MỤC LỤCTrangMở đầu2I. Nội dung tình huống31.1. Hoàn cảnh ra đời của tình huống31.2. Mô tả tình huống3II. Phân tích tình huống42.1. Mục tiêu phân tích tình huống42.2. Cơ sở lý luận52.3. Phân tích diễn biến tình huống62.4. Nguyên nhân xảy ra tình huống82.5. Hậu quả của tình huống9III. Xử lý tình huống103.1. Mục tiêu xử lý tình huống103.2. Đề xuất phương án xử lý tình huống103.3. Lựa chọn phương án xử lý tình huống13IV. Kiến nghị164.1. Kiến nghị với Đảng164.2. Kiến nghị với Nhà nước164.3. Kiến nghị với Trung tâm Khuyến nông tỉnh T17V. Kết luận17Tài liệu tham khảo19
Trang 1MỤC LỤC
Trang
4.3 Kiến nghị với Trung tâm Khuyến nông tỉnh T 17
MỞ ĐẦU
Sự tiến bộ của xã hội đòi hỏi người hành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải tuân thủ đạo đức về nghề nghiệp Trong đó, kế toán vừa được coi là một nghề, một công việc, vừa được coi là một công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ, có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân Chính vì vậy, ở bất kỳ nơi nào, lúc nào xã hội đều đòi hòi người làm công tác kế toán phải có
Trang 2đạo đức nghề nghiệp Đạo đức nghề nghiệp chính là tài sản “vô hình” quý giá của người hành nghề, nhất là đối với người làm công tác kế toán trong các cơ quan nhà nước, bởi nghề nghiệp của họ có liên quan mật thiết đến việc sử dụng tiền từ ngân sách nhà nước, các loại tài sản do Nhà nước đầu tư Do đó, sự vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kế toán trong các cơ quan nhà nước dù ở mức độ nào cũng sẽ khiến cho lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của nhân dân bị xâm phạm
Trung tâm Khuyến nông là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, được nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động Theo đó, kế toán có nhiệm vụ quản lý tài chính trong việc thu, chi; sử dụng và quản lý ngân sách nhà nước ở cơ quan nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động được thực hiện
Mặc dù kế toán được đánh giá là một trong số những nghề nghiệp có khả năng mang lại thu nhập nhưng chỉ đúng với môi trường làm việc tại các doanh nghiệp tài chính (khu vực tư), người làm công tác kế toán thường được trả lương cao hơn, được đối xử trọng vọng hơn Nhưng tại các cơ quan nhà nước, mức lương của họ được trả theo hệ thống thang bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức – vốn được đánh giá là còn thấp so với nhiều nước trên thế giới, chưa
đủ để đảm bảo cuộc sống khi xã hội ngày càng phát triển với những đòi hỏi về nhu cầu vật chất, văn hoá, tinh thần ngày càng cao Chính điều này đã khiến cho chất lượng công việc của những người làm công tác kế toán trong các cơ quan nhà nước nói chung, tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh nói riêng chưa cao, thậm chí trong không ít trường hợp còn xảy ra tham nhũng, lãng phí, làm thất thoát tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của nhân dân vào cơ quan bảo vệ pháp luật hay tình trạng làm việc “chân trong, chân ngoài” như ở một số cơ quan nhà nước, tổ chức đơn vị hành chính sự nghiệp khác
Chính vì vậy, quản lý hoạt động kế toán tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh
là vấn đề có tính cấp thiết nhằm tìm ra những giải pháp cho việc quản lý tốt tài sản, sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí do Nhà nước cung cấp Với những gì
đặt ra, tiểu luận tiếp cận vấn đề “Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước ở Trung tâm Khuyến nông cấp tỉnh” làm nội dung chính
Trang 3để viết bài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước lớp bồi dưỡng ngạch kế toán viên cuối khoá
I NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1.1 Hoàn cảnh ra đời của tình huống
Ở nước ta, kế toán trong các cơ quan nhà nước nói chung, Trung tâm Khuyến nông cấp tỉnh nói riêng là một công việc đòi hỏi người kế toán phải có đạo đức công vụ rất cao để tránh được các cám dỗ vật chất có thể thu được từ sự
vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong quản lý các đối tượng kế toán Người
kế toán là người thực thi công vụ Nhà nước trong lĩnh vực kế toán, hoạt động của họ chịu sự điều chỉnh của pháp luật Tuy nhiên, hiện nay, các quy định pháp luật về lĩnh vực này còn chưa hoàn thiện, công tác quản lý còn nhiều hạn chế, tình trạng tham ô, tham nhũng, lãng phí, hối lộ, nhũng nhiễu, cửa quyền…diễn ra
ở nhiều nơi, ý thức chạy theo lợi ích vật chất của nhiều bộ phận cán bộ, công chức, viên chức đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc giữ gìn đạo đức nghề nghiệp của những người làm công tác kế toán Đây chính là những điều kiện chính trị, pháp lý, kinh tế-xã hội làm nảy sinh tình huống vi phạm pháp luật của cán bộ làm công tác kế toán tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh T
1.2 Mô tả tình huống
Tốt nghiệp trường Đại học kinh tế TP.HCM, Nguyễn Văn T (quê T ở huyện CT, tỉnh T) được nhận về công tác tại Phòng Kế toán của Trung tâm Khuyến nông tỉnh T Là thanh niên chưa có gia đình, sống xa nhà nên T thường
tụ tập chơi bời cùng một số thanh niên tại nơi tạm trú nên nợ nần chồng chất, tiền lương không đủ trả nợ
Ở phòng Kế toán, T được giao nhiệm vụ sử dụng kinh phí của cơ quan để chi mua văn phòng phẩm và quyết toán kinh phí công tác Ngày 20/5/2017, để cung cấp văn phòng phẩm cho cán bộ công tác trong quý II, T đã đến Đại lý X chuyên bán buôn các loại văn phòng phẩm để đặt mua cho Trung tâm Khuyến nông tỉnh T một số lượng hàng hoá gồm: giấy in, mực dấu, bút bi, bút đánh dấu, bút xoá, bút chì, thước kẻ, tẩy, sổ công tác…Các hàng hoá T đều lấy loại rẻ nhưng khi lập bảng kê mua hàng hoá thì khai là loại tốt, giá thành cao hơn thực
Trang 4tế là 1.500.000 đồng Lợi dụng thời gian Kế toán trưởng vắng mặt do phải đi đào tạo nghiệp vụ dài ngày, T đã yêu cầu quyết toán số hàng hoá đó cho cơ quan và
đã biển thủ được số tiền trên để trả nợ
Tiếp đó, ngày 30/5/2017, T tiếp tục dùng thủ đoạn để lập bảng kê thanh toán công tác phí, tiến hành kê khai và lập các loại giấy tờ khống, tẩy xoá, giả mạo chữ ký của cán bộ trong cơ quan để thanh toán kinh phí công tác và đã rút được hơn 5.000.000 đồng chi tiêu Qua theo dõi các biểu hiện của T, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh T đã tiến hành kiểm tra và ngoài việc phát hiện các sai phạm trên còn xác định T đã lập bảng kê chi tiền cho những người tham dự hội thảo, hội nghị trong tháng 4/2017 khống để chiếm dụng một khoản tiền là 3.500.000 đồng Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh T đã yêu cầu T báo cáo lại toàn bộ sự việc, tiến hành kiểm điểm, buộc T phải khắc phục về mặt nghiệp
vụ và trả lại các khoản tiền đã chiếm dụng nói trên Nhưng T đã không trả lại mà
tự ý bỏ việc về quê tại huyện CT tỉnh T Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh
T tiến hành họp xét kỷ luật T nhưng T vẫn tiếp tục trốn ở quê, không đến cơ quan
II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1 Mục tiêu phân tích tình huống
Mục tiêu của việc phân tích tình huống trên là nhằm làm sáng tỏ những
vi phạm và các quy định về trách nhiệm kỷ luật của cán bộ, công chức vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành Đồng thời, thông qua đó cần có biện pháp
để khắc phục, quản lý cán bộ, nhất là cán bộ làm công tác tài chính-kế toán ở các đơn vị sự nghiệp công lập như Trung tâm Khuyến nông tỉnh T
2.2 Cơ sở lý luận
Thực hiện chính sách của Đảng về phát triển cán bộ, công chức, viên chức và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức “vừa hồng, vừa chuyên” theo kế hoạch học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong tình hình mới Đồng thời, trên cơ sở các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành như:
Trang 5Các văn bản của Quốc hội bao gồm: Luật kế toán được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2015; Luật viên chức được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2010; Các văn bản của cơ quan hành pháp như: Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật kế toán năm 2015 Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức Nhằm xác định và xử lý trách nhiệm kỷ luật đối với cán bộ, công chức trong thực thi công vụ ở cơ quan nhà nước; đơn vị hành chính sự
nghiệp;
Đối tượng kế toán thuộc hoạt động hành chính, sự nghiệp, hoạt động của đơn vị, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước gồm có tiền và các khoản tương đương tiền; Vật tư và tài sản cố định; Nguồn kinh phí, quỹ; Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán; Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động; Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước; Các tài sản khác liên quan đến đơn vị kế toán
Như vậy, Trung tâm Khuyến nông tỉnh T là một cơ quan nhà nước có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước Các nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán của Trung tâm Khuyến nông tỉnh T đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, trong đó chủ yếu là Luật kế toán năm 2015 và Nghị định số 174/2016/NĐ-CP
2.3 Phân tích diễn biến tình huống
Hành vi của Nguyễn Văn T đã tác động đến các đối tượng kế toán theo chiều hướng tiêu cực, vi phạm các quy định của pháp luật về kế toán, xâm phạm đến lợi ích của tập thể mà cụ thể là các khoản tiền mà Nhà nước giao cho Trung tâm Khuyến nông tỉnh T sử dụng phục vụ cho các hoạt động sự nghiệp
Các vi phạm của T là xâm phạm đến chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ở mục thứ nhất là hệ thống chứng từ kế toán về chỉ tiêu vật tư, chỉ tiêu tiền tệ Theo quy định thì mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến hoạt động của Trung tâm Khuyến nông tỉnh T đều phải lập chứng từ kế toán Chứng
Trang 6từ kế toán chỉ lập một lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh Nội dung chứng từ phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh T đã có nhiều hành vi không trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh
Thái độ của T đối với công tác kiểm tra của lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh T là bất cần và cố tình chiếm dụng các khoản tiền công Theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 thì những hành vi của T là tham nhũng Mặt khác, việc T không chấp hành các quy định của pháp luật và của lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh T, tự ý bỏ việc chứng tỏ T đã cố tình vi phạm
kỷ luật, không chấp hành pháp luật của Nhà nước, quyết định của cấp trên Đồng thời, vi phạm đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức, vi phạm đạo đức nghề nghiệp kế toán Các hành vi này phải bị xử lý theo quy định của pháp luật
T là một viên chức của ngành nông nghiệp, theo quy định tại Luật viên chức năm 2010, thì T phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, viên chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm nguyên tắc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân T không những vi phạm pháp luật, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp mà còn vi phạm kỷ luật, cần phải có biện pháp xử lý một cách nghiêm minh Đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính ngoài việc phải bị xử lý trách nhiệm pháp lý hình sự (nếu đủ mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự) thì T phải chịu trách nhiệm kỷ luật theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 35/2005/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 17/3/2005:
“Cán bộ, công chức vi phạm các quy định của pháp luật thì phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau: (1).Khiển trách; (2) cảnh cáo; (3) hạ bậc lương; (4).Hạ ngạch; (5) Cách chức; (6) Buộc thôi việc” Xét những biểu hiện mà tình
huống nêu, sau khi T bị phát hiện về những hành vi vi phạm pháp luật thì đã có thái độ như bỏ công tác về quê; do đó cần áp dụng mức xử lý nghiêm khắc nhất theo quy định trên Mặt khác, cần xử lý trách nhiệm vật chất đối với kế toán T nhằm khắc phục lại số tiền do T đã biển thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 3, Nghị định số 118/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/10/2006 về xử lý trách
Trang 7nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức: “ (2) cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật để xảy ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị, ngoài việc xử lý
kỷ luật theo quy định của pháp luật, còn phải bị xử lý trách nhiệm vật chất theo quy định tại Nghị định này”.
Về phía Trung tâm Khuyến nông tỉnh T đã không quản lý cán bộ của mình một cách chặt chẽ, đặc biệt là không quan tâm đến lối sống và đạo đức của cán bộ Khi phát hiện vi phạm của T đã không xử lý nghiêm minh ngay từ đầu khiến cho T coi thường kỷ cương, pháp luật và trong một thời gian ngắn đã tiếp tục “trượt dốc” Nguyên tắc tập trung, dân chủ trong quản lý cán bộ, công chức dưới quyền tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh T đã không được thực hiện tốt Việc
sử dụng cán bộ, viên chức của lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh T đã không dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ Vì vậy, đã không bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao
mà còn tạo cơ hội cho T thực hiện nhiều vi phạm
Khi các vi phạm của T đã trở thành hệ thống, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh T vẫn tiếp tục có hướng xử lý nương nhẹ bằng biện pháp hành chính nội bộ Nhưng T đã không còn có ý thức tôn trọng tập thể nữa, coi thường công việc của mình và đã có hành vi tiêu cực tiếp theo là bỏ việc Như vậy, các hướng xử lý của lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh T là chưa hợp lý, cần phải có biện pháp khắc phục
2.4 Nguyên nhân xảy ra tình huống
Nguyên nhân xảy ra tình huống trên gồm có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan
2.4.1 Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân khách quan làm nảy sinh tình huống trên bao gồm:
Thứ nhất, những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đến nhu cầu
và lối sống của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong đó có T Là một thanh niên được đào tạo tại một trường đại học có danh tiếng ở Việt Nam, được tuyển dụng vào công tác tại một đơn vị hành chính – sự nghiệp, nhưng T đã không nhận thức được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công việc mà mình làm,
Trang 8không có chí hướng phấn đấu, không có lý tưởng để vươn lên mà ăn chơi, đua đòi để đến mức phải nợ nần và tìm cách vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, hy sinh tương lai và sự trong sạch của mình để lấy tiền của công, coi thường lợi ích của Nhà nước
Thứ hai, thiếu người có trách nhiệm và năng lực quản lý hoạt động kế toán – tài chính Việc người kế toán trưởng vắng mặt do phải đi đào tạo dài ngày cũng là một yếu tố khách quan dẫn đến mảng công việc này không được kiểm soát chặt chẽ Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh T đã không bố trí người có trách nhiệm, có năng lực, có đạo đức phụ trách và chịu trách nhiệm kiểm soát các hoạt động kế toán tại cơ quan trong thời gian này, khiến cho T có cơ hội để tiến hành các hoạt động vi phạm Điều đó cho thấy công tác quản lý tiền, các khoản chi tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh T như vậy là chưa có hiệu quả, dẫn đến chế độ kiểm soát chi đã không được thực hiện tốt, trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán chưa được thực hiện đúng
Thứ ba, các quy định pháp luật về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán chưa được T nhận thức một cách đầy đủ Chuẩn mực đạo đức quy định các nguyên tắc, nội dung, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người làm kế toán bao gồm kế toán viên, phụ trách kế toán, kế toán trưởng trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và những người hành nghề kế toán theo luật định Các nguyên tắc, nội dung, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp được quy lại thành những tiêu chí về đạo đức, mà người làm nghề kế toán phải có và là thước đo đánh giá, nhận xét về đạo đức nghề nghiệp của họ Tuy nhiên, trên thực tế, người làm kế toán chỉ chú trọng đến nghiệp vụ chứ không mấy chú ý đến việc giữ gìn những tiêu chí cơ bản của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán Ngay trong chính Trung tâm Khuyến nông tỉnh T, từ lãnh đạo cho đến cán bộ, công chức của Trung tâm cũng đã không coi đó là cơ sở để lựa chọn, sử dụng cán bộ kế toán của cơ quan mình
2.4.2 Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan làm nảy sinh tình huống trên là do T bị phối hoặc
bị tác động bởi lợi ích vật chất do các đối tượng kế toán mang lại khi vi phạm các quy định của nghề nghiệp Các lợi ích vật chất đó đã làm ảnh hưởng đến sự
Trang 9trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của T, khiến T rơi vào cám dỗ vật chất, vốn dĩ thuộc về lối sống tầm thường của T Bên cạnh đó, các vi phạm của T còn bắt nguồn từ sự thúc ép phải trả các khoản nợ do mình đã chơi bởi tạo nên
Sự thờ ơ của lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh T và các đồng nghiệp cùng cơ quan cũng là một trong những nguyên nhân chủ quan khiến cho
T rơi vào tình huống vi phạm Nếu được sự quan tâm thường xuyên và sự chỉ bảo thực sự của tập thể, có lẽ T đã không dấn sâu vào vi phạm như thế
2.5 Hậu quả của tình huống
Hành vi của T và của lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh T đã để lại những hậu quả cho xã hội, cho nhà nước và cho chính cơ quan của mình
Thứ nhất, đối với Nhà nước.
Các hành vi vi phạm của T đã làm rối loạn cơ chế kiểm soát chi, đi ngược lại các quy định của luật kế toán và chế độ kế toán hành chính sự nghiệp dẫn làm thất thoát tiền, kinh phí của Nhà nước được cung cấp để đảm bảo cho hoạt động sự nghiệp nông nghiệp; việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Khuyến nông tỉnh T Điều đó trực tiếp làm ảnh hưởng đến chất lượng thực thi nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh T
Thứ hai, đối với xã hội.
Tình huống trên đã để lại những hậu quả đối với xã hội như làm mất niềm tin của nhân dân vào cán bộ, viên chức và cơ quan nhà nước Không ít người dân sẽ
có tâm lý nghi ngờ tính nghiêm minh của pháp luật, có thái độ không đúng đắn đối với pháp luật, đối với quyền lực nhà nước và cơ quan đại diện cho quyền lực nhà nước
Thứ ba, đối với Trung tâm Khuyến nông tỉnh T.
Các vi phạm của T và các thiếu sót của lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh T đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định chế độ công tác nội bộ của cơ quan, làm giảm sút hiệu quả công tác nội bộ của đơn vị Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, nhận thức của cán bộ, công chức trong cơ quan Bất kỳ một cơ quan nhà nước nào khi hoạt động công tác nội bộ không được tốt thì tất yếu sẽ ảnh hưởng
Trang 10rất lớn đến việc thực hiện chức năng bên ngoài, tức nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập
III XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
3.1 Mục tiêu xử lý tình huống
Mục tiêu của việc xử lý tình huống nêu trên là căn cứ vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để xác định các phương án giải quyết tình huống và lựa chọn phương án tối ưu nhất cho việc giải quyết tình huống nêu trên
3.2 Đề xuất phương án xử lý tình huống
Để giải quyết tình huống trên, tiểu luận đề xuất một số phương án sau:
Phương án 1 Trung tâm Khuyến nông tỉnh T đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành xử lý vi phạm hành chính đối với T
Mục tiêu của phương án là xử lý bằng cách áp dụng chế tài hành chính đối với T
Nội dung chính của phương án:
- Trung tâm Khuyến nông tỉnh T báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh T về vi phạm pháp luật của T và đề xuất biện pháp xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định của Chính phủ số 185/2004/NĐ-CP ngày 04/11/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán
- Uỷ ban nhân dân tỉnh T yêu cầu T có mặt tại trụ sở cơ quan để giải quyết việc
vi phạm;
- Uỷ ban nhân dân tỉnh T tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính của T;
- Uỷ ban nhân dân tỉnh TQ tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với T theo thẩm quyền được quy định tại Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008);
- Giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với T
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu T không tự nguyện, tự giác thực hiện thì sẽ bị cưỡng chế thi hành
Nguồn lực để thực hiện phương án: kinh phí từ ngân sách nhà nước