2013-2012 CL 2012-2011 Giá trị

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần đầu tư phát triển và xây lắp Thủ đô (Trang 39)

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động

2013-2012 CL 2012-2011 Giá trị

Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng Giá trị (Triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tiền và CKTĐ tiền 404.67 100 145.99 100 426.3 100 258.68 177,1 (280.38) (65,76) Tiền mặt 227.70 56,27 17.13 11,73 256 60,10 210.57 1,229 (239.11) (93,31) Tiền gửi NH 176.96 43,73 128.86 88,27 170.1 39,90 48.10 37,33 (41.27) (24,26)

(Nguồn: Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013)

Tiền gửi ngân hàng chủ yếu của Công ty là tiền gửi thanh toán, năm 2012, lƣợng tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất là 88,27%. Nhƣng đến năm 2013 chỉ còn là 43.73% và năm 2011 là 39.90%. Tuy tỷ trọng tiền gửi ngân hàng vào năm 2012 là lớn nhất nhƣng giá trị tiền gửi ngân hàng vào năm 2013 lại là lớn nhất đạt 176.96 triệu đồng.

Ta thấy Công ty vẫn chủ yếu là sử dụng tiền mặt thay vì sử dụng tiền gửi ngân hàng. Với lƣợng tiền mặt trong quỹ của Công ty lớn giúp Công ty có thể nhanh chóng thanh toán đƣợc những tình huống khẩn cấp nhƣng nó lại đem lại bất lợi đó là khả năng sinh lời của tiền trong quỹ là bằng 0. Hiện nay, hầu hết mọi Công ty đều thực

41

hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng, ngoài việc thuận lợi thì tài khoản của Công ty tại các ngân hàng còn nhận đƣợc một khoản lãi nho nhỏ.

Việc quản lý vốn bằng tiền tại Công ty đƣợc giao cho một kế toán viên và nhân viên này sẽ chịu trách nhiệm ghi nhận các phát sinh cần sử dụng tiền và các giao dịch thu chi tại Công ty hằng ngày, đến cuối ngày sẽ báo cáo cho kế toán trƣởng. Trên cơ sở của báo cáo kế toán tiền mặt và nhu cầu của Công ty so sánh với các kỳ kế hoạch tƣơng ứng của năm trƣớc, kế toán trƣởng sẽ xây dựng kế hoạch dự trữ tiền. Cách tính toán này đơn giản nhƣng hiệu quả không cao bời vì việc xây dựng này phụ thuộc nhiều vào khả năng và kinh nghiệm của kế toán trƣởng. Công ty nên áp dụng các mô hình quản lý tiền mặt để có thể dự đoán đƣợc nhu cầu tiền mặt một cách chính xác, từ đó Công ty có thể đem lƣợng tiền dƣ thừa này đem đi đầu tƣ.

Các khoản phải thu ngắn hạn trong giai đoạn này của Công ty có xu hƣớng giảm dần. Năm 2012, các khoản phải thu khách hàng chiếm 47,19% giảm mạnh so với con số 70,19% của năm 2011 là 23,01%. Sang đến năm 2013, tỷ trọng này cũng giảm xuống 37,,52% so với năm 2012. Có đƣợc sự giảm đáng kể của các khoản phải thu này là do Công ty thắt chặt chính sách tín dụng. Đồng thời, Công ty cũng giảm các khoản ứng trƣớc cho ngƣời bán xuống và năng lực quản lý nợ của các cán bộ chuyên môn đƣợc nâng cao.

Trong quá trình kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau mà thƣờng tồn tại một khoản vốn trong quá trình thanh toán đó là khoản phải thu khách hàng. Tỷ lệ các khoản phải thu trong các Công ty có thể khác nhau, thông thƣờng chúng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng TSNH của doanh nghiệp. Nghiên cứu cơ cấu và tình hình các khoản phải thu cho phép ta đƣa ra nhận xét về chính sách tín dụng thƣơng mại và thu hồi công nợ của doanh nghiệp. Nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ Phát triển và Xây lắp Thủ Đô cho thấy các khoản phải thu bao gồm : Phải thu khách hàng, Trả trƣớc cho ngƣời bán, Các khoản phải thu khác, Dự phòng phải thu khách hàng khó đòi. Dƣới đây là cơ cấu của các khoản phải thu ngắn hạn

Bảng 2.6: Cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty Cổ phần Đầu tƣ Phát triển và Xây lắp Thủ Đô

Chỉ tiêu 2013 2012 2011 Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (đồng) Tỷ trọng (%) Phải thu khách hàng 864.533.470 53,87 1.086.036.713 67,32 1.178.881.278 8,31 Trả trƣớc cho ngƣời bán 651.278.000 41,32 613.548.000 25,67 7.488.528.000 83,94

Các khoản phải thu khác

45.764.919 3,45 27.994.292 1,67 128.750.762 2,07

Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi

0 1,36 64.815.898 5,34 94.815.963 5,68

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Từ bảng trên ta thấy các khoản phải thu khách hàng của Công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng các khoản phải thu qua các năm. Tuy nhiên, năm 2011 có giá trị các khoản phải thu đạt không phải là lớn nhất mà là khoản tiền ứng trƣớc cho ngƣời bán. Công ty ứng tiền trƣớc cho ngƣời bán hàng vào năm 2011 là quá nhiều gần 70% giá trị các khoản phải thu làm cho cơ hội đầu tƣ của Công ty giảm. Nhƣng đến năm 2012 thì Công ty đã giảm mạnh khoản ứng trƣớc này để lấy vốn đầu tƣ cho hoạt động tài chính dài hạn là góp vốn vào công ty liên doanh liên kết. Giá trị thay đổi các khoản phải thu khách hàng bị ảnh hƣởng lớn từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm ngày càng kém của Công ty. Mức độ giảm mạnh của doanh thu bán hàng khiến cho các khoản phải thu khách hàng cũng giảm theo, đồng thời Công ty cũng tăng cƣờng công tác quản lý nợ để thu hồi đƣợc hết nợ cũ. Trong năm 2011, 2012 công ty vẫn trích khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi nhƣng đến năm 2013 Công ty đã tiến hành hoàn nhập giá trị các khoản dự phòng này. Do trong năm các khách hàng của Công ty đã tiến hành trả nợ và một số khách hàng khác đã mất khả năng thanh toán nên số nợ cũ đó đƣợc tiến hành xóa sổ.

Chính sách tín dụng của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển và Xây lắp Thủ Đô:

Cũng nhƣ các công ty khác để đảm bảo rằng khi cung cấp hàng hóa cho khách hàng công ty đều thu đƣợc tiền. Công ty đã có những quy định đối với khách hàng nhƣ:

43

 Đối với ngƣời mua hàng là cá nhân thì công ty sẽ không cung cấp tín dụng  Đối với khách hàng là các tổ chức, Công ty thì tùy theo từng số lƣợng mua hàng mà sẽ đƣợc Công ty cung cấp tín dụng. Đối với những hóa đơn có giá trị từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng công ty sẽ cho khách hàng nợ trong vòng 10 ngày. Với những hóa đơn từ 60 triệu đến 80 triệu Công ty thƣờng cho nợ 20 ngày. Những hóa đơn có giá trị trên 70 triệu thì sẽ có thời gian nợ là 30 ngày.

Hàng tồn kho của Công ty bao gồm: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm, hàng gửi bán, trong đó thì chi phí sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao. Trong giai đoạn này hàng tồn kho luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng TSLĐ. Hàng tồn kho quá lớn sẽ tốn thêm nhiều chi phí phát sinh liên quan ảnh hƣởng đến lợi nhuận của công ty. Tỷ trọng hàng tồn kho lớn là do Công ty gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, lƣợng hàng bán ra thấp nên còn tồn kho một lƣợng lớn thành phẩm. Bên cạnh đó thì Công ty chƣa có chính sách quản lý tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đế tình trạng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm một tỷ trọng lớn. Cụ thể, năm 2012 tỷ trọng này là 46,98 % tăng so với năm 2011 là 22,91 %, năm 2013 là 41,58 % giảm so với năm 2012 là 5.41%. Hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng cao không chỉ là vấn đề của riêng Công ty Cổ phần Đầu tƣ Phát triển và Xây lắp Thủ Đô mà còn là vấn đề của rất nhiều doanh nghiệp trong cùng ngành công nghiệp hiện nay.

Với đặc thù là ngành sản xuất xây lắp thiết bị công trình nên hàng tồn kho của Công ty có những đặc điểm riêng nhƣ: giá trị nguyên vật liệu có giá trị và khối lƣợng lớn đòi hỏi phải dự trữ lớn để đáp ứng các đơn đặt hàng. Bên cạnh đó thì tình hình tiêu thụ sản phẩm không nhiều khả quan nên lƣợng sản phẩm tồn kho là khá lớn. Chính vì vậy mà giá trị hàng tồn kho trong tổng tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao. Việc dự trữ hàng tồn kho ở mức cao đem lại lợi ích cho Công ty nhƣ: chủ động trong sản xuất, mua nguyên vật liệu với số lƣợng lớn đƣợc hƣởng chiết khấu thƣơng mại, xây dựng tín nhiệm với khách hàng vì luôn có khả năng cung cấp sản phẩm khi cần thiết. Tuy nhiên dự trữ quá nhiều hàng tồn kho sẽ khiến cho Công ty tốn nhiều chi phí lƣu kho và quản lý hàng tồn kho.

Qua bảng số liệu dƣới đây ta có thể thấy rằng lƣợng hàng tồn kho của Công ty đang ngày một giảm trong giai đoạn từ năm 2011- 2013. Nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là ba khoản mục chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong hàng tồn kho.

Bảng 2.7: Cơ cấu chi tiết khoản mục hàng tồn kho

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Nguyên vật liệu 332.947.621 794.494.141 1.028.599.534

Công cụ dụng cụ 37.419.444 44.745.163 77.354.958

Chi phí sản xuất

kinh doanh dở dang 447.622.375 1.022.747.895 1.421.233.252

Thành phẩm 865.322.814 607.065.220 538.712.035

Hàng gửi bán 7.254.694 3.390.945 18.688.551

(Nguồn: phòng kế toán – tài chính)

Nguyên vật liệu chủ yếu của công ty là: sắt, thép,… để sản xuất xây lắp thiết bị công trình. Trong ba năm giá trị nguyên vật liệu mà Công ty tiến hành bảo quản trong kho ngày càng giảm dần do số lƣợng tiêu thụ thành phẩm ngày càng giảm mạnh. Khi giảm đầu tƣ cho nguyên vật liệu sẽ giúp Công ty tiết kiệm đƣợc chi phí lƣu kho và bảo quản nguyên vật liệu.

Công cụ dụng cụ là khoản mục chiếm tỷ trọng thấp và hầu nhƣ không cỏ ảnh hƣởng đến khoản mục hàng tồn kho. Khoản mục này cũng có xu hƣớng là giảm dần qua các năm nhƣ nguyên vật liệu.

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng hàng tồn kho. Giá trị chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cao nhất vào năm 2011 là 1.421.233.252 đồng giảm dần đến năm 2012 còn 1.022.747.895 đồng và đến năm 2013 chỉ còn 447,622,375 đồng. Việc giảm các khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của Công ty là điều thể hiện tiến hành sản xuất kinh doanh một cách có lộ trình hơn không sản xuất ồ ạt nhƣ những giai đoạn trƣớc đó nữa.

Thành phẩm: Do tình hình tiêu thụ không đƣợc khả quan nên Công ty còn tồn kho một số lƣợng lớn thành phẩm hoàn thành. Giá trị thành phẩm vào năm 2013 là 865.322.814 tăng hơn con số 607.065.220 và 538.712.035 đồng của năm 2012, 2011.

Qua phân tích có thể thấy rằng hàng tồn kho và các khoản phải thu khách hàng của Công ty chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên công tác quản lý vẫn còn chƣa tốt sẽ phát sinh nhiều chi phí liên quan đến dự trữ hàng tồn kho, gây ứ đọng vốn và làm giảm khả năng sinh lời của công ty.

Tài sản ngắn hạn khác của Công ty tăng mạnh qua các năm. Năm 2011, tài sản ngắn hạn chỉ chiếm 2,29%, đến năm 2012 tỷ trọng này tăng lên 2,94% và đến năm

45

2013 tỷ trọng này tăng đột biến thêm 8,01% so với năm 2012. Tỷ trọng này tăng lên là do Công ty tăng khoản tạm ứng cho nhân viên đi thu mua nguyên vật liệu đầu vào.

Qua phân tích cơ cấu TSNH của Công ty cho ta thấy việc quản lý và sử dụng VLĐ ở Công ty chƣa thực sự hiệu quả. TSNH của Công ty tập trung nhiều vào các khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho, hai khoản mục này chiếm hơn 80% tỷ trọng TSNH. Do đó, Công ty cần có những biện pháp, chính sách để nhanh chóng tiêu thụ lƣợng dự trữ hàng tồn kho hiện nay và giảm các khoản phải thu khách hàng.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần đầu tư phát triển và xây lắp Thủ đô (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)