Đánh giá hiệu quả sử dụng từng bộ phận cấu thành vốn lưu động

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần đầu tư phát triển và xây lắp Thủ đô (Trang 50)

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động

2.3.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng từng bộ phận cấu thành vốn lưu động

Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu ngắn hạn

Trong tình hình kinh tế hiện nay thì việc doanh nghiệp này chiếm dụng vốn của doanh nghiệp kia trong chu kỳ sản xuất kinh doanh để đẩy nhanh tốc độ lƣu chuyển hàng hóa. Nhu đã nói ở trên, Công ty đã đi chiếm dụng vốn của công ty khác nên việc Công ty bị chiếm dụng vốn là việc đƣơng nhiên. Hiện nay, các Công ty đều cung cấp tín dụng thƣơng mại cho khách hàng dƣới dạng khách hàng mua chịu nhằm cạnh tranh và bán đƣợc nhiều hàng hóa. Khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn lƣu động. Vì vậy, quản lý các khoản phải thu là trọng tâm trong quản lý hàng tồn kho.

Bảng 2.14: Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu ngắn hạn

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Chênh lệch 2013

-2012

2012 -2011 -2011

Doanh thu thuần Đồng 3.770.552.495 6.502.486.663 8.648.838.700 (42,01) (24,82) Bình quân các

khoản phải thu Đồng 2.018.985.646 5.701.685.453 8.890.976.003 (64,59) (35,87)

Hệ số thu nợ Vòng 1,87 1,14 0,97 0,73 0,17

Thời gian thu nợ

trung bình Ngày 192,77 315,66 370,08 (122,90) (54,41)

(Nguồn: Báo cáo kết quả SXKD và bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012, 2013)

Hệ số thu nợ của Công ty có xu hƣớng tăng lên qua các năm gần đây. Hệ số thu nợ năm 2013 là 1,87 vòng tăng so với con số 1,14 vòng của năm 2012 là 0,73 vòng, năm 2012 cũng tăng so với năm 2011 là 0,17 vòng so với con số 0,97 vòng của năm

2011. Trong giai đoạn này hệ số thu nợ tăng lên là do tốc độ giảm của doanh thu thuần nhỏ hơn tốc độ giảm của các khoản phải thu. Doanh thu trong giai đoạn 2011 – 2013 giảm mạnh, nguyên nhân do thiết bị của Công ty càng ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh, bên cạnh đó yếu tố công nghệ cũng làm Công ty không theo kịp thị hiếu của khách hàng, điều này cũng làm cho các khoản phải thu của Công ty sụt giảm mạnh theo. Việc tăng hệ số thu nợ kéo theo sự giảm xuống của thời gian thu nợ trung bình. Việc này rất có lợi cho công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp, giảm các khoản chi phí phát sinh.

Thời gian thu hồi nợ trung bình của năm 2013 là 192,77 ngày, năm 2012 là 315,66 ngày và năm 2011 là 370,08 ngày. Khi doanh thu bán hàng giảm cũng làm cho các khoản phải thu của doanh nghiệp giảm. Điều này có nghĩa là chính sách bán hàng của Công ty không thực sự hiệu quả, chƣa linh động. Nguyên nhân do Công ty chƣa biết mở rộng thị trƣờng ra xa hơn, vẫn đang còn tập trung với các khách hàng quen thuộc. Bên cạnh đó quản lý bán hàng vẫn chƣa tốt, Công ty vẫn còn thụ động trong việc giới thiệu hàng hóa đến các đại lý và các khách hàng.

Tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho

Với đặc thù là ngành công nghiệp sản xuất lắp đặt thiết bị, hàng tồn kho của Công ty có những đặc điểm nhƣ là: nguyên vật liệu có khối lƣợng lớn và giá trị cao, thời gian dự trữ dài vì vậy đây là ngành đặc thù, tuy nhiên cũng phải có một lƣợng dự trữ lớn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc liên tục. Do vậy mà cần đánh giá hiệu quả sử dụng của hàng tồn kho để thấy đƣợc khả năng sử dụng linh hoạt vốn lƣu động tại công ty. Ta dùng các chỉ tiêu để đánh giá hàng tồn kho: hệ số lƣu kho, thời gian luân chuyển kho trung bình.

Giá trị lƣu kho TB năm 2013 = ( = 2.031.558.930

Bảng 2.15: Tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 2013-Chênh lệch 2012

2012-2011 2011

Giá vốn hàng bán Đồng 3.576.934.702 5.953.215.401 7.143.657.668 Giá trị lƣu kho TB Đồng 2.031.558.930 2.678.623.395 2.984.695.878

Hệ số lƣu kho Vòng 1,76 2,22 2,39 (0,46) (0,17)

Thời gian luân

chuyển kho TB Ngày 204,47 161,98 150,41 42,49 11,57

(Nguồn: Báo cáo kết quả SXKD và bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012, 2013)

Trong ba năm 2011- 2013, tình hình giá vốn hàng bán và giá trị hàng tồn kho trung bình đều có xu hƣớng giảm cho nên hệ số lƣu kho của Công ty cũng giảm theo.

53

vòng và đến năm 2013 thì giảm xuống chỉ còn 1,76 vòng. Khi hệ số lƣu kho của Công ty giảm tức là thời gian gian luân chuyển kho trung bình của Công ty sẽ tăng lên qua các năm. Năm 2011 thời gian luân chuyển kho là 150,41 ngày thì đến năm 2012 tăng thêm 11,57 ngày và đến năm 2013 thì tăng mạnh nhất là 42,29 ngày lên đến 204,47 ngày. Điều này chứng tỏ Công ty đang luân chuyển hàng tồn kho chậm dẫn đến tăng các khoản chi phí quản lý kho, ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm hoàn thành. Nhƣ vậy, có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn tồn kho của công ty trong các năm gần đây là không cao cần có những biện pháp phù hợp để giảm lƣợng HTK.

Tốc độ luân chuyển các khoản phải trả

Bảng 2.16: Tốc độ luân chuyển các khoản phải trả

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Chênh lệch 2013 - 2012 2012 - 2011 Hệ số trả nợ Vòng 2,42 4,08 7,08 (1,65) (3,00)

Thời gian trả nợ TB Năm 148,48 88,26 50,88 60,22 37,38

(Nguồn:Báo cáo kết quả SXKD và bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012, 2013)

Qua bảng số liệu trên ta thấy hệ số trả nợ trung bình trong ba năm hiện nay có xu hƣớng giảm dần. Tốc độ giảm của các khoản giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp nhỏ hơn tốc độ giảm của các khoản phải trả trong kì của Công ty làm cho hệ số trả nợ giảm. Năm 2013, hệ số trả nợ của Công ty là 2,42 vòng giảm so với con số 4,08 vòng của năm 2012 là 1,65 vòng, năm 2012 lại giảm 3 vòng so với con số 7,08 vòng của năm 2011. Khi hệ số trả nợ giảm kéo theo thời gian trả nợ trung bình tăng lên điều này giúp Công ty gia tăng đƣợc thời gian trả nợ, tận dụng tối đa các khoản tín dụng. Nếu nhƣ năm 2011 thời gian trả nợ trung bình trong một năm là 50,88 ngày thì đến năm 2012 con số này tăng lên 88,26 ngày và đến năm 2013 con số này cũng tăng thêm 37,38 ngày nữa thành 148,48 ngày.

Thời gian quay vòng của tiền

Bảng 2.17: Thời gian quay vòng của tiền trong Công ty

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013 -2012 2012 -2011

Thời gian thu nợ trung bình 192,77 315,66 370,08 (122,90) (54,41) Thời gian luân chuyển hàng tồn kho 204,47 161,98 150,41 42,49 11,57 Thời gian trả nợ trung bình 148,48 88,26 50,88 60,22 37,38 Thời gian quay vòng của tiền 248,75 389,38 469,61 (140,63) (80,23)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán)

Thời gian quay vòng tiền của Công ty phán ánh số ngày thực tế mà lƣợng tiền từ khi bắt đầu sản xuất kinh doanh bỏ ra cho đến khi thu hồi đƣợc toàn bộ vốn đầu tƣ. Trong ba năm gần đây thời quay vòng tiên có xu hƣớng giảm dần, chứng tỏ tốc độ luân chuyển tiền tệ ngày càng tốt. Năm 2013 thời gian quay vòng của một chu kỳ tiền là 248.75 ngày giảm so với năm 2012 là 14.63 ngày, năm 2012 lại giảm 80.23 ngày so với con số 469.61 ngày của năm 2011. Thời gian quay vòng của tiền giảm là do tốc độ giảm của thời gian thu nợ trung bình lớn hơn tốc độ tăng của thời gian trả nợ trung bình là thời gian luân chuyển hàng tồn kho.

Đánh giá ngân quỹ của Công ty

Bảng 2.18 Ngân quỹ của Công ty giai đoạn 2013-2011

Chỉ tiêu 2013 2012 2011 Chênh lệch 2013-2012 2012-2011 Ngân quỹ 404.667.219 145.992.872 426.369.963 177,18 (65,76) (Nguồn: Báo cáo tài chính 2011-2013)

Nhận xét: Ngân quỹ của Công ty trong giai đoạn 2013-2011 luôn dƣơng (ngân quỹ > 0) điều đó thể hiện sự an toàn tài chính của Công ty luôn đảm bảo khả năng thanh toán. Năm 2013 ngân quỹ Công ty tăng lên 177,18% so với năm 2012 nguyên nhân do lƣợng tiền mặt của Công ty tăng lên đột biến bởi Công ty chƣa có hoạt động đầu tƣ bên ngoài, lƣợng tiền mặt ứ đọng cao. Năm 2012 lại giảm 65,76% so với năm 2011 do Công ty dùng lƣợng tiền mặt nhiều để đầu tƣ vào công ty liên doanh liên kết.

Ngân quỹ của Công ty luôn dƣơng giúp các nhà đầu tƣ có sự an tâm khi đầu tƣ, liên kết kinh doanh với Công ty bởi khả năng thanh toán của Công ty luôn đƣợc đảm bảo. Yếu tố niềm tin rất quan trong khi Công ty muốn mở rộng sản xuất cũng nhƣ tìm đối tác, nhà cung cấp lâu dài.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần đầu tư phát triển và xây lắp Thủ đô (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)