Giám sát sự tuân thủ đạo đức nghề nghiệp:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUẨN MỰC ĐAỌ ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM (Trang 49)

II. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:

3. Giám sát sự tuân thủ đạo đức nghề nghiệp:

Để chuẩn mực có thể áp dụng vào thực tế, cần phải có bộ phận kiểm tra hay giám sát và thiết lập quy trình giám sát. Quy tình kiểm tra và giám sát cần phải phát triển dần từ đơn giản đến phức tạp, để vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý vừa phù hợp với năng lực của hội nghề nghiệp. Bộ Tài chính vẫn thực hiện chức năng chủ đạo trong việc ban hành và giám sát trong lĩnh vực kiểm toán, nhưng vai trò giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp nên thuộc về hội nghề nghiệp. Như vậy, Bộ Tài chính sẽ giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp thông qua hội nghề nghiệp. Dù vai trò của hội nghề nghiệp đã được nâng cao từ khi có quyết định 47/2005/QĐ-BTC chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán, thế nhưng nếu thiếu vắng sự can thiệp của nhà nước, Hội nghề nghiệp không thể tự kiểm soát toàn bộ hoạt động kế toán và kiểm toán, vấn đề này đã được chứng minh thông qua thực tiễn của Hoa Kỳ. Song song với việc giám sát đạo đức nghề nghiệp là kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại các công ty kiếm toán.

Quá trình xây dựng các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam bắt đầu chính thức từ tháng 9/1997 sau Hội thảo về chuẩn mực kiểm toán được Bộ tài chính và dự án EUROTAPVIET về kế toán và kiểm toán tổ chức tại Nha Trang. Đã xác định phương

hướng xây dựng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam dựa trên cơ sở các chuẩn mực kiểm toán quốc tế và có những điều chỉnh thích hợp cho Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế diễn ra nhanh chóng dẫn đến sự gia tăng của nhu cầu thông tin toàn cầu đến nhiều lĩnh vực ngoài các thông tin tài chính lịch sử truyền thống. Vì vậy, nó có tác động tích cực phát triển các chuẩn mực liên quan đến việc kiểm toán các thông tin khác ngoài thông tin tài chính. Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế đã cho chúng ta một cơ hội lớn để phát triển kinh tế, tuy nhiên nó cũng đặt ra những thách thức cho tiến trình xây dựng hệ thống chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nói riêng và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam nói chung. Đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán để đáp ứng được yêu cầu của thực tế.

Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn của hoạt động kiểm toán ở Việt Nam . Nhóm xin góp ý đề xuất một số phương hướng nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán Việt Nam như sau:

Thứ nhất, hệ thống chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán được xây dựng dựa trên cơ sở các chuẩn mực kiểm toán quốc tế và có xem xét các chuẩn mực kiểm toán các quốc gia khác. Tuy nhiên, chúng ta cần phải xem xét một cách có chọn lọc cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Tránh sự vận dụng máy móc chuẩn mực quốc tế vì như vậy sẽ không phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam. Việc xây dựng các chuẩn mực phù hợp với đặc điểm của Việt Nam nhằm bảo đảm khả năng đưa chuẩn mực vào thực tiễn hoạt động một cách có hiệu quả . Điều chỉnh, bổ sung những yếu tố riêng của Việt Nam, phải được chuyển sang hình thức phù hợp với văn bản pháp quy thay vì là các hướng dẫn nghề nghiệp như chuẩn mực quốc tế. Phải phù hợp với cách nghĩ cách làm của người Việt Nam.

Thứ hai, việc xây dựng hệ thống chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp phải hướng vào việc nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty kiểm toán Việt Nam, đồng thời kiểm soát được chất lượng của các công ty kiểm toán quốc tế hoạt động ở Việt Nam. Thực hiện điều này nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán Việt Nam ngang tầm chung của thế giới.

Thứ ba, xây dựng hệ thống chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán phải có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn công tác kiểm toán tại Việt Nam. Điều này có nghĩa phải đảm bảo được các bên liên quan hiểu đúng và áp dụng đúng trong thực tiễn hoạt động kiểm toán tại Việt Nam. Điều này liên quan đến:

Các hướng dẫn và giải thích về chuẩn mực cho các thành viên nghề nghiệp cũng như cho xã hội.

Trình độ của đội ngũ kiểm toán viên phải đủ để sử dụng các chuẩn mực trong công việc.

Chương trình đánh giá việc áp dụng các chuẩn mực trong thực tế, các điều chỉnh bổ xung hoặc giải thích kịp thời trong quá trình áp dụng các chuẩn mực.

Thứ tư, xây dựng hệ thống chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán phải đồng bộ với hệ thống kế toán Việt Nam. Vì bản thân mối quan hệ giữa hai lĩnh vực kế toán và kiểm toán đã đòi hỏi sự đồng bộ này, khi xây chuẩn mực kiểm toán phải dựa trên chuẩn mực kế toán có liên quan.

Thứ năm, Quy trình xây dựng các chuẩn mực kiểm toán phải chuyển sang chuyên nghiệp hoá để đáp ứng được nhu cầu phát triển của kiểm toán Việt Nam.

PH

KT LUN.

Sự tiến bộ của xã hội đòi hỏi người hành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cơ bản. Những người hành nghề đều dựa vào đặc thù và nguyên tắc chuẩn mực cơ bản có ảnh hưởng trọng yếu đến nghề nghiệp để làm nền tảng xây dựng đạo đức nhằm đảm bảo cho nghề nghiệp và sản phẩm của ngành nghề được xã hội trọng dụng, tôn vinh. Chuẩn mực đạo đức là một khái niệm nhạy cảm của bất cứ ngành nghề nào trong xã hội, nhất là đối với nghề nghiệp có liên quan mật thiết với hoạt động kinh tế như kế toán, kiểm toán.

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán đã được xây dựng trên nền tảng: "độc lập; khách quan và chính trực; bảo mật; năng lực chuyên môn và tính thận trọng; tư cách nghề nghiệp; tuân thủ chuẩn mực chuyên môn". Không có đạo đức nghề nghiệp thì chất lượng sản phẩm và dịch vụ kế toán, kiểm toán cung cấp cho xã hội sẽ không đảm bảo được giá trị sử dụng của nó. Chính vì vậy, đạo đức nghề nghiệp là tài sản "vô hình" quí giá của người hành nghề. Do đó, việc phổ biến, tuyên truyền rộng rãi chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán thực sự là sự cần thiết khách quan nhằm đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; sự hoàn thiện kiến thức, kỹ năng chuyên môn cũng như là một yêu cầu đòi hỏi cấp thiết đối với nghề nghiệp.Dự thảo Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán: Nhìn từ góc độ chuyên gia quốc tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình Lý thuyết kiểm toán – TS Trần Khánh Lâm

http://www.ukessays.com/essays/accounting/the-history-of-auditing-in-the- united-states-accounting-essay.php.

Đạo đức nghề nghiệp từ lý luận đến thực tiễn (Báo năm 2008)

Đạo đức nghề nghiệp - Phẩm chất quyết định chất lượng dịch vụ - TS. Trần Thị Giang Tân- ĐH Kinh tế TP.HCM - Tapchiketoan.com

Các văn bản pháp lý hiện hành về kiểm toán: nghị định 105/2004/NÐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập, thông tư 64/2004/TT-BTC ngày 29/6/2004 Hướng dẫn một số điều của Nghị định 105/2004/NÐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập, quyết định 47/2005/QĐ-BTC ban hành ngày 14 tháng 7 năm 2005.

Hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam;

Trần Thị Giang Tân - Võ Anh Dũng (2009), Đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên độc lập, Nhà Xuất bản Tài Chính.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHUẨN MỰC ĐAỌ ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w