1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHƯỚC TÍN HUYỆN PHƯỚC LONG TỈNH BÌNH PHƯỚC

68 201 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 666,49 KB

Nội dung

TÌM HIỂU HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHƯỚC TÍN HUYỆN PHƯỚC LONG TỈNH BÌNH PHƯỚC Xem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.org/document/5070715-tran-thi-thu-lanh.htmTÌM HIỂU HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHƯỚC TÍN HUYỆN PHƯỚC LONG TỈNH BÌNH PHƯỚC Xem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.org/document/5070715-tran-thi-thu-lanh.htmTÌM HIỂU HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY ĐIỀU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHƯỚC TÍN HUYỆN PHƯỚC LONG TỈNH BÌNH PHƯỚC Xem nội dung đầy đủ tại: https://123doc.org/document/5070715-tran-thi-thu-lanh.htm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY ĐIỀU TRÊN ĐỊA

BÀN XÃ PHƯỚC TÍN HUYỆN PHƯỚC LONG

TỈNH BÌNH PHƯỚC

TRẦN THỊ THU LÀNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔN KHUYẾN NÔNG

Thành Phố Hồ Chí Minh

Tháng 4/2009

Trang 2

Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố

Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Tìm hiểu hiệu quả kinh tế của cây điều tại xã Phước Tín huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước” do Trần Thị Thu Lành, sinh viên lớp PTNT Bình Phước TC04PTBX,

chuyên ngành Phát triển nông thôn và khuyến nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Lê Vũ Giáo viên hướng dẫn

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên, tôi xin dâng lời cảm ơn sâu sắc đến Cha Mẹ, các Anh Chị Em trong gia đình đã nuôi dưỡng, quan tâm, chăm sóc và tạo mọi điều kiên thuận lợi cho tôi được học tập và có được kết quả như ngày hôm nay

Tôi xin chân thành cảm ơn đến ban giám hiệu nhà trường cùng các quý Thầy Cô đã dạy dỗ và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức trong suốt quá trình học tập và ngiên cứu tại trường Đặc biệt, rất cảm ơn đến giáo viên hướng dẫn của tôi là thầy Lê Vũ đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này

Xin cảm ơn các cấp chính quyền đoàn thể tại xã Phước Tín và phòng NN-PTNT huyện Phước Long đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu làm cơ sở cho đề tài này

Cuối cùng xin cảm ơn tất cả các bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài, cũng như trong quá trình học tập

Xin chân thành cảm ơn

BÌNH PHƯỚC tháng 4/2009

Sinh viên thực hiện

TRẦN THỊ THU LÀNH

Trang 4

TÓM TẮT NỘI DUNG

TRẦN THỊ THU LÀNH Tháng 4 năm 2009 “ Tìm hiểu hiệu quả kinh tế của cây điều

trên địa bàn xã Phước Tín huyện Phước Long tỉnh Bình Phước”

TRAN THI THU LANH April, 2009 “Study on the economic efficency of cashew

production at Phuoc Tin Commune, Phuoc Long District, Binh Phuoc Province”

Trên cơ sở điều tra và thu thập thông tin từ 40 hộ dân trồng điều trên địa bàn xã phước

Tín, đề tài tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ điều tại địa bàn xã.Từ đó tiến hành phân

tích kết quả , hiệu quả sản xuất kinh doanh trên 3 qyu mô:dưới 4ha, 3-6 ha, trên 6ha.Sau

đó so sánh các tỉ lệ về TSTN, TSLN,HSĐV để xem mô hình nào sản xuất đạt hiệu quả,

tìm hiểu nguyên nhân tai sao và đua ra các giải pháp.Đồng thời đề tài còn thống kê lịa các

nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cây điều, đặc biệt là các bệnh hại thường gặp trên cây

điều để người dân tham khảo và có các biện pháp phòng trị đúng thời điểm

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng Danh mục các hình

2.1.Tổng quan về tài liệu 4

2.2.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 4

2.2.2 Điều kiện xã hội 6

CHƯƠNG 3.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

3.1.Cơ sở lí luận 11

3.1.1.một số khái niệm về kinh tế hộ 11

3.1.2 Đặc điểm kinh tế hộ 11

3.1.3.Vai trò của kinh tế hộ 11

3.1.4.hiệu quả của sản xuất nông nghiệp 12

3.1.5.nguồn gốc cây điều và những thành tựu ngành điều 12

3.2.Các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả 13

3.2.1.Các chỉ tiêu về kết quả 13

3.2.2 Các chỉ tiêu về hiệu quả 14

3.3.Phương pháp nghiên cứu 14

3.3.1.phương pháp thu thập số liệu 14

3.3.2.phương pháp nghiên cứu 15

Trang 6

CHƯƠNG 4:KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16

4.1.Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ hạt điều 16

4.1.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ điều trên thế giới 16

4.1.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ điều trong nước 21

4.1.3.Quy mô diện tích điều và năng suất cây điều trên địa bàn xã 27

4.2.Một số thông tin về các hộ trồng điều đ ược điều tra 28

4.2.1.tình hình nhân khẩu và lao động 28

4.2.2.Trình độ văn hóa của người sản xuất điều 28

4.2.3.Thông tin về số năm trồng điều 29

4.2.4.Diện tích đất canh tác của nông hộ trồng điều 30

4.2.5.Thông tin về giống cây điều sử dụng 30

4.2.6.Tình hình tham gia khuyến nông ở địa phương 31

4.3.tình hình tiêu thụ của nông hộ 31

4.5.Lịch thời vụ cây điều 34

4.6 Đánh giá hiệu quả của sản xuất 36

4.7.Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cây điều 45

Trang 7

PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng câu hỏi điều tra

Phụ lục 2: Danh sách các hộ điều tra

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Trang

4.1.Sản lượng điều thế giới qua các năm 17

4.2.Sự biến động giá điều thô trong nước qua các năm 24

4.3.Giá xuất khẩu điều nhân của Việt Nam 25

4.4.Lịch thời vụ cây điều 35

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

2.1.Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại xã 15

4.1 Tỉ trọng các nước xuất khẩu điều trên thế giới 17

4.2 Khối lượng xuất khẩu vỏ hạt điều của một số quốc gia 18

4.3 Giá vỏ hạt điều thế giới qua các năm 19

4.4 Sự biến động giá nhân điều và giá các nông sản khác 20

4.5 Diện tích trồng điều ở Việt Nam phân theo vùng qua các năm 21

4.6 Sản lượng và năng suất điều Việt Nam qua các năm 22

4.7 Số cơ sở chế biến và tổng công suất chế biến điếu Việt Nam 23

4.8 Tình hình xuất khẩu điều nhân của Việt Nam 25

4.9 Thị phần xuất khẩu điều nhân của Viêt Nam 26 4.10 Diện tích và năng suất cây điều trên địa bàn xã qua các năm 27

4.11 phân loại lực l ượng lao động ở các nông hộ điều tra 28

4.12.Trình độ văn hóa của nông hộ trồng điều 29

4.13.Thông tin về số năm trồng điều của nông hộ điều tra 29

4.14.Thông tin về diện tích đất canh tác của nông hộ điều tra 30

4.15 Thông tin về giống cây điều sử dụng 30

4.16.Nhu cầu vay vốn của nông hộ tại xã Phước Tín 31

4.17 Tình hình vay vốn của các hộ tiến hành điều tra 33

4.18.Kết quả và hiệu quả sản xuất điều trung bình mùa vụ 2008 / ha 38

4.19 Kết quả và hiệu quả sản xuất điều đối với những hộ có qui mô dưới 3 ha 39

4.20 Kết quả và hiệu quả sản xuất điều đối với những hộ có qui mô từ 3-6 ha 41

4.21 Kết quả và hiệu quả sản xuất điều đối với những hộ có qui mô trên 6 ha 42

4.22 Nhận xét kết qủa, hiệu quả sản xuất 1 ha điều mùa vụ 2008 43

Trang 11

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Lý do chọn đề tài :

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện đường lối đổi mới và chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Nền kinh tế nước ta nhất là trong lĩnh lực kinh tế nông nghiệp đã đạt được những thành tựu quan trọng, sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch về ngành nghề xuất khẩu, thu nhập và đời sống của người dân nhìn chung những năm qua có chuyển biến tiến bộ, sản xuất nông nghiệp đã được người dân đầu tư thỏa đáng về nhiều mặt, thâm canh cao làm cho năng suất cây trồng, vật nuôi tiếp tục tăng Bên cạnh đó, những chính sách khuyến khích của Nhà nước về vốn vay cho phát triển nông nghiệp, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, trợ giá nông nghiệp … đã từng bước kích thích sản xuất phát triển Song thực trạng tỷ lệ hộ thiếu ăn còn ở mức cao Để cải thiện đời sống vật chất, tinh thần ở nông thôn cần có sự nỗ lực từ nhiều phía và sự hỗ trợ của các

tổ chức có liên quan để sản xuất phát triển, mở rộng ngành nghề và tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, giải quyết khó khăn đầu ra ở nông thôn

Bình Phước là một tỉnh miền núi ở phía tây vùng Đông Nam Bộ với các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát tiển các cây công nghiệp lâu năm như: cao su, điều, hồ tiêu, cà phê

… Trong đó diện tích trồng điều của toàn tỉnh là 122.344 ha (2008), chiếm khoảng 17,84% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh Với quy mô diện tích như vậy thì cây điều là một cây trồng chủ lực đối với nền nông nghiệp của tỉnh Bình Phước Quy mô, diện tích và sản lượng cây điều trong những năm qua không ngừng tăng lên

Để hiểu hơn về hiệu quả kinh tế của cây điều tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “ Hiệu quả kinh tế của cây điều trên địa bàn xã Phước Tín, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước” làm khóa luận tốt nghiệp

Trang 12

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Mục tiêu chung

Khảo sát thực trạng phát triển của cây điều trên địa bàn xã Phước Tín, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước Đề xuất giải pháp nhằm phát triển cho loại cây trồng này trên địa bàn

Mục tiêu cụ thể

Tìm hiểu thực trạng về: giống, cách chăm sóc, , diện tích, vốn, lao động, Tìm hiểu thị trường đầu vào của các hộ sản xuất điều như giống, kỹ thuật áp dụng, phân bón, đất đai, vốn, lao động,… tìm hiểu cách thức canh tác chăm sóc quản lý đầu vào và ra và thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của cây điều …

Đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất của cây điều

Tìm hiểu khó khăn, thuận lợi của người dân, và một số kiến nghị, giải pháp tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất

Khóa luận nghiên cứu trong thời gian từ tháng 12/2008 đến 03/2009

1.4 Cấu trúc luận văn

Chương 1 Đặt vấn đề

Giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, cấu trúc luận văn

Chương 2 Tổng quan về đề tài nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu

Tổng quan về tài liệu có liên quan, cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu, thu thập

số liệu, và điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu

Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Giới thiệu về một số tài liệu đã tham khảo

Trang 13

Đưa ra các chỉ tiêu tính toán

Cơ sở lí luận của đề tài gồm:

Nêu ra một số đặc điểm của kinh tế hộ

Nguồn gốc của cây điều và những thành tựu của ngành điều

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Nêu ra các thông tin về mẫu điều tra; Lịch thời vụ của cây điều; Kết quả sản xuất kinh doanh; Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất cây điều; Một sô giải pháp cho kinh doanh cây điều và ngành điều

Chương 5 Kết luận và kiến nghị

Khẳng định lại những kết quả đạt được và đề xuất một số kiến nghị với chính quyền địa phương và hộ nông dân trồng điều

Trang 14

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan về tài liệu

Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội huyện Phước Long ( 2006 -2015 ) và định hướng đến năm 2020 –UBNN huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước

Tài liệu cho biết về các điều kiện tự nhiên tổng thể của vùng, từ đó thấy được đây là vùng thuận lợi để phát triển cây điều.Đồng thời cũng cho biết được vị thế của cây điều trong cơ cấu kinh tế huyện.Từ đó cho thấy tầm quan trọng của việc cần phát triển cây điều trong vùng

Thái Quang Vũ -2007-Tối đa hóa lợi nhuận trong sản xuất cây điều trên địa bàn xã

Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước – luận văn tốt nghiệp đại học, khoa Kinh tế, trường đại học Nông Lâm thành phố Hố Chí Minh

Phân tích độ nhạy của giá điều để cho thấy tầm quan trọng của giá cả trong hiệu quả kinh tế người nông dân.Kết quả cho thấy nếu giá điều giảm xuống một nửa và giá các yếu tố đầu vào đều tăng lên 50% thì nông dân trồng điều bị lỗ

Trọng Chinh -2008-Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại cây lâu

năm trên địa bàn huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước-Luận văn tốt nghiệp đại học, khoa Kinh

tế, trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

Kinh tế trang trại góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân, cho nguồn lao động

xã hội, tăng thu nhập.Các trang trại đã khai thác được lượng vốn trong dân hiệu quả.Kinh tế trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, hình thành vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, chuyển dịch cơ cấu cây trồng của huyện

2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

2.2.1 Điều kiện tự nhiên:

2.2.1.1 Vị trí địa lý

Trang 15

Phước Tín là một xã trung du, nằm phía Đông Nam của huyện với diện tích tự nhiên 162.62 km2, cách trung tâm huyện Phước Long 10 km

Phía Bắc giáp xã Sơn Giang và thủy điện lòng hồ Thác Mơ

Phía Nam giáp xã Phú Trung

Phía Tây giáp xã Bình Tân và thị trấn Phước Bình

Phía Đông giáp xã Đức Liễu huyện Bù Đăng

2.1.1.2 Địa hìnhvà địa chất

Địa hình xã tương đối bằng phẳng so với địa hình của toàn huyện (tương đối dốc) cộng với địa chất tương đối thuần nhất về thành phần đá mẹ tạo đất, trong đó hầu hết là đá bazan được phân bố trên toàn huyện, thuận lợi cho bố trí sản xuất nông nghiệp

Đá bazan trên địa bàn không chỉ hình thành ra đất có chất lượng cao thích hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là nguồn vật liệu xây dựng có tính chịu lực cao

2.1.1.3 Khí hậu thủy văn

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng, nhiệt độ trung bình cao (26.4

độ C), số giờ nắng 2500h /năm thích hợp cho cây ưa sáng đạt hiệu suất quang hợp Đây là lơi thế cho việc tăng năng suất cây trồng

Có 2 mùa rõ rệt:

Mùa mưa bắt đầu từ ngày 5-10 tháng 5 và kết thúc ngày 5-10 tháng 11 Thời gian và lượng mưa giảm dần từ Bắc xuống Nam

Mùa khô bắt đầu từ ngày 15-18 tháng 11 và kết thúc ngày 5-10 tháng 5

Điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, ưu tiên cho các cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả

2.1.1.4 Nguồn nước và khoáng sản

Nước mặt: Nguồn nước mặt của vùng rất hạn chế, chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu

về nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp

Nước ngầm: Theo tài liệu và bản đồ địa chất thủy văn tỉnh năm 1995, nhìn chung nước ngầm trong vùng nghèo, khả năng khai thác nước ngầm phục vụ sinh hoạt và sản xuất gặp nhiều khó khăn, giá thành cao

Trang 16

Theo khảo sát, ở xã có các mỏ đá xây dựng nhưng hiện nay chưa có số liệu cụ thể về trữ lượng

2.2.2 Điều kiện xã hội

Dân số và lao động và bộ máy hành chính

Dân số toàn xã 13.118 nhân khẩu, tổng số hộ 2.718 hộ, số hộ dân tộc 553 hộ, 2.914 khẩu Trong đó, số người trong độ tuổi lao động hơn 6.500 người, điều này cho thấy lực lượng lao động khá dồi dào, có thể đáp ứng được nhu cầu về lao động trong sản xuất nông nghiệp tại địa phương

Đứng đầu bộ máy hành chính là UBND xã Phước Tín, bao gồm 9 thôn trong đó 2 thôn có đa

số hộ nghèo là Phước Lộc và Bàu Dĩa Xã Phước Tín trải dài trên địa bàn rộng, số lượng

người trong UBND xã tương đối ít nên gặp khó khăn trong việc quản lý an ninh, kinh tế

Cơ sở hạ tầng

Trên địa bàn xã có tuyến đường liên xã dài 15 km, nền đường 7 m, mặt đường 4 m Mặt đường tráng nhựa, lưu thông tương đối thuận lợi, bên cạnh đó hệ thống lưới điện cung cấp cho nhu cầu sử dụng đạt yêu cầu kỹ thuật và điện thế Lưới điện trung thế mới được xây dựng nên chất lượng tốt Hệ thống điện trung thế đã kéo đến trung tâm 100% xã và các cơ quan khu vực quan trọng trên địa bàn Hiện nay, đã có điện thắp sáng đủ cho người dân đến từng hộ gia đình, có một số hộ chưa có khả năng tải điện về nên còn xài nhờ vào nhà khác

Văn hóa xã hội:

Toàn xã có 5 trường, 1 trường trung học cơ sở, 2 trường tiểu học, 1 trường mẫu giáo Tổng số phòng học là 60 phòng, văn phòng làm việc, thư viện, nhà ở tập thể giáo viên 13

phòng Trong đó có 3 phòng học bị xuống cấp, 11 phòng mượn

Tổng số cán bộ công nhân viên chức của 4 trường là 176 người Trong đó số giáo viên đứng lớp là 126 người

Tổng số học sinh trong năm học 2008_2009 là 2.574 học sinh

Chia ra từng trường như sau:

Trường THCS Phước Tín: Tổng số học sinh đầu năm học 832 HS/21 lớp

Trang 17

Trường tiểu học Phước Tín A: Tổng số học sinh đầu năm 491 HS/18 lớp

Trường tiểu học Phước Tín B: Tổng số học sinh đầu năm 403 HS/21 lớp

Trường mẫu giáo: Tổng số học sinh đầu năm 381 HS/17 lớp

Xã đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phỏ cấp trung học cơ sở năm 2008 Đồng thời duy trì đạt chuẩn quốc gia về phổ cấp tiểu học và xóa mù chữ

Văn hóa thông tin, thể dục thể thao

Hệ thống truyền thông xã thường xuyên thông tin những chủ trương chính sách của Đảng, của Nhà nước và địa phương như chương trình y tế, phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện nếp sống văn minh, thông tin và tìm hiểu pháp luật, thuế, … giúp cho người dân hiểu

và vận dụng trong đời sống hàng ngày

Trên địa bàn có các điểm thu hút thể thao lành mạnh cho người dân, đặc biệt là thanh niên Nhìn chung phong trào thể dục, thể thao của địa phương từng bước được nâng lên và nhân rộng khắp thôn, ấp, nhà trường Các đội nhóm bóng đá, bóng chuyền, đá cầu, cầu lông được tổ chức thường xuyên

Trong năm ngành văn hóa thông tin phối hợp cùng đoàn thanh niên, trường học tổ chức cho 4 vận động viên tham gia giải việt dã huyện Phước Long nhân ngày giải phóng Phước Long 6/1

Tổ chức hội thao vùng đồng bào dân tộc nhân ngày giải phóng miền Nam tại thôn Bình Trung

Tổ chức 3 giải bóng chuyền tại xã nhân các ngày lễ lớn, có 19 đội bóng tham dự

Đặc điểm kinh tế

Trang 18

Xã Phước Tín nằm ở khu vực trung du xa trung tâm kinh tế, chính trị, đời sống của

người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp ( chiếm 89.2% ), tiểu thủ thương nghiệp, dịch vụ

(chiếm 6.8 %), đánh bắt nuôi trồng thủy sản (chiếm 3.5% ), còn lại là các ngành khác

(chiếm 0.5%)

Tổng thu nhập năm 2008 là 117.808.320.000đ, so với kế hoạch đạt 105%, so với năm

2007 tăng 19,5% Bình quân nhân khẩu thu nhập 9.870.000 đồng/1 khẩu/1 năm, so với kế

hoạch đạt 106%, so với năm 2007 tăng 18,4%

Bảng 2.1 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tại xã Phước Tín

Thống kê của UBND xã Phước Tín

Trong tổng diện tích đất nông nghiệp tại xã, diện tích trồng điều chiếm tỷ lệ cao nhất

(78,25%) so với diện tích các loại cây trồng khác Điều này cho thấy cây điều là cây trồng

chủ lực của địa phương

Đánh giá thuận lợi, khó khăn của vùng

Vị trí địa lý của xã nằm xa khu vực kinh tế trọng điểm ( thị trấn Phước Bình ), nên

không thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, dịch vụ.đất đai chủ yếu là cằn cổi, diện tích

đất canh tác thấp, địa hình phức tạp, xa xôi hẻo lánh, quan hệ thị trường chưa phát triển, thời

tiết thường có nhiều biến động gây thiệt hại cho mùa màng

Trang 19

Môi trường xã hội chưa phát triển, trình độ dân trí còn thấp (do ở xã tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số ), đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn thiếu thốn

Trình độ sản xuất còn lạc hậu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuất tự có

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư nhưng chưa đủ để phục vụ cho nhu cầu của người dân

Xã có nhiều hộ nghèo do nơi đây hội tụ nhiều đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những tháng đầu năm, việc tăng giá của mõt số mặt hàng chủ yếu như vật liệu xây dựng, phân bón, vật tư nông nghiệp, xăng dầu … tăng nhanh Những tháng cuối năm do ảnh hưởng của khủng hoảng của tài chính toàn cầu nên một số mặt hàng nông sản bị hạ giá Tình hình dịch bệnh của gia súc, gia cầm phổ biếnlàm ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế của nhân dân

Về giáo dục hiện nay còn thiếu một số phòng học ở các điểm lẻ, nên gặp khó khăn trong công tác giảng dạy

Do địa bàn dân cư sống thưa nên công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật, các nghị định, văn bản của Nhà nước chưa được sâu rộng đến nhân dân

Tình hình trật tự xã hội còn xảy ra nhiều nhất là việc trộm cắp tài sản công dân, gây rối trật tự công cộng; nguyên nhân là do địa bàn rộng và giáp với nhiều xã nên việc quản lí, kiểm tra không được thuận lợi

Chương trình 134 đã đạt được kết quả tốt : hơn 50 đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ các công trình giếng nước sạch

Trang 20

Các ban ngành đoàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ … đã hỗ trợ vốn từ nguồn quỹ tiết kiệm của hội cho một số hội viên nghèo vay Trong 5 năm qua đã hỗ trợ cho các gia đình nghèo vay không lấy lãi với tổng số tiền hơn 400 triệu đồng

Về lĩnh vực kinh tế: Trong năm 2008 được sự ưu đãi của thiên nhiên, cùng với việc đưa khoa học kỹ thuật vào cây trồng nên các loại cây trồng năng suất ổn định

Được UBND huyện đầu tư ngưồn vốn để xây dựng cơ sở vật chất và các công trình phúc lợi như: trường học, đường giao thông từ ngã ba Phước Lộc đi bến đò và đường giao thông nông thôn

Về văn hóa xã hội, y tế, giáo dục cũng được từng bước kiện toàn và phát triển Năm

2008, xã Phước Tín được công nhận là xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã và về phổ cập trung học cơ sở Công tác giáo dục từng bước được nâng cao, hiệu quả dạy và học đạt tỷ lệ khả thi Tình hình an ninh chính trị được giữ vững, công tác tuyển quân đạt chỉ tiêu trên giao

Trang 21

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Một số khái niệm về kinh tế hộ

Kinh tế nông thôn bao gồm mọi hoạt động kinh tế diễn ra ở nông thôn như kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp và dịch vụ Hoạt động kinh tế ở nông thôn rất đa dạng và phong phú Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến kinh tế hộ gia đình

Thực tế hiện nay ở nước ta, kinh tế hộ nông dân chiếm ưu thế về tỷ trọng và quy mô đóng góp sản phẩm cho xã hội nông thôn nói rieng và cho nhu cầu toàn xã hội nói chung Trong khi đó, kinh tế công nghiệp và kinh tế dịch vụ chậm phát triển và chưa phát triển đồng bộ với tiềm năng của nông thôn Từ hoàn cảnh thực tế nước ta và kinh nghiệm của một

số nước trên thế giới cho thấy, để phát triển nông thôn nước ta cần phải quan tâm trước tiên đến phát triển kinh tế nông thôn, chú trọng phát triển kinh tế hộ vì đây là đơn vị kinh tế cơ

sở và được xã hội thừa nhận

3.1.2 Đặc điểm kinh tế hộ

Hộ nông dân là đơn vị sản xuất: Hộ nông dân được quyền sử dụng đất đai, có

nguồn lao động ở gia đình, có vốn sản xuất, kinh ngiệm sản xuất, … Hộ nông dân còn có

năng lực tổ chức và quản lý sản xuất để tạo sản phẩm cho gia đình và xã hội

Quy mô sản xuất nhỏ: Hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, tham gia sản xuất với quy mô nhỏ.Diện tích đất canh tác nhỏ khoảng vài ha / hộ

Quy mô sử dụng lao động nhỏ: Hiện tại một gia đình hộ nông dân có nhân khẩu

bình quân 5- 6 người Trong đó, có từ 2- 3 lao động chính Canh tác nông nghiệp chủ yếu

dựa vào nguồn lao động gia đình, đôi khi có thuê mướn thêm khi vào mùa vụ

Vốn sản xuất: Nguồn vốn của nông hộ thường nhỏ, chưa đủ để tích tụ Chi phí sản xuất cao, chi phí cho đời sống khiến hộ dân thường bị thâm hụt vốn

Trang 22

3.1.3 Vai trò của kinh tế hộ

Nông thôn nước ta đóng vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Các chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước tập trung đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và nông thôn, coi đây là tiền đề để phát triển đất nước

Kinh tế hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, có vai trò cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội, hướng đến an ninh lương thực cho quốc gia; góp phần cho xuất khẩu nông sản hàng hóa, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Hộ nông dân còn cung cấp nguồn lao động cho nhu cẩu phát triển công nghiệp và dịch vụ

3.1.4 Hiệu quả của sản xuất nông nghiệp

Hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp được thể hiện bằng cách so sánh kết quả sản xuất nông nghiệp đạt được với khối lượng chi phí lao động và chi phí vật chất bỏ ra Khi xác định chi phí phải tính đến việc sử dụng đất đai, nguồn lao động, các vật tư nông nghiệp Trong quá trình sản xuất người ta quan tâm nhiều đến quá trình sản xuất Hiệu quả mang ý nghĩa quan trọng, nó thể hiện kết quả sản xuất, nguồn tư liệu sản xuất, lao động, vốn, về hình thức, hiệu quả kinh tế là đại lượng so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra

3.1 5 Nguồn gốc cây điều và những thành tựu của ngành điều

Điều hay còn gọi là đào lộn hột, là cây công nghiệp dài ngày thuộc họ Đào lộn hột Cây có nguồn gốc từ Brasil Ngày nay nó được trồng khắp các khu vực khí hậu nhiệt đới để lấy nhân hạt chế biến thực phẩm

Ở Việt Nam cây điều được trồng ở nhiều tỉnh miền núi phía nam như Đăc Lăc, Đăc Nông, Bình Phước…sản lượng điều xuất khẩu lớn nhất thế giới Điều là cây dễ trồng, không kén đất, phù hợp với điều kiện địa hình đất dốc, ít màu mỡ, thường xuỵên chịu khô hạn.Cây điều Bình Phước được coi là cây xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số, tạo nguồn thu nhập ổn định, nâng cao đời sống người dân

Quá trình xây dựng và phát triển ngành điều Việt nam nói chung và ngành điều tỉnh Bình Phước nói riêng đến năm 2008 đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận:

Trang 23

Chỉ trong vòng 28 năm (1980-2008) trong đó tập trung vào 19 năm gần đây 2008) so với lịch sử 100 năm của ngành điều thế giới là ngắn, nhưng Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên trở thành nước có sản lượng xuất khẩu nhân điều thô đứng hàng đầu thế giới Riêng Bình Phước chiếm 40%, diện tích hiện có 171.723 ha góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, tăng độ che phủ, giảm nguy cơ suy thoái môi trường…; Tốc độ tăng về số lượng và giá trị xuất khẩu nhân điều thô bình quân giai đoạn 2001-2008 đạt khá cao (về số lượng đạt 26.12% và về giá trị đạt 24.57%); Công nghiệp chế biến nhân điều thô của tỉnh có mức tăng rất cao về công suất chế biến Dây chuyền thiết bị hoàn toàn được chế tạo trong nước với giá chỉ bằng 1/2 - 1/3 so với nhập khẩu; Ngành điều của tỉnh tạo việc làm có thu nhập ổn định cho 252.800 lao động

(1990-3.2 Các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả

3.2.1 Các chỉ tiêu về kết quả

Tổng chi phí

Tổng chi phí = chi phí cố định + chi phí biến đổi + Chi phí cố định bao gồm: đất, tài sản cố định

+ Chi phí biến đổi bao gồm: giống, phân bón, bảo vệ thực vật, lao động …

Chi phí sản xuất là chỉ tiêu quan trọng phản ánh toàn bộ các khoản chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất Tổng chi phí sản xuất là tổng số tiền công bỏ ra từ khâu chăm sóc đén khâu thu hoạch

Doanh thu

Doanh thu = sản lượng * giá bán Giá bán là giá đầu ra của sản phẩm trên thị trường

Sản lượng là sản phẩm thu hoạch trong quá trình sản xuất

Doanh thu là giá trị thu được bằng tiền khi bán sản phẩm

Tổng doanh thu là khối lượng sản phẩm được biểu hiện bằng tiền do hộ sản xuất kinh doanh sản xuất ra trong một mùa vụ Nó được tính dựa trên giá sản phẩm và số lượng sản phẩm sản xuất ra

Trang 24

Lợi nhuận

Lợi nhuận = doanh thu - tổng chi phí Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng trong sản xuất Đây là khoản chênh lệch giữa các khaỏn chi phí bỏ ra Chỉ tiêu này đo lường hiểu quả trực tiếp sản xuất, do đó càng lớn càng tốt

Thu nhập

Thu nhập = lợi nhuận + chi phí lao động nhà

Là chỉ tiêu quan trọng trong nông hộ Nó phản ánh thu nhập từng vụ mùa, từng năm

để đánh giá mức sống của người nông dân, thu nhập của nông hộ

3.2.2 Các chỉ tiêu về hiệu quả

Hiệu suất đồng vốn = Tổng chi phí / Lợi nhuận

Hiệu suất đồng vốn cho biết một đồng lợi nhuận thu được bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí

Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận / Tổng chi phí

Tỷ suất lợi nhuận cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

Tỷ suất thu nhập = Thu nhập / Tổng chi phí

Tỷ suất thu nhập cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng thu

sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 40 hộ nông dân sản xuất điều trên địa bàn xã theo bảng câu hỏi đã dựng sẵn

3.3.2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 25

Phương pháp thống kê mô tả: Đây là phương pháp thu thập thông tin, số liệu nhằm

đánh giá, xác định thực trạng sản xuất điều trên địa bàn xã Phước Tín, đánh giá mô tả được thực tế số lượng, phân bố, thực trạng sử dụng đất, vốn, lao động, …

Phương pháp phân tích: Các số liệu đã thu thập được, được tiến hành xử lí phân

tích đánh giá để xem xét hiệu quả kinh tế của cây điều trên từng qui mô

Phương pháp so sánh: So sánh hiệu quả giữa các qui mô diện tích để đánh giá, xem xét tác động của nó đối với doanh thu của nông hộ

Đề tài nghiên cứu cũng sử dụng công cụ excel để tính toán và xử lý số liệu thu thập

Trang 26

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀTHẢO LUẬN

4.1 Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ hạt điều

4.1.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ điều trên thế giới

Hiện nay cây điều được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới đầu thế kỷ XX diện tích trồng điều trên thế giới bắt đầu có sự gia tăng, hạt điều đã trở thành một hàng hoá buôn bán trên thị trường Một số quốc gia có diện tích trồng điều tương đối lớn như: Ấn Độ, Braxin, Việt Nam, Nigeria, Tazania, Idonexia, Guineabissau, Mozambique, Cote D’Ivorie

… Đến cuối năm 2006 Ấn Độ đang là nước có diện tích trồng điều lớn nhất thế giới, sau Ấn

Độ là Việt Nam (khoảng 380.000ha) tiếp đến là Nigeria và Braxin Nhìn chung do nhu cầu tiêu thụ hạt điều trên thị trường ngày càng tăng lên nên diện tích trồng điều ngày được mở rộng

Sản lượng điều thế giới trong những năm qua có xu hướng tăng lên Theo báo cáo của ngành Điều quý II/2006, trong vòng 10 năm qua (1996-2006) sản lượng điều thế giới tăng hơn 2 lần đạt gần 2 triệu tấn, có thể quan sát sự gia tăng sản lượng điều trên thế giới qua hình 4.1

Trang 27

Hình 4.1 Sản Lượng Điều Thề Giới Qua Các Năm

Nigeria và Braxin, sản lượng ở các quốc gia này luôn chiếm một tỷ trong lớn trong tổng

lượng điều cung ứng trên thi trường thế giới Trong đó Ấn Độ vẫn đang là nước có lượng

sản xuất và xuất khẩu điều nhân đứng thứ nhất trên thế giới Tỷ trọng xuất khẩu điều nhân

của một số nước trong năm 2005 được mô tả trong bảng 4.1 sau:

Bảng 4.1 Tỷ Trọng Các Nước Xuất Khẩu Điều Trên Thế Giới Năm 2005

Nước cung cấp Sản lượng (ngàn tấn) Tỷ trọng (%)

120

120

120 55.2 9.2

1726

26.2 23.2 10.7 8.5 6.4 7.0 7.0 7.0 3.2 0.5 100.0 Nguồn tin: Nguyễn Phan Ngọc Thảo, 2006

Trang 28

Qua đây có thể thấy sản lượng điều xuất khẩu của Việt Nam chiếm một tỷ trọng khá lớn 23.2% so với tổng sản lượng điều cung ứng ra thị trường thế giới Trước đây sản lượng cũng như lượng xuất khẩu điều của Việt Nam xếp thứ ba sau Braxin và Ấn Độ Tuy nhiên đến năm 2002 Việt Nam đã đuổi kịp và vựơt qua Braxin vươn lên thứ hai trên thế giới (chỉ sau Ấn Độ) về diện tích lẫn sản lượng Nguyên nhân của sự vượt bậc này là do nước ta đã

có nhiều chương trình quy hoạch và phát triển diện tích vùng nguyên liệu để khai thác tối đa tiềm năng và giải quyết nguồn lao động nhàn rỗi sẵn có Như vậy có thể nói Việt Nam đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp sản lượng hạt điều cho nhu cầu thế giới

Ngoài việc xuất khẩu sản lượng nhân điều là chính, những quốc gia có công nghệ chế biến tiên tiến chẳng hạn: Braxin, Ấn Độ, Mozambique và Tazania còn sản xuất thêm một số sản phẩm khác từ điều như: dầu vỏ hạt điều, nước giải khát, rượu điều, ván ép từ bả vỏ điều

đã ép dầu, các sản phẩm ăn liền từ điều, bánh kẹo có nhân điều… Trong đó dầu vỏ hạt điều

là một sản phẩm có nhu cầu rất cao trên thị trường thế giới

Bảng 4.2 Khối Lượng Xuất Khẩu Dầu Vỏ Hạt Điều Của Một Số Quốc Gia

Đơn vị tính: nghìn tấn Năm Braxin Ấn Độ Mozambique Tazania

6.055 10.699 3.780 5.485 4.422

8.300 2.000

700 3.500 1.700

1.614

801 1.190

-

- Nguồn tin: Phạm Đình Thanh, 2003 Braxin là nước có công nghệ chế biến hạt điều cũng như các sản phẩm khác từ điều rất tiên tiến, lượng dầu vỏ hạt điều xuất khẩu từ nước này chiếm một phần lớn trong tổng lượng dần xúât ra trên thế giới Ngoài ra Ấn Độ và Mozambique cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc cung cấp sản phẩm dầu vỏ hạt điều Các nước nhập khẩu dầu vỏ hạt điều trên thế giới hầu hết là những nước công nghiệp phát triển như: Mỹ, Anh, Nhật… Trong đó Mỹ

Trang 29

là nước có lượng nhập khẩu và tiêu thụ dầu vỏ hạt điều lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 50%), Anh (25%), Nhật (10 – 14%)

Giá của dầu vỏ hạt điều trong những năm qua có chiều hướng gia tăng thể hiện qua bảng 4.3

Bảng 4.3 Giá Dầu Vỏ Hạt Điều Trên Thế Giới Qua Các Năm

1400-1500

Nguồn tin: Nguyễn Phan Ngọc Thảo, 2006 Giá dầu vỏ hạt điều có xu hướng tăng lên tuy nhiên tốc độ tăng ở giai đoạn sau có chậm lại thậm chí không tăng, sỡ dĩ từ năm 1960 đến 1973 giá tăng mạnh từ 250 USD/tấn lên đến 1400-1500USD/tấn là do dầu vỏ hạt điều là một mặc hàng mới xuất hiện trên thị trường thế giới, sản lượng cung ứng ra thị trường còn thấp do chỉ đdược sản xuất ở một vài quốc gia có công nghệ chế biến hiện đại (Braxin, Tazania) Mặc khác trong giai đoạn đó người tiêu dùng chưa thấy được công dụng của sản phẩm này nên nhu cầu sử dụng chưa nhiều Tuy nhiên, giai đoạn gần đây, nhiều quốc gia đã áp dụng chiến lược đa dạng hoá các sản phầm từ điều, cải tiến công nghệ nên sản lượng dầu vỏ hạt điều tăng lên đáng kể Năm

2005, khối lượng dầu vỏ hạt điều giao dịch trên thế giới khoảng 5.5000 tấn Chính lý do này làm cho mức tăng giá dầu vỏ hạt điều trong những năm qua chậm lại tuy nhiên vẫn còn ở mức cao, chiếm khoảng 25% nhân điếu

Giá cả là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng nhiều đến quyết định sản xuất và xuất khẩu điều nhân của một quốc gia Trong những năm qua giá điều nhân trên thế giới đã có sự biến động mạnh so với các loại nông sản khác

Trang 30

Bảng 4.4 Sự Biến Động Giá Nhân Điều và Giá Các Nông Sản Khác Trên Thế Giới

năng thay thế nó như hạnh nhân và lạc Bảng 4.4 cho thấy, năm 1994 giá nhân điều cao gấp

2.5 lấn so với hạnh nhân và gấp 12 lần so với lạc sự gia tăng này là do nhu cầu thế giới có

xu hướng tiêu dùng những sản phẩm có lợi hơn cho sức khoẻ Một số nghiên cứu đã chỉ

rằng thường xuyên xử dụng hạt điều sẽ 30% nguy cơ mắc bệnh tim

Từ năm 2000 giá điều trên thế giới bắt đầu tăng mạnh do nhu cầu tăng Tuy nhiên

dtrong 6 tháng cuối năm 2005 đến nay, do nhu cầu tiêu thụ hạt nhân điều trên thế giới có

chiều hướng giảm xuống (đặc biệt là ở thị trường Mỹ) nên giá nhân điều cũng giảm đi đáng

kể Điều này khiến nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong nghành điều ở một số quốc gia bị

thua lỗ, thậm chí lâm vào tình trạng phá sản (trong đó có Việt Nam), theo ông Vũ Thái Sơn

trưởng Ban Xúc Tiến Thương Mại Hiệp Hội cây điều Việt Nam (Vinacas) cho biết: trong

năm 2005 nghành điều nước ta lỗ hơn 1000 tỷ đống Nguyên nhân là do: Từ năm 2002 đến

giữa năm 2005 nhu cầu hạt điều tăng nhanh khiến giá điều tăng lên ở mức khá cao Trong

khi giá hạnh nhân tương đối thấp hơn so với điều, nhiều người d8ã mua hạnh nhân thay thế

cho điều làm giá điều xuống liên tục từ 6 thánh cuối năm 2005

Nhìn chung trong năm 2006 diện tích trồng điều trên thế giới có sự gia tăng, tuy nhiên

do điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên sản lượng ở hầu hết các quốc gia đêù giảm đi so

với năm 2005 Giá hạt điều nhân giảm xuống do nhu cầu tiêu thụ giảm, lượng xuất khẩu

chưa bán được còn nhiều ở một số quốc gia, nhiều doanh nghiệp trong ngành bị phá sản

Trang 31

4.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ điều trong nước

Đối với Việt Nam hạt điều là một trong 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu có khả năng

cạnh tranh rất lớn Sản xuất điều đang phát triển nhanh dọc tuyến kinh tế ven biển Duyên

Hải Miền Trung và khu vực Đông Nam Bộ Năm 1975 diện tích trồng điều nước ta chỉ có

500 ha (báo Nhân Dân, số ra ngày 19/01/2007), năm 1980 diện tích này tăng lên và đạt

khoảng 30.000 ha, năm 1995 là 190.300 ha, đến năm 1997 diện tích này tăng đến 250.000

ha trong đó diện tích cho thu hoạch 180.000 ha so với sản lượng 140.000 tấn điều thô Như

vậy trong vòng 17 năm diện tích trồng điều đã tăng gấp 8.3 lấn, sản lượng tăng gấp 9 lấn

Đến hết năm 2004, cả nước đã có 350.000 ha điều tăng 40% so với năm 1999 và sản lượng

điều thô đạt trên 350.000 tấn, tăng 25% so với năm 1999 Năm 2005 đạt 350000 ha Hiện

nay diện tích trồng điều của nước ta khoảng 380.000 ha, theo dự kiến trong thời gian tới

(2010) sẽ mở rộng diện tích lên 500.000 ha

Cây điều trồng được ở bốn vùng sinh thái nông nghiệp: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên,

Duyên Hải Trung bộ, và Đồng Bằng Sông Cửu Long Trong đó riêng diện tích điều ở Đông

Nam Bộ chiếm 70% diện tích điều toàn quốc, Duyên hải Miền Trung (24%), Tây Nguyên

(11%), Đồng Bằng Sông Cửu Long (5%) Cây điều trồng được trên ba nhóm đất chính là:

đất đỏ vàng (76%), đát xám (20%), và đất cát biển (4%) Trong những năm qua, diện tích

trồng điều ở các khu vực trong cả nước ngày càng được mở rộng Riêng khu vực Đông Nam

Bộ do điều kiện tự nhiên thuận lợi và diện tích đất chưa khai hoang còn nhiều nên diện tích

trồng điều tăng lên rất nhanh và đứng đấu trong cả nước, được thống kê trong bảng 4.5

Bảng 4.5 Diện Tích Trồng Điều ở Việt Nam Phân Theo Vùng Qua Các Năm

94.775 35.000 3.000 132.775

133.100 32.200 22.800 188.100 350.000 380.000

Trang 32

Nguồn tin: Thái Quang Vũ -2007 Sản lượng điều của Việt Nam tăng lên liên tục qua các năm Năm 1997 sản lượng nước

ta đã vương lên đứng thứ 3 trên thế giới sau Ấn Độ, Braxin, đứng thứ nhất ở khu vực Châu

Á Đến năm 2002 nước ta đã vượt qua Braxin và chỉ đứng sau Ấn Độ về diện tích và sản lượng điều Mặc dù có sự gia tăng về sản lượng nhưng năng xuất điều của nước ta vẫn còn thấp so với các quốc gia khác Có thể quan sát sự gia tăng về điều sàn lượng điều nước ta trong bảng 4.6

Bảng 4.6 Sản Lượng Và Năng Suất Điều Việt Nam Qua Các Năm

Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tấn/ha)

75.200 120.000 250.000 400.000

0,58 0,48 1,22 1,14

Nguồn tin: Thái Quang Vũ -2007

Năng suất điều nước ta vẫn còn thấp so với năng suất trung bình thế giới (trung bình 2 tấn/ha) Năng suất điều nước ta còn thấp bởi các lý do sau:

Giống chưa được chọn lọc tốt Hơn nữa hạt đem gieo vườn ươm chưa được chọn lựa đúng kỹ thuật, không áp dụng các biện pháp chuẩn bị đầy đủ nên sức sống của hạt không được đảm bảo ngay từ đầu Đất trồng điều thường là đất xấu Cậy điều thường ít được bón phân chăm sóc Mặc khác ở những vùng đất khô cằn, đa số nông dân là các hộ nghèo sinh sống nên không đảm bảo đủ cơ sở vật tư kỹ thuật cũng như thời gian để chăm sóc Một số diện tích trồng điều có nhiều cây già cỗi nên năng suất mang lại thấp Sâu bệnh gây hại làm cho năng suất điều giảm đi rất nhiều, thời tiết không thuận lơị (những vùng có mưa nhiều sẽ làm cho điều rụng quả non, năng suất thấp)

Mặc dù là nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu điều nhân Tuy nhiên về mặt chất lượng thì Việt Nam chưa thể cạnh tranh với những quốc gia khác Ngoài nguyên nhân giống chất lượng thấp, một trong những nguyên nhân khá quan trọng khiến cho chất lượng

Trang 33

điều nước ta chưa cạnh tranh được với nhiều nước khác đó là công nghệ chế biến điều nước

ta chưa hiện đại

Bảng 4.7 Số Cơ Sở Chế Biến Và Tổng Công Suất Chế Biến Điều Việt Nam

Năm Số cơ sở chế biến Tổng công suất chế biến (nghìn

>200.000 400.000 – 450.000 Nguồn tin: Nguyễn Phan Ngọc Thảo, 2006 Nhìn chung số cơ sở chế biến điều nhân của nước ta liên tục tăng lên với công suất ngày càng cao, nhưng so với Ấn Độ vẫn còn thấp Trong khâu chế biến hạt điều ở nước ta còn hai công đoạn là cắt, tách vỏ điều và bóc vỏ lụa vẫn phải sữ dụng quá nhiều lao động thủ công Mặc dù vậy, kết quả nêu trên vẫn cho thấy nỗ lực rất lớn của ngành điều Việt Nam, đến năm 2005 ngành điều nước ta đã có 10 nhà máy được cấp giấy chứng nhận chất lượng quản lý theo các tiêu chuẩn quốc tế như: ISO 9001-2000, ISO 9001-2001, 7 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn HACCP như LAFOOCO, DONAFOODS, Nhật Huy, TANIMEX vv sức cạnh tranh của ngành sản xuất điều ở nước ta rất cao, đây là một lợi thế cần được phát huy mạnh mẽ khẳng định vị thế ngành điều Việt Nam trên thế giới

Quá trình tiêu thụ điều : Trong những năm qua, công tác thu mua điều thô trong nước

ta diễn ra tự phát, lộn xộn và khó kiểm soát Nguyên nhân là do các nhà máy chưa xây dựng vùng nguyên liệu, chưa có mạng lưới thu mua riêng và tiêu chuẩn hạt điều có đề ra nhưng không ai thực hiện, hệ thống thu mua chưa đồng bộ và thống nhất trong cả nước hiện tượng tranh mua, tranh bán, tạo giá “ảo” cho người trồng và doanh nghiệp chế biến cũng góp phần làm cho sự phát triển ngành thiếu ổn định và bền vững

Giá điều thô trong những năm qua có xu hướng tăng lên nhưng riêng năm 2006 giá giảm xuống sự biến động giá điều thô trong nước được thể hiện dưới hình 4.2

Trang 34

Hình 4.2 Sự Biến Động Giá Điều Thô Trong Nước Qua Các Năm

Naêm

Nguồn tin:Thái Quang Vũ -2007 Giá điều thô trong nước có hướng tăng lên qua các năm, đặc biệt có sự tăng mạnh vào năm 2005 do nhu cầu tiêu thụ điều trên thế giới tăng lên, các doanh nghiệp trong nước đổ xô cạnh tranh nhau thu mua điều thô khiến giá điều thô trong năm 2005 tăng đột biến Trước đây, việc thu mua được các đại lý kiểm tra rất kỹ lưỡng nhưng với tình hình giá điều nhân xuất khẩu trên thế giới tăng đến mức chóng mặt vào cuối năm 2004 và đầu năm 2005 đã làm cho các doanh nghiệp cạnh tranh nhau mua điều tho mà không phải kiểm tra, sàn lọc như trước Một số doanh nghiệp trong ngành còn dự đoán cuối năm 2005 giá điều nhân thế giới

sẽ tăng cao như giai đoạn cuối năm 2004 nên quyết định mua điều thô để dự trữ Tuy nhiên cuối năm 2005 và năm 2006 giá hạnh nhân trên thế giới giảm xuống làm cho người tiêu dùng có xu hướng thay thế quà hạnh cho điều, nhu cầu hạt điều giảm xuống và kéo theo giá giảm Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong ngành bị phá sản

Ngày đăng: 01/09/2018, 08:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w