Sau gần 35 năm Đổi Mới, Việt Nam đã và đang đạt được những thành tựu nhất định và đáng ghi nhận về mọi mặt, từ chính trị, ngoại giao đến kinh tế, đời sống văn hóa xã hội. Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới – WTO. Có thể nói, kể từ thời điểm sau 2 năm gia nhập WTO, hoạt động ngoại thương nói chung, đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam nói riêng có nhiều thuận lợi để phát triển. Năm 2007 – 2008, tốc độ xuất khẩu tăng nhanh hơn 2 lần so với tốc độ tăng GDP; tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu cao gấp 1,6 lần so với tổng giá trị GDP. Những thành tựu kể trên có được một phần không chỉ nhờ những thuận lợi khách quan như những ưu đãi thuế quan, hàng rào phi thuế quan được dỡ bỏ, sự cạnh tranh bình đẳng khi Việt Nam tham gia vào WTO, chúng còn xuất phát từ tư duy nhạy bén, đổi mới của các thành phần kinh tế trước vận mệnh mới của đất nước. Tuy nhiên, mọi khâu sản xuất, từ bước tìm kiếm thị trường, khách hàng cho đến việc xuất khẩu hay nhập khẩu, thực tế đã cho thấy bản thân các doanh nghiệp không thể chủ động trực tiếp vận chuyển, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đến các khách hàng của mình ở các quốc gia khác nhau trên thế giới, vốn có đặc thù cách xa nhau về khoảng cách địa lý, đặc biệt là phải qua đường biển dài ngày. Chính vì tính chuyên môn hóa ngày càng cao của một nền kinh tế hội nhập, các công ty vận tải và giao nhận ở Việt Nam đã ra đời.Hiện nay, nước ta có hơn 1000 công ty tham gia vào ngành này, và cơ hội phát triển còn vô cùng tiềm năng, chưa được khai thác hết. 1 điều đáng lưu ý là 95% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam được thông qua đường biển. Cuộc cách mạng container hóa vào cuối thập kỉ 60 của thế kỉ XX trên thế giới đã rút ngắn thời gian truân chuyển và chuyên chở hàng hóa tại các cảng biển, đảm bảo an toàn và tránh thất thoát cho hàng hóa, giúp hàng hóa được phân phối và tiếp cận với khách hàng trên khắp thế giới nhanh chóng và tiện lợi hơn rất nhiều. Chính vì tính ưu việt đó, ngày nay, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu trong container bằng đường biển đã trở thành phương thức vận tải phổ biến và được ưa chuộng. Vì lý do đó, tác giả xin phép chọn đề tài: “TỔ CHỨC NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂNTẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ASIA TRANS LOGISTICS – ATL” để làm báo cáo thực tập giữa khóa. Bài báo cáo có bố cục gồm 3 chương chính sau: Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ASIA TRANS LOGISTICS – ATL Chương 2: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ASIA TRANS LOGISTICS – ATL Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP & KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ASIA TRANS LOGISTICS – ATL
MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU .1 Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ASIA TRANS LOGISTICS – ATL I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN .3 II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ KINH DOANH 3 III. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ .4 1. Sơ đồ tổ chức của công ty .5 2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 5 IV. TÌNH HÌNH KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2009-2011 .6 1. Tình hình kinh doanh chung 6 2. Tình hình kinh doanh giao nhận hang xuất bằng container đường biển .7 Chương 2: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ASIA TRANS LOGISTICS - ATL I. QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN (FCL) TẠI CÔNG TY ATL .9 1. Giai đoạn 1 10 1.1 Tìm kiếm khách hàng 10 1.2 Gửi bảng báo giá cho khách hàng .10 1.3 Ký hợp đồng dịch vụ giao nhận với khách hàng .10 2. Giai đoạn 2 11 2.1 Nhận Booking Request từ khách hàng 11 2.2 Gửi Booking Request cho người chuyên chở .11 2.3 Gửi thông tin vận tải cho Đại lý ở nước hang đến 12 2.4 Gửi thông tin Booking cho khách hàng .12 2.5 Người chuyên chở gửi Booking Confirmation cho ATL 12 3. Giai đoạn 3 13 3.1 Thông quan hang hóa khi hang đưa ra cảng 13 3.2 Yêucầu chứng từ hang hóa để làm tờ khai từ khách hang và lên tờ khai hải quan điện tử và gửi cho hải quan .13 3.3 Ra cảng lấy container rỗng đưa về kho đóng hang và trở ra cảng 13 3.4 Cầm booking qua hang tàu đổi lệnh cấp container rỗng .13 3.5 Làm HB/L gửi cho khách hang kiểm tra .14 3.6 Làm CO nộp phòng thương mại 14 3.7 Gửi chi tiết làm MB/L cho người chuyên chở 14 3.8 Người chuyên chở gửi MB/L và công ty ATL kiểm tra MB/L .15 3.9 Kiểm tra MB/L và gửi Pre-alert cho đại lý nước hàng đến .15 4. Giai đoạn 4 15 4.1 Theo dõi lô hàng (tracking cargo) sau khi tàu đi .15 4.2 Xác nhận việc Đại lý nhận hàng ở cảng đến .16 4.3 Thông báo khách hang khi hàng đến tay người nhận thực sự .16 5. Giai đoạn 5 16 5.1 Gửi Debit Note cho khách hang kiểm tra và xác nhận và xuất hóa đơn và yêu cầu khách hàng thanh toán .17 5.2 Làm Shipping Request cho bộ phận kế toán để tính lợi nhuận .17 I. ĐÁNH GIÁ CHUNG .17 1. Ưu điểm .17 2. Nhược điểm .18 II. SO SÁNH VỚI LÝ THUYẾT .19 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP & KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ASIA TRANS LOGISTICS - ATL I. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU TRONG CONTAINER CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ASIA TRANS LOGISTICS 20 1. Thuận lợi 20 2. Khó khăn .20 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ .21 1. Về nhân sự .21 2. Về IT .22 3. Về mạng lưới đại lý và đối tác 22 KẾT LUẬN 23 . đến 12 2.4 Gửi thông tin Booking cho khách hàng . 12 2.5 Người chuyên. sự .21 2. Về IT .22 3. Về