1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Hóa học 8 bài 28: Không khí Sự cháy

9 359 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 100,5 KB

Nội dung

- Điều kiện phát sinh và đập tắt sự cháy, cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong các tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả.. .GV: Khí đó không c

Trang 1

GIÁO ÁN HÓA HỌC LỚP 8 BÀI 28: KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY

I Mục tiêu:

1 Kiến thức

HS biết

- Thành phần của không khí theo khối lượng và thể tích

- Sự cháy là sự oxi hoá toả nhiệt, phát sáng Sự oxi hoá chậm là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng

- Điều kiện phát sinh và đập tắt sự cháy, cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong các tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả

- Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí khỏi bị ô nhiễm

2 Kỹ năng

- Phân biệt được sự oxi hóa chậm và sự cháy trong một số hiện tượng của đời sống và sản xuất

3 Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường không khí trong lành, có ý thức phòng chống

cháy

II Phương pháp dạy học: Thí nghiệm, đàm thoại, nêu vấn đề, hoạt động nhóm.

III Chuẩn bị

1 Giáo viên:

- Bảng phụ, câu hỏi thảo luận

- Dụng cụ: Chậu nước, ống hình trụ, nút cao su, đèn cồn, diêm, que sắt, que đóm

- Hoá chất: P, H2O

2 Học sinh: Đọc bài, sưu tầm tư liệu, thu thập kiến thức.

IV Tiến trình

1 Ổn định tổ chức (30”)

2 Kiểm tra bài cũ (7’)

- GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ

- 1HS làm bài 4 (b):

Trang 2

Số mol O2 tham gia phản ứng: n = 22 , 4

8 , 44

= 2 (mol) 2KClO3   t0 2KCl + 3O2

2 mol 3 mol

4/3 mol 2 mol

Số gam kali clorat cần thiết để điều chế:

mKClO3 = n x M = 4/3 x 122,5 = 163,3 (g)

3 Bài mới

a Vào bài (30”): Có cách nào để xác định thành phần của không khí? Không khí có liên quan

gì đến sự cháy? Tại sao khi có gió to thì đám cháy càng dễ bùng cháy hơn? Làm thế nào để dập tắt được và tốt hơn là để đám cháy không xảy ra?

b Hoạt động dạy và học:

I Thành phần của không khí

1 Thí nghiệm (14’)

(SGK – Trang 95)

* Kết luận: Không khí là 1 hỗn hợp khí

trong đó khí oxi chiếm khoảng 1/5 thể

tích không khí (21%), phần còn lại hầu

hết là khí nitơ

Hoạt động 1: Thí nghiệm

.GV: Các em hãy quan sát ống hình trụ

đặt trong chậu nước, xem mực nước ở vạch bao nhiêu?

GV biểu diễn thí nghiệm đốt cháy P ngoài không khí, sau đó đưa vào ống hình trụ đặt trong chậu nước Yêu cầu

HS quan sát, thảo luận trả lời 2 câu hỏi trong SGK

.HS: Quan sát, ghi lại hiện tượng, thảo

luận, báo cáo

- Trong khi P cháy, mực nước trong ống thay đổi từ vạch số 1 đến vạch số 2

- Khí oxi có trong ống đã tác dụng với P

để tạo ra khói trắng P2O5

.GV: Mực nước trong ống thay đổi giúp

ta suy ra thể tích oxi có trong không khí

Trang 3

2 Ngoài khí oxi và khí nitơ, không khí

còn chứa những chất gì khác? (8’)

Ngoài khí oxi và khí nitơ, không khí còn

chứa khoảng 1% các khí khác (Khí

cacbonic, hơi nước, khí hiếm )

là bao nhiêu?

.HS: Thể tích oxi có trong không khí là 1/5 GV: Tỷ lệ các chất còn lại trong ống là

bao nhiêu?

.HS: Tỷ lệ các chất còn lại trong ống là

4/5 thể tích

.GV: Khí đó không cháy, không duy trì

sự sống, không làm đục nước vôi trong,

là khí nitơ Vậy khí nitơ chiếm tỷ lệ như thế nào trong không khí?

.HS: Khí nitơ chiếm 4/5 thể tích không khí.

.GV: Các em hãy nêu kết luận thu được

từ thí nghiệm?

.HS: Không khí là 1 hỗn hợp khí trong

đó khí oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích không khí (21%), phần còn lại hầu hết là khí nitơ

Hoạt động 2:

.GV: Yêu cầu lần lượt trả lời 3 câu hỏi

trong SGK - Trang 96

.HS: Trong không khí có chứa 1 ít hơi

nước như: Các giọt nước bám ngoài cốc nước đá, hiện tượng sương mù

Khí CO2 có trong không khí đã tác dụng với nước vôi trong tạo thành màng cứng trên thùng vôi tôi

Các khí khác chiếm 1% thể tích không khí

.GV: Qua 2 phần rút ra kết luận về thành

phần của không khí?

.HS: Không khí là hỗn hợp nhiều chất

khí Thành phần theo thể tích của không khí là: 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1%

Trang 4

3 Bảo vệ khụng khớ trong lành, trỏnh

ụ nhiễm (5’)

(SGK – Trang 96)

cỏc khớ khỏc (Khớ cacbonic, hơi nước, khớ hiếm )

GV chỳ ý rừ hai phần là thành phần của khụng khớ và cỏch xỏc địnhphần trăm thể tớch của oxi và nitơ

Hoạt động 3: Bảo vệ khụng khớ trong

lành, trỏnh ụ nhiễm

.GV: Cỏc em đọc SGK và cho biết

nguyờn nhõn gõy ụ nhiễm khụng khớ?

Khụng khớ bị ụ nhiễm cú tỏc hại gỡ? Phải làm gỡ để bảo vệ khụng khớ trong lành?

.HS: Nguyờn nhõn gõy ụ nhiễm khụng

khớ là do cỏc khớ thải của cỏc nhà mỏy, phương tiện giao thụng như ụ tụ, xe mỏy, cỏc lũ đốt

Khụng khớ bị ụ nhiễm cú tỏc hại: ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và đời sống ĐV, TV; Phỏ hoại cụng trỡnh xõy dựng như cầu cống, nhà cửa, di tớch lịch sử

.GV: Biện phỏp: Cỏc phương tiện giao

thụng sử dụng xăng khụng pha chỡ, khi đốt lũ xử lý chất (khớ) thải trước khi thoỏt ra ngoài mụi trường, trồng cõy

V Củng cố, luyện tập (9’)

- Bài 1: Chọn câu đúng trong các câu về thành phần của không khí:

C 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm )

- Bài 2: Đốt cháy 5 kg than trong đó C chiếm 90% thì thể tích không khí cần dùng là bao nhiêu (đktc)?

1 HS làm trên bảng:

Khối lợng C trong 5 kg than:

100

90

5 = 4,5 (kg) = 4500 (g)

Số mol C tham gia phản ứng: 4500/ 12 (mol)

PTHH: C + O2   t0 CO2

Trang 5

1 mol 1 mol

4500/12mol 4500/12mol

Thể tích không khí: 4500/ 12 x 22,4 x 1/5 = ? (l)

VI Hướng dẫn về nhà (1’)

- Học thuộc ghi nhớ1, làm bài tập 2, 7 (SGK - Trang 99)

- Đọc mục II, III

Trang 6

BÀI 28: KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY

(TIẾP THEO)

Ngày soạn:

Ngày dạy :

I Mục tiêu: Tương tự tiết 42.

II Chuẩn bị

1 Giáo viên:

- Bảng phụ, câu hỏi thảo luận

- Đèn cồn, diêm, giấy, cốc nước

2 Học sinh: Đọc bài, sưu tầm tư liệu, thu thập kiến thức.

III Tiến trình

1 Ổn định tổ chức (30”)

2 Bài mới

a Vào bài (30”): Tiếp tục tìm hiểu về không khí, sự cháy.

b Hoạt động dạy và học:

I Thành phần của không khí (5’) Hoạt động 1: Củng cố

.GV: Nêu thành phần của không khí?

.HS: Không khí là hỗn hợp nhiều chất

khí Thành phần theo thể tích của không khí là: 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1%

các khí khác (Khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm )

.GV: Khí oxi duy trì sự cháy Sự cháy

là gì? Thế nào là sự oxi hoá chậm? Điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy?

Trang 7

II Sự cháy và sự oxi hoá chậm (18’)

1 Sự cháy:

Sự oxi hoá

Sự cháy toả nhiệt

phát sáng

Ví dụ: Sự cháy của lưu huỳnh, cac bon,

sắt, metan …

2 Sự oxi hoá chậm:

Sự oxi hoá

Hoạt động 2: Sự cháy

.GV: Làm thí nghiệm đốt cháy đèn cồn,

yêu cầu HS cho biết hiện tượng

.HS: Có ngọn lửa, toả nhiệt.

.GV: Đó chính là sự cháy của cồn (Rượu

etilic trong cồn đã tác dụng với oxi trong không khí) toả nhiệt và phát sáng Ngoài

ra gỗ, than, Fe, S, P cháy cũng tương Vậy sự cháy là gì?

.HS: Sự cháy là sự oxi hoá toả nhiệt và

phát sáng

.GV: So sánh sự cháy trong oxi và trong

không khí?

.HS: Giống nhau: Đều là sự oxi hoá, toả

nhiệt, phát sáng

Khác nhau: Sự cháy trong oxi ngọn lửa mạnh hơn nên nhiệt toả ra nhiều hơn

.GV: Vì vậy một số nhà máy thay không

khí bằng khí oxi để có nhiệt độ cao hơn

Hoạt động 3: Sự oxi hoá chậm

.GV: Giới thiệu sự oxi hoá có toả nhiệt

nhưng không phát sáng Ví dụ sự oxi hoá trong cơ thể người và động vật Sự cháy và sự oxi hoá chậm giống nhau và khác nhau như thế nào?

.HS: So sánh:

- Giống nhau: Sự oxi hoá, toả nhiệt

- Khác nhau:

Sự cháy: phát sáng

Sự oxi hoá chậm: không phát sáng

.GV: Điều kiện để sự õi hoá chậm chuyể

Trang 8

Sự oxi hoá chậm toả nhiệt

không phát sáng

Ví dụ: Sự oxi hoá các các hữu cơ trong

cơ thể người và động vật

- Sự tự bốc cháy

3 Điều kiện phát sinh và dập tắt sự

cháy (10’)

- Các điều kiện phát sinh sự cháy:

+ Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy

+ Phải có đủ khí oxi

- Dập tắt sự cháy:

+ Hạ nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ cháy

+ Cách li chất cháy với oxi

thành sự cháy Giới thiệu sự tự bốc cháy

Hoạt động 4: Điều kiện phát sinh và dập

tắt sự cháy

.GV: Muốn cho đèn cồn cháy ta làm như

thế nào?

.HS: Muốn cho đèn cồn cháy ta châm

lửa, đủ oxi

.GV: Làm thí nghiệm đốt đèn cồn, tắt

đèn cồn Tại sao khi đậy nắp đèn cồn thì đèn tắt?

.HS: Vì không đủ oxi, cách li với oxi.

.GV: Nêu điều kiện phát sinh sự cháy?

.HS: Điều kiện phát sinh sự cháy là:

+ Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy

+ Phải có đủ khí oxi

.GV: Nêu điều kiện dập tắt sự cháy?

.HS: Điều kiện dập tắt sự cháy là:

+ Hạ nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ cháy + Cách li chất cháy vi oxi

.GV: Muốn cho một chất cháy được

phải cần đủ hai điều kiện, nếu chỉ có điều kiện đủ oxi mà thiếu điều kiện đốt nóng thì trở thành sự tự bốc cháy Muốn dập tắt sự cháy chỉ cần một trong hai điều kiện, hoặc cả hai Khi gặp một đám cháy em cần làm gì?

.HS: Điện thoại gọi 119, phụ giúp đám

cháy nếu có thể với các biện pháp phù

hộ cho từng loại đám cháy do xăng dầu hoặc do gỗ…

IV Củng cố, luyện tập (10’)

Trang 9

- Yêu cầu đọc ghi nhớ - Đọc thêm.

- HS trả lời các bài 3, 4, 5 ( SGK - Trang 99 )

V Hướng dẫn về nhà (1’)

- Học thuộc ghi nhớ1, làm bài tập 1, 3, 4, 6 (SGK - Trang 101)

- Đọc bài luyện tập phần kiến thức cần nhớ

Ngày đăng: 12/09/2018, 11:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w