1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

26 86 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 269,5 KB

Nội dung

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay với nhiều thành phần kinh tế ra đời và phát triển. Có nhiều loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ đã ra đời và phát triển. Chính vì vậy mà sản phẩm sản xuất ra rất phong phú và đa dạng do đó dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các sản phẩm cùng loại và giữa các doanh nghiệp với nhau. Giờ đây khi Việt Nam đã gia nhập WTO sự cạnh tranh đó không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước mà cả các doanh nghiệp nước ngoài. Chính vì vậy các doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình để có thể tồn tại và phát triển. Để hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt các tín hiệu thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng kịp thời, sử dụng vốn hợp lý đạt hiệu quả cao nhất. Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý công ty thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể thấy được mặt manh và yếu của công ty nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án kinh doanh phù hợp với tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng công ty. Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây đã giúp em hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của một doanh nghiệp, những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt mà khi ngồi trên ghế nhà trường ta khó có thể hiểu rõ. Nội dung bản báo thực tập của em gồm 3 phần: Phần I: Qúa trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây. Phần II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phần III: Nhận xét, kết luận và xu hướng phát triển của Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây.

Trang 1

Mục lục

mở đầu 2

Phần một 3

Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức 3

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3

1.1.1 Vài nét về Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây 3

1.2 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 4

1.3 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận 5

phần hai 13

thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh 13

2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh 13

2.2 Mô tả một công việc cụ thể để biến đầu vào thành đầu ra 13

2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong hai năm 2005 và 2006 15 2.4 Tài sản và nguồn hình thành tài sản của công ty 17

2.5 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 19

2.5.1 Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán 19

2.5.2 Cơ cấu tài sản, nguồn vốn: 20

2.5.3 Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 21

2.6 Cơ cấu lao động và lương 21

phần ba 23

nhận xét và kết luận 23

3.1 Đánh giá chung về môi trường kinh doanh của CTCP Du lịch Hà Tây23 3.1.1 Ưu điểm: 23

3.1.2 Tồn tại 23

3.1.3 Một số biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 24

3.2 Định hướng phát triển của Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây trong thời gian tới 24

kết luận 26

Trang 2

mở đầu

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay với nhiều thành phần kinh

tế ra đời và phát triển Có nhiều loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dịch vụ đã ra đời và phát triển Chính vì vậy mà sản phẩm sản xuất ra rất phong phú và đa dạng do đó dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các sản phẩm cùng loại và giữa các doanh nghiệp với nhau Giờ đây khi Việt Nam đã gia nhập WTO sự cạnh tranh đó không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp trong nước mà cả các doanh nghiệp nước ngoài Chính vì vậy các doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình để có thể tồn tại và phát triển

Để hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt các tín hiệu thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng kịp thời, sử dụng vốn hợp lý đạt hiệu quả cao nhất Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý công ty thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể thấy được mặt manh và yếu của công ty nhằm làm căn cứ

để hoạch định phương án kinh doanh phù hợp với tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng công ty

Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây đã giúp em hiểu rõ hơn

về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của một doanh nghiệp, những thuận lợi

và khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt mà khi ngồi trên ghế nhà trường ta khó có thể hiểu rõ

Nội dung bản báo thực tập của em gồm 3 phần:

Phần I: Qúa trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Du lịch

Hà Tây

Phần II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Phần III: Nhận xét, kết luận và xu hướng phát triển của Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây

Trang 3

Phần một

Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức

của công ty cổ phần du lịch Hà Tây

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

1.1.1 Vài nét về Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây

 Tên công ty: Công ty cổ phần Du Lịch Hà Tây

 Tên giao dịch quốc tế : HATTOCO

 Trụ sở chính: 22- 24 phố Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn TrãI, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây

Năm 1976 hợp nhất tỉnh Hà Tây với tỉnh Hòa Bình , Công ty Du lịch Hà Sơn Bình được thành lập theo Quyết định số 363 QĐ - UB ngày 27/9/1976 của UBND tỉnh Hà Sơn Bình, trên cơ sở hợp nhất Công ty Du lịch Hà Tây với phòng ngoại vụ và du lịch Hòa Bình Trong hai ngày 29 và 30 tháng 12 năm 1976, tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Công ty tổ chức hội nghị hợp nhất khai trương hoạt động

Ngày 5/12/1985 UBND tỉnh Hà Sơn Bình ra Quyết định số 294/QĐ- UB giao nhà khách H21 cho Công ty Du lịch Hà Sơn Bình quản lý, sau này đổi thành khách sạn Sông Nhuệ, thời gian này tổng số CBCNV của công ty là 252 người

Tháng 10/1991 tách tỉnh Hà Sơn Bình thành tỉnh Hà Tây và tỉnh Hòa Bình, Công ty

Du lịch Hà Tây tái lập là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Sở Thương mại- Du lịch Hà Tây do ông Nguyễn Đức Long làm giám đốc

Thực hiện quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ, Công ty

Du lịch Hà Tây được thành lập lại là doanh nghiệp Nhà nước tại quyết định số 572/ QĐ-

UB ngày 22/12/1992 của UBND tỉnh Hà Tây

Trang 4

Đầu năm 1994 thực hiện chủ trương của tỉnh Hà Tây đưa khách sạn Sông Nhuệ liên doanh với nước ngoài Ngày 7/5/1994 của Công ty Du lịch Hà Tây ký hợp đồng liên doanh khách sạn Sông Nhuệ với với Công ty VIETOP của Hồng Kông Ngày 6/7/1994 Uỷ ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư cho phép Công ty Du lịch Hà Tây với Công ty VIETOP tại Hồng Kông thành lập công ty liên doanh khách sạn Sông Nhuệ.

Do đối tác không thực hiện hợp đồng liên doanh nên Công ty Du lịch Hà Tây đã nhận lại khách sạn Sông Nhuệ, đến ngày 26/2/1997 UBND tỉnh Hà Tây có quyết định số 136/QĐ-

UB tách khách sạn Sông Nhuệ thành doanh nghiệp riêng

Ngày 07/11/1994 UBND tỉnh Hà Tây có Quyết định số 275/ QĐ- UB thành lập Sở Du lịch Hà Tây, Công ty Du lịch Hà Tây được Sở Thương mại bàn giao và chịu quản lý Nhà nước của Sở Du lịch Hà Tây

Tháng 11/1995 UBND tỉnh Hà Tây bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Sực Phó Giám đốc Công

ty lên làm Giám đốc thay ông Nguyễn Đức Long chuyển về Sở Du lịch Hà Tây Tháng 9/1994 Được UBND tỉnh cấp cho 5.000m2 đất của công ty giao thông vận tải Hà Tây Công ty đã xây dựng mới khách sạn Nhuệ Giang Tháng 2/1996 khách sạn chính thức đi vào hoạt động

Ngày 15/1/2004 UBND tỉnh Hà Tây có Quyết định số 55/QĐ - UB về việc cổ phần hoá Công ty Du lịch Hà Tây

Thực hiện Quyết định số 55/QĐ - UB Công ty Du lịch Hà Tây tiến hành khoá sổ kế toán chốt số liệu, kiểm kê xác định giá trị doanh nghiệp tại ngày 31/3/2005

Ngày 30/9/2005 UBND tỉnh Hà Tây có Quyết định số 1349/QĐ - UB về việc xác định giá trị doanh nghiệp Công ty Du lịch Hà Tây, số vốn Nhà nước còn lại để cổ phần hoá là 2.958.000.000 đồng

Ngày 16/11/2005 UBND tỉnh Hà Tây có Quyết định số 1679/QĐ - UB về việc phê duyệt phương án cổ phấn hoá Công ty Du lịch Hà Tây thì tổng giá trị tài sản Nhà nước còn lại là 2.958.000.000 đồng chiếm 51% vốn điều lệ và phát hành thêm 2.842.000.000 đồng chiếm 49% vốn điều lệ

Ngày 8/3/2006 Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây tiến hành Đại hội Đồng cổ đông lần thứ nhất và bầu ra Hội Đồng quản trị gồm 9 người và Ban kiểm soát có 3 thành người Ông Nguyễn Văn Sực được bầu làm chủ tich HĐQT kiêm giám đốc Công ty

Ngày 12/4/2006 Công ty được Sở Kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0303000448 và ngày 1/5/2006 Công ty chính thức hoạt động theo Công ty

cổ phần

Trang 5

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức dưới hình thức các phòng ban chức năng Mỗi phòng ban, Xí nghiệp, Trung tâm có chức năng nhiệm vụ khácnhau, ngoài ra Công ty còn quản lý khách sạn và văn chi nhánh đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc và các phòng ban có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp

1.3 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận

 Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông biểu quyết đây là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty cổ phần

ĐạI HộI ĐồNG Cổ ĐÔNG

TRUNG TÂM Lữ HàNH

DU LịCH

khách sạn nhuệ giang

xí nghiệp xây dựng xí nghiệp tư vấn

thiết kế

chi nhánhtại

hà nội

chi nhánh tại Tp hồ chí minh

Trang 6

Đại hội đồng cổ đông có quyền và nghĩa vụ sau:

- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, thông qua đề nghị của Hội đồng quản trị

về quyết toán tài chính, phương án phân phối và sử dụng lợi nhuận

- Thông qua báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị

- Thông qua báo cáo của Ban kiểm soát

- Thông qua kế hoạch phát triển định hướng kinh doanh và đầu tư của Công ty

- Sửa và bổ sung Điều lệ Công ty

- Quyết định tăng giảm Vốn điều lệ, phát hành thêm Cổ phần và xử lý Cổ phần ngân quỹ

- Quyết định việc tổ chức lại, chấm dứt hoạt động, giải thể, thanh lý Công ty hoặc tham gia liên doanh

- Quyết định số lượng thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát

- Bầu, miễn nhiệm bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát Số lượng thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát

- Kiểm tra và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty và cổ đông của Công ty

- Quyết định mức thù lao, tiền thưởng và các quyền lợi khác cho các thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát

 Hội Đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra

Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những quyền thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau:

- Quyết định chiến lược phát triển công ty, kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty

- Quyết định phương án đầu tư và phê chuẩn các quyết định về vay nợ, thế chấp, đảm bảo, bảo lãnh và bồi thường do Công ty thực hiện

- Quyết định giá chào bán Cổ phần và trái phiếu Công ty; Định giá tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, Công nghệ…

- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và Công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, cho vay và hợp đồng khác có giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trong Sổ kế toán của Công ty

- Quyết định quy chế tuyển dụng, buộc thôi việc Nhân viên quản lý của Công ty phù

hợp với quy định của Pháp luật

Trang 7

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, thay thế các thành viên Ban Giám đốc công ty

và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty; Quyết định mức lương, thưởng, xử phạt và các lợi ích khác của cán bộ quản lý đó

- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty Quyết định thành lập công ty con, lập Chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp khác

- Kiến nghị tổ chức lại hoặc giải thể công ty

- Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho công ty

- Chiến lược phát triển của công ty trong tương lai

 Ban kiểm soát

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép Sổ kế toán và Báo cáo tài chính

- Thẩm định Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty; Kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan về quản lý, điều hành hoạt động của Công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu trên 10% cổ phần phổ thông

- Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động, tham khảo ý kiến Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông

- Kiến nghị các biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty

 Ban Giám đốc

Giám đốc Công ty là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty theo điều lệ, Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và Quyết định của Hội đồng quản trị

- Tổ chức thực hiện Quyết định của Hội đồng quản trị.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư ngắn hạn, dài hạn

của công ty

- Kiến nghị Hội đồng quản trị : Tổ chức bộ máy quản lý điều hành và số lượng các

nhân viên quản lý của Công ty; Phương án bố trí cơ cấu tổ chức, sắp xếp lao động và quy chế quản lý nội bộ Công ty; Đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động và quản

lý của Công ty

- Báo cáo Hội đồng quản trị tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt kế hoạch kinh doanh dài hạn và

hàng năm của Công ty

Trang 8

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng quản trị về các quyết định của

mình

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý thuộc thẩm quyền của

mình

- Quyết định lương, phụ cấp đối với người lao động trong Công ty, kể cả cán bộ

quản lý dưới quyền bổ nhiệm của mình

 Ban kiểm soát

Kiểm tra tính hợp lý , hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh đặc biệt là kiểm tra sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính; thẩm định các báo cáo tài chính; kiến nghị các biện pháp sửa đổi bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý

Kế toán vật tư

và TSCĐ

tiền lương

và BHXH

Trang 9

- Kế toán trưởng: Là người tham mưu giúp cho Giám đốc về công tác quản lý kinh tế Chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác kế toán của công ty đối với Giám đốc và với cơ quan quản lý Nhà nước

- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu vào sổ các tài khoản, lập các báo cáo tài chính

- Kế toán thanh toán và theo dõi dịch vụ cơ bản : Có nhiệm vụ theo dõi các khoản nợ phải thu khách hàng

- Kế toán vật tư và TSCĐ : Theo dõi tình hình vật tư hàng hoá tại đơn vị, năm được số lượng và biến động của từng loại vật tư theo dõi nguyên giá, giá trị của TSCĐ và lên kế hoạch bằng tiền sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ Khoản nợ phải trả của khách hàng, các dịch vụ cơ bản, các khoản phải nộp cho ngân sách

- Thủ quỹ: Là người quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, thu chi các khoản bao gồm các ngoại tệ và tiền Việt Nam

- Kế toán tiền lương và BHXH: Theo dõi và tính lương các khoản cho CBCNV trong đơn vị cũng như hạch toán các khoản nhân công thuê ngoài

Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty CPDL Hà Tây

Hình thức kế toán nhật ký chung, với hình thức này công ty có các loại sổ như sau: nhật ký chung, nhật ký chuyên dùng, sổ cái, sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết

Nhật ký chung: Mở cho mọi đối tượng liên quan đến mọi nghiệp vụ theo trình tự thời gian

Nhật ký chuyên dùng: để theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay

Sổ cái tài khoản: Công ty mở sổ cái cho các tài khoản 152, 154, 334, 141, 621, 622,

627,

Lập bảng cân đối số phát sinh của tất cả các tài khoản sử dụng

Ngoài ra kế toán Công ty còn mở hệ thống sổ chi tiết để theo dõi các tài khoản, khoản mục cụ thể như : Sổ chi tiết tài khoản 154, 141, 334, 331,

Trên cơ sở bảng cân đối số phát sinh kế toán lập các báo cáo tài chính bao gồm 4 báo cáo: Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh được lập theo quí và năm, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được lập vào cuối mỗi niên độ kế toán

Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của công ty

Ghi hàng ngày

Trang 10

Ghi cuối tháng

Quan hệ đối chiếu

 Phòng tổ chức hành chính

- Tham mưu giúp Ban Giám đốc tổ chức các công việc phát sinh hàng ngày

- Theo dõi công văn đi, đến, …

- Đề ra nội quy và quy chế của công ty

- Bình xét thi đua hàng tháng, quý, năm…

Trang 11

- Phổ biến tuyên tuyền các chế độ chính sách về xuất khẩu lao động

- Là đầ mối giao dịch với cơ quan quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động

 Trung tâm xklđ & chuyên gia

- Thực hiện các hợp đồng về xuất khẩu lao động công ty ký kết

- Tuyển chọn, đào tạo lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài

- Hướng dẫn lao động và chuyên gia các thủ tục trước khi xuất cảnh

- Theo dõi quản lý lao động và chuyên gia trong thời gian làm việc tại nước ngoài

Thi công các công trình xây dựng

 Xí nghiệp tư vấn thiết kế

Nhận tư vấn thiết kế, giám sát các công trình xây dựng

 Chi nhánh tại thành phố Hà Nội

- Thực hiện các hợp đồng về xuất khẩu lao động công ty ký kết

- Tuyển chọn, đào tạo lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài

- Tổ chức các Tour du lịch trong và ngoài nước (Tổ chức cho người Việt Nam đi du lịch trong nước, đi nước ngoài, cho người nước ngoài vào Vệt Nam du lịch)

 Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh

Trang 12

Tổ chức các Tour du lịch trong và ngoài nước (Tổ chức cho người Việt Nam đi du lịch trong nước, đi nước ngoài, cho người nước ngoài vào Vệt Nam du lịch)

Trang 13

phần hai thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần du lịch hà tây

2.1 Khái quát về ngành nghề kinh doanh

Công ty cổ phần Du lịch Hà Tây có trụ sở chính tại số nhà 22 - 24 phố Trần Hưng Đạo – phường Nguyễn Trãi - thành phố Hà Đông - tỉnh Hà Tây, ngoài ra còn có:

- Khách sạn Nhuệ Giang địa chỉ 110 Trần Phú - Hà Đông - Hà Tây

- Chi nhánh tại thành phố Hà Nội số C4 – 24 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

- Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh số16 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường Tân Định, Quận

1, TP Hồ Chí Minh

Công ty có tên giao dịch quốc tế là: HATTOCO Doanh ngiệp có chủ trương đa dạng hoá sản phẩm, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh đã được đăng ký như sau:

- Kinh doanh Lữ hành Quốc tế và nội địa, Khách sạn, Nhà hàng ăn uống, vận chuyển khách Du lịch, công cộng và vận chuyển hàng hoá, vui chơi giải trí, dịch vụ khác như: Karaoke, vật lý trị liệu, ca nhạc ngoài trời…

- Xây dựng công trình chuyên ngành Du lịch Nhận thầu, sửa chữa các công trình nhà ở dân dụng, Trang trí nội thất, xây dựng công trình giao thông

- Nhận thầu, xây lắp, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo công trình thuỷ lợi Xây dựng các công trình cấp thoát nước, đào đắp san nền các công trình xây dựng, lắp đặt trạm biến thế nhỏ và xây dựng điện hạ thế

- Cho thuê văn phòng, nhà ở

- Đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

- Xuất nhập khẩu hàng hoá, hàng thủ công mỹ nghệ, máy móc thiết bị…

- Tư vấn thiết kế và giám sát chất lượng công trình xây dựng: Công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước và điện hạ thế

- Tư vấn du học

2.2 Mô tả một công việc cụ thể để biến đầu vào thành đầu ra

Công ty được Bộ Lao động và Thương binh xã hội cấp giấy phép cho hoạt động đưa lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài từ năm 2000, đến nay công ty đã đưa khoảng 4.000 lao động và chuyên gia đi làm việc tại nước ngoài, thị trường chủ yếu

Ngày đăng: 12/08/2013, 11:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức dưới hình thức các phòng ban chức năng. Mỗi phòng ban, Xí nghiệp, Trung tâm có chức năng nhiệm vụ khácnhau, ngoài ra Công ty  còn quản lý khách sạn và văn chi nhánh đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc và các  phòn - Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
m áy quản lý của Công ty được tổ chức dưới hình thức các phòng ban chức năng. Mỗi phòng ban, Xí nghiệp, Trung tâm có chức năng nhiệm vụ khácnhau, ngoài ra Công ty còn quản lý khách sạn và văn chi nhánh đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc và các phòn (Trang 5)
Bảng cân đối phát sinh - Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng c ân đối phát sinh (Trang 10)
Bảng cân đối kế toán - Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng c ân đối kế toán (Trang 18)
Cơ cấu tài sản và nguồn vốn được thể hiện qua bảng sau: - Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
c ấu tài sản và nguồn vốn được thể hiện qua bảng sau: (Trang 20)
Qua bảng cân đối kế toán, ta có thể thấy Công ty có cơ cấu tài sản lưu động lớn hơn tài sản cố định, điều này phù hợp với hình thức chính của Công ty là chủ yếu kinh doanh  thương mại, dịch vụ. - Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
ua bảng cân đối kế toán, ta có thể thấy Công ty có cơ cấu tài sản lưu động lớn hơn tài sản cố định, điều này phù hợp với hình thức chính của Công ty là chủ yếu kinh doanh thương mại, dịch vụ (Trang 20)
Khả năng sinh lời của Công ty thể hiện qua bảng sau: - Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
h ả năng sinh lời của Công ty thể hiện qua bảng sau: (Trang 21)
w