1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KHDH nito lop 11 ,giao an nito theo 1790 lop 11

7 386 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

A. Giới thiệu chung Bài Nitơ gồm các nội dung chủ yếu sau: + Vị trí, cấu hình electron nguyên tử. + Tính chất vật lý. + Tính chất hóa học. + Ứng dụng. + Trạng thái tự nhiên, phương pháp điều chế. Thời lượng của bài: 1 tiết học (45 phút). B. Mục tiêu bài học I. Kiến thức, kĩ năng, thái độ 1. Kiến thức Biết: Tính chất vật lí, hóa hoc, ứng dụng, trạng thái tự nhiêu và cách điều chế nitơ. Hiểu: Cấu tạo phân tử N2, tính chất hóa học của nitơ. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng: viết cấu hình electron nguyên tử, dựa vào cấu hình xác định vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn, viết công thức electron, công thức cấu tạo. Rèn kĩ năng: xác định số oxi hóa, dự đoán tính chất hóa học, viết phương trình hóa học. 3. Thái độ Say mê, hứng thú học tập, yêu khoa học. Vận dụng kiến thức học về nitơ để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn, phục vụ cho đời sống. II. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển Năng lực tự học. Năng lực hợp tác. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. Năng lực quan sát và phát hiện vấn đề học tập. C. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh I. Giáo viên Giáo án powerpoint; giáo án word. Bảng phụ, phấn màu, bút dạ, nam châm, băng dính. II. Học sinh Ôn tập các kiến thức đã học có liên quan tới bài mới: Cấu hình electron nguyên tử (cách viết cấu hình). Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (xác định vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn). Liên kết hóa học (cách viết công thức electron, công thức cấu tạo). Phản ứng oxi hóa – khử (cách xác định số oxi hóa, xác định chất khử chất oxi hóa). D. Chuỗi các hoạt động học I. Giới thiệu chung Hoạt động trải nghiệm, kết nối (tình huống xuất phát): Được thiết kế nhằm kết nối vấn đề thực tiễn vào bài mới, tạo hứng thú học tập cho học sinh (HS). Hoạt động hình thành kiến thức gồm các nội dung chính sau: + Vị trí, cấu hình electron nguyên tử. + Tính chất vật lí. + Tính chất hóa học. + Ứng dụng. + Trạng thái tự nhiên và điều chế. Các nội dung kiến thức sẽ được thiết kế thành các hoạt động học của HS. Thông qua những kiến thức đã học, HS vận dụng suy luận để tìm ra kiến thức mới. Hoạt động bài tập, củng cố: Được thiết kế ở dạng bài tập, câu hỏi (ô chữ) để khắc sâu kiến thức trọng tâm đã học. Hoạt động vận dụng, tìm tòi: Nhằm giúp HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn, thực nghiệm. Phần này không bắt buộc tất cả HS phải làm. Tuy nhiên giáo viên (GV) nên động viên, khuyến khích HS tham gia hết. II. Thiết kế chi tiết từng hoạt động 1. Hoạt động kết nối (3 phút)

Ngày đăng: 06/09/2018, 23:14

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w