II. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC:
2. Đánh giá việc giám sát sự tuân thủ đạo đức nghề
Về cơ chế giám sát đạo đức nghề nghiệp: Từ năm 1998, việc kiểm tra tình hình hoạt động của các công ty kiểm toán và việc kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán
do Bộ Tài chính đảm nhận. Từ năm 2005, đã thực hiện theo quyết định 47/2005/QĐ- BTC ban hành ngày 14 tháng 7 năm 2005 Về việc "Chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán" với lộ trình chuyển giao từ năm 2005 đến năm 2008.
Tuy nhiên, nội dung kiểm tra chủ yếu tập trung vào tuân thủ pháp luật về kế toán, kiểm toán, chất lượng dịch vụ trong các doanh nghiệp kiểm toán, tức là chú trọng nhiều đến khía cạnh kỹ thuật, không tập trung nhiều vào việc kiểm tra tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên và công ty kiểm toán (nếu có) vẫn chưa được phát hiện, và nếu có phát hiện vẫn chưa có tổ chức để xét xử, đặc biệt đối với việc kiểm toán báo cáo tài chính cho các công ty niêm yết.
Tại Việt Nam hiện nay, báo cáo tài chính chưa thực sự là cơ sở để ra quyết định đầu tư, cho vay... Ngoài ra, cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có vụ kiện nào từ phía người sử dụng đối với kết quả kiểm toán do công ty kiểm toán đã không tuân thủ chuẩn mực chuyên môn dẫn đến họ ra quyết định sai lầm. Bởi lẽ, họ chưa hiểu và nhận thức được vai trò giám sát của mình đối với hoạt động này. Chính từ việc thiếu sự giám sát từ công chúng cũng làm cho quy định đạo đức nghề nghiệp chưa đi vào thực tiễn, chưa tạo nên áp lực đối với kiểm toán viên và công ty kiểm toán để buộc họ phải tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
Quản lý của nhà nước đối với hoạt động kiểm toán: Tuy chưa đủ cơ sở vật chất, lực lượng để kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, nhưng Bộ Tài chính lại cho phép thành lập khá nhiều công ty kiểm toán (tính đến tháng 6 năm 2012 Việt Nam có 152 công ty kiểm toán với 40 chi nhánh đang hoạt động). Chính từ việc tập chung phát triển về lượng nhưng lại thiếu sự kiểm tra, giám sát về chất đã và sẽ tạo nên những
ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của ngành.
Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 cho phép tiếp tục thành lập công ty kiểm toán hoạt động dưới hình thức công ty TNHH cũng góp phần làm giảm bớt trách nhiệm của người ký báo cáo kiểm toán.
II. M Ộ T S Ố KI Ế N NGHỊ HOÀN THIỆ N CÁC QUY ĐỊ NH VỀ CHUẨ N MỰ C Đ
Ạ O ĐỨ C NGHỀ NGHI ỆP KIỂ M TOÁN T ẠI VI Ệ T NAM:
Trong khi chờ đợi việc nghiên cứu để có thể ban hành đầy đủ các hướng dẫn, trước mắt để chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp có thể áp dụng sớm, cần ban hành ngay những hướng dẫn chi tiết về một số nội dung quan trọng.
Phí dịch vụ: Đoạn 106 của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đã nêu: "Việc quá phụ thuộc vào phí dịch vụ của khách hàng sử dụng dịch vụ đảm bảo sẽ tạo nguy cơ do tư lợi làm ảnh hưởng tính độc lập của kiểm toán viên". Và công ty không nên nhận hợp đồng kiểm toán nếu mức phí thấp hơn đáng kể so với công ty kiểm toán tiền nhiệm (hay công ty kiểm toán khác). Tuy nhiên, chuẩn mực không nêu rõ như thế nào là "quá phụ thuộc" hay " đáng kể "nên rất khó áp dụng vào thực tế. Theo hướng dẫn của hiệp hội nghề nghiệp kiểm toán Anh Quốc ACCA, đối với khách hàng là công ty niêm yết phí hợp đồng kiểm toán cho một khách hàng không nên vượt quá 10% tổng doanh thu của công ty kiểm toán hay vượt quá 15% đối với khách hàng là công ty không niêm yết. Trường hợp phí hợp đồng thu được từ một khách hàng cao hơn tỷ lệ nêu trên, công ty kiểm toán nên có các chính sách, thủ tục thích hợp để bảo vệ và giám sát việc thực hiện hợp đồng kiểm toán, cũng như kiểm soát chất lượng của hợp đồng kiểm toán. Nếu không, phải từ chối thực hiện hợp đồng kiểm toán cho khách hàng này. Về mức phí thấp hơn đáng kể, do rất khó xác định bằng số tuyệt đối hay số tương đối, vì vậy, các hướng dẫn thường yêu cầu công ty kiểm toán phải cân nhắc các vấn đề: thời gian thực hiện hợp đồng phải thích hợp, trình độ chuyên môn và năng lực của kiểm toán viên, tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và quy trình kiểm soát chất lượng trong quá trình kiểm toán.
Việt Nam có thể dựa vào hướng dẫn của một số Hiệp hội nghề nghiệp của các quốc gia trên thế giới để ban hành các hướng dẫn hợp lý về mức phí kiểm toán.
Xem xét khả năng phát sinh xung đột lợi ích. Xung đột lợi ích ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên vấn đề này không được trình bày đầy đủ trong chuẩn mực hiện hành. Nguyên nhân là do chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Việt Nam được soạn thảo dựa trên chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp quốc tế 2001, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp quốc tế năm 2005 đã đưa thêm nội dung này.
Đây là một vấn đề cần quan tâm trong việc chấp nhận hợp đồng kiểm toán. Vì vậy, cần bổ sung thêm nội dung này vào chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, cần có các hướng dẫn chi tiết hơn về các loại xung đột lợi ích và các biện pháp bảo vệ
khi phát sinh xung đột lợi ích.
2. Gi ả i quyế t khi có sự khác biệ t:
Như đã trình bày ở trên, giữa chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và nghị định 105 có một số nội dung khác biệt, trong khi cả hai quy định này đều là văn bản pháp lý do Bộ Tài chính ban hành. Như vậy cần có hướng dẫn về trật tự giải quyết khi phát sinh sự khác biệt này. Chúng ta có thể học tập kinh nghiệm của Hoa Kỳ, tức là bổ sung vào chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cách thức giải quyết khác biệt phát sinh khi áp dụng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Khi đó, nếu quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp không chặt chẽ bằng quy định pháp lý, cần tuân thủ các quy định pháp lý có liên quan. Ngược lại, khi các quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chặt chẽ hơn quy định của các pháp lý khác thì tuân thủ theo quy định của chuẩn mực.
3. Giám sát sự tuân thủ đ ạ o đ ứ c nghề nghiệ p:
Để chuẩn mực có thể áp dụng vào thực tế, cần phải có bộ phận kiểm tra hay giám sát và thiết lập quy trình giám sát. Quy tình kiểm tra và giám sát cần phải phát triển dần từ đơn giản đến phức tạp, để vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý vừa phù hợp với năng lực của hội nghề nghiệp. Bộ Tài chính vẫn thực hiện chức năng chủ đạo trong việc ban hành và giám sát trong lĩnh vực kiểm toán, nhưng vai trò giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp nên thuộc về hội nghề nghiệp. Như vậy, Bộ Tài chính sẽ giám sát việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp thông qua hội nghề nghiệp. Dù vai trò của hội nghề nghiệp đã được nâng cao từ khi có quyết định 47/2005/QĐ-BTC chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán, thế nhưng nếu thiếu vắng sự can thiệp của nhà nước, Hội nghề nghiệp không thể tự kiểm soát toàn bộ hoạt động kế toán và kiểm toán, vấn đề này đã được chứng minh thông qua thực tiễn của Hoa Kỳ. Song song với việc giám sát đạo đức nghề nghiệp là kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại các công ty kiếm toán.
Quá trình xây dựng các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam bắt đầu chính thức từ tháng 9/1997 sau Hội thảo về chuẩn mực kiểm toán được Bộ tài chính và dự án EUROTAPVIET về kế toán và kiểm toán tổ chức tại Nha Trang. Đã xác định phương
hướng xây dựng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam dựa trên cơ sở các chuẩn mực kiểm toán quốc tế và có những điều chỉnh thích hợp cho Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế diễn ra nhanh chóng dẫn đến sự gia tăng của nhu cầu thông tin toàn cầu đến nhiều lĩnh vực ngoài các thông tin tài chính lịch sử truyền thống. Vì vậy, nó có tác động tích cực phát triển các chuẩn mực liên quan đến việc kiểm toán các thông tin khác ngoài thông tin tài chính. Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế đã cho chúng ta một cơ hội lớn để phát triển kinh tế, tuy nhiên nó cũng đặt ra những thách thức cho tiến trình xây dựng hệ thống chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nói riêng và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam nói chung. Đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán để đáp ứng được yêu cầu của thực tế.
Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn của hoạt động kiểm toán ở Việt Nam . Nhóm xin góp ý đề xuất một số phương hướng nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán Việt Nam như sau:
Thứ nhất, hệ thống chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán được xây dựng dựa trên cơ sở các chuẩn mực kiểm toán quốc tế và có xem xét các chuẩn mực kiểm toán các quốc gia khác. Tuy nhiên, chúng ta cần phải xem xét một cách có chọn lọc cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Tránh sự vận dụng máy móc chuẩn mực quốc tế vì như vậy sẽ không phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam. Việc xây dựng các chuẩn mực phù hợp với đặc điểm của Việt Nam nhằm bảo đảm khả năng đưa chuẩn mực vào thực tiễn hoạt động một cách có hiệu quả . Điều chỉnh, bổ sung những yếu tố riêng của Việt Nam, phải được chuyển sang hình thức phù hợp với văn bản pháp quy thay vì là các hướng dẫn nghề nghiệp như chuẩn mực quốc tế. Phải phù hợp với cách nghĩ cách làm của người Việt Nam.
Thứ hai, việc xây dựng hệ thống chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp phải hướng vào việc nâng cao chất lượng hoạt động của các công ty kiểm toán Việt Nam, đồng thời kiểm soát được chất lượng của các công ty kiểm toán quốc tế hoạt động ở Việt Nam. Thực hiện điều này nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán Việt Nam ngang tầm chung của thế giới.
Thứ ba, xây dựng hệ thống chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán phải có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn công tác kiểm toán tại Việt Nam. Điều này có nghĩa phải đảm bảo được các bên liên quan hiểu đúng và áp dụng đúng trong thực tiễn hoạt động kiểm toán tại Việt Nam. Điều này liên quan đến:
Các hướng dẫn và giải thích về chuẩn mực cho các thành viên nghề nghiệp cũng như cho xã hội.
Trình độ của đội ngũ kiểm toán viên phải đủ để sử dụng các chuẩn mực trong công việc.
Chương trình đánh giá việc áp dụng các chuẩn mực trong thực tế, các điều chỉnh bổ xung hoặc giải thích kịp thời trong quá trình áp dụng các chuẩn mực.
Thứ tư, xây dựng hệ thống chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán phải đồng bộ với hệ thống kế toán Việt Nam. Vì bản thân mối quan hệ giữa hai lĩnh vực kế toán và kiểm toán đã đòi hỏi sự đồng bộ này, khi xây chuẩn mực kiểm toán phải dựa trên chuẩn mực kế toán có liên quan.
Thứ năm, Quy trình xây dựng các chuẩn mực kiểm toán phải chuyển sang chuyên nghiệp hoá để đáp ứng được nhu cầu phát triển của kiểm toán Việt Nam.
PH
KẾT LUẬN.
Sự tiến bộ của xã hội đòi hỏi người hành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cơ bản. Những người hành nghề đều dựa vào đặc thù và nguyên tắc chuẩn mực cơ bản có ảnh hưởng trọng yếu đến nghề nghiệp để làm nền tảng xây dựng đạo đức nhằm đảm bảo cho nghề nghiệp và sản phẩm của ngành nghề được xã hội trọng dụng, tôn vinh. Chuẩn mực đạo đức là một khái niệm nhạy cảm của bất cứ ngành nghề nào trong xã hội, nhất là đối với nghề nghiệp có liên quan mật thiết với hoạt động kinh tế như kế toán, kiểm toán.
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán đã được xây dựng trên nền tảng: "độc lập; khách quan và chính trực; bảo mật; năng lực chuyên môn và tính thận trọng; tư cách nghề nghiệp; tuân thủ chuẩn mực chuyên môn". Không có đạo đức nghề nghiệp thì chất lượng sản phẩm và dịch vụ kế toán, kiểm toán cung cấp cho xã hội sẽ không đảm bảo được giá trị sử dụng của nó. Chính vì vậy, đạo đức nghề nghiệp là tài sản "vô hình" quí giá của người hành nghề. Do đó, việc phổ biến, tuyên truyền rộng rãi chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán thực sự là sự cần thiết khách quan nhằm đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; sự hoàn thiện kiến thức, kỹ năng chuyên môn cũng như là một yêu cầu đòi hỏi cấp thiết đối với nghề nghiệp.Dự thảo Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán: Nhìn từ góc độ chuyên gia quốc tế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Lý thuyết kiểm toán – TS Trần Khánh Lâm
http://www.ukessays.com/essays/accounting/the-history-of-auditing-in-the- united-states-accounting-essay.php.
Đạo đức nghề nghiệp từ lý luận đến thực tiễn (Báo năm 2008)
Đạo đức nghề nghiệp - Phẩm chất quyết định chất lượng dịch vụ - TS. Trần Thị Giang Tân- ĐH Kinh tế TP.HCM - Tapchiketoan.com
Các văn bản pháp lý hiện hành về kiểm toán: nghị định 105/2004/NÐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập, thông tư 64/2004/TT-BTC ngày 29/6/2004 Hướng dẫn một số điều của Nghị định 105/2004/NÐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập, quyết định 47/2005/QĐ-BTC ban hành ngày 14 tháng 7 năm 2005.
Hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam;
Trần Thị Giang Tân - Võ Anh Dũng (2009), Đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên độc lập, Nhà Xuất bản Tài Chính.