1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn mot so giai phap sinh 9

25 159 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMMỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP MÔN SINH HỌC 9 Ở TRƯỜNG PTCS MINH CHÂUI. PHẦN MỞ ĐẦUCuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ, dẫn tới sự bùng nổ thông tin. Do đó khối lượng tri thức chung của toàn nhân loại tăng lên theo cấp số nhân, người giáo viên không thể cung cấp hết thông tin cho người học trong khi khả năng tiếp nhận và lĩnh hội nguồn tri thức mới của người học bị hạn chế bởi thời gian hạn hẹp của tiết học. Mặt khác nhu cầu xã hội đòi hỏi tri thức của người học ngày càng cao, hiểu biết ngày càng rộng và sâu sắc, bên cạnh đó còn phải có những kĩ năng nhất định về tư duy, về giao tiếp xã hội, kĩ năng giữ gìn sức khỏe phòng chống bệnh tật, sự hợp tác trong cộng đồng. Học sinh của trường PTCS Minh Châu hầu hết kĩ năng học tập cũng như kĩ năng sống của các em còn thiếu và yếu trong đó có các kĩ năng tư duy.Việc vận dụng những phương pháp tích cực vào quá trình dạy học sẽ đáp ứng phần nào đòi hỏi, yêu cầu ở trên. 1. Lý do chọn đề tài:Sự hứng thú, tích cực tự giác, năng động, sáng tạo, khả năng làm chủ bản thân, làm chủ tri thức là những yên cầu cần phải có ở người học: Tích cực, tự giác trong xây dựng bài, năng động sáng tạo trong suy nghĩ, trong học tập, thực hành, trong lao động, trong công việc và trong cuộc sống sau này. Quá trình học tập phải là một quá trình lĩnh hội tri thức mới, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người học. Như vậy người học phải có nhu cầu học tập, xuất phát từ động cơ, mục đích ham muốn hiểu biết, từ lòng say mê học tập và khát khao vươn lên. Tính tích cực học tập giữ một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập, thu hút học sinh, giảm căng thẳng mệt mỏi, tăng cường sự chú ý, thúc đẩy tính tự giác, tìm tòi sáng tạo của học sinh trong bộ môn Sinh học và qua đó góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực trong Nhà trường. Sinh học có nhiều nội dung dạy học khác nhau như các kiến thức về hình thái giải phẫu, kiến thức về chức năng sinh lí và quá trình sinh lí, kiến thức về di truyền và biến dị, kiến thức ứng dụng giải thích các hiện tượng liên quan đến cơ thể người và trong tự nhiên cũng như trong cuộc sống hằng ngày, các kiến thức và kĩ năng giữ gìn vệ sinh, rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường. Việc nâng cao tính tích cực học tập bộ môn Sinh học sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục học sinh, thu hút học sinh, giảm nguy cơ bỏ học, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường. Trong quá trình dạy học, việc lựa chọn các phương pháp, biện pháp dạy học hợp lí để nâng cao tính tích cực học tập bộ môn phụ thụôc vào nhiều yếu tố như: Nội dung dạy học, đặc điểm tâm sinh lí và trình độ học sinh, phương tiện dạy học, trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm của người giáo viên. Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. Kiến thức Sinh học rộng lớn không chỉ bao gồm những quy luật, học thuyết cơ bản mà còn bao gồm cả những nội dung thực nghiệm cần học sinh nắm bắt. Nâng cao tính tích cực học tập trong dạy học sinh học tạo nguồn kích thích tới học sinh, từ đó các em thêm say mê tìm hiểu môn sinh học và đem lại hiệu quả trong việc tìm tòi, tiếp thu kiến thức. Việc nâng cao tính tích cực học tập trong dạy học mang lại một số tác dụng đặc biệt như: Là yếu tố cần thiết cho sự phát triển nhân cách, tri thức và nhận thức của học sinh. Làm chỗ dựa cho sự ghi nhớ, cho phép học sinh duy trì sự chú ý thường xuyên và cao độ vào kiến thức bài học. Làm cho hoạt động học trở nên hấp dẫn hơn vì các em được duy trì trạng thái tỉnh táo của cơ thể, giúp học sinh phấn chấn vui tươi, học tập lâu mệt mỏi. Ảnh hưởng đến tính chất, cường độ, diễn biến, kết quả của dạy và học giúp cho hiệu quả của hoạt động này được nâng cao. Tạo ra và duy trì tính tích cực nhận thức, tích cực hoạt động tiếp thu, tìm hiểu kiến thức. Giúp điều khiển hoạt động định hướng vì chính cảm xúc hứng thú tích cực tham gia điều khiển tri giác và tư duy. Đóng vai trò trung tâm, tạo cơ sở, động cơ trong các hoạt động nghiên cứu và sáng tạo về sau. Góp phần quan trọng trong sự phát triển kĩ năng, kĩ xảo và trí tuệ của học sinh, làm cho hiệu quả của hoạt động học tập được nâng cao.Vì những lí do trên tôi tự nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm của bản thân, học hỏi kinh nghiệm của nhiều thầy cô khác để viết đề tài “Một số giải pháp nâng cao tính tích cực học tập sinh học 9 ở trường phổ thông cơ sở Minh Châu”.2. Mục đích nghiên cứu: Nhằm giúp bản thân hiểu rõ thêm về tính tích cực học tập bộ môn Sinh học của đối tượng học sinh lớp 9 mà mình đang giảng dạy, qua đó nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu trong phương pháp, biện pháp giảng dạy, từ đó tiếp tục tìm hiểu, rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, tăng lòng yêu nghề, trách nhiệm trong công việc để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn. Giúp học sinh nâng cao tính tích cực học tập bộ môn sinh học, giúp các em khơi dậy lòng đam mê học tập, tính tích cực, tự giác, tập trung chú ý, rèn kĩ năng giao tiếp, đạt kết quả cao trong học tập. Các em sẽ được củng cố và nâng cao động cơ, thái độ và mục đích học tập, xây dựng cho bản thân các em động cơ, thái độ học tập đúng đắn về lâu dài.3. Thời gian và địa điểm: Thời gian nghiên cứu trong năm học 2017 – 2018 Địa điểm: Trường PTCS Minh Châu, đối tượng học sinh lớp 9 4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn: Đưa ra được một số giải pháp nâng cao tính tích cực học tập môn sinh học 9 ở trường phổ thông cơ sở Minh Châu”. Giáo viên vận dụng thành công các giải pháp nâng cao tính tích cực học tập bộ môn sinh 9. Các giải pháp được đánh giá hiệu quả và phù hợp với đối tượng học sinh lớp 9 của trường PTCS Minh Châu. Học sinh tích cực trong học tập vận dụng được kiến thức vào thực tế cuộc sống.II. PHẦN NỘI DUNG1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN1. 1. Cơ sở lý luận:+ Tâm lý học Macxit xem xét tính tích cực, hứng thú theo quan điểm duy vật biện chứng. Coi hứng thú không phải là cái trừu tượng vốn có trong mỗi cá nhân mà là kết quả của sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân, nó phản ánh một cách khách quan thái độ đang tồn tại ở con người. Một sự vật, hiện tượng nào đó chỉ có thể trở thành đối tượng của tính tích cực học tập khi chúng thoả mãn điều kiện sau: + Có ý nghĩa với cuộc sống cá nhân. Điều kiện này quyết định nhận thức trong cấu trúc của hứng thú, đối tượng nào càng có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống cá nhân thì càng dễ dàng tạo ra hứng thú.+ Theo Giáo sư Phạm Minh Hạc: “ Khi ta có tính tích cực học tập về một cái gì đó, thì cái đó bao giờ cũng được ta ý thức, ta hiểu ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của ta. Hơn nữa, ở ta xuất hiện một tình cảm đặc biệt đối với nó, do đó tính tích cực học tập lôi cuốn hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó tạo ra tâm lí khát khao tiếp cận đi sâu vào nó”. Một số đặc điểm tâm lí của học sinh:Về tâm lý: Đây là thời kì chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành. Ở lứa tuổi này tuyến nội tiết đang hoạt động mạnh, hệ thần kinh còn chưa có khả năng chịu đựng những kích thích mạnh, đơn điệu, kéo dài. Điều đó rất dễ gây cho các em tình trạng bị ức chế hoặc ngược lại bị kích động mạnh. Những khó khăn chính của lứa tuổi này là các em chưa biết tự đánh giá, chưa biết kìm hãm và hướng dẫn bản năng, ham muốn, hành vi … Về hoạt động học tập: thái độ và động cơ học tập của học sinh rất khác nhau, từ rất tích cực đến lười biếng, thiếu trách nhiệm. Trong cách học thì có em có kĩ năng tự học rất tốt, những em khác chỉ biết học thuộc lòng từng câu từng chữ. Trong tính tích cực học tập thì từ chỗ biểu hiện rõ rệt đối với một lĩnh vực tri thức nào đó cho đến chỗ hoàn toàn chưa có tính tích cực học tập nhận thức, việc học hoàn toàn do gò ép, bắt buộcVề hoạt động giao tiếp: có sự thay đổi lớn về bản chất ở các em hình thành và phát triển kiểu quan hệ giao tiếp mới với người lớn và với bạn bè. Các em nảy sinh cảm giác về sự trưởng thành và có nhu cầu được người lớn thừa nhận. Hiểu biết này giúp thầy cô giáo tìm biện pháp giúp đỡ, hướng dẫn các em một cách tế nhị, khéo léo, khơi dậy hứng thú, lòng say mê học tập của các em.Quá trình chú ý của học sinh chưa cao. Có thể xuất hiện sự “chú ý giả tạo”, chú ý hình thức, học sinh tuân theo kỉ luật, nhưng thực chất không tập trung tư tưởng, cũng không biểu hiện chán nản hoặc hưng phấn. Một số em ngại suy nghĩ, động não, không biết lật đi, lật lại vấn đề, phát hiện vấn đề và thắc mắc. Học sinh thường thoả mãn những cái có sẵn, khả năng tư duy và óc phê phán còn còn nhiều hạn chế.1.2 Cơ sở thực tiễn: Tính tích cực học tập là động lực giúp giáo viên tiến hành hoạt động nhận thức đạt hiệu quả, tạo ra động cơ của hoạt động. Tính tích cực học tập làm tích cực hoá các quá trình tâm lí như tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng ở học sinh. Đối với học sinh tính tích cực học tập với môn học là rất quan trọng. Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên phải thu hút được học sinh vào bài học, làm tăng sự chú ý, gợi lên niềm đam mê, làm cho người học có tính tích cực học tập với môn học. Tính tích cực học tập là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển năng lực cá nhân. Tính tích cực học tập và năng lực có vai trò biện chứng với nhau. Người giáo viên phải làm tăng tính tích cực học tập môn học cho học sinh, qua đó khơi dậy tiềm năng sáng tạo trong mỗi cá nhân người học. Biểu hiện của tính tích cực học tập trong hoạt động học tập của học sinh: Tính tích cực học tập của học sinh trung học cơ sở biểu hiện chủ yếu ở một số mặt sau: Tập trung chú ý vào bài học, biết giữ gìn trật tự, im lặng khi cần thiết và có yêu cầu. Sẵn sàng tham gia và tự giác tham gia xây dựng bài trong hoạt động cá nhân, trong hoạt động nhóm, trong việc thực hiện các yêu cầu khác như bài tập về nhà, bài thực hành, soạn bài. Biểu hiện thường thấy rõ nhất là tự giác phát biểu ý kiến trong hoạt động chung cả lớp. Tích cực trong các hoạt động trên lớp, hoạt động ngoại khoá. Biết đào sâu vấn đề, nêu thắc mắc khi chưa thoả mãn nhu cầu nhận thức, sẵn sàng và tự giác trao đổi với giáo viên và với bạn học về vấn đề đang quan tâm. Luôn có thái độ tôn trọng giáo viên bộ môn, tâm trạng vui vẻ khi hoàn thành một hoạt động, tỏ vẻ luyến tiết khi gặp sai lầm trong hoạt động và tự tìm biện pháp khắc phục trong những hoạt động tiếp sau.CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU2.1 Thực trạng. Khảo sát thống kê:Hiên nay, người giáo viên chủ yếu giảng dạy trên cở sở sách giáo khoa, với những lệnh, câu hỏi có sẵn, mà việc giải bài tập và trả lời câu hỏi ở sách giáo khoa thì cũng chỉ phần nào giúp cho học sinh nắm được lí thuyết một cách đơn thuần, máy móc, chưa linh hoạt. Vấn đề liên hệ thực tế, phát triển tư duy, phương pháp học tập, rèn kĩ năng sống cho học sinh trong môn học còn rất nhiều hạn chế. Thực tế qua khảo sát 15 Học sinh của khối 9 thì có tới 70% HS thiếu tích cực trong học tập, 20% HS có năng lực nhận thức, 10% có năng lực hành động tích cực chủ động tìm tòi nhận thức. Đánh giá phân tích: Về phía giáo viên:Chương trình sinh học hiện nay còn nhiều nội dung khó tuy được giảm tải so với trình độ, lứa tuổi của học sinh, nhất là học sinh lớp 9 nhưng việc vận dụng đổi mới phương pháp còn có những khó khăn nhất định. Bản thân tôi qua những năm trước sự tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy còn nhiều hạn chế. Qua việc dự giờ, tôi cũng nhận thấy nhiều giáo viên chưa tiếp cận được các phương pháp dạy học tích cực và do vậy hiệu quả giảng dạy chưa được nâng cao so với yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Về phía học sinh: Về phía học sinh, tôi nhận thấy ở các em còn thiếu rất nhiều kĩ năng, phương pháp học tập, tính tích cực học tập còn nhiều hạn chế, nhiều em còn thụ động trong việc tìm hiểu, tiếp thu kiến thức, kĩ năng học tập bộ môn. Đó chính là lí do thúc đẩy tôi tìm ra một số biện pháp khắc phục vấn đề này.2.2. Các giải pháp nâng cao tính tích cực học tập môn sinh học 9 ở trường phổ thông cơ sở Minh ChâuTừ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tính tích cực học tập đã trình bày ở trên, tôi xin đề xuất một số biện pháp nâng cao kết quả và tính tích cực học tập trong dạy học sinh học như sau: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức: Bằng các biện pháp tâm lý, giao tiếp sư phạm xây dựng tình cảm tốt đẹp thầy – trò: Dạy học là một nghệ thuật, đó là nghệ thuật sư phạm của người giáo viên. Giáo viên đứng trước học sinh, vừa giống như người đạo diễn, vừa là người biểu diễn, đồng thời là người hướng dẫn và học sinh là những người diễn viên thực tập, vừa học vừa làm theo giáo viên. Người giáo viên phải có những thủ thuật về tâm lý, hay còn gọi là nghệ thuật sư phạm hay nghệ thuật dạy học. Vì vậy, để nâng cao tính tích cực học tập cho học sinh giáo viên cần quan tâm đến các biện pháp tâm lý cần thiết khi lên lớp, trong đó quan trọng là kĩ năng giao tiếp sư phạm.Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tâm lí, giao tiếp sư phạm không những nâng cao nhận thức và tính tích cực học tập bộ môn mà còn thể hiện tính tích cực trong việc xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực nói chung trong lớp, trong trường.Trong quá trình dạy học, người giáo viên có thể kết hợp sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò …Trước hết, người giáo viên nên luyện tập sao cho giọng nói trở nên truyền cảm, khai thác các đặc tính âm thanh (cao độ, trường độ, âm sắc) và vốn từ. Sau đó, cần sưu tầm những cách dẫn bài hấp dẫn, những câu chuyện vui, những câu nói hài hước liên quan đến nội dung bài học giúp gây hứng thú học tập cho học sinh.Giáo viên chủ động, gần gũi, động viên học sinh, thương yêu trẻ, tạo ra tình cảm, xúc cảm tích cực, tạo tâm thế cho học sinh ngay khi bước vào tiết học. Một số sai sót thường gặp của học sinh như: Vệ sinh lớp chưa tốt, chưa lau bảng; thiếu thước kẻ hoặc phấn viết bảng; hoặc soạn bài, học bài cũ chưa tốt, đầu tiết còn ồn, mất trật tự … Khi học sinh có sai sót thì cần nhắc nhở khéo léo chứ đừng bao giờ quát mắng, la ó om sòm làm mất tình cảm thầy trò, mất tính tích cực học tập của học sinh. Luyện kỹ năng thực hành:

Ngày đăng: 03/09/2018, 18:45

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w