1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dạy học môn thiết kế mạch bằng máy tính theo phương pháp đảo ngược tại trường cao đẳng nghề kinh tế kỹ thuật bắc ninh

117 194 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 3,45 MB

Nội dung

Trong trường Cao đẳng kỹ thuật, cụ thể là trường Cao đẳng nghề Kinh tế- Kỹ thuật Bắc Ninh, việc đào tạo cho sinh viên chuyên ngành kỹ thuật vẫn đang áp dụng phương thức giảng dạy truyền

Trang 1

NGHỀ KINH TẾ - KỸ THUẬT BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH : LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

CHUYÊN SÂU : SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐIỆN

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

CHUYÊN SÂU : SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1 NGƯỜI HƯỚNG DẪN 2

TS LÊ THỊ MINH THANH PGS.TS NGÔ TỨ THÀNH

Hà Nội – Năm 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành vào tháng 9 năm 2017 tại Viện Sư phạm kỹ thuật, Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến các thầy, cô

TS Lê Thị Minh Thanh – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và PGS.TS Ngô Tứ Thành - Viện Sư Phạm kỹ thuật – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp

Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô trong Viện Sư phạm kỹ thuật, Viện Điện Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường và cho tôi những ý kiến đóng góp sâu sắc về phương hướng nghiên cứu luận văn

Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, cán bộ, giáo viên và sinh viên Trường Cao Đẳng Nghề Kinh tế- Kỹ thuật Bắc Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi và

hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu và làm việc, thu thập thông tin để hoàn thành luận văn này

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Rất mong nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp, của các bạn đọc quan tâm đến đề tài của luận văn để

bổ sung cho đề tài hoàn thiện hơn

Hà nội, ngày10 tháng 9 năm 2017

Tác giả

Lê Thị Hiền

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những gì tôi viết trong luận văn là do sự tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân Mọi kết quả nghiên cứu cũng như ý tưởng của các tác giả khác, nếu có, đều được trích dẫn cụ thể

Đề tài của luận văn chưa được bảo vệ tại bất kỳ một hội đồng bảo vệ luận văn thạc sỹ nào trên toàn quốc cũng như nước ngoài và cho đến nay chưa công bố trên bất kỳ phương tiện thông tin truyền thông nào

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì tôi đã cam đoan ở trên

Hà nội, ngày 10 tháng 9 năm 2017 Người cam đoan

Lê Thị Hiền

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 7

DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU 9

MỞ ĐẦU 10

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌC ĐẢO NGƯỢC 14 1.1 Tổng quan dạy học đảo ngược 14

1.1.1 Thực trạng sử dụng ICT trong dạy học vào đổi mới phương pháp dạy học 14

1.1.2 Mô hình lớp học đảo ngược (flipped classroom) 16

1.1.3 Tổng quan các kết quả nghiên cứu lớp học đảo ngược 18

1.1.4 Các ưu, nhược điểm của mô hình lớp học đảo ngược 20

1.2 Các nguyên tắc thực hiện lớp học đảo ngược 21

1.2.1 Cơ sở lý luận chung của mô hình lớp học đảo ngược 21

1.2.2 Phương pháp dạy học đảo ngược trên nền tảng ICT và quá trình truyền thông 22

1.2.3 Chuyển từ cách dạy “một cho tất cả” sang “cá nhân hóa” người học 24

1.2.4 Học ở nhà, làm bài tập trên lớ p 24

1.2.5 Khai thác thế mạnh ICT lớp học trực tuyến và ưu điểm lớ p ho ̣c truyền thống trong “dạy học đảo ngược” 25

1.2.6 Xây dựng câu hỏi TNKQ và dạy học tương tác trong lớp học đảo ngược 26

1.3 Xây dựng quy trình thực hiện lớp học “đảo ngược” 28

Trang 6

1.3.1 Một số bước chuẩn bị một bài giảng bằng ghi hình 28

1.3.2 Các bước thực hiện lớp học đảo ngược 29

1 4 Mô hình người GV dạy học đảo ngược (gọi tắt GV đảo ngược) 31

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN THIẾT KẾ MẠCH BẰNG MÁY TÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ-KỸ THUẬT BẮC NINH 34

2.1 Giới thiệu khái quát về trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật 34

Bắc Ninh 34

2.1.1 Khái quát về Nhà trường: 34

2.1.2 Công tác đào tạo, chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường 34

Công tác đào tạo 34

2.1.3 Cơ sở vật chất cho đào tạo, đào tạo nghề Điện tử công nghiệp 36

2.2 Chương trình đào tạo môn học thiết kế mạch bằng máy tính tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh 37

2.2.1.Vị trí, tính chất và điều kiện thực hiện của môn học thiết kế mạch bằng máy tính 37

2.2.2 Mục tiêu của môn học thiết kế mạch bằng máy tính 38

2.2.3 Nội dungcủa môn học thiết kế mạch bằng máy tính 38

2.2.4 Hướng dẫn thực hiện chương trình của môn học thiết kế mạch bằng máy tính 40

2.3 Bài giảng và phương pháp dạy học môn học thiết kế mạch bằng máy tính tại trường CĐN kinh tế - kỹ thuật Bắc Ninh 42

2.3.1 Bài giảng môn học thiết kế mạch bằng máy tính nghề Điện tử công nghiệp hiện nay 42

2.3.2 Phương pháp dạy học môn học thiết kế mạch bằng máy tính trong Nhà trường hiện nay 43

Trang 7

2.3.3 Phương tiện, trang thiết bị cho dạy họcmôn học thiết kế mạch bằng máy

tính 44

2.3.4 Kiểm tra, đánh giá môn học thiết kế mạch bằng máy tính 46

2.3.5 Thực trạng thái độ học tập môn học thiết kế mạch bằng máy tính của sinh viên 46

2.4 Đánh giá chung về dạy học môn học thiết kế mạch bằng máy tính tại trường CĐN kinh tế - kỹ thuật Bắc Ninh 47

CHƯƠNG III: DẠY HỌC MÔN THIẾT KẾ MẠCH BẰNG MÁY TÍNH THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢCTẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ-KỸ THUẬT BẮC NINH 50

3.1 Xây dựng bài giảng môn thiết kế mạch bằng máy tính theo mô hình lớp học đảo ngược 50

3.1.1 Tiêu chí xây dựng bài giảng 50

3.1.2.Giới thiệu phần mềm thiết kế mạch 50

3.1.3 Cơ sở khoa học lựa chọn “lớp học đảo ngược” dạy môn “thiết kế mạch bằng máy tính 52

3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn “Thiết kế mạch bằng máy tính” theo mô hình đảo ngược 54

3.2.1 Giải pháp chung: Khắc phục các nhược điểm lớp học đảo ngược 54

3.2.2 Xây dựng bộ câu hỏi cho SV nghiên cứu ở nhà và học tại lớp 55

3.3 Xây dựng một số bài giảng cho môn “Thiết kế mạch bằng máy tính” 56

3.4 Kiểm chứng và đánh giá bài giảng môn “Thiết kế mạch bằng máy tính” theo mô hình lớp học đảo ngược 83

3.4.1 Mục đích của việc kiểm chứng bài giảng “Thiết kế mạch bằng máy tính” theo mô hình lớp học đảo ngược 83

Trang 8

3.4.2 Đối tượng và thời gian tiến hành kiểm chứng 83

3.4.3 Cách thức tiến hành kiểm chứng 84

3.4.4 Kết quả kiểm chứng và đánh giá 84

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 98

Trang 9

8 PTDH: phương tiện dạy học

9 NDDH: nội dung dạy học

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ

Hình 1.1 Thang đo tư duy Bloom 17

Hình1.2 Mô hình người học là trung tâm 23

Hình1.3 Các bước thực hiện lớp học đảo ngược của SV 29

H2.6 và H2.7: Hình ảnh Bàn thực tập môn Thiết kế mạch bằng máy tính 46

Hình 3.1 Lỗicài đặt phần mềm 58

Hình 3.2 Giao diện khi cài phần mềm Orcad 9.2 cho Win 7 59

Hình 3.3 Giao diện khi Crack 59

Hình 3.4.IC 74LS138 60

Hình 3.5 đến hình 3.18 Tạo linh kiện mới: IC 74LS138 60

Hình 3.19 Mạch dao động đa hài 71

Hình 3.20 đến hình 3.40 Thiết kế mạch in: Mạch dao động đa hài 71

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

B2.1: Bảng nội dung tổng quát và phân phối thời gian của môn học thiết kế mạch bằng máy tính nghề ĐTCN 40 B2.2: Bảng đánh giá mức độ khó của môn học thiết kế mạch bằng máy tính nghề ĐTCN 41 B2.3: Bảng đánh giá mức độ quan trọng của môn học thiết kế mạch bằng máy tính nghề ĐTCN 42 B2.4:Bảng đánh giá mức độ vận dụng kiến thức môn học thiết kế mạch bằng máy tính nghề ĐTCN vào thực tiễn sản xuất 42 B2.5: Bảng đánh giá mức độ sử dụng các PPDH của GV giảng dạy môn học 43 B2.8: Bảng khảo sát mức độ hứng thú đối môn học thiết kế mạch bằng máy tính của SV 47 B2.9: Bảng khảo sát mức độ lĩnh hội nội dung bài giảng môn học thiết kế mạch bằng máy tính của SV 47 B2.10: Bảng khảo sát thái độ tham gia xây dựng bài giảng môn học thiết kế mạch bằng máy tính của SV 47 B3.41: Cặp lớp thực nghiệm - đối chứng 84

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thế kỷ XXI - thế kỷ của nền kinh tế trí thức và toàn cầu hóa đã đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi nền giáo dục mỗi quốc gia phải thay đổi phương thức đào tạo nguồn nhân lực Đổi mới phương pháp dạy học bằng cách ứng dụng thành tựu ICT

là vấn đề mang tính thời sự của giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng Chiến lược phát triển giáo dục của nước ta cũng đã xác định đây là vấn đề then chốt

để khắc phục những yếu kém trong giáo dục Đồng thời, đây cũng chính là đòn bẩy

để nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay

Trong xu thế đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước nhà, việc đào tạo hướng đến năng lực của người học cũng được quan tâm phát triển Hơn lúc nào hết, việc giảng dạy và kiểm tra đánh giá dựa trên các ứng dụng của ICT là một trong những giải pháp tối ưu giải quyết mâu thuẩn giữa một bên là nâng cao chất lượng đào tạo, giảng dạy với một bên là tăng cường, mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình đào tạo

Hàng loạt vấn đề được đặt ra như: chọn phương pháp dạy học nào, chọn mô hình tổ chức dạy học nào, quy trình dạy học ra sao…? nhằm phát huy hết khả năng ứng dụng của ICT trong việc nâng cao hiệu quả dạy học

Phương pháp dạy học truyền thống đã ngày càng trở nên bất cập và không tương thích với sự phát triển của công nghệ ICT

Dạy học đảo ngược (Flipped learning), một phương pháp dạy học đảo ngược quá trình học truyền thống Phương pháp này đề xuất việc đảo ngược các bước giảng và dạy Nghĩa là: việc nghe giảng để về nhà còn việc thực hành, ứng dụng, làm bài tập được thực hiện ở trên lớp Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp hoạt động ngoài lớp học và trong lớp ảnh hưởng như thế nào đến sinh viên tham gia khóa học

Với dạy học truyền thống, một buổi lên lớp sẽ bắt đầu với việc giáo viên chuẩn bị bài giảng lên lớp và sinh viên chuẩn bị làm bài tập về nhà buổi trước Bài mới sẽ được giảng trong giờ trên lớp và thừa một chút thời gian sẽ làm bài tập luyện

Trang 13

tập tại lớp Như vậy, hầu hết việc giảng và nghe giảng đã chiếm hết phần lớn thời gian trên lớp, thời gian còn lại cho việc luyện tập trên lớp của cả giáo viên và sinh viên là rất ít Khi nghe giảng người học được xem như rơi vào tình trạng “low level thinking” Khi ứng dụng lý thuyết làm bài tập hoặc các hoạt động học, sinh viên sẽ

ở “high level thinking” Nghĩa là khi sinh viên đang bị động tiếp thu kiến thức thì phần lớn sẽ khó suy nghĩ, tưởng tượng, đào sâu vào kiến thức ngay trong lúc nghe giảng.Ý tưởng chủ chốt của dạy học đảo ngược là tăng thời gian cho việc đào sâu suy nghĩ (high level thinking) và giảm thời gian tiếp thu bị động (low level thinking) Việc tiếp thu kiến thức sẽ được chuyển đổi qua các hình thức học với video thu lại lời giảng của giảng viên và ngày nay là các hoạt động học trực tuyến Thực tế hiện nay quá trình dạy học ngành kĩ thuật nói chung vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, xuất phát từ cơ sở vật chất cũng như phương pháp dạy học đang được sử dụng tại các trường Bên cạnh đó, phương pháp dạy học vẫn mang nặng tính lý thuyết, chưa thực sự đề cao kĩ năng thực hành của người học Điều này dẫn tới quá trình đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu của thực tế sản xuất

Trong trường Cao đẳng kỹ thuật, cụ thể là trường Cao đẳng nghề Kinh tế- Kỹ thuật Bắc Ninh, việc đào tạo cho sinh viên chuyên ngành kỹ thuật vẫn đang áp dụng phương thức giảng dạy truyền thống là chính, trong quá trình giảng dạy mặc dù có

sự hỗ trợ các phương tiện dạy học công nghệ (chuyển từ viết bảng đen sang trình chiếu slide) và của Internet (các diễn đàn trên mạng, mạng xã hội, mạng video, các trang web tin tức ) nhưng quá trình học tập diễn ra khá đơn điệu và lặp lại, các sinh viên thiếu sự kết nối với bạn cùng học, việc tiếp thu kiến thức còn thụ động, thiếu sự cá nhân hóa và sự trải nghiệm, các thầy cô thiếu sự động viên và khiến sinh viên ngày càng bị động trong quá tình học

Xuất phát từ những lý do trên, đề tài nghiên cứu: “Dạy học môn thiết kế

mạch bằng máy tính theo phương pháp đảo ngược tại trường Cao đẳng nghề

Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh.” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong môi

trường học thực tế tại trường

Trang 14

2 Mục đích nghiên cứu

Vận dụng phương pháp luận dạy học đảo ngược dạy học môn thiết kế mạch bằng máy tínhnhằm nâng cao chất lượng dạy và học tại Trường Cao đẳng nghề kinh tế -

kỹ thuật Bắc Ninh

3 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học môn thiết kế mạch bằng máy tính Đối tượng nghiên cứu: Dạy học môn thiết kế mạch bằng máy tính theo mô hình

lớp học đảo ngược tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việcáp dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học kỹ thuật

- Đánh giá thực trạng quá trình dạy học môn thiết kế mạch bằng máy tínhtại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh

- Ứng dụng mô hình lớp học đảo ngược vào việc dạy học môn thiết kế mạch bằng máy tính tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh

- Kiểm nghiệm và đánh giá kết quả nghiên cứu

5 Giả thiết khoa học

Nếu xâydựng bài giảng và thực hiện dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược hợp lý sẽ nâng cao được chất lượng dạy học

Trang 15

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích – tổng hợp trên cơ sở thu thập tài liệu từ sách, báo, phương tiện thông tin

- Phương pháp quan sát, phỏng vấn, hội giảng, đàm thoại, trao đổi, thảo luận, rút kinh nghiệm Khảo sát ý kiến chuyên gia

- Phương pháp thực nghiệm

7 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu đề tài được cấu trúc 3 chương:

Chương I: Tổng quan cơ sở lý luận của dạy học đảo ngược

Chương II: Thực trạng dạy học môn thiết kế mạch bằng máy tính tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh

Chương III: Dạy học môn thiết kế mạch bằng máy tính theo mô hình lớp học đảo ngược tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh

Trang 16

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DẠY HỌCĐẢO NGƯỢC

1.1 Tổng quan dạy học đảo ngược

1.1.1 Thực trạng sử dụng ICT trong dạy học vào đổi mới phương pháp dạy học

- Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2001 về việc đẩy mạnh ứng dụng ICT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về ICT và đẩy mạnh ứng dụng ICT trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục

- Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) vừa có văn bản gửi các cơ sở GD và ÐT yêu cầu thực hiện tốt nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, giai đoạn

2008 - 2012, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục.Theo đó, các cơ sở

GD và ÐT cần xây dựng hệ thống đơn vị công tác chuyên trách về ICT của ngành giáo dục, làm đầu mối triển khai ứng dụng ICT theo tinh thần Nghị định số 64/2007/NÐ-CP ngày 10-4-2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước

- Trong những năm qua ICT đã được ứng dụng một cách mạnh mẽ trong giáo dục,

đi kèm với những điều đã làm được thì còn nhiều yếu kém mà chúng ta phải từng bước khắc phục

- Trong các năm gần đây dưới sự chỉ đạo của Bộ GD đều được trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng Internet và Tin học được giảng dạy chính thức, một số trường còn trang bị thêm Thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim (Sound Recorder, Camera, Camcorder), máy quét hình (Scanner), và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng ICT cho giáo viên sử dụng vào quá trình dạy học của mình

- ICT mang lại những hiệu quả to lớn trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, là cơ sở để tạo ra ngững bước ngoặt quan trọng trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Trang 17

càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mang, dạy học qua cầu truyền hình

- Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu,

dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” trở nên dễ dàng hơn

- Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ Office, Cabri, Crocodile,

LessonEditor/VioLet … hệ thống www Do sự phát triển của công nghệ thông tin

và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà sinh viên trung bình, thậm chí sinh viên trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên tới từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được

sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin

và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người Do đó,

Trang 18

mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã và đang nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình Nhưng cho dù hiện đại hóa đến đâu người giáo viên vẫn đóng vai trò là một nhà thiết kế và tổ chức giờ học, chủ động ứng dụng và điều khiển máy móc, các thiết bị ICT như một phương tiện hỗ trợ cho quá trình dạy học của mình có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu giớ dạy đã đặt ra Theo đó, giáo viên cần hiểu rõ và ứng dụng và một hệ thống những tiêu chí đánh giá khoa học, bản chất về quá trình ứng dụng ICT trong dạy học từ đó có những đổi mới phương pháp cho phù hợp Có như vậy ICT mới thực sự là phương tiện hỗ trợ đắc lực trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục

Tóm lại, các ứng dụng của ICT là một trong những giải pháp tối ưu giải quyết mâu thuẩn giữa một bên là nâng cao chất lượng đào tạo, giảng dạy với một bên là tăng cường, mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình đào tạo Do đó rất cần nghiên cứu tìm ra giải pháp tối ưu nhằm khai thác sức mạnh của ICT và ưu điểm lớp ho ̣c truyền thống trong dạy học hiện nay

1.1.2 Mô hình lớp học đảo ngược (flipped classroom) [9]

Thang đo tư duy Bloom (hình 1.1) chỉ ra rằng “nhớ, hiểu” kiến thức là những hoạt độngđòi hỏi mức tư duy thấp nhất;còn việc áp dụng, phân tích và sáng tạo dựa trên kiến thức tiếp nhận được chính là hoạt động đòi hỏi mức tư duy đào sâu hơn

Trang 19

Hình 1.1 Thang đo tư duy Bloom Chính ở những hoạt động đòi hỏi mức tư duy đào sâu, sinh viên sẽ có nhiều thắc mắc và cần nhiều sự trợ giúp nhất từ giáo viên và bạn học

Năm 2007, Jonathan Bergan và Aaron Sams thông qua Khan Academy (khanacademy.org) lần đầu tiên thực hiện mô hình lớp học đảo ngược, họ cung cấp những video bài giảng là nội dung lẽ ra được giảng ở trên lớp cho sinh viên xem tại nhà, còn tại lớp học cho sinh viên thảo luận và mở rộng kiến thức Từ đó, mô hình

lớp học đảo ngược(flipped classroom) chính thức ra đời và được biết đến như một

đáp án tối ưu cho bài toán làm cách nào tăng thời gian hỗ trợ của giáo viên cho những thời điểm sinh viên cần tư duy đào sâu

Đảo ngược lớp học truyền thống

Lớp học đảo ngược (Flipped classroom) là một dạng lớp học mà ở đó người học tiếp thu nội dung bài học trực tuyến qua việc xem các video bài giảng ở nhà còn bài tập về nhà hay bài tập thực hành thì giáo viên và sinh viên cùng thảo luận và giải quyết ở trên lớp thay vì giáo viên giảng bài trên lớp và sau đó học viên thực hành ở nhà

Dạy học truyền thống và đảo ngược

Kiểu dạy học truyền thống là sinh viên sẽ học bài học trên lớp và sau đó tự làm bài tập ở nhà, và đến lớp thì nghe giảng và làm bài kiểm tra

Trang 20

Trong phương pháp dạy đảo ngược, đầu tiên, sinh viên tự nghiên cứu chủ đề và xem bài giảng ở nhà, sử dụng các video, đã được chuẩn bị bởi giáo viên Ở trên lớp, người học áp dụng kiến thức đã học vào những bài tập thực hành Giáo viên sẽ trợ giúp học viên khi có chỗ không hiểu, hơn là trực tiếp truyền đạt những bài học cơ bản

Mô hình này thay đổi sự phân phối thời gian của giáo viên Thông thường, đối với

mô hình truyền thống sinh viên đặt câu hỏi sẽ thu hút sự chú ý của giáo viên và ngược lại giáo viên sẽ ít chú ý tới sinh viên không có câu hỏi Ngược lại, đối với mô hình lớp học đảo ngược, một giáo viên đã chia sẻ “chúng tôi chú ý tới những học sinh giữ im lặng” và khẳng định rằng lớp học đảo ngược cho phép giáo viên chú ý vào những người học cần sự giúp đỡ hơn là những người học tư tin vào khả năng của mình Kiểu lớp học này cũng thay đổi vai trò của giáo viên từ “một nhà hiền triết trên bục giảng” thành “một người hướng dẫn” và cho phép họ làm việc với từng cá nhân hay nhóm nhỏ xuyên suốt buổi học

Với các mục tiêu nghiên cứu cụ thể sau:

Phân tích thực trạng GV sử dụng IT trong dạy học hiện nay

Cơ sở khoa học hình thành phương pháp: “dạy học đảo ngược”, các bước thực hiện lớp học “đảo ngược” và kỹ năng dạy học đảo ngược

Xây dựng mô hình mới về người Thầy theo phương pháp dạy học đảo ngược Xây dựng và làm mẫu dạy học môn “ Thiết kế mạch bằng máy tính” theo phương pháp dạy học đảo ngược

1.1.3 Tổng quan các kết quả nghiên cứu lớp học đảo ngược

Tổng quan các kết quả nghiên cứu lớp học đảo ngược trên thế giới:

 Trong bài thuyết trình “Lớp học đảo ngược” (2006), Tenneson trình bày một phương cách đảo ngược lớp học và đưa ra các cách để cải tiến quá trình dạy Đồng thời, bài thuyết trình này cũng đi sâu vào hệ thống quản lí việc học trên

máy tính

Trang 21

 GS Bill Brantley trình bày mô hình LHĐN ở Hội thảo dạy & học ở Mỹ tháng 2/2007 Ông sử dụng hai phiên bản cho lớp học trong khi gửi tài liệu qua phần mềm Learning Management System

 Giữa năm 2007, Jeremy Strayer công bố một nghiên cứu tại Đại học bang Ohio với nhan đề “Những ảnh hưởng của LHĐN đối với môi trường học: so sánh hoạt động giữa lớp học truyền thống và LHĐN”

 Cuối năm 2007, Jonathan Bergman đã sử dụng một phần mềm để ghi lại bài giảng trực tiếp của mình và tải lên mạng Interrnet cho những SV không có điều kiện tham gia buổi học

 Eun Man Choi (2013), vận dụng LHĐN trong dạy học “Công nghệ phần mềm”, đã đưa ra các kết quả thực nghiệm so sánh với PPDH giáp mặt truyền thống

Tình hình nghiên cứu triển khai dạy học đảo ngược ở Việt Nam

Ở Việt Nam, nhiều trường học đã tiếp cận phương pháp dạy học này như : trang web http//www.Moon.vn, Trường Đại học Thái Bình Dương,

http://www.dadien.net/dao-nguoc-lop-hoc-pha-vo-truyen-thong/ … PTIT

Đại học FPT, Anh ngữ Việt Mỹ VATC, Trung tâm Anh ngữ Quốc tế Apollo và các trang web giáo dục trực tuyến như Zuni.vn và Moon.vn Đại học FPT đã triển khai

mô hình này trên 4 lớp với 100 sinh viên

Ở trong nước, trong thời gian gần đây cũng đã có những kết quả nghiên cứu bước đầu về mô hình dạy học này, như [4], [12], [13], [14], [15], [16], [17],

Trong [12] đã bước đầu trình bày cơ sở lí luận và nghiên cứu về mô hình dạy học đảo ngược, phân tích những lợi ích cũng như những điểm cần lưu ý khi sử dụng phương thức lớp học nghịch đảo Tác giả lưu tâm nhiều đến các bước tạo bài giảng ghi hình phục vụ cho lớp học đảo ngược

Phạm Anh Đới trong [4] đã đưa ra cách tiến hành đảo ngược tiến trình dạy học, qua đó các khái niệm được hình thành ở nhà qua các video bài giảng phân phối đến sinh viên Tiếp đó họ sẽ làm kiểm tra nhỏ hay thực hiện lại các ví dụ minh họa

và viết blog để phản ánh các nhận thức về các kết quả tiếp thu được Giờ học trên

Trang 22

lớp biến thành buổi trợ giúp cho sinh viên Tác giả cũng đã đánh giá kết quả thực nghiệm mô hình dạy học trên 4 lớp với khoảng 100 sinh viên qua 1 năm áp dụng ở đại học FPT

Trang Vnexpress.vn tháng 2/2015 đề cập đến việc dạy học hóa học lớp 9 với

mô hình lớp học đảo ngược ở Thành phố Hồ Chí Minh của Cô Giáo Tô Thúy Diễm Quyên

Như vậy có thể kết luận rằng mô hình dạy học đảo ngược đã và đang rất được quan tâm với một cơ sở khoa học và thực tiễn khá chặt chẽ Việc triển khai dạy học đảo ngược ở Việt Nam đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ Tuy nhiên đến tại thời điểm mà đề tài này được đăng ký (tháng 4/2015) theo nhận định chủ quan của chúng tôi chưa có công trình khoa học mang kết quả sâu sắc về dạy học đảo ngược ứng dụng trong điều kiện dạy và học ở các trường Đại học kỹ thuật ở Việt nam Qua tổng quan các tài liệu liên quan đến đề tài, chúng ta có thể thấy rằng còn rất nhiều bài toán được đặt ra cho vấn đề nghiên cứu ứng dụng một cách có hiệu quả mô hình dạy học đảo ngược trong các trường Đại học khoa học kỹ thuật ở Việt nam

1.1.4 Các ưu, nhược điểm của mô hình lớp học đảo ngược([3],[9])

Các ưu điểm của mô hình lớp học đảo ngược :

+ Do thời gian trên lớp chỉ luyện tập và ôn tập, hỏi đáp kiến thức, do đó giảm được thời gian dành cho những khái niệm mà sinh viên dễ dàng nắm bắt để tập trung vào các vấn đề khó hơn, đào sâu hơn Vì rằng đôi khi giáo viên khó xác định chính xác khái niệm nào người học dễ nắm bắt và khái niệm nào thì khó khăn Nhiều khi, giảng kỹ một khái niệm cho nhóm người học này sẽ lấy đi thời gian của các nhóm khác đã hiểu Cách giải quyết là sinh viên chỉ cần tua lại bài giảng đã được thu video, để xem lại các đoạn chưa hiểu

+ GV có nhiều thời gian trên lớp hơn để tiếp cận các sinh viên yếu kém

+ SV có thể thu lại hoặc xem đi xem lại đoạn video bài giảng chưa hiểu

+ SV vắng mặt sẽ không bỏ lỡ bài giảng

+ Có được nhiều thời gian hơn cho các hoạt động học trên lớp

Trang 23

Một số nhược điểm của lớp học đảo ngược:

+ Một số trường học và người học không đủ điều kiện về khoa học công nghệ

để có thể tự học tốt ở nhà

+ Một số người học không xem bài giảng ở nhà và đến lớp mà không chuẩn bị

gì, khi đó lớp học đảo ngược sẽ khó thành công được

+ Giáo viên phải tốn nhiều công sức hơn

+ Bài giảng thu lại video đòi hỏi công nghệ cao và khó có chất lượng tốt + Các bài tập giao cho người học thực hiện ở nhà, cần phải được chuẩn bị cẩn thận

Vấn đề đặt ra là cần tìm cách khắc phục các nhược điểm của mô hình trong một số điều kiện dạy và học khác nhau Muốn mô hình lớp học đảo ngược được khả thi, điều kiện tiên quyết là phải có giảng viên đáp ứng yêu cầu lớp học đảo ngược Nội dung này sẽ được trình bày ở mục 1.4

1.2 Các nguyên tắc thực hiện lớp học đảo ngược

1.2.1 Cơ sở lý luận chung của mô hình lớp học đảo ngược

Như đã đề cập ở trên, lớp học đảo ngược là một mô hình dạy học kết hợp, do đó về mặt lí luận, mô hình này dựa trên cơ sở lí thuyết về học tập tích cực (active

learning) Cụ thể là quan điểm dạy học chủ động khám phá, tiếp cận kiến thức thông qua quá trình tương tác (Vygotsky,1978) Mô hình này cũng giúp tạo ra môi trường khuyến khích tính tự chủ trong học tập vì người học có cơ hội học tập theo nhịp độ của riêng mình và trở nên có trách nhiệm với việc xây dựng kiến thức thay

vì chờ sự truyền đạt tri thức của thầy cô Nếu nhìn từ góc độ nhận thức theo thang cấp độ nhận thức của Bloom thì phương thức dạy học này giúp người học phát triển nhận thức qua từng cấp bậc : ghi nhớ, hiểu(giai đoạn tiếp cận với tài liệu), và sau đó

là ứng dụng, phân tích, tổng hợp (giai đoạn xử lý thông tin, xây dựng kiến thức

thông qua hoạt động học tập do GV tổ chức trên lớp)

Mô hình lớp học đảo ngược nhờ vào phương tiện lưu trữ của ICT, bài giảng có thể tái sử dụng nhiều lần cho đến khi người học hiểu bài Vì vậy mô hình này tạo cơ hội bình đẳng về tiếp nhận thông tin kiến thức Những SV tiếp thu chậm có nhiều cơ

Trang 24

hội để tiêu hóa kiến thức thông tin SV không phải lo lắng về áp lực hoàn thành bài tập và các nghiên cứu nhỏ, vì họ có nhiều thời gian để thảo luận và làm bài trên lớp Đối với GV, phải thay đổi vai trò của mình từ truyền thụ sang hướng dẫn, quản lý

để tạo ra một môi trường học tập năng động cho người học

1.2.2 Phương pha ́ p dạy học đảo ngược trên nền tảng ICT và quá trình truyền thông

Phương pháp dạy học truyền thống

- Phương tiện dạy học như thế nào thì tương ứng với PPDH như thế Phương tiện dạy học là công cụ lao động của thầy và trò Nó cùng với thầy trò hợp thành một lực lượng sản xuất đặc biệt của xã hội C Mác viết: “Công cụ lao động là thước đo của

sự phát triển kinh tế và của sự tiến bộ xã hội Chiếc cối xay chạy bằng sức gió đã

đẻ ra các lãnh chúa phong kiến, chiếc máy cơ khí chạy bằng sức nước đẻ ra các nhà

tư bản công nghiệp”

Tương tự, cái thước kẻ và cái chõng tre đẻ ra các cụ đồ nho dạy học bằng phương pháp gõ đầu trẻ Khi con người chế ra phấn trắng bảng đen thì hình thành PPDH truyền thống và kèm theo nó là môn học “Lý luâ ̣n và phương pháp da ̣y ho ̣c” như hiện nay, được xem như là mô ̣t môn nghiê ̣p vu ̣ sư pha ̣m, mô ̣t chứng chỉ hành nghề không thể thiếu được của các giảng viên

Triết học Mác nói rằng “Lượng đổi thì chất đổi Lượng thay đổi một cách tuần tự

còn chất thì thay đổi một cách nhảy vọt” Phạm trù về mối tương quan giữa lượng

và chất này hoàn toàn đúng trong các hoạt động giáo dục, đặc biệt đúng trong mối quan hệ giữa phương tiện dạy học và PPDH

Theo [9] dạy ho ̣c theo phương pháp truyền thống, phấn trắng bảng đen đã hình thành môn ho ̣c “Lý luâ ̣n và phương pháp da ̣y ho ̣c”, được xem như là mô ̣t môn nghiê ̣p vu ̣ sư pha ̣m, mô ̣t chứng chỉ hành nghề không thể thiếu được của GV bấy lâu nay Ứng dụng IT & Internet trong giảng dạy sẽ phải hình thành môn ho ̣c lý luâ ̣n

da ̣y ho ̣c mới, là sự phát triển bâ ̣c cao của môn lý luâ ̣n da ̣y ho ̣c truyền thống nhưng có sự “lồng ghép IT” và mang những nét đă ̣c thù riêng theo “công thức” :

Trang 25

Phương pháp dạy học mới (sử dụng IT) = phương pháp dạy học truyền thống + phương tiện dạy học (sử dụng IT ) + kỹ năng dạy học (sử dụng IT)

Phương tiện dạy học được phân loại thành hai tầng cơ bản: tầng 1 là các đa phương tiện (hay còn gọi là mulitmedia) như văn bản (text), âm thanh (audio), hình ảnh tĩnh, hoạt hình, phim, trò chơi, mô phỏng… mang thông tin về nội dung học tập Tầng 2 là các dịch vụ Internet để truyền tải thông tin tới người học như Thư điện tử, trang web, diễn đàn, tin nhắn, xem phim trực tuyến, mạng xã hội, hội nghị trực tuyến.Nếu trong dạy học truyền thống, người giáo viên truyền tải nội dung học tập trực tiếp thì theo phương pháp dạy học mới, phương tiện dạy họcsẽ vừa chứa đựng nội dung học tập, vừa thay thế chức năng truyền tải nội dung của giáo viên tới người học như mô tả hình 1.1

Trong hình1.2, chúng ta có thể thấy người học ở vị trí trung tâm, là chỗ giao nhau của mọi con đường kiến thức Các kiến thức đến người học không chỉ trực tiếp từ các giáo viên mà bài giảng của giáo viên có thể từ hệ thống mạng máy tính, sách vở, hoạt động nghệ thuật, môi trường tự nhiên, xã hội, gia đình, các phương tiện nghe nhìn,

Hình1.2 Mô hình người học là trung tâm Hoạt động dạy trực tiếp của các giáo viên chỉ là một phần của môi trường học tập

đó Sự hoàn thiện này đòi hỏi nhiều phương tiện truyền thông khác nhau (truyền thông đa phương tiện – multimedia communication), mà việc áp dụng IT trong dạy

Trang 26

học cũng chỉ là một phần trong môi trường học tập mà thôi Phân tích trên cho thấy

"dạy" đồng nghĩa với “dạy cách học” chứ không phải “dạy kiến thức”, vì kiến thức

sẽ đến với người học từ nhiều nguồn khác nhau – không nhất thiết kiến thức, kỹ năng phải luôn luôn đến với người học là từ người dạy! Như vậy, bản chất dạy học

ngày nay khác với bản chất dạy học trước đây Việc đổi mới về mặt nhận thức đó không có nghĩa là phủ nhận các giá trị truyền thống của hệ thống giáo dục cũ mà đây là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử

1.2.3 Chuyển từ cách dạy “một cho tất cả” sang “cá nhân hóa” người học

Trong lớp học truyền thống (có sử dụng ICT hay không sử dụng ICT), giáo viên dành phần lớn thời gian áp dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau để giúp người học nắm được những khái niệm mới Phương pháp phổ biến nhất là giảng dạy trực tiếp (direct instruction) Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, phong cách học và

sở thích của người học được mặc định là giống nhau Đây là cách dạy “một cho tất cả” (one-size-fit-all), việc học các kiến thức mới bao giờ cũng bắt đầu từ giáo viên, còn người học chỉ tiếp nhận bị động Như vậy, vấn đề lớn nhất của lớp học truyền thống là không cá nhân hóa việc học về khả năng, thời gian, phong cách học

Trong xã hội hiện đại, với sự phát triển của Internet, sinh viên dễ dàng có được các học liệu (sách, bài viết, bài giảng ở dạng video, v.v) tốt nhất mà không cần sự trợ giúp của giáo viên Những tài nguyên này mang lại cho người học những giá trị lớn khác bởi họ có thể học bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu Điều đó có nghĩa, sử dụng ICT trong dạy học, dù không nhận được hoặc nhận được ít sự giúp đỡ của giáo viên, người học vẫn có thể tự học các khái niệm mới theo khả năng tiếp thu và sở thích cá nhân của từng người, tức là “cá nhân hóa” người học

1.2.4 Học ở nhà, làm bài tập trên lơ ́ p

Theo mô hình giáo du ̣c truyền thống: ho ̣c sinh đến lớp nghe giảng, về nhà làm bài

tâ ̣p và tất cả ho ̣c viên trong mô ̣t lớp phải tuân theo li ̣ch ho ̣c chung “Dạy học đảo ngược” hỗ trợ cách da ̣y truyền thống theo cách thức mới: Các SV tự học thông qua việc xem demo và các video do Thầy soạn, hoặc SV tự tìm hiểu qua các phương tiện nghe nhìn (hình 1.1) và làm bài tâ ̣p ở nhà theo chỉ định của giáo viên, còn thời

Trang 27

gian đến lớp giáo viên hướng dẫn thảo luận, giải bài tâ ̣p khó và giáo viên kiểm tra trình đô ̣ tiếp thu của người ho ̣c để hướng dẫn nô ̣i dung ho ̣c tiếp Tức là hình thức tổ chức hoa ̣t đô ̣ng da ̣y ho ̣c thay đổi :

Ho ̣c ở lớp, làm bài tâ ̣p ở nhà

Chuyển thành : Tự học ở nhà qua bài giảng trực tuyến cùng trao đổi qua internet, đến lớp làm bài tập

Phương thức này vẫn duy trì phương pháp da ̣y ho ̣c truyền thống, thầy trò giáp mă ̣t nhau, nhưng nô ̣i dung kiến thức được tăng lên gấp nhiều lần Sinh viên giỏi có thể tự ho ̣c theo tiến đô ̣ riêng với giới ha ̣n cho phép tùy theo khả năng tiếp thu của từng người, tức là đã từng bước thực hiê ̣n cá nhân hóa người ho ̣c

Dạy học đảo ngược là một hình thức chuyển từ không gian học theo nhóm sang không gian học cá nhân và không gian nhóm trở thành môi trường học tập động và tương tác mới mà nhà giáo dục hướng dẫn người sinh viên khi họ áp dụng các khái niệm và tham gia một cách sáng tạo vào các vấn đề Bốn yếu tố của học đảo ngược: môi trường linh hoạt, văn hóa học, nội dung có chủ ý, nhà giáo dục chuyên nghiệp Học tập đảo ngược có thể được coi là biệt dược để chữa những vấn đề của lớp học truyền thống

1.2.5 Khai thác thế mạnh ICT lớp học trực tuyến và ưu điểm lớp ho ̣c truyền thống trong “dạy học đảo ngược”

- Ưu điểm lớn nhất của lớ p ho ̣c truyền thống là khi GV và SV gặp nhau trên lớp cùng thảo luận,GV tâm huyết cù ng các bạn SV nhiệt tình xung quanh sẽ ta ̣o nên môi trường giao tiếp lý tưởng để hoàn thiê ̣n nhân cách người học Tuy nhiên, trong lớp học truyền thống, việc trao đổi thảo luận thường chỉ giới hạn giữa giáo viên và một vài sinh viên có tính hướng ngoại cao Trong các môi trường trao đổi trực tuyến, khi mở một diễn đàn, tất cả người học đều được tham gia hết mức có thể và bao nhiêu lần tuỳ ý Nhờ trao đổi thông tin thường xuyên qua mạng, nên tăng cường các mối quan hệ giữa giáo viên với học viên cũng như giữa học viên với nhau hình thành một tinh thần tập thể vững chắc, giúp quá trình học tập diễn ra tốt hơn

Trang 28

- Trong dạy học trực tuyến, công nghệ ICT cho phép đưa lên mạng nhiều loại tài liệu giảng dạy khác nhau như: bài tập tương tác, mô phỏng, hình ảnh động, phân chia không gian làm việc ảo, giúp người học tự do khai thác và sử dụng theo nhu cầu và nhịp điệu làm việc của mình SV chỉ cần nhấp chuột là đã gửi được lời đề nghị giúp đỡ Giáo viên có thể cung cấp nhiều công cụ học tập tương tác khác nhau (bài tập có phản hồi tức thời, trình chiếu PowerPoint, các phương tiện “nhấp chuột

là mở”, ) Có thể liên hệ được với giáo viên và bạn học cùng lớp qua điện thư bất

cứ lúc nào Sinh viên có thể sử dụng điện thư, phòng chat hay diễn đàn để thực hiện các cuộc thảo luận tự phát hay có hẹn trước mà không cần bận tâm nhiều đến các trở ngại không gian và thời gian như trong lớp học truyền thống

- Trong môi trường trực tuyến, giáo viên thường là người chủ động lui về phía sau Người học được yêu cầu tự học và hơn nữa là học theo cặp/nhóm và học từ bạn cùng nhóm.Trong các cuộc trao đổi nhóm và trên các diễn đàn, người học có cơ hội

để giải thích, lập luận, chia sẻ, nhận xét, phê bình và chính mình tham gia tự sáng tạo các nội dung sư phạm, với một cách thức khó thấy được trong lớp học truyền thống

1.2.6 Xây dựng câu hỏi TNKQ và dạy học tương tác trong lớp học đảo ngược

Nguyên tắc chung : Trong lớp học đảo ngược, GV đến lớp không dạy lại những nội dung đã có trên e-learning mà tập trung xây dựng các biện pháp sư phạm nhằm phát huy tối đa giờ học trên lớp (face to face ), tức là xây dựng đề cương hỗ trợ tương tác giữa GV và SV, giữa SV với SV Các biện pháp phải gây được sự hứng thú và phát huy tính tích cực học tập của SV Phải tạo được tình huống tương tác giữa người học, người dạy và môi trường

Ví dụ khi đến lớp, căn cứ vào phản hồi của SV sau khi tự học qua e-learning, GV biết những nội dung kiến thức SV dễ tiếp thu, những nội dung kiến thức khó SV không hiểu….mà quá trình dạy qua E-learning, không thể khắc phục được, GV sẽ phải giải quyết khi thực hiện trên lớp qua các hình thức: trả lời câu hỏi TNKH, làm bài tập, tương tác giữa GV với SV và giữa SV với nhau để làm rõ những nội dung khó hiểu

Trang 29

Một trong những biện pháp quan trọng đó là xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm

để đánh giá xem SV có tự học ở nhà không, đánh giá khả năng giải quyết tình huống của SV và hình thành và phát triển NL người học

Sử dụng câu hỏi là một trong những “cầu nối” cho sự tương tác giữa GV và SV trong quá trình dạy học trên lớp Hệ thống câu hỏi của GV có vai trò quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định chất lượng lĩnh hội kiến thức của SV Thay cho việc thuyết trình, đọc, chép, nhồi nhét kiến thức, GV chuẩn bị hệ thống các câu hỏi

để SV suy nghĩ phát hiện kiến thức, phát triển nội dung bài học, đồng thời khuyến khích SV động não tham gia thảo luận xoay quanh những ý tưởng, nội dung trọng tâm của bài học theo trật tự logic Sử dụng câu hỏi giúp GV không chỉ kiểm tra về kiến thức, kĩ năng của SV mà còn thu được những thông tin ngược để điều chỉnh các hoạt động dạy học cho phù hợp Thông qua câu hỏi, GV tổ chức quá trình tương tác, trao đổi, quan hệ giữa GV, SV và môi trường Hệ thống câu hỏi còn nhằm định hướng, dẫn dắt cho SV từng bước phát hiện ra bản chất sự vật, quy luật hiện tượng, kích thích tính tích cực tìm tòi, sự ham hiểu biết Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Với những ưu điểm của câu hỏi trắc nghiệm khách quan thì việc sử dụng linh hoạt các dạng câu hỏi này với sự hỗ trợ của CNTT trong quá trình dạy học sẽ tăng cường các tương tác giữa người học với môi trường, giúp quá trình dạy học mang lại hiệu quả cao Một hệ thống câu hỏi TNKQ được soạn và trình chiếu bằng phần mềm Powerpoint trước hoặc sau mỗi giờ học trên lớp nhằm củng cố lại kiến thức vừa học và có tác dụng rất tốt để gây hứng thú học tập cho SV

Trong quá trình sử dụng câu hỏi, sự tương tác giữa GV và SV được tăng cường, vì khi GV hỏi thì SV phải tập trung cao độ để nghe, hiểu câu hỏi Khi đưa ra câu hỏi, tùy theo mục đích của câu hỏi đó mà GV cần dành thời gian để cho SV suy nghĩ và trả lời GV phải biết đánh giá và thu nhận thông tin phản hồi từ câu hỏi để có sự điều chỉnh hoạt động dạy học khi cần thiết Khi thấy SV chưa tìm ra câu trả lời thìGV giảm dần độ khó của câu hỏi đó bằng cách đưa thêm câu hỏi gợi ý, hướng dẫn, giúp SV tìm ra câu trả lời

Trang 30

Để có những câu hỏi mở tốt, câu hỏi phải trung tính, có nghĩa câu hỏi cho phép thu thập được nhiều thông tin về ý kiến, kiến thức, cảm xúc và giá trị nêu ra trong tình huống, không phải là một gợi ý, sự hạn chế hay hướng dẫn Câu hỏi cần ngắn gọn, đơn giản, tránh vòng vo, khó hiểu hoặc giải thích quá nhiều, không đi thẳng vào vấn

đề Đồng thời, cần sử dụng từ hỏi đúng và rõ ý hỏi, mặt khác phải phù hợp với nội dung, chủ đề học tập, với hoàn cảnh, tâm lí, văn hóa, vốn từ, trình độ của người được hỏi

Theo phương pháp dạy truyền thống, dự giờ để đánh giá GV chủ yếu là xem GV dạy thế nào, các bước dạy ra sao Trong dạy học đảo ngược, đánh giá GV chuyển sang xem SV do GV hướng dẫn học thế nào? GV đặt câu hỏi thảo luận có phù hợp tương thích nội dung bài học không, có phù hợp với khả năng tiếp thu của SV hay không?

Tạo tình huống DHTT nhằm tác động vào nhân tố người dạy trong DHTT, giúp người dạy biết cách tạo các tình huống DHTT cùng với việc lựa chọn PPDH một cách phù hợp với từng nội dung bài học và đối tượng SV tạo ra được các tình huống tương tác mang dụng ý sư phạm, kích thích trí tò mò, ham hiểu biết của SV Qua

đó, sẽ tạo được tương tác giữa người học – người dạy – môi trường đó là nền tảng

cơ bản để tiến hành DHTT có hiệu quả

Ngoài ra, hiện nay SV các trường ĐH được học theo học chế tín chỉ trong đó yêu cầu về tự học rất cao SV không chỉ phải học tự học trước khi lên lớp mà còn được giao các phần việc cụ thể để độc lập làm việc trong một thời gian được xác định cho mỗi học phần Do đó, với mỗi môn học, GV đều phải có tài liệu hướng dẫn tự học, còn SV sau khi tự nghiên cứu phải báo cáo kết quả với GV Vì vậy có thể biên soạn thêm một số phần liên hệ để SV đào sâu bên cạnh bài giảng e-learning có sẵn

1.3.Xây dựng quy trình thực hiện lớp học “đảo ngược”

1.3.1 Một số bước chuẩn bị một bài giảng bằng ghi hình

- Xác định mục tiêu bài giảng, cân nhắc liệu bài giảng có phù hợp với việc sử dụng băng ghi hình không

- Thiết kế bài giảng bằng phần mềm PowerPoint

Trang 31

- Chuẩn bị Webcam, Micro trên máy tính để ghi âm và hình

- Sử dụng phần mềm Screencast để kết hợp trình chiếu PowerPoint và ghi âm bài giảng

- Đưa bài giảng lên hệ thống quản lý hoặc chép ra đĩa CD

Hình1.3 Các bước thực hiện lớp học đảo ngược của SV

1.3.2 Các bước thực hiện lớp học đảo ngược [9]

Bước 1: Trước giờ học trên lớp

GV : Tạo 1 video bài giảng:

Thứ nhất, sử dụng một máy ảnh để ghi lại video bài giảng theo cách “truyền thống”

(ghi âm cách GV giải thích một khái niệm)

Thứ hai, sử dụng ứng dụng chụp ảnh màn hình để ghi lại những gì xảy ra trên màn

hình, kèm theo bình luận của GV

Thứ ba, sử dụng phần mềm thuyết trình (như Keynote hoặc PowerPoint) để tạo ra

một buổi thuyết trình bao gồm bình luận bằng giọng của GV

Dạy học đảo ngược có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm & kỹ năng sử dụng ICT trong giảng dạy của GV Tất cả năng lực của GV được thể hiện qua việc xây dựng video bài giảng một cách khoa học, phù hợp với đối tượng người học Kịch bản sư phạm cũng như giáo án của cách dạy đảo ngược sẽ khác về bản chất với dạy học truyền thống Kịch bản và

Trang 32

giáo án của GV gồm 2 phần chính : Video bài giảng truyền thống và các tình huống

GV tương tác với SV ở lớp

Giữa nội dung Video bài giảng cho SV xem trước ở nhà với nội dung thảo luận trên lớp phải đảm bảo kết cấu hài hòa và hợp lý Không ngừng cập nhật những nội dung mới, những tình huống mới trong thực tế để đưa vào bài giảng Video các năm sau để bài giảng luôn được tươi mới

SV : tự học, tự nghiên cứu Video bài giảng của GV và chuẩn bị phần thực hành trên

lớp Việc học tập bị đảo ngược là nhằm biến SV thành trung tâm, thay vì GV điều khiển SV, giờ đây SV chủ động nghiên cứu các đoạn video bài giảng để hình thành những ý kiến riêng, các câu hỏi xung quanh nội dung, và trước khi đến lớp đã có những hiểu biết xung quanh khái niệm liên quan

Kỹ năng cần có của SV: kỹ năng sử dụng ICT, kỹ năng tìm kiếm tri thức trên mạng

Kỹ năng tự học và cá nhân hóa việc học tập của bản thân

Bước 2: Trong giờ học

GV trao đổi, thảo luận, kiểm tra đánh giá SV tại lớp GV không dạy mà chủ yếu hướng dẫn các SV làm bài tập, tìm hiểu các kiến thức chưa hiểu của SV, tìm ra những phương pháp làm bài hay nhất, tối ưu nhất cho SV Do cá nhân hóa người học nên việc dạy của GV ở các lớp khác nhau thì tình huống cũng như cách xử lý sư phạm sẽ khác nhau

Kỹ năng của GV : giống như MC dẫn chương trình

SV thực hành ứng dụng các khái niệm chính cùng với phản hồi từ GV và các SV khác Bằng cách làm này, SV được phát triển các kĩ năng cần thiết, đó là : Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng ứng dụng công nghệ

Công việc trên lớp của GV và SV : GV hướng dẫn SV đào sâu kiến thức, SV thực hiện các hoạt động nhóm phù hợp cũng như dành nhiều thời gian hơn trong việc luyện tập và tư duy …

Bước 3 : Ngoài lớp học, sau giờ học

Kết thúc giờ học trên lớp, nếu những nội dung trao đổi trên lớp chưa hoàn thiện,

GV sẽ hướng dẫn, và giải đáp các thắc mắc của SV qua mạng

Trang 33

SV : kiểm tra lại kiến thức đã học trong giờ học và tự tìm hiểu mở rộng thêm

SV có thể viết nhật ký hoặc blog, họ có thể cập nhật những gì họ đã học được hoặc cần phải tập trung vào tiếp theo Sinh viêncũng có thể sử dụng blog hoặc nhật ký của mình để làm một lưu ý bất kì

Sau bước 3, GV chuyển sang bước 1 để tạo video bài giảng mới hoặc bổ sung video bài giảng cũ sao cho phù hợp với trình độ tiếp thu bài giảng của SV hiện tại SV cũng chuyển về bước 1 để nghiên cứu video bài giảng mới của GV

1 4 Mô hình người GV dạy học đảo ngược (gọi tắt GV đảo ngược) [10]

Để xây dựng mô hình GV dạy học đảo ngược trong trường Cao Đẳng, chúng tôi tiếp cận các kết quả nghiên cứu về mô hình GV giỏi bậc đại học của các nước phát triển Chọn lọc những yếu tố cơ bản đó và “ánh xạ” thành mô hình GV đảo ngược phù hợp chức năng dạy đảo ngược

Mô hình GV trong lớp học đảo ngược

Trong lớp học đảo ngược, GV trở thành người thiết kế, tổ chức và hướng dẫn để

SV tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình Trên lớp, SV hoạt động là chính, GV bề ngoài vẻ nhàn nhã hơn, nhưng trước đó khi soạn giáo án, GV phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò người gợi mở, cố vấn, trọng tài, trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của SV Trong lớp học, vai trò của GV đảo ngược khác với giảng viên truyền thống Nếu như người thầy cũchỉ truyền bá kiến thức,thì GV đảo ngược lại coi trọng truyền bá tinh thần khoa học và phong cách khoa học, còn kiến thức khoa học thì người học phải lo tích cực mà chiếm lĩnh Nói nôm na là, thầy giúp cho trò “cái cần câu”, còn

“câu” được “cá” hay không là việc của người học Kiến thức cần giảng cho người học nằmtrong sách giáo khoa, còn tinh thần khoa học, phong cách khoa học…khônghẳnđã có trong sách mà do chính các giáo viên tích luỹ Nếu dạy trong sách thì giáo viên giỏi hay kém chuyên môn rất khó phân biệt, còn tinh thần khoa học, phong cách khoa học của người thầy là thể hiện đẳng cấp của các GV và điều này để phân biệt cách dạy truyền thống và cách dạy đảo ngược Ông thầy truyền

Trang 34

thống giỏi lắm là trở thành cuốn sách giáo khoa sống, còn GV đảo ngược biến sách giáo khoa thành bộ Từ điển bách khoa

Trong quá trình hướng dẫn SV thảo luận trong lớp, GV đảo ngược phải vừa phải có kỹ năng của người dẫn chương trình (MC) như Anh Lại Văn Sâm, Chị Tạ Bích Loan… Vừa phải giống như một nghệ sĩ trên bục giảng để “truyền lửa” lòng nhiệt tình cho SV

Kỹ năng và nhiệm vụ của GV đảo ngược phải hội tụ từ các kỹ năng của các ngành nghề khác nhau theo biểu thức sau :

GV đảo ngược = Nhà khoa học + Diễn viên + nghệ sĩ + Người dẫn chương trình (MC) + nhà sư phạm

Chỉ khi thay đổi căn bản về bản chất PPDH và GV phải hội tụ đủ các yếu tố trên mới hy vọng “điều trị” được “căn bệnh chán giảng đường” của SV thời nay

Có thể nói, mô hình lớp học theo phương pháp đảo ngược có rất nhiều ưu điểm, giúp cho quá trình học tập của các em thêm hứng thú và đạt hiệu quả cao, phát huy đến mức tối đa trí lực của mỗi cá nhân, là tiền đề cho sự thành công trong tương lai

Kết luận chương I

Lớp học đảo ngược với cụm từ “đảo ngược” ngoài ý nghĩa là đảo ngược tiến trình học tập, còn có cả nghĩa là đổi chỗ ngồi/”chỗ ngồi” của Thầy với trò trong giờ học giáp mặt (đảo ngược theo nghĩa đen) Ưu điểm lớn nhất của cách dạy học này giúp giáo dục tinh thần dân chủ đối với người học Nếu đánh giá một cách toàn diện

và đánh giá theo năng lực thực hiện qua sản phẩm cụ thể thì qua thực nghiệm sơ bộ của chúng tôi, phần lớn sinh viên đã có sự tiến bộ vượt bậc

Bằng việc cá nhân hóa, học tập đảo ngược đã mở ra cơ hội thật sự cho việc học của mọi đối tượng Việc SV tự học sẽ giúp tăng tính tự chủ và kĩ năng học tập tốt hơn, đó là những kĩ năng tối quan trọng trong thế kỷ 21

Yêu cầu đối với đào tạo nghề là phải nâng cao chất lượng đào tạo nhằm tạo

ra nguồn nhân lực có trình độ, có năng lực, có phẩm chất tốt cung cấp cho thị trường lao động đang thay đổi hiện nay

Trang 35

Cơ cấu nghề luôn biến động, đòi hỏi người lao động liên tục cập nhật kiến thức, “học tập mãi mãi”, “học tập cả đời” Đặt cho ngành giáo dục đào tạo bài toán đào tạo sao cho vừa tiết kiệm kinh phí đào tạo; vừa bổ sung những kiến thức, kỹ năng mới; vừa sử dụng những kiến thức, kỹ năng sẵn có của người học; mà vẫn đảm bảo được mục tiêu và chất lượng đào tạo

Thực tiễn cho thấy, HS, SV của các cơ sở đào tạo nghề hiện nay còn rất yếu

về tư duy sáng tạo, học tập thụ động, chậm tiếp thu công nghệ mới, không đáp ứng được yêu cầu của công việc

Để giải quyết được vấn đề này đòi hỏi phải có sự đổi mới trong giáo dục, đào tạo: đào tạo nghề theo module, đào tạo nghề trực tuyến e-learning và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy

Từ thực trạng và với đề tài đã chọn, tác giả luận văn đã nghiên cứu:

- Bản chất các khái niệm có liên quan đến dạy học đảo ngược

- Mô hình lớp học đảo ngược, mô hìnhGV trong lớp học đảo ngược

- Nguyên tắc thực hiện lớp học đảo ngược

- Xây dựng quy trình thực hiện lớp học “đảo ngược”

Để thấy được cơ sở lý luận của việc của việc dạy học đảo ngược

Trang 36

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN THIẾT KẾ MẠCH BẰNG MÁY TÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KINH TẾ-KỸ THUẬTBẮC

NINH 2.1 Giới thiệu khái quát về trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật

Bắc Ninh

2.1.1 Khái quát về Nhà trường:

Năm thành lập trường: Ngày 19/5/1970;

Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh trước đây là Trường có

bề dày hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành Trường đã trải qua nhiều thời kì phát triển với nhiều tên gọi khác nhau: Trường Công nghiệp Hà Bắc, trường Công nhân

kỹ thuật Hà Bắc, trường Trung cấp nghề Bắc Ninh, trường Cao đẳng nghề Kinh tế -

Kỹ thuật Bắc Ninh

2.1.2 Công tác đào tạo, chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường

Công tác đào tạo

Các loại hình đào tạo của Trường rất đa dạng như: chính quy tập trung, từ xa - vừa làm vừa học (liên kết đào tạo), bán thời gian, ngoài giờ hành chính

Các Khoa đào tạo hiện nay của Trường bao gồm: Điện- Điện tử, Công nghệ cơ khí, Công nghệ ô tô, kinh tế - Công nghệ thông tin và khoa Khoa học cơ bản

Trong quá trình tổ chức đào tạo, thực hiện nhiệm vụ chính trị, Lãnh đạo nhà trường luôn xác định nhân tố con người mà quan trọng nhất là người giáo viên có tính chất quyết định chất lượng đào tạo và sự thành bại của nhà trường Do vậy, việc chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy được đặt lên hàng đầu

Việc xây dựng kế hoạch phát triển quy mô đào tạo được quan tâm xem xét đến tính hợp lý, ổn định và cân đối giữa các ngành nghề trong hiện tại cũng như khả năng phát triển trong tương lai; đồng thời, phù hợp với các điều kiện về cơ sở vật chất, về đội ngũ cũng như các yếu tố đảm bảo chất lượng khác của nhà trường nhằm phát huy tối đa hiệu quả, năng lực của Trường;

Chương trình đào tạo được định kì rà soát, điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn trên cơ sở chương trình khung do Tổng cục ban hành Đề cương bài giảng

Trang 37

được nghiên cứu, soạn thảo kĩ lưỡng nhằm đảm bảo những thông tin khoa học được truyền đạt là chính xác và được trình bày khoa học

Chức năng, nhiệm vụ:

Đào tạo nhân lực kĩ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ với các trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào tạo thường xuyên nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỉ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện để họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động:

- Đào tạo nhân lực ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Tham gia đào ta ̣o nghề cho lao động nông thôn theo Quyết đi ̣nh số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Đào ta ̣o nguồn nhân lực phục vụ xây dựng nông thôn mới; Bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động; Tham gia phổ cập nghề cho người lao động, dạy kỹ thuật cho HS phổ thông

- Tổ chức nghiên cứu khoa học; Ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ; Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; Thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch

vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật

- Liên doanh, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, kinh doanh trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề; phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc đào tạo nhân lực cho địa phương và cho vùng

- Tổ chức thi nâng bậc thợ;

- Bồi dưỡng chuyên môn cho thợ kĩ thuật;

- Bồi dưỡng giáo viên dạy nghề;

Trang 38

- Tổ chức nghiên cứu khoa học, đề tài, sáng kiến kinh nghiệm;

- Triển khai áp dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội

- Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình đào tạo, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo

- Tổ chức tuyển sinh, dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Đăng ký, tổ chức triển khai kiểm định chất lượng đào tạo và chịu sự quản

lý chất lượng của cơ quan kiểm định chất lượng đào tạo

- Quản lý cán bộ, công chức, viên chức, tài sản, đất đai và các nguồn lực khác của Trường theo qui định của pháp luật và phân cấp thẩm quyền quản lý của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Công khai cam kết của trường về chất lượng đào tạo, chất lượng đào tạo thực tế của trường và các điều kiện đảm bảo chất lượng, về thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và thu, chi tài chính hàng năm

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao theo quy định của pháp luật

2.1.3 Cơ sở vật chất cho đào tạo, đào tạo nghề Điện tử công nghiệp

Khu làm việc, khu học đường xây dựng kiên cố, đảm bảo điều kiện làm việc, học tập của cán bộ, giáo viên và học sinh sinh viên; Trang thiết bị giảng dạy và thực hành theo công nghệ mới hiện đại và thường xuyên bổ sung, tăng cường từ nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn Dự án đầu tư của nước ngoài;

Hiện nay nhà trường đang được đầu tư xây dựng xưởng công nghệ cao hoàn thành

và đưa vào sử dụng trong tháng 7/2015 Xưởng được xây dựng theo mô hình một nhà máy thu nhỏ, được trang bị dây truyền sản xuất tiên tiến, hiện đại

Với tính chất là một trường đào tạo nghề, Nhà trường đã xây dựng một khối lượng cơ sở vật chất đủ để phục vụ đào tạo nói chung, nghề ĐTCN nói riêng như:

- Các khu văn phòng đảm bảo điều kiện làm việc theo nhu cầu và chiến lược phát triển của nhà trường, cơ sở hạ tầng thông thoáng, hiện đại được kết nối công

Trang 39

nghệ truyền thông và thông tin Hệ thống mạng internet không dây phủ kín toàn trường, miễn phí phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu

- Hệ thống phòng học chuyên môn được xây dựng đồng bộ, lắp đặt máy chiếu Hệ thống chiếu sáng và làm mát ổn định Lớp học tổ chức từ 18 đến 45 SV

- Xưởng thực hành thiết kế kiểu công nghiệp, được đầu tư đồng bộ theo các chương trình mục tiêu 2004, 2008

- Thư viện thiết kế hiện đại, nhiều đầu sách; được đầu tư phát triển thành thư viện điện tử, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập của GV và SV

Nghề điện công nghiệp là một trong những nghề được đầu tư trọng điểm của Nhà trường.Với tính chất đào tạo diện rộng trên cả ba cơ sở, nghề Điện công nghiệp được đầu tư khối lượng lớn trang thiết bị phục vụ đào tạo Bao gồm:

- Sử dụng thường xuyên 3 - 5 phòng học lý thuyết chuyên môn

- Khoa điện- điện tử có 17 xưởng thực hành, trong đó có nhiều xưởng chuyên môn hóa theo module: Xưởng thực hành Vi vử lí; Xưởng thực hành Điện tử công suất; Xưởng thực hành Vi điều khiển; Xưởng thực hành PLC - khí nén; Xưởng thực hành kỹ thuật xung số; Xưởng Vận hành sửa chữa Bơm điện; Xưởngthực hành

Cơ điện tử; Xưởng thực hành Trang bị điện; Xưởng thực hành Máy điện

- Tuy được quan tâm đầu tư, quản lý nhưng một thực tế xảy ra:

+ Thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu không đáp ứng đủ nhu cầu học tập, thực hành và nghiên cứu;

+ Khối lượng lớn các thiết bị đã bị hư hỏng, xuống cấp;

+ Phần lớn các thiết bị là cũ, không theo kịp tốc độ phát triển của khoa học công nghệ;

+ Sự phân bố không đều giữa các cơ sở đào tạo;

+ Chậm lắp đặt các thiết bị mới, ít chú trọng việc bàn giao công nghệ mới

2.2 Chương trình đào tạo môn học thiết kế mạch bằng máy tính tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh

2.2.1 Vị trí, tính chất và điều kiện thực hiện củamôn học thiết kế mạch bằng máy tính

Trang 40

 Vị trí, tính chất của môn học:

* Vị trí của môn học: Môn học được bố trí dạy ngay từ đầu khóa học, trước khi

học các mô đun chuyên môn

* Tính chất của môn học: Là môn học bắt buộc

 Điều kiện thực hiện môn học:

- Hiểu được phương pháp thiết kế mạch

- Biết lựa chọn linh kiện trong thư viện để vẽ mạch điện

*Về kỹ năng:

- Thiết kế sơ đồ nguyên lý mạch điện theo các yêu cầu kỹ thuật

- Thiết kế sơ đồ mạch in theo sơ đồ nguyên lý

- Mô phỏng các mạch điện cơ bản và nâng cao

* Về thái độ:

- Rèn luyện cho sinh viênthái độ nghiêm túc, tỉ mỉ, chính xác trong học tập và trong thực hiện công việc

2.2.3 Nội dungcủa môn học thiết kế mạch bằng máy tính

Nội dung tổng quát và phân bố thời gian:

Thời gian Tổng

số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

Ngày đăng: 03/09/2018, 17:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Ngọc Bích (2007),Bài giảng phương pháp và công nghệ dạy học, Khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng phương pháp và công nghệ dạy học
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bích
Năm: 2007
3. Nguyễn Thế Dũng (2015),”Nghiên cứu sử dụng mô hình lớp học đảo ngược những khó khăn thách thức và khả năng ứng dụng”, Tạp chí Khoa học, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học
Tác giả: Nguyễn Thế Dũng
Năm: 2015
4. Phạm Anh Đới (9/2014),” Cơ hội với Học tập đảo ngược”, Tạp chí Công nghệ giáo dục chuyên đề Học tập số của Trường Đại học FPT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Công nghệ giáo dục
5. Trần Khánh Đức (2013), Lý luận và phương pháp dạy học hiện đại, NXB Đại học Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp dạy học hiện đại
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2013
6. Phạm Hồng Hạnh (12/2013), “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học bằng các phương tiện dạy học hiện đại”, báo cáo khoa học công nghệ cấp Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học bằng các phương tiện dạy học hiện đại"”, báo cáo khoa học công nghệ cấp Trường
7. Ts. Lê Văn Hiền, KS. Lê Văn Hùng,3. KS.Nguyễn Văn Tuấn (2013),Giáo trình Thiết kế mạch in bằng máy tính, Bộ Lao động Thương binh Xã hội và Tổng cục Dạy Nghề Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Thiết kế mạch in bằng máy tính
Tác giả: Ts. Lê Văn Hiền, KS. Lê Văn Hùng,3. KS.Nguyễn Văn Tuấn
Năm: 2013
8. Lê Thị Hiền (9/2016), “ Dạy học môn thiết kế mạch bằng máy tính theo mô hình lớp học đảo ngược “, Hội thảo khoa học cấp quốc gia, ĐHBK Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học môn thiết kế mạch bằng máy tính theo mô hình lớp học đảo ngược “, "Hội thảo khoa học cấp quốc gia
9. Ngô Tứ Thành (2015),”Nghiên cứu xây dựng mô hình và thử nghiệmdạy học đảo ngược chuyên ngành kỹ thuật của các Trường Đại học “,nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp trường, ĐHBK Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp trường
Tác giả: Ngô Tứ Thành
Năm: 2015
10. Ngô Tứ Thành (1/2015), “Xây dựng mô hình giảng viên “lớp học đảo ngược””, Tạp chí Thiết bị Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình giảng viên “lớp học đảo ngược”
11. Ngô Tứ Thành (2008), “Mô hình mới về người giảng viên đại học trong nền giáo dục điện tử”, Tạp chí Nghiên cứu con người, 4(37) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình mới về người giảng viên đại học trong nền giáo dục điện tử”", Tạp chí Nghiên cứu con người
Tác giả: Ngô Tứ Thành
Năm: 2008
12. Nguyễn Văn Lợi (2014), “Lớp học nghịch đảo-mô hình dạy học kết hợp trực tiếp và trực tuyến”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (34), 56-61 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lớp học nghịch đảo-mô hình dạy học kết hợp trực tiếp và trực tuyến”, "Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Tác giả: Nguyễn Văn Lợi
Năm: 2014
1. Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 – 2012 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w