LIÊN ĐOÀN KẾ TOÁN QUỐC TẾ:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUẨN MỰC ĐAỌ ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM (Trang 34)

Năm 1994, IFAC ban hành các chuẩn mực kiểm toán vào năm 1994 và bắt đầu soạn thảo bộ đạo đức nghề nghiệp. Ban đầu, việc soạn thảo bộ đạo đức nghề nghiệp do Ủy ban đạo đức nghề nghiệp trực thuộc IFAC đảm nhận, còn hiện nay do IESBA đảm trách. Ủy ban này tư vấn cho IFAC về các vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, đồng thời soạn thảo các hướng dẫn chi tiết về những vấn đề đã được IFAC phê chuẩn.

Bộ đạo đức nghề nghiệp do IFAC cho đến nay là đã được sửa đổi hai lần vào năm 2001 và 2005 kể từ thời điểm ban hành (1996).

1. Đi ề u l ệ đ ạ o đ ứ c năm 1996:

đạo đức nghề nghiệp chính thức cơ sở kế thừa các hướng dẫn trước đó của IFAC. Nội dung gồm có 3 phần:

Phần A áp dụng cho người hành nghề chuyên nghiệp, Phần B áp dụng cho kiểm toán viên,

Phần C áp dụng cho người hành nghề kế toán trong các doanh nghiệp.

Điều lệ có nêu lên các tình huống làm ảnh hưởng đến tính độc lập người hành nghề, những tình huống mà các kiểm toán viên dễ gặp phải như sau:

- Có lợi ích tài chính. Khi kiểm toán viên có các khoản đầu tư trong công ty khách hàng, có khoản đi vay hay cho vay, nắm giữ các lợi ích tài chính trong công ty khách hàng có thể sẽ làm ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên khi tiến hành kiểm toán.

- Bổ nhiệm công ty kiểm toán. Công ty kiểm toán không được bổ nhiệm một người làm kiểm toán viên trong nhóm kiểm toán khi người đó đang là thành viên trong ban giám đốc hay hội đồng quản trị của khách hàng.

- Các dịch vụ khác. Kiểm toán viên có thể thực hiện các dịch vụ khác đồng thời với việc thực hiện kiểm toán cho khách hàng khi thỏa mãn các điều kiện như: kiểm toán viên không có mối liên hệ với khách hàng hay xung đột lợi ích có thể ảnh hưởng đến tính trung thực và đọc lập; kiểm toán viên không được là nhân viên hay người quản lý của khách hàng...

- Mối liên hệ cá nhân và gia đình. Mối liên hệ gia đình sẽ tạo nguy cơ ảnh hưởng đến tính độc lập. Mối liên hệ gia đình thường là mối liên hệ trong đó kiểm toán viên hay chủ phần hùn có quan hệ với những người lãnh đạo chủ chốt trong công ty được kiểm toán.

- Phí kiểm toán và dịch vụ khác. Nếu khoản phí thu được từ hợp đồng là quá lớn, nhóm kiểm toán có thể sẽ bị phụ thuộc vào khách hàng và sẽ ảnh hưởng đến tính độc lập.

- Quà tặng. Nếu kiểm toán viên hay gia đình họ nhận từ khách hàng những món quà mà không phải mang tính chất xã giao thì sẽ rất dễ bị ảnh hưởng

- Quyền sở hữu về vốn. Vốn đầu tư trong công ty kiểm toán nên thuộc vè kiểm toán viên. Nếu thuộc quyền sở hữu của người khác kiểm toán viên có thể bị gây áp lực.

- Tranh chấp pháp lý với khách hàng. Những tranh chấp này cũng có thể ảnh hưởng tới tính độc lập và khách quan của kiểm toán viên.

- Cộng tác lâu dài với khách hàng. Việc một kiểm toán viên cộng tác lâu dài với khách hàng có thể đe dọa tính độc lập, vì thế công ty kiểm toán nên xoay vòng các kiểm toán viên trong một thời gian kiểm toán nhất định để không ảnh hưởng đến tính độc lập và khách quan.

2. Đi ề u l ệ đ ạ o đ ứ c năm 2001:

Sau khi ban hành điều lệ đạo đức nghề nghiệp năm 1996, đến năm 2000, do sự phá sản của các công ty lớn trên thế giới như Enron, Wordcom, cũng như sự phá sản của Arthur Andersen đã đánh mất lòng tin của quần chúng. Ủy ban thực hành kiểm toán (IAPC) thanh đổi thành ủy ban quốc tế về chuẩn mực kiểm toán và dịch vụ đảm bảo (IAASB). IFAC đã xem xét lại toàn bộ các quy định về đạo đức và ban hành điều lệ đạo đức mới có hiệu lực từ tháng 11 năm 2001.

Kết cấu của điều lệ đạo đức nghề nghiệp năm 2001 cũng gồm có ba phần chính tương tự điều lệ đạo đức nghề nghiệp ban hành năm 1996:

Phần A áp dụng cho tất cảngười hành nghề; Phần B áp dụng cho kiểm toán viên;

Phần C áp dụng cho người hành nghề làm việc tại các doanh nghiệp.

Trong điều lệ năm 2001 này, ở phần B đã định nghĩa rõ ràng hơn về tính độc lập trong khi điều lệ 1996 không nói rõ thế nào là độc lập. IFAC đã đưa ra cách tiếp cận và định nghĩa thuật ngữ đạo đức trên hai phương diện là độc lập về tư tưởng và độc lập về hình thức.

Phạm vi áp dụng: Không chỉ áp dụng cho hợp đồng kiểm toán mà còn áp dụng cho các hợp đồng dịch vụ và đảm bảo. Thay vì giải thích riêng từng trường hợp cụ thể như trước đây, IFAC xác lập các nguy cơ và biện pháp bảo vệ. IFAC cho rằng có năm nhóm nguy cơ là nguy cơ do tư lợi, nguy cơ tự kiểm tra, nguy cơ về quan hệ gia đ ình, nguy cơ bị đe dọa. Biện pháp bảo vệ bao gồm các biện pháp do luật và chuẩn mực quy

định, các biện pháp bảo vệ của người sử dụng dịch vụ đảm bảo, các biện pháp bảo vệ trong các quy định của bản than công ty kiểm toán.

Về quan điểm: IFAC thay đổi tạp trung vào ba chủ đề chính như sau:

- Các dịch vụ cung cấp: Trước đây, các công ty kiểm toán được phép thực hiện các dịch vụ kế toán và một số dịch vụ phi kiểm toán, nhưng điều lệ năm 2001 lại yêu cầu các kiểm toán viên không được phép thực hiện đồng thời các dịch vụ này.

- Về quay vòng kiểm toán: Thời gian phụ trách hợp đồng thường là không quá 7 năm, và sau 2 năm mới được tái thực hiện.

- Nhấn mạnh các biện pháp bảo vệ trong trường hợp giám đốc hay nhân viên cấp cao hoặc nhân viên của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo đã từng là giám đốc của công ty kiểm toán không được thực hiện kiểm toán.

3. Đi ề u l ệ đ ạ o đ ứ c năm 2005:

Nếu như trước đây điều lệ đạo đức nghề nghiệp được xem như một mô hình để các quốc gia tham chiếu, đến năm 2005 IFAC đã yêu cầu tất cả các nước thành viên đều phải áp dụng. Không thành viên nào được phép áp dụng các quy định kém nghiêm ngặt hơn so với các quy định mà IFAC đã thiết lập.

Bố cục điều lệ năm 2005 được chia thành ba phần

- Phần A đề cập đến 6 nguyên tắc đạo đức căn bản cho người hành nghề bao gồm tính chính trực khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng, bảo mật, tư cách nghề nghiệp.

- Phần B áp dụng cho người hành nghề.

- Nội dung của tính độc lập trong điều lệ đạo đức năm 2005 cũng có nhiều thay đổi, bao gồm: thêm phần giới thiệu về hợp đồng bảo đảm; thêm phần trình bày cơ sở dẫn liệu căn bản cho hợp đồng đảm bảo, trong đó có phân biệt hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính và hợp đồng đảm bảo khác; thay đổi bên chịu trách nhiệm có liên quan là Ban lãnh đạo của công ty, trong khi

chuẩn mực 2001 cho rằng đó là Ban quản lý. Năm 2007, Ủy ban chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp (IESBA) đưa ra bản dự thảo mới trong đó hiệu đính một số nội dung nhằm mục đích tạo ra sự dễ hiểu hơn cho người đọc.

Tháng 4/2008, IESBA đã phê chuẩn việc điều chỉnh phần 290, trong đó nguyên tắc độc lập chỉ được áp dụng cho các dịch vụ kiểm toán và soát xét. Ủy ban cũng phê chuẩn việc đưa thêm phần 291 liên quan đến yêu cầu về tính độc lập cho các dịch vụ đảm bảo khác.

Tháng 7/2009, tại New York, Ủy ban chuẩn mực đạo đức kế toán quốc tế (IESBA) đã công bố Sửa đổi bộ Chuẩn mực đạo đức cho kế toán viên chuyên nghiệp. Bộ chuẩn mực Sửa đổi này làm rõ các yêu cầu đối với tất cả kế toán viên chuyên nghiệp và tăng cường đáng kể các yêu cầu về tính độc lập đối với kiểm toán viên. Trong Tuyên bố về trách nhiệm của các thành viên của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), các quốc gia thành viên có mục tiêu trung tâm là hội nhập các chuẩn mực quốc gia với Bộ chuẩn mực đạo đức cho kế toán viên chuyên nghiệp quốc tế. Thêm vào đó tuyên bố này cũng yêu cầu cụ thể các quốc gia không được áp dụng các chuẩn mực quốc gia ít nghiêm ngặt hơn chuẩn mực quốc tế.

PH

NGUY CƠ NH HƯNG ĐN ĐO

ĐC NGH NGHIP KIM TOÁN

VÀ CÁCH KHC PHC.

I. CÁC NGUY CƠ:

Việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp có thể bị đe dọa trong rất nhiều trường hợp. Các nguy cơ có thể được phân loại như sau:

- Nguy cơ do tư lợi: Nguy cơ này có thể xảy ra do việc người làm kiểm toán hoặc thành viên trong quan hệ gia đình ruột thịt hay quan hệ gia đình trực tiếp của người làm kiểm toán có các lợi ích tài chính hay lợi ích khác;

- Nguy cơ tự kiểm tra: Nguy cơ này có thể xảy ra khi người làm kiểm toán phải xem xét lại các đánh giá trước đây do mình chịu trách nhiệm;

- Nguy cơ về sự bào chữa: Nguy cơ này có thể xảy ra khi người làm kiểm toán ủng hộ một quan điểm hay ý kiến tới mức độ mà tính khách quan có thể bị ảnh hưởng;

- Nguy cơ từ sự quen thuộc: Nguy cơ này có thể xảy ra khi, do các mối quan hệ quen thuộc mà người làm kiểm toán trở nên quá đồng tình đối với lợi ích của những người khác;

- Nguy cơ bị đe dọa: Nguy cơ này có thể xảy ra khi người làm kiểm toán có thể bị ngăn cản không được hành động một cách khách quan do các đe dọa (các đe dọa này có thể là có thực hoặc do cảm nhận thấy).

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUẨN MỰC ĐAỌ ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM (Trang 34)