vai trò cập nhật, sửa đổi các quy định đạo đức nghề nghiệp và lúc đó, Uỷ ban này sẽ trực thuộc Hội.

Thành lập Uỷ ban Kỷ luật: Để giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và xử lý kỷ luật, cần thành lập Ban phụ trách về kỷ luật. Về mô hình tổ chức, có thể dựa vào

kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới. Đối với Hoa Kỳ, Uỷ ban Kỷ luật này trực thuộc Uỷ ban Đạo đức nghề nghiệp, tức thuộc hội nghề nghiệp. Còn ở Pháp, Uỷ ban Phụ trách kỷ luật trực thuộc Uỷ ban Kiểm toán cấp cao. Do Bộ Tài chính đã giao cho VACPA việc hướng dẫn và kiểm tra thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với người hành nghề, vì thế, Uỷ ban kỷ luật nên trực thuộc VACPA. Uỷ ban này sẽ có trách nhiệm điều tra về bất cứ trường hợp nào được cho là vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Các

trường hợp này có thể được phát triển thông qua các cuộc kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với hoạt động kiểm toán. Ngoài ra, Uỷ ban này cũng sẽ mở các cuộc điều tra riêng nếu nhận được các thông tin về vấn đề được cho là vi phạm đạo đức nghề nghiệp, chẳng hạn thông qua đơn khiếu nại hay các phương tiện thông tin đại chúng.

Thành lập Uỷ ban Kiểm soát chất lượng: Thông thường, việc giám sát tuân thủ đạo đức nghề nghiệp được tiến hành đồng thời với kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Hiện nay, việc kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với hoạt động kiểm toán độc lập đã trở thành bắt buộc tại nhiều nước phát triển.

Tại Pháp, việc kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với hoạt động kiểm toán thường xuyên và định kỳ, vừa là nghĩa vụ pháp lý, vừa nhằm tuân thủ yêu cầu đạo đức nghề nghiệp.

Còn tại Hoa Kỳ, việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán được thực hiện thông qua cách thức kiểm tra chéo giữa (các công ty kiểm toán) kể từ thập niên 1960. Các công ty kiểm toán được tự nguyện chọn các công ty khác để kiểm tra cho công ty mình theo định kỳ 3 năm một lần. Đây là yêu cầu bắt buộc và được xem như là một phần trong chương trình tự kiểm soát của nghề nghiệp theo quy định của AICPA.

Thành lập Uỷ ban Giám sát chất lượng kiểm toán đối với các công ty kiểm toán cho những công ty niêm yết.

Trên thế giới, nhiều quốc gia đã thành lập một Uỷ ban riêng để giám sát hoạt động của các công ty kiểm toán cho các công ty niêm yết. Uỷ ban này thường được thành lập do sự kết hợp giữa Hiệp hội nghề nghiệp và Uỷ ban Chứng khoán. Tại Hoa Kỳ, công ty kiểm toán cho các công ty niêm yết phải đăng ký với Ủy ban Giám sát. Các cuộc kiểm toán của họ sẽ được kiểm tra đều đặn bởi các kiểm tra viên của Uỷ ban Giám sát

các công ty niêm yết. Uỷ ban giám sát không phải cơ quan chức năng của nhà nước, hoạt động dưới sự giám sát của Uỷ ban Chứng khoán (SEC) và Hội nghề nghiệp (AICPA).

Tóm lại, việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp đối với mỗi kiểm toán viên là rất quan trọng. Mỗi cá nhân cần phải rèn luyện tinh thần, tu dưỡng đạo đức và nâng cao tinh thần trách nhiệm bên cạnh việc trau dồi kiến thức chuyên môn của mình. Không những thế, các kiểm toán viên cần được sự hỗ trợ từ môi trường làm việc và sự kiểm soát của pháp luật để việc tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp được thực hiện dễ dàng và đúng đắn hơn.

PH

N 4:

MT S GII PHÁP HOÀN THIN

CHUN MC ĐO ĐC NGH

NGHIP KIM TOÁN.

GIÁM SÁT SỰ TUÂN THỦ Đ Ạ O ĐỨ C NGHỀ NGHIỆ P:

1. Đánh giá nh ững quy đị nh về đ ạ o đ ứ c nghề nghiệ p:

Hoạt động kiểm toán độc lập xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1991 và cho tới nay, sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, Việt Nam hiện có gần 170 công ty kiểm toán với trên 10.000 người làm việc, 1.700 kiểm toán viên hành nghề. Tuy đã có tuổi đời hơn 20 năm nhưng so với thế giới, ngành kiểm toán độc lập của Việt Nam vẫn còn quá mới và non trẻ. Chỉ trong khoảng 10 năm trở lại đây, Việt Nam mới chính thức được tiếp cận với các chuẩn mực, tài liệu, thông lệ quốc tế về kiểm toán.

Tại Việt Nam, các quy định về đạo đức nghề nghiệp hiện hành được thể hiện chủ yếu trong Nghị định 105/2004/NĐ- CP ban hành ngày 30/3/2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập và Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ban hành ngày 01/12/2005 theo Quyết định số 87/2005/QĐ-BTC, áp dụng cho tất cả những người làm kế toán và người làm kiểm toán. Nhìn chung, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp do Việt Nam ban hành đã phù hợp với chuẩn mực quốc tế do IFAC ban hành năm 2001 và chuẩn mực của các quốc gia phát triển như Pháp và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, hình thức ban hành chuẩn mực hiện hành vẫn chưa phù hợp và một số nội dung vẫn chưa thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của các dịch vụ đảm bảo.

Nguyên nhân chính là do chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Việt Nam được soạn thảo dựa trên chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp quốc tế 2001. Trong khi đó, chuẩn mực quốc tế đã được hiệu đính vào năm 2005 và có nhiều thay đổi so với chuẩn mực năm 2001. Cụ thể : so với điều lệ đạo đức nghề nghiệp năm 2001, điều lệ đạo đức nghề nghiệp năm 2005 đã đề cập thêm các nội dung là giới thiệu, bổ nhiệm kế toán viên, xung đột lợi ích và ý kiến khác, đồng thời nội dung của tính độc lập cũng có các thay đổi quan trọng. Tuy nhiên chuẩn mực Việt Nam lại không có thay đổi gì từ khi ban hành, điều này làm cho chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Việt Nam chưa bắt kịp sự phát triển của thế giới, do đó trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Việt Nam hiện hành còn các tồn tại như sau:

Về hình thức ban hành chuẩn mực: Các quy định về đạo đức nghề nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ chuẩn mực, chưa có các hướng dẫn cụ thể, đồng thời bản thân một số nội dung trong chuẩn mực cũng còn nhiều điểm rất trừu tượng trong khi nền kiểm toán độc lập của Việt Nam còn khá non trẻ nên công ty kiểm toán và kiểm toán

viên khá lúng túng trước những tình huống cụ thể phát sinh trong thực tế. Ở các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, tuy nghề nghiệp kiểm toán đã phát triển hàng trăm năm, nhưng bên cạnh các quy định chung, họ vẫn đưa ra các hướng dẫn chi tiết (các giải thích và hướng dẫn cụ thể về đạo đức) về cách thức giải quyết các vấn đề đạo đức trong các tình huống cụ thể.

Nội dung chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp: Giữa chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và các quy định trong nghị định 105 có một số điểm khác biệt. Khi phát sinh khác biệt, kiểm toán viên và công ty kiểm toán hiện nay chưa có cơ sở để giải quyết. Thực vậy, giữa chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và Nghị định 105 còn tồn tại một số nội dung khác biệt. Chẳng hạn theo đoạn 190 của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, nếu khách hàng kiểm toán không phải là công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, công ty kiểm toán có thể cung cấp các dịch vụ kế toán và ghi sổ kế toán theo thủ tục thoả thuận trước với điều kiện các nguy cơ tự kiểm tra có thể được giảm xuống mức có thể chấp nhận được. Đồng thời chuẩn mực cũng nêu các biện pháp bảo vệ có thể gồm:

- Sắp xếp sao cho thành viên nhóm cung cấp dịch vụ đảm bảo không thực hiện các dịch vụ như vậy;

- Thực thi các chính sách và quy trình để cấm cá nhân đang thực hiện các dịch vụ như vậy sẽ không ra bất cứ một quyết định nào mang tính điều hành trên danh nghĩa của khách hàng kiểm toán;

- Yêu cầu khách hàng kiểm toán tự đưa ra số liệu và định khoản cho các bút toán;

- Yêu cầu các số liệu giả định phải do khách hàng kiểm toán lập và phê duyệt; Khách hàng kiểm toán phải phê duyệt mọi bút toán không có chứng từ gốc (như dự phòng, ước tính, phân bổ, chuyển sổ...) hay bất kỳ thay đổi nào ảnh hưởng đến báo cáo tài chính. Còn nếu khách hàng kiểm toán là công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán, thì công ty kiểm toán không được cung cấp dịch vụ kế toán, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính..

Trong khi đó ở Điều 27, Nghị định 105/2004/NĐ- CP ban hành ngày 30/3/2004 của Chính phủ quy định là: Doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán trong trường hợp "đang cung cấp dịch vụ ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, dịch vụ kiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài chính hoặc đã thực hiện các dịch vụ trên trong năm trước cho khách hàng" không phân biệt là khách hàng có niêm yết hay không.

Như vậy, trong trường hợp này, nếu tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, công ty vẫn có thể chấp nhận hợp đồng kiểm toán. Nhưng nếu chấp nhận hợp đồng kiểm toán, công ty sẽ vi phạm Nghị định 105/2004/NĐ-CP .

Ngược lại, Nghị định 105/2004/NĐ-CP không cấm các công ty kiểm toán chấp nhận khách hàng có xung đột lợi ích (chẳng hạn như hai khách hàng là hai đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong một ngành nghề), nhưng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp lại không cho phép.

Việc khác biệt này không chỉ phát sinh tại Việt Nam mà đã từng phát sinh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, một số các quy định trong Luật Sarbanes - Oxley có sự khác biệt so với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Để giải quyết khác biệt này, sau khi Luật Sarbanes - Oxley được ban hành, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Hoa Kỳ đã bổ sung một số quy định cho phù hợp quy định trong luật Sarbanes - Oxley. Đồng thời chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Hao Kỳ yêu cầu kiểm toán viên phải tuân thủ yêu cầu về tính độc lập được quy định bởi các tổ chức khác như PCAOB, SEC, GAO nếu các quy định này khắc khe hơn quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

Nói cách khác, giữa chuẩn mực đạo đức và Nghị định 105/2004/NĐ-CP có những nội dung khác biệt và về nguyên tắc, chuẩn mực được ban hành bằng Quyết định của Bộ Tài chính, tức có giá trị pháp lý thấp hơn Nghị định 105, nên khi có khác biệt phải tuân theo Nghị định 105. Thế nhưng, nếu tuân thủ Nghị định 105/2004/NĐ- CP, trong một số trường hợp chưa đáp ứng yêu cầu của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

2. Đánh giá việc giám sát sự tuân thủ đạo đức nghề nghiệp:

Về cơ chế giám sát đạo đức nghề nghiệp: Từ năm 1998, việc kiểm tra tình hình hoạt động của các công ty kiểm toán và việc kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán

do Bộ Tài chính đảm nhận. Từ năm 2005, đã thực hiện theo quyết định 47/2005/QĐ- BTC ban hành ngày 14 tháng 7 năm 2005 Về việc "Chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán" với lộ trình chuyển giao từ năm 2005 đến năm 2008.

Tuy nhiên, nội dung kiểm tra chủ yếu tập trung vào tuân thủ pháp luật về kế toán, kiểm toán, chất lượng dịch vụ trong các doanh nghiệp kiểm toán, tức là chú trọng nhiều đến khía cạnh kỹ thuật, không tập trung nhiều vào việc kiểm tra tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên và công ty kiểm toán (nếu có) vẫn chưa được phát hiện, và nếu có phát hiện vẫn chưa có tổ chức để xét xử, đặc biệt đối với việc kiểm toán báo cáo tài chính cho các công ty niêm yết.

Tại Việt Nam hiện nay, báo cáo tài chính chưa thực sự là cơ sở để ra quyết định đầu tư, cho vay... Ngoài ra, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có vụ kiện nào từ phía người sử dụng đối với kết quả kiểm toán do công ty kiểm toán đã không tuân thủ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUẨN MỰC ĐAỌ ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM (Trang 40 -40 )

×