MỞ ĐẦU Cách thức mới cho truy nhập băng rộng không dây Trong thế giới kết nối không dây, bạn có thể làm việc và giải trí mọi nơi, mọi lúc. Làm việc, giải trí mọi nơi, mọi lúc là điều con người hằng mong ước. Công nghệ hiện tại đã đem đến Bluetooth kết nối không dây, Wi-Fi truy xuất Internet không dây, điện thoại di động... Nhưng bên cạnh ưu điểm, công nghệ kết nối không dây hiện nay còn hạn chế và chưa thật sự liên thông với nhau. Để có được môi trường làm việc di động thật sự, những công ty đứng đầu trong lĩnh vực này như Fujitsu, Intel, LG Electronics, Motorola, Samsung, Siemens, Sony... đã bắt đầu nghĩ đến mô hình tương lai cho phép các công nghệ không dây liên thông với nhau, cùng làm việc và hỗ trợ nhau. Tập trung hàng trăm kỹ sư đầu ngành, IEEE đã phác thảo nên một hệ thống chuẩn không dây liên thông: bao gồm IEEE 802.15 dành cho mạng cá nhân (PAN-personal area network), IEEE 802.11 dành cho mạng cục bộ (LAN-local area network), 802.16 dành cho mạng nội thị (MAN-Metropolitan area network), và đề xuất 802.20 cho mạng diện rộng (WAN-wide area network). Công nghệ WiMAX đang là xu hướng mới cho các tiêu chuẩn giao diện về vô tuyến trong việc truy nhập không dây băng thông rộng cho các thiết bị cố định, xách tay và di động. WiMAX chứa đựng nhiều ưu điểm vượt trội, như tốc độ truyền dẫn dữ liệu cao, có khi lên tới 70Mb/s trong phạm vi 50km, chất lượng dịch vụ được thiết lập cho từng kết nối, an ninh tốt, hỗ trợ multicast cũng như di động, sử dụng cả phổ tần cấp phép và không được cấp phép. WiMAX thực sự đang được các chủ cung cấp dịch vụ cũng như các nhà sản xuất quan tâm. WiMAX thực hiện truyền tải dữ liệu tốc độ cao không dây bằng sóng siêu cao tần theo bộ tiêu chuẩn IEEE 802.16 với khoảng cách rất lớn. WiMAX được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ ghép kênh phân chia theo tần số trực giao lợi ích của WiMAX là khả năng ghép kênh cao, vì thế các nhà cung cấp dịch vụ có thể dễ dàng cung cấp cho khách hàng dịch vụ truy nhập không dây. Hiện nay công nghệ WiMAX đã có phiên bản đầu tiên dựa trên toàn bộ tiêu chuẩn IEEE 802.16/2004 đang được thử nghiệm và chế tạo chipset. Giai đoạn phát triển tiếp theo của WiMAX được dựa trên bộ tiêu chuẩn IEEE 802.16e, dự định triển khai trong năm 2006. Khi đó, tương tự . Giống như WiFi, WiMAX có thể cung cấp kết nối băng thông rộng cho khàch hàng sử dụng máy tính sách tay (notebook) trong phạm vi một điểm nóng truy nhập (hotspot) hoặc trong một toà nhà có thể di chuyển mà vẫn giữ được kết nối băng rộng. Việc sử dụng công nghệ WiMAX đem lại nhiều lợi ích, đặc biệt với những khu vực nông thôn, vùng xa và những nơi dân cư quá đông đúc vì tại những khu vực như vậy việc triển khai hạ tầng cơ sở mạng dây dẫn băng rộng rất khó khăn và không thực sự hiệu quả khi phải thực hiện đào đường… Bởi vậy, WiMAX được xem như là công nghệ có hiệu quả kinh tế cao cho việc triển khai nhanh trong các khu vực mà các công nghệ khác khó có thể cung cấp dịch vụ băng rộng. Theo các chuyên gia thì WiMAX sẽ phát triển nhanh chóng vượt qua những công nghệ hiện có. Một đặc điểm ưu việt của WiMAX đó là khả năng có được kết nối băng rộng tốc độ cao trong một phạm vi rộng lớn so với các công nghệ khác như WiFi hay 3G. Hơn nữa, việc cài đặt WiMAX rất dễ dàng, vì thế sẽ tiết kiệm được chi phí cho các nhà cung cấp dịch vụ băng rộng, cho phép giảm giá thành dịch vụ. Việc ứng dụng công nghệ WiMAX vào hạ tầng mạng sẽ giúp sử dụng, kết nối Internet tốc độ cao không còn là chuyện xa vời, hiếm hoi đối với những nơi hẻo lánh mà khả năng kéo cáp gặp nhiều khó khăn. Góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị trong việc chiếm lĩnh thông tin. Với những ưu điểm trên, có thể nói rằng WiMAX sẽ là một công nghệ truy nhập được triển khai rộng rãi cho các dịch vụ băng rộng, đặc biệt là cho các thuê bao ở khu dân cư thưa thớt như các vùng nông thôn hoặc ngoại thành. Với kiến thức và trình độ còn có nhiều hạn chế khi còn đang là sinh viên nên nội dung trình bày của đồ án không tránh khỏi nhiều thiếu sót ,rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.. Em xin chân thành cám ơn các thầy cô và các bạn đã giúp đỡ em trong quá trình làm đồ án ,đặc biệt em xin gửi lời cám ơn tới giảng viên ThS Phạm Thị Vân Khánh đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt đồ án này. Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2010 Sinh viên Trần Quốc Hoàn