1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA 2 NHÓM GIỐNG GÀ TA THẢ VƯỜN VỚI 2 CHẾ ĐỘ ĂN TỰ DO VÀ ĂN THEO ĐỊNH LƯỢNG THỨC ĂN TUẦN THỨ 3 ĐẾN 7 TUẦN TUỔI VÀ KẾT QUẢ ĐẾN 14 TUẦN TUỔI

62 380 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 595,58 KB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH KHOA CHĂN NUÔI –THÚ Y KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA 2 NHÓM GIỐNG GÀ TA THẢ VƯỜN VỚI 2 CHẾ ĐỘ ĂN TỰ DO VÀ ĂN THEO ĐỊNH LƯỢNG THỨC ĂN TUẦN THỨ 3

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CHĂN NUÔI –THÚ Y

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA 2 NHÓM GIỐNG GÀ TA THẢ VƯỜN VỚI 2 CHẾ ĐỘ ĂN TỰ DO

VÀ ĂN THEO ĐỊNH LƯỢNG THỨC ĂN TUẦN THỨ 3

ĐẾN 7 TUẦN TUỔI VÀ KẾT QUẢ

Trang 2

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA 2 NHÓM GIỐNG

GÀ TA THẢ VƯỜN VỚI 2 CHẾ ĐỘ ĂN TỰ DO VÀ ĂN THEO ĐỊNH LƯỢNG TRONG GIAI ĐOẠN 3 ĐẾN 7 TUẦN TUỔI VÀ

KẾT QUẢ ĐẾN 14 TUẦN TUỔI

Tác giả

NGUYỄN TIẾN HƯNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ ngành

Thú Y

Giáo viên hướng dẫn:

PGS TS LÂM MINH THUẬN

Tháng 09/2009

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Chân thành cảm tạ:

Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh

Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi - Thú Y cùng toàn thể Thầy Cô đã tận tình dạy dỗ trong suốt thời gian học tai trường

Ban lãnh đạo cùng toàn thể anh em trong công ty TNHH Chăn Nuôi

An Thịnh

Tôi xin chân thành biết ơn sự giúp đỡ tận tình của Cô Lâm Minh

Thuận

Tôi cũng xin cảm ơn sự nuôi dưỡng của gia đình cùng với bạn bè đã sát cánh

bên cạnh tôi trong suốt thời gian học

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Khảo sát khả năng sinh trưởng của 2 nhóm giống gà ta thả vườn với 2 chế độ ăn tự do và ăn theo định lượng trong giai đoạn 3 đến 7 tuần tuổi và kết quả đến 14 tuần tuổi” được tiến hành tại

trại Chăn Nuôi An Thịnh xã Châu Pha-huyện Tân Thành-tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, thời gian từ ngày 9 tháng 01 năm 2009 đến ngày 15 tháng 04 năm 2009 Thí nghiệm được bố trí theo kiểu phân lô, mỗi lô 200 con, tất cả gồm có 4 lô

Kết quả thu được:

+ Chuyển hóa thức ăn

- Nhóm gà Gò Công tiêu thụ thức ăn nhiều hơn nhóm gà Bình Định Và đàn gà cho ăn tự do cũng tiêu thụ thức ăn nhiều hơn đàn gà cho ăn theo định lượng

- Tiêu tốn thức ăn của nhóm gà Bình Định lại thấp hơn so với nhóm gà

Gò Công Và đàn gà có chế độ cho ăn theo định lượng thì mức tiêu tốn thức

ăn cho 1 kg trọng lượng thấp hơn đàn gà cho ăn tự do

Trang 5

Nhóm gà Minh Dư ở Bình Định có chi phí TĂ/Kg tăng trọng thấp hơn nhóm gà Gò Công Và chế độ ăn định lượng giai đoạn 3-7 tuần giảm chi phí TĂ/Kg tăng trọng so với cho ăn tự do

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Trang tựa i

Cảm tạ ii

Tóm tắt iii

Mục lục iv

Danh sách các từ viết tắt vi

Danh sách các bảng vii

Danh sách các biểu đồ ix

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích và yêu cầu 2

1.2.1 Mục đích 2

1.2.2 Yêu cầu 2

Chương 2 TỔNG QUAN 3

2.1 Cơ sở công tác giống 3

2.1.1 Công tác giống trong chăn nuôi gia cầm 3

2.1.2 Những tính trạng số lượng 3

2.2 Giới thiệu một số giống gà thả vườn 4

2.2.1 Gà địa phương 4

2.2.2 Gà ngoại nhập 6

2.3 Giới thiệu về một số nghiên cứu về năng suất của giống gà ta thả vườn của các tác giả 8

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT 10

3.1 Thời gian và địa điểm 10

3.1.1 Thời gian 10

3.1.2 Địa điểm 10

3.2 Nội dung 10

3.3 Phương thức bố trí thí nghiệm 10

Trang 7

3.3.1 Sơ đồ khảo sát 10

3.3.2 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng 11

3.3.2.1 Chăm sóc nuôi dưỡng 11

3.3.2.2 Thức ăn 12

3.3.2.3 Chuồng trại 12

3.3.2.4 Vệ sinh thú y 13

3.3.2.5 Lịch phòng vaccine 14

3.4 Chỉ tiêu theo dõi 14

3.4.1 Chỉ tiêu sức sống 15

3.4.2 Chỉ tiêu trọng lượng gà 15

3.4.3 Chỉ tiêu chuyển biến thức ăn 15

3.4.4 Tỷ lệ phân lý màu lông 15

3.4.5 Tốc độ mọc lông 16

3.5 Phương pháp xử lý số liệu 16

Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 17

4.1 Trọng lượng bình quân của gà lúc 2 tuần tuổi đến 14 tuần tuổi 17

4.2 Tăng trọng tuyệt đối 27

4.3 Khả năng chuyển hoá thức ăn 30

4.4 Tỷ lệ phân ly màu lông 37

4.5 Tốc độ mọc lông 38

4.6 Tỷ lệ chết và loại thải 38

4.7 Tỷ lệ bệnh tích 40

4.8 Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng 40

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43

5.1 Kết luận 43

5.2 Đề nghị 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

PHỤ LỤC 47

Trang 8

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

TSTK: tham số thống kê

n: số lượng theo dõi (số con)

X : giá trị trung bình

X i: giá tri trung bình của chế độ ăn

X j: giá trị trung bình của nhóm giống

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1 Bố trí thí nghiệm 10

Bảng 3.2 Bố trí thí nghiệp gà trống 11

Bảng 3.3 Bố trí thí nghiệp gà mái 11

Bảng 3.4 Thành phần dinh dưỡng thức ăn 12

Bảng 3.5 Lịch phòng vaccine 14

Bảng 4.1 Trọng lượng bình quân của gà 2-8 tuần tuổi 17

Bảng 4.2 trọng lượng bình quân của gà trống 10 tuần đến 14 tuần tuổi 20

Bảng 4.3 Phân tích trọng lượng theo 2 yếu tố nhóm giống và chế độ ăn của gà trống 10 tuần tuổi 21

Bảng 4.4 Phân tích trọng lượng theo 2 yếu tố nhóm giống và chế độ ăn của gà trống 12 tuần tuổi 22

Bảng 4.5 Phân tích trọng lượng theo 2 yếu tố nhóm giống và chế độ ăn của gà trống 14 tuần tuổi 23

Bảng 4.6 Trọng lượng bình quân của gà mái 10 tuần đến 14 tuần tuổi 24

Bảng 4.7 Phân tích trọng lượng theo 2 yếu tố nhóm giống và chế độ ăn của gà mái 10 tuần tuổi 25

Bảng 4.8 Phân tích trọng lượng theo 2 yếu tố nhóm giống và chế độ ăn của gà mái 12 tuần tuổi 25

Bảng 4.9 Phân tích trọng lượng theo 2 yếu tố nhóm giống và chế độ ăn của gà mái 14 tuần tuổi 26

Bảng 4.10 Tăng trọng tuyệt đối của gà 2 tuần đến 8 tuần tuổi 27

Bảng 4.11 Tăng trọng tuyệt đối của gà trống 8 tuần đến 14 tuần tuổi 28

Bảng 4.12 Tăng trọng tuyệt đối của gà mái 8 tuần đến 14 tuần tuổi 29

Bảng 4.13 Lượng tiêu thụ thức ăn cho gà 2 tuần đến 8 tuần tuổi 30

Bảng 4.14 Lượng tiêu thụ thức ăn cho gà trống 8 tuần đến 14 tuần tuổi 31

Bảng 4.15 Lượng tiêu thụ thức ăn cho gà mái 8 tuần đến 14 tuần tuổi 32

Trang 10

Bảng 4.16 Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng của gà 2 đến 8 tuần tuổi 33

Bảng 4.17 Phân tích tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng của gà 2-8 tuần tuổi theo 2 yếu tố 34

Bảng 4.18 Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng của gà trống 8 - 14 tuần tuổi 35

Bảng 4.19 Phân tích tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng của gà trống 8 - 14 tuần tuổi theo 2 yếu tố 35

Bảng 4.20 Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng của gà mái 36

Bảng 4.21 Phân tích tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng của gà mái 8 - 14 tuần tuổi theo 2 yếu tố 36

Bảng 4.22 Tỷ lệ màu lông của đàn gà khảo sát 37

Bảng 4.23 Tỷ lệ mọc lông sau 2 tuần và sau 8 tuần khảo sát 38

Bảng 4.24 Tỷ lệ chết và loại thải qua các tuần khảo sát 38

Bảng 4.25 Phân tích tỷ lệ chết theo 2 yếu tố 39

Bảng 4.26 Phân tích tỷ lệ loại thải theo 2 yếu tố 39

Bảng 4.27 Tỷ lệ bệnh tích gà chết khảo sát 40

Bảng 4.28 Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng của gà từ 3-5 tuần tuổi 40

Bảng 4.29 So sánh chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng giữa 2 nhóm giống và 2 chế độ ăn giai đoạn 3 - 5 tuần tuổi 40

Bảng 4.30 Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng của gà 6-14 tuần tuổi 41

Bảng 4.31 So sánh chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng giữa 2 nhóm giống và 2 chế độ ăn giai đoạn 6 - 14 tuần tuổi 41

Bảng 4.32 So sánh chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng giữa 2 nhóm giống và 2 chế độ ăn từ 3 – 14 tuần tuổi 42

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 4.1 Trọng lượng trung bình của gà 8 tuần tuổi 19

Biểu đồ 4.2 Trọng lượng trung bình của gà trống 14 tuần tuổi 23

Biểu đồ 4.3 Trọng lượng trung bình của gà mái 14 tuần tuổi 27

Biểu đồ 4.4 Tăng trọng tuyệt đối của gà 2-8 tuần tuổi 28

Biểu đồ 4.5 Tăng trọng tuyệt đối của gà trống 8-14 tuần tuổi 29

Biểu đồ 4.6 Tăng trọng tuyệt đối của gà mái 8-14 tuần tuổi 30

Biểu đồ 4.7 Lượng tiêu thụ thức ăn của gà 2-8 tuần tuổi 31

Biểu đồ 4 8 Lượng tiêu thụ thức ăn của gà trống 4-18 tuần tuổi 32

Biểu đồ 4.9 Tiêu thụ thức ăn của gà mái 8-14 tuần tuổi 33

Biểu đồ 4.10 Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng của gà 2-8 tuần tuổi 34

Biểu đồ 4.11 Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng của gà trống37 8-14 tuần tuổi 35

Biểu đồ 4.12 Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng của gà mái 8-14 tuần tuổi 37

Trang 12

đã được đầu tư và phát triển rất mạnh Trong những nghề chăn nuôi, nghề có tốc độ phát triển mạnh đó là phải kể đến chăn nuôi gia cầm Theo thống kê của các tài liệu cũ: năm 1990 tổng đàn gia cầm trên toàn quốc là 80 triệu con, năm

1998 là 120 triệu con và năm 2000 đạt số rất cao 160 triệu con (Bùi Đức Lũng, 2001) Đến nay, tổng đàn gia cầm 226 triệu con (Nguyễn Thanh Sơn, 2007) Gia cầm được chăn nuôi theo 3 hình thức: Công nghiệp, bán công nghiệp và thả vườn Trong đó, gà thả vườn chiếm ưu thế với ưu điểm cao như: tận dụng được nguồn thức ăn nông sản, thức ăn rơi vãi, phụ phẩm nông nghiệp Ngoài

ra, gà thả vườn thịt thơm ngon và săn chắc hơn Song song lợi thế và ưu thế trên thì hiện nay, kĩ thuật chăn nuôi, vệ sinh thú y và công tác tạo con giống chưa được hoàn thiện Đa số con giống gà ta thả vườn đều bị lai tạo nhiều giống với nhau Một phần vì lợi ích kinh doanh, họ tạo ra giống lai với các giống tăng trưởng nhanh để rút ngắn được thời gian nuôi nhưng đồng thời cũng phải giữ lại một số phẩm chất của con gà ta thuần Con giống thì được lai tạp giữa các giống gà với nhau như: gà tre, gà ri, gà ta vàng, gà hồ, gà tam hoàng,…(Trần Văn Chính, 1998)

Quy trình chăn nuôi tập trung bán chăn thả tiêu tốn nhiều thức ăn nên áp dụng quy trình cho ăn hợp lý nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn

Trang 13

Để có hiệu quả kinh tế cao cần có con giống tốt và chế độ nuôi dưỡng hợp lý Để tìm được quy trình chăn nuôi hợp lý, với sự đồng ý của công ty chăn nuôi An Thịnh và sự hướng dẫn của cô Lâm Minh Thuận, chúng tôi đang tiến hành đề tài nghiên cứu khảo sát giữa cho ăn tự do và cho ăn theo định lượng của 2 nhóm gà ta: Nhóm gà của công ty Hợp Tác Xã Chăn Nuôi Gò Công và nhóm gà của công ty TNHH Minh Dư ở Bình Định

Trang 14

Chương 2

TỔNG QUAN

2.1 Cơ sở công tác giống

Tại trại chăn nuôi An Thịnh không nuôi con giống Trại chỉ nuôi gà thịt Con giống nhập hoàn toàn từ bên ngoài Hiện nay, con giống nhập chủ yếu từ hợp tác xã chăn nuôi Gò Công ở Tiền Giang và công ty TNHH chăn nuôi Minh Dư ở Bình Định

2.1.1 Công tác giống trong chăn nuôi gia cầm

Trong ngành chăn nuôi gia cầm,công tác giống có nhiều thuận lợi hơn

so với các ngành chăn nuôi khác Vì khả năng sinh sản cao và chu kỳ sản xuất ngắn, việc chọn giống dễ dàng, nhanh chóng xác định được những tính trạng tốt của quần thể hoặc cá thể trong thời gian ngắn

Mục đích của chọn giống là: Chọn lọc nâng cao sức sinh trưởng, sức sinh sản, khả năng chuyển hoá thức ăn, sức sống, sức kháng bệnh

Cơ sở công tác giống, việc chọn giống là ứng dụng các đặc tính cơ bản di truyền học Những đặc tính cơ bản này dựa trên các định luật di truyền của Menden, sự tương tác gen và tính trạng

2.1.2 Những tính trạng số lượng

Tính trạng số lượng là những tính trạng đo đếm được và thường là chỉ tiêu kinh tế quan trọng Tính trạng số lượng có hệ số di truyền thấp, bị ảnh hưởng nhiều bởi những tác động ngoại cảnh Vì vậy, tính trạng số lượng có khoảng giao động lớn

+ Sức sinh trưởng và sức sống

- Sức sống

Gà ta thả vườn có sức kháng bệnh cao, khả năng tự kiếm ăn và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu tốt để tồn tại và phát triển

Trang 15

- Sức sinh trưởng

Sức sinh trưởng của gà ta thả vườn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố Các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến tăng trưởng của con gà như: Con giống, thức

ăn, chăm sóc nuôi dưỡng

Sức sinh trưởng của gà nuôi trong trại: gà trống một năm tuổi đạt từ 2,5 - 2,8

kg, thân hình cao và dài Gà mái thân hình dài và gọn, một năm tuổi đạt từ 1,8

kg và sản lượng trứng khoảng 100 quả/năm (Hồ Văn Giá, 1992, trích Dương Văn Long, 2005)

- Gà Ri

Phân bố rộng trên mọi miền đất nước, hiện nay ga Ri đã bị pha tạp nhiều, sắc lông không đồng nhất, gà mái có lông màu vàng nâu, nâu nhạt, đen hoặc lốm đốm như hoa mơ, gà trống có lông màu vàng tía hoặc vàng, có nơi pha lông đen, đầu thanh, đa số màu đơn, da chân vàng, chân có 2 hàng vảy, thịt vàng Trọng lượng gà trống 1 năm tuổi 1,8 – 2,5 kg Trọng lượng gà mái 1 năm tuổi 1,3 – 1,8 kg, sản lượng trứng 90 – 110 trứng/năm, trọng lượng trứng

42 – 43 g/quả

- Gà Nòi

Đặc điểm màu lông xám đen pha lẫn vàng tươi, lông đuôi đen, đầu to,

mỏ màu đen, mào hạt đậu, tích và dái tai màu đỏ, mắt đen có vòng đỏ, cổ dài

Trang 16

và to, ngoài ra gà Nòi còn có thân hình rộng dài, lưng ngang phẳng, chân cao, vảy đen xám, cựa sắc và dài Gà trống 1 năm tuổi nặng 2,5 – 3,0 kg Gà mái 1 năm tuổi nặng 1,8 – 1,9 kg, sản lượng trứng 50 – 60 quả/năm, vỏ trứng màu hồng (Nguyễn Văn Thưởng, 2001, trích Dương Văn Long, 2005)

- Gà Ác

Màu lông trắng xù như bông, da, thịt, chân, mỏ, xương đều đen, mào đỏ bầm, chân có hoặc không có lông, 5 ngón, sức sống cao, tỷ lệ sống từ mới nở đến 8 tuần tuổi đạt 98% Gà Ác phát dục sớm 110 – 120 ngày có thể đẻ và sản lượng trứng 70 – 80 quả/năm, trọng lượng trứng 30 – 32 g Đây là loại gà thường được dung thịt tiêm với thuốc bổ, vì thịt của chúng có chứa hàm lượng

Fe và acid amin cao hơn gà thường (Nguyễn Văn Thưởng, 2001, trích Dương Văn Long, 2005)

- Gà Hồ

Nguồn gốc làng Hồ, Bắc Ninh Sắc lông gà mái màu trắng sữa, màu vỏ nhãn hay màu đất thó Gà trống màu tía, đầu cổ to, da đỏ Chân có hai hàng vảy, mào đơn Gà mái trưởng thành đạt 2,5 - 3,0 kg, gà trống nặng 3,5 – 4,0

kg Tuổi đẻ trứng muộn 7,5 – 8 tháng Sản lượng trứng 50 – 55 quả/năm và trọng lượng trứng 55 – 58g

- Gà Mía

Nguồn gốc ở xã Phùng Hưng, huyện Tùng Thiện, tỉnh Hà Tây, gà bị pha tạp nhiều Sắc lông gà trống màu tía, gà mái màu nâu xám hoặc vàng, đầu to, mắt sâu, mào đơn, chân thô có 3 hàng vảy, da bụng đỏ Trọng lượng gà mái

Trang 17

thường 2,5 – 3,0 kg, gà trống 3,5 – 4,0 kg Tuổi đẻ trứng muộn 7 – 8 tháng Sản lượng trứng 50 – 55 quả/năm, trọng lượng trứng 50 – 55 g

- Gà Ta Vàng

Phân bố ở miền Nam (Đông Nam Bộ - Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh) Ngoại hình gần giống gà Ri miền Bắc lông vàng có pha lẫn màu đen Con mái đầu thanh, mỏ vàng, mào đơn đỏ, tích và dái tai màu đỏ, cổ ngắn vừa phải, chân thấp có 2 hoặc 2,5 hàng vảy

- Gà Tre

Phân bố rộng ở mọi miền đất nước, vóc dáng nhỏ, thịt thơm ngon Trọng lượng 6 tháng tuổi nặng 800 – 850 g và gà mái nặng 600 – 620 g Đầu nhỏ, mào hạt đậu Con trống màu vàng tía ở vùng cổ và đuôi xám xanh đen, lông dài Lông gà mái màu xám xen lẫn màu trắng Sản lượng trứng 50 – 60 quả/năm, trọng lượng trứng nặng 21 – 22 g Có nơi dùng gà Tre làm cảnh và thi chọi

2.2.2 Gà ngoại nhập

Có nguồn gốc từ Trung Quốc, được nhập vào nươc ta lần đầu năm 1993

và được nuôi ở Quảng Ninh Hiện nay, ở Việt Nam có các dòng gà Tam Hoàng sau:

+ Tam Hoàng dòng 882, có màu lông khá thuần nhất là vàng rơm, chân vàng, da vàng, gà trống to con, cường tráng, mào đơn và chân thấp hơn gà Tàu Vàng của Việt Nam Nuôi 3,5 tháng dạng bán công nghiệp đạt bình quân 1,75 kg/con Năng suất trứng gà mái đạt 145 – 150 quả/năm

+ Tam Hoàng dòng 882-2 (Hoàng hệ) to con hơn và đẻ sai hơn 3 tháng tuổi đạt trọng lượng bằng dòng 882 lúc 3,5 tháng Năng suất trứng đạt 160 –

170 quả/năm

+ Tam Hoàng 882-3 nuôi 3 tháng có thể đạt bình quân 1,9 – 2,0 kg/con

và năng suất trứng có thể đạt 160 – 170 quả/năm

+ Ma Hoàng (882-2) có năng suất thịt trứng qua khảo nghiệm gần tương đương với gà Tam Hoàng 882, nhưng màu lông vàng sẫm, điểm rằng rất giống gà Ta Vàng nên cũng rất được người dân ưa chuộng

Trang 18

+ Jiang Cun nhỏ con hơn dòng gà Tam Hoàng kể trên, 3 tháng tuổi chỉ đạt 1,4 – 1,5 kg/con, song đặc biệt gà Jiang Cun có phẩm chất thịt rất tốt Thịt thơm ngon và tỷ lệ các phần thịt có giá trị (thịt ức, thịt đùi) trong thân thịt xẻ cao

Hiện nay, gà Tam Hoàng được chọn lọc và nhân giống chủ yếu ở vùng Quảng Đông và Quảng Tây Trung Quốc Một số công ty lớn có uy tín cung cấp giống ga Tam Hoàng là công ty Bạch Vân và trường Đại Học Hoa Nam, mỗi năm sản xuất khoảng 60 triệu gà con cho thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước

- Lương Phượng

Đây là loại gà thịt, lông màu, do xí nghiệp nuôi gà thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây Trung Quốc lai tạo giữa giống gà trống địa phương và dòng mái nhập từ nước ngoài gà Lương Phượng bề ngoài gần giống gà Ri của nước ta Gà này lông vàng tuyền, vàng đốm hoa hoặc đen đốm hoa, mào, yếm mặt, tích tai màu đỏ Gà trống có mào đơn, ngực nở lưng thẳng, lông đuôi vươn cao, chân cao vừa phải Gà mái đầu nhỏ, thân hình chắc, chân thấp, da

gà màu vàng, thit mềm thơm ngon Gà trống trưởng thành nặng 2,7 kg Gà mái trọng lượng 2,1 kg lúc đẻ (Bùi Đức Lũng, 2001, trích Dương Văn Long, 2005)

Giống này được công ty Kait.co.ltd tạo ra ở Israel Hiện nay, công ty này

có 28 dòng gà chuyên thịt lông trắng và lông màu Trong đó có 13 dòng nổi tiếng đang được khai thác để bán giống ông bà Đó là các dòng trống K100, K100N, K400, K666, K666N, K66, các dòng K80, K900, K2700, và K7700

Gà bố mẹ và thương phẩm Kabir được nuôi ở Việt Nam đã thể hiện tỷ lệ nuôi sống cao, khả năng sinh sản tốt và chất lượng thịt thơm ngon (Bùi Đức Lũng,

2001, trích Dương Văn Long, 2005)

Trang 19

có sản lượng trứng đến 66 tuần tuổi là 187 quả/năm Trọng lượng mái 20 tuần tuổi là 2010 g Dòng SA51 có sản lượng trứng 66 tuần tuổi đạt 197 quả/năm Trọng lượng gà mái ở 20 tuần tuổi khoảng 1500 g

2.3 Giới thiệu về một số nghiên cứu về năng suất của giống gà ta thả vườn của các tác giả

- Lê Viết Thế (1999)

Khảo sát sức sinh sản và sức sống của gà thả vườn thế hệ 2 và thế hệ 3 Kết quả cho thấy, gà thả vườn nuôi đến 8 tuần tuổi đạt trọng lượng 772,5 g, ở

12 tuần tuổi đạt 1382,5 g Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,9 kg Tỷ lệ

đẻ từ 41 - 50 tuần tuổi đạt 43,47 % và trọng lượng trứng đạt 48,43 g Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng là 2,29 kg

- Lê Đình Minh Trí (1998)

Khảo sát sức sản xuất và sức sống của một số tổ hợp lai gà thả vườn Kết quả cho thấy: Trọng lượng 12 tuần tuổi cao nhất ở con trống là 1650 g và con mái 1386 g Tăng trọng tuyệt đối lúc 10-12 tuần tuổi là 27,29 g/con/ngày Tiêu tốn thức ăn ở cao nhất là 3,2 kg/kg tăng trọng

- Lâm Thanh Vũ (2000)

Khảo sát sức sản xuất của mốt số nhóm gà Tàu Vàng Kết quả cho thấy: Trọng lượng 12 tuần tuổi cao nhất đạt 1905,26 g ở con trống và 1400 g ở con mái Tăng trọng tuyệt đối cao nhất ở con trống là 22,31 g và ở con mái là 16,79 g Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng từ 2,12 - 3,12 kg

- Trần Quốc Trí (2002)

Khảo sát khả năng sinh sản và sức sinh trưởng của đàn gà thả vườn theo đặc điểm ngoại hình Kết quả cho thấy, trọng lượng trung bình 10 tuần tuổi ở con trống là 1263,08 g và con mái là 930,00 g Tăng trọng tuyệt đối ở giai đoạn 8-10 tuần tuổi cao nhất ở con trống là 37,19 g và ở con mái là 24,44 g Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng là 2,37 kg

Trang 20

con mái là 8,5 g Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng gà trống là 2,3 kg và gà mái là 4,16 kg

- Nguyễn Đờ Găng (2002)

Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống của gà tàu vàng Kết quả, trọng lượng bình quân 12 tuần tuổi con trống 1426 g và con mái là 1063 g Tăng trọng tuyệt đối 10 - 12 tuần tuổi con trống là 22,98 g và con mái là 20,31

g Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng con trống là 3,12 kg và con mái là 4,14

kg

- Dương Văn Long (2005)

Khảo sát khả năng sinh trưởng, sự kháng bệnh và khả năng đáp ứng miễn dịch chống bệnh Newcaste trên các nhóm gà thả vườn Kết quả, trọng lượng bình quân 12 tuần tuổi con trống 1624,2 g và con mái 1363,1 g Tăng trọng tuyệt đối 10 - 12 tuần tuổi con trống là 12,28 g/con/ngày và con mái là 36,72 g/con/ngày Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng con trống là 2,91 kg và con mái là 3,7 kg

Trang 21

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

3.1 Thời gian và địa điểm

3.1.1 Thời gian: từ tháng 01 đến tháng 04 năm 2009

3.1.2 Địa điểm: Tại trại chăn nuôi An Thịnh, Châu Pha- Tân Thành- Bà Rịa

B: là nhóm Gà Bình Định

A1, B1: ăn tự do

A2, B2: ăn theo định mức 3 đến 7 tuần tuổi

Khi đàn gà được 8 tuần tuổi, phân chia thành trống mái riêng :

Trang 22

3.3.2 Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng

3.3.2.1 Chăm sóc nuôi dưỡng

Giai đoạn gà 1 - 4 tuần tuổi, nhiệt độ chuồng úm duy trì ở mức độ 30oC

và luôn quan sát điều chỉnh nhiệt độ thích hợp theo sự phân tán của gà: Quá nóng gà tản ra xa bóng đèn, quá lạnh gà tụm lại gần bóng đèn và kêu chíp chíp.Trấu được rải đều khắp chuồng với độ dày là 3 cm Máng ăn trong 2 tuần đầu là những khay tròn có gờ thấp và đặt nhiều khay Máng uống trong 2 tuần đầu là những bình nhỏ, được làm bằng nhựa Mỗi ngày được rửa 1 lần Sau hơn 2 tuần, sẽ thay máng ăn và máng uống cỡ lớn hơn Và sau 4 tuần, gà được cắt mỏ và được chuyển sang chuồng nuôi rào, có sân chơi thả tự do

Cách cho gà ăn, gà 1 ngày tuổi mới đem về không cho ăn mà chỉ cho uống vitamin C và vitamin tổng hợp Qua ngày thứ 2 mới tập cho gà ăn từ từ

và cắt nước để cho gà uống thuốc kháng sinh Gà được cho ăn tự do từ 2 ngày tuổi đến 2 tuần tuổi Tuần thứ 3 gà được cho ăn theo khẩu phần định lượng Một ngày cho ăn 4 lần: 6 giờ - 11 giờ - 14 giờ - 21 giờ Thức ăn trong máng sẽ đươc ăn và hết sau 1 giờ đông hồ Đến tuần 8 gà được cho ăn tự do lại hoàn toàn, cho đến tuần 14 xuất chuồng

Nước uống cho gà rất quan trọng Nước uống phải sạch và vệ sinh hệ thống dẫn nước định kỳ

Các dụng cụ khác như: Cân các loại: 5 kg, 12 kg, 60 kg Ngoài ra còn có các dụng cụ khác là bình xịt thuốc loại 8 lít, ủng của công nhân đi lại trong chuồng…

Trang 23

Hằng ngày, chúng tôi đi quan sát gà lúc sáng, chiều, tối, lúc ăn và lúc đi

phân để sớm phát hiện bệnh và có phương pháp xử lý kịp thời

3.3.2.2 Thức ăn

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần thành công

trong quá trình chăn nuôi cũng như công tác giống với mục tiêu tuyển chọn

những giống gà có ngoại hình tốt, tăng trọng nhanh, sức kháng bệnh cao Khẩu

phần thức ăn phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của gà, cũng như mục đích

nuôi gà theo hướng thịt hay hướng chọn giống

Bảng 3.4: Thành phần dinh dưỡng thức ăn

Tuần tuổi Thành phần thức ăn

Chuồng trại là yếu tố quyết định trong chăn nuôi gà Một chuồng trại tốt

phải đạt yêu cầu: Thông thoáng, tránh gió lùa mưa tạt Nền chuồng khô ráo, có

lớp nền xi măng

Tại trại An Thịnh, chuồng trại được lợp bằng lá, nền cao hơn mặt đất

ngoài 0.5 m và nền chuồng được tráng xi măng Chuồng được đóng cố định,

bên ngoài đươc bao phủ bằng bạt nilon đóng xuống mở lên được dễ dàng

Trong giai đoạn đầu, từ 1 ngày tuổi đến 4 tuần tuổi gà được úm trong

chuồng úm Chuồng úm được trang bị bóng đèn loại 100 W, 1 đèn trên 1 m2,

đèn treo cao cách nền 20 cm, phía trên được trang bị đèn chiếu sáng và chụp

úm ga để sưởi ấm cho gà khi cần thiết Máng ăn loại đĩa khay tròn dùng cho

gà 1 ngày tuổi đến 2 tuần tuổi, 10 m2 đặt 6 cái Khi gà hơn 2 tuần tuổi chuyển

qua loại máng cỡ lớn hơn Nước uống, được sử dụng bằng những bình nhựa có

kích cỡ thích hợp với từng loại gà và đươc đặt trực tiếp trong chuồng Sàn

chuồng được rải trấu, độ dày trấu khoảng 3 cm Trong chuồng không sử dụng

Trang 24

nhiệt kế nhưng người công nhân và người kỹ thuật luôn theo dõi để tăng hay giảm nhiệt độ kịp thời

Sau khi được 4 tuần tuổi, gà được cắt mỏ và chuyển sang chuồng có sân chơi Chuồng có sân chơi nói chung cũng giống như chuồng úm Chỉ khác: Máng ăn là loại máng cỡ lớn và được treo trong chuồng Máng uống là loại cỡ lớn 8 lít và cũng được đặt trực tiếp trong chuồng Ngoài ra diện tích chuồng lớn hơn, thích hợp cho gà vận động nhiều Diện tích cho gà vận động thêm bên ngoài xung quanh đươc rào bằng lưới nhựa

3.3.2.4 Vệ sinh thú y

Hiện nay, trong ngành chăn nuôi nhất là chăn nuôi gia cầm thì khâu vệ sinh là khâu quan trọng không thể thiếu đươc trong việc đạt được năng suất và nâng cao sức kháng bệnh cho gà Việc vệ sinh sát trùng thường được làm trước giai đoạn nhập gà về 2 ngày và sau mỗi đợt xuất gà Còn trong trại nuôi

gà thì 2 tuần phun xịt 1 lần Trong quá trình phun xịt thì thuốc được bơm lên

cả gà, sàn chuồng và cả mái chuồng Thuốc sát trùng được sử dụng là Benkocid, Cid 20, KMnO4 Trong chuồng cũng thường dọn vệ sinh đảo trấu cho gà 2 tuần 1 lần làm giảm bớt sự hôi thối cho gà

Các loại thuốc bổ thường sử dụng cho gà

• Anti-Gumboro: 1 -2 g/2lít nước, dùng ngừa tác động bệnh Gumboro, dùng liên tục 3 - 5 ngày

• Electrolytes water soluble: 1g/2lít nước cung cấp chất điện giải trong trường hợp mất cân đối chất điện giải do bị mất nước do các bệnh đường ruột, thời tiết quá nóng, khi cân gà hay chuyển gà

• Vitamine C Antistress của Bayer: 1g/lít nước, khi mới thả gà con vào chuồng úm, trước và sau chủng ngừa, thời tiết nóng, khi chuyển gà, khi thời tiết thay đổi giao mùa

• Vitamine K: 1g/2lít nước, sử dụng trước 1 ngày và sau 1 ngày cắt mỏ gà.Vitamine này còn được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh cầu trùng cho gà

• LITOSAFE: 1ml/2lít nước, cung cấp các men vi sinh làm cho con gà tiêu hóa tốt hơn và ăn nhiều hơn

Trang 25

• Phosretic: 1g/lit nước, bổ sung phosphor và calci cho gà

Các loại kháng sinh thường sử dụng cho gà

• Amox+Colistin: Cho gà con mới nhập về 1 ngày tuổi, uống 3 ngày, để phòng ngừa bệnh thương hàn và hiện tượng viêm rốn ở gà con

• Syvaquinol 10 % ORAL (Enrofloxacin 10 % dung dịch uống) để phòng

Các loại thuốc phòng và trị cầu trùng

• Coccidyl (Saigonvet)

• Novazuril (Nova)

Coccidyl sử dụng bắt đầu từ ngày thứ 8 Với liệu trình 3 - 3 - 3 Ba ngày uống, ba ngày nghỉ, và ba ngày sau lập lại Coccidyl được sử dụng đến khi gà được 45 ngày tuổi, và sau đó đổi qua sử dụng Novazuril với liệu trình 3 – 5 - 3 hay 3 – 7 - 3 cho đến khi gà được 90 ngày tuổi Sau 90 ngày tuổi, mỗi tháng cho uống 1 hoặc 2 lần

3.3.2.5 Lịch phòng vaccine

Bảng 3.5: Lịch phòng vaccine Tuổi gà Loại vaccin Đường cấp vaccin

Trang 26

3.4 Chỉ tiêu theo dõi

+ Trọng lượng bình quân qua các tuần tuổi (g/con)

+ Tăng trọng tuyệt đối qua các tuần tuổi

Pn – Pn-2

- Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) =

14

Pn: trọng lượng lúc n tuần

Pn-2: trọng lượng trước 2 tuần tuổi

3.4.3 Chỉ tiêu chuyển hóa thức ăn

Tổng số thức ăn trong tuần

- Lượng tiêu thụ thức ăn (g/con/ngày) =

Tổng số gà có mặt trong tuần Tổng lượng thức ăn trong tuần

- CSBCTĂ (kgTĂ/kgTT) =

Tổng tăng trọng trong tuần

3.4.4 Tỷ lệ phân ly màu lông

Màu lông gà đươc phân ly theo 4 dạng màu: Trắng, đen, xám, sọc Tỷ

lệ phân lý lông sọc chiếm đa số trong tất cả các đàn gà Lông trắng và lông

xám chiếm tỷ lệ ít nhất

3.4.5 Tốc độ mọc lông

Tốc độ mọc lông được đánh giá khi gà được 2 tuần tuổi và khi gà được

8 tuần tuổi Khi mới nở, gà con được bao phủ một lớp lông sợi tơ mịn, sau 2-3

tuần lớp lông này được thay thế dần bởi lớp lông phủ thứ nhất và thứ hai Khi

Trang 27

gà hoàn tất bộ lông phủ thứ hai là bắt đầu thời kỳ phát triển sinh dục Các giống gà khác nhau có thời gian hoàn thiện bộ lông phủ thứ hai khác nhau

3.5 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu được thu thập và xử lý theo phương pháp thống kê sinh học

phần mềm Minitab 12.21 for windows và phần mềm Excel 2003

Trang 28

Chương 4

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Trọng lượng bình quân của gà lúc 2 tuần tuổi đến 14 tuần tuổi

Bảng 4.1: Trọng lượng bình quân của gà 2 tuần tuổi đến 8 tuần tuổi

Trang 29

Ở 4 tuần tuổi: Kết quả xử lý thống kê cho thấy sự khác biệt giữa 2 nhóm gà A, B và sự khác biệt giữa 2 cách cho ăn tự do A1, B1 với ăn định lượng A2, B2 là không có ý nghĩa về mặt thống kê với P > 0,05 Trọng lượng của các lô gà là tương đương nhau, có sự chênh lệch không đáng kể

Trọng lượng bình quân của lô B1 của nhóm gà A1 cao nhất (190 g) với mức biến thiên 125 - 270 g Và thấp nhất là lô B2 của nhóm gà A2 (165 g) với mức biến thiên 114 – 234 g

Kết quả khảo sát thấp hơn so với các tác giả: Nguyễn Đờ Găng (2002) với trọng lượng trung bình là 209,01 g, Dương Văn Long (2005) với trọng lượng trung bình là 425 g và Nguyễn Thạc (2002) với trọng lượng trung bình

Kết quả chúng tôi khảo sát vẫn thấp hơn so với các tác giả khác: Nguyễn Hoàng Phong (1999) với trọng lượng trung bình là 485 g, Nguyễn Quang Dũng (2000) với trọng lượng trung bình là 510 g

Trang 30

575 560

0 100 200 300 400 500 600 g

Biểu đồ 4.1: Trọng lượng trung bình của gà 8 tuần tuổi

Ở 8 tuần tuổi: Trọng lượng trung bình cao nhất ở lô A1 (575 g) với mức biến thiên 420 – 810 g của nhóm gà A1 và trọng lượng trung bình thấp nhất ở

lô B2 là 512 g với mức biến thiên 430 - 730 g của nhóm gà A2

Qua xử lý thống kê sự chênh lệch giữa các lô A1, B1 với A2, B2 và 2 nhóm gà A, B là không có ý nghĩa về phương diện thống kê (P > 0,05)

Kết quả khảo sát của chúng tôi so với các tác giả khác: Thấp hơn đàn

gà do Nguyễn Thạc (2002) khảo sát với trọng lượng trung bình là 1095 g và thấp hơn đàn gà do Nguyễn Quang Dũng (2002) khảo sát với trọng lương trung bình là 832,9 g

Trang 31

Bảng 4.2: Trọng lượng bình quân của gà trống 10 tuần đến 14 tuần tuổi

Ngày đăng: 31/08/2018, 09:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Văn Chính, 1998. Bài giảng thực hành phần mềm thống kê. Tủ sách trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng thực hành phần mềm thống kê
2. Nguyễn Đờ Găng, 2002. Khảo sát sức sinh trưởng và sức sống của gà Tàu Vàng. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y, Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát sức sinh trưởng và sức sống của gà Tàu Vàng
3. Dương Văn Long, 2005. Khảo sát khả năng sinh trưởng, sức kháng bệnh và khả năng đáp ứng miễn dịch chống bệnh Newcaste trên các nhóm gà thả vườn. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y, Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát khả năng sinh trưởng, sức kháng bệnh và khả năng đáp ứng miễn dịch chống bệnh Newcaste trên các nhóm gà thả vườn
4. Nguyễn Hoàng Phong, 1999. Khảo sát khả năng sản xuất và sức sống của một số giống gà thả vườn nuôi tại trại thực nghiệm. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y, Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát khả năng sản xuất và sức sống của một số giống gà thả vườn nuôi tại trại thực nghiệm
5. Nguyễn Thạc, 2002. Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống của gà Tàu Vàng nuôi tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y, Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống của gà Tàu Vàng nuôi tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
6. Lê Viết Thế, 1999. Khảo sát sức sản xuất và sức sống của gà Tàu Vàng thế hệ 2 và 3. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y, Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát sức sản xuất và sức sống của gà Tàu Vàng thế hệ 2 và 3
7. Lâm Minh Thuận, 2004. Giáo trình chăn nuôi gia cầm. Tủ sách trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi gia cầm
8. Lâm Minh Thuận, 2004. Giáo trình thực hành chăn nuôi gia cầm. Tủ sách trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thực hành chăn nuôi gia cầm
9. Lê Đình Minh Trí, 1998. Khảo sát sức sản xuất và sức sống của một số tổ hợp lai gà thả vườn. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát sức sản xuất và sức sống của một số tổ hợp lai gà thả vườn
10. Trần Quốc Trí, 2002. Khảo sát khả năng sinh sản và sức sinh trưởng của đàn gà thả vườn theo đặc điểm ngoại hình. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ Thú y Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát khả năng sinh sản và sức sinh trưởng của đàn gà thả vườn theo đặc điểm ngoại hình

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w