Gần đây nhiều nước ở xung quanh Ấn Độ, Thái Lan, Philippin đã chú ý chọn tạo ra những giống đậu xanh cho năng suất từ 10-12 tạ/ha trở lên, hạt to, màu đẹp, có thời gian sinh trưởng ngắn,
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tháng 08/2011
Trang 2KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT 07 GIỐNG ĐẬU XANH TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM BẠC
MÀU TẠI THỦ ĐỨC – TP HỒ CHÍ MINH
Tác giả
Nguyễn Thái Vũ
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Nông học
Giáo viên hướng dẫn
ThS Hồ Tấn Quốc
Tháng 08/2011
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa Nông học và các thầy cô đã truyền thụ nhiều kiến thức quý báu và dành
những tình cảm tốt đẹp cho Tôi trong suốt thời gian hoc tập vừa qua
- ThS Hồ Tấn Quốc đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện quan tâm giúp đỡ
Tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
- Gia đình và bạn bè thân hữu đã quan tâm động viên chia sẻ cùng tôi, giúp tôi
vượt qua mọi khó khăn trở ngại trong quá trình học tập và hoàn tất khóa luận
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Tp Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 08 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Thái Vũ
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất 07 giống đậu
xanh trên vùng đất xám bạc màu tại- Thủ Đức- Tp Hồ Chí Minh” Tiến hành từ
ngày 15 tháng 02 đến 30 tháng 6 năm 2011 tại trại Nông học
Đơn yếu tố thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẩu nhiên gồm 7 nghiệm thức với 3 lần lặp lại, áp dụng quy trình kỹ thuật trồng trong quy phạm khảo nghiệm giống đậu xanh của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005) Nhằm xác định giống sinh trưởng tốt, kháng sâu bệnh hại khá và cho năng suất cao phù hợp với điều kiện canh tác kết quả thu được như sau:
-Tỷ lệ nảy mầm: 3 ngày sau gieo TN128 có tỷ lệ mọc mầm cao nhất (96,97%), giống có tỷ lệ thấp nhất Đồng tiến (90,41%)
- Chiều cao cây 63 NSG giữa các giống biến động từ 75,53 đến 53,23 cm, cao nhất là giống HL33-6 (75,53 cm) và thấp nhất (53,23 cm) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với các giống khác ĐX 208 (65,06 cm) và TN 128 (61,83 cm) và Đồng tiến (53,23 cm)
- Đường kính thân của các giống dao động từ 1,23 đến 1,37 cm sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
- Số quả/cây của các giống biến động trong khoảng 13,9 đến 17,8 quả/cây Giống đạt cao nhất và khác biệt với các giống còn lại là TN128 (17,8 quả/cây)
- Số hạt/quả: cao nhất là giống HMTD (11,4 hạt/quả), TN128 (10,33 hạt/quả)
Trang 5chứng (0,45 tấn/ha) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với giống HL33-6 (0,38 tấn/ha)
- Khả năng chống đổ ngã và tình hình sâu bệnh: hầu hết các giống tham gia thí nghiệm đều không bị đổ ngã, bệnh khảm vàng virus, sâu đục quả làm giảm năng suất khá lớn nên đề ra các biện pháp kỹ thuật ngay từ sau khi trồng
Trang 6MỤC LỤC
Trang tựa i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC v
DANH SÁCH CÁC BẢNG ix
Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích và yêu cầu đề tài 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
1.3 Giới hạn đề tài 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Giới thiệu về cây đậu xanh 3
2.1.1 Sơ lược nguồn gốc lịch sử phát triển 3
2.1.2 Vị trí phân loại 3
2.1.3 Đặc điểm thực vật của cây đậu xanh 4
2.1.3.1 Rễ 4
2.1.3.2 Thân 5
2.1.3.3 Lá 5
2.1.3.4 Hoa 6
2.1.3.5 Trái 6
2.1.3.6 Hạt 7
2.2 Nhu cầu sinh thái cây đậu xanh 7
2.2.1 Đất 7
2.2.2 Khí hậu 7
2.2.3 Ánh sáng 8
2.2.4 Nước 8
2.3 Tình hình sản xuất và sử dụng đậu xanh trên thế giới và Việt Nam 9
Trang 72.3.2 Nghiên cứu và sử dụng giống đậu xanh tại Việt Nam 10
2.3.3 Nghiên cứu và sử dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất đậu xanh ở trong và ngoài nước 12
2.3.3.1 Kết quả nghiên cứu về thời vụ gieo trồng đậu xanh 12
2.3.3.2 Kết quả nghiên cứu về mật độ gieo trồng đậu xanh 12
2.3.3.3 Kết quả nghiên cứu về bón phân cho đậu xanh 13
2.4 Một số giống đậu xanh triển vọng 14
2.4.1 Giống đậu xanh số 7 14
2.4.2 Giống đậu xanh T135 14
2.4.3 Giống đậu xanh Đông Xuân 208 14
2.4.4 Giống đậu xanh HL33-6 14
2.4.5 Giống đậu xanh 044 15
2.4.6 Giống đậu xanh V94-208 15
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 16
3.1.2 Vật liệu nghiên cứu 16
3.2 Đặc điểm khí hậu khu đất thí nghiệm 16
3.2.1 Đặc điểm khí hậu 16
3.2.2 Đặc tính lý hóa đất khu thí nghiệm 17
3.3 Phương pháp nghiên cứu 18
3.3.1 Bố trí thí nghiệm 18
3.3.2 Quy mô thí nghiệm 19
3.3.3 Quy trình kỹ thuật 19
3.3.3.1 Thời vụ:Thí nghiệm bắt đầu từ ngày 10/03/2011 19
3.3.3.2 Làm đất, lên luống 19
3.3.3.3 Mật độ: 19
3.3.3.4 Phân bón 19
3.3.3.5 Chăm sóc 19
3.3.3.6 Tưới nước 19
3.3.3.7 Thu hoạch 20
Trang 83.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 20
3.4 1 Một số đặc điểm hình thái 20
3.4.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển 20
3.4.3 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 22
3.4.4 Phương pháp lấy mẫu 22
3.5 Xử lý thống kê 22
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
4.1 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống đậu xanh 23
4.1.1 Tỷ lệ nẩy mầm 23
4.1.2 Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn 24
4.1.3 Chiều cao cây của các giống tham gia thí nghiệm 25
4.1.4 Đặc điểm thực vật của các giống tham gia thí nghiệm 28
4.1.5 Số hoa và tỷ lệ đậu quả 29
4.2 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 30
4.3 Khả năng duy trì bộ lá, tỷ lệ đổ ngã và sâu bệnh hại 32
4.3.1 Khả năng chống đổ ngã và duy trì bộ lá 32
4.3.2 Ghi nhận sâu bệnh hại 32
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 34
5.1 Kết luận 34
5.2 Đề nghị 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
PHỤ LỤC 37
Trang 9LSD Least significant difference
AVRDC Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau quả châu Á
(Asian Vegetable Research and Development Center)
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
trang
Bảng 3.1: Đặc điểm khí tượng nông nghiệp thời gian thí nghiệm 16
Bảng 3.2: Thành phần hóa lý tính của khu đất thí nghiệm 18
Bảng 4.1: Tỷ lệ nẩy mầm của các giống đậu xanh tham gia thí nghiệm 23
Bảng 4.2: Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống đậu xanh qua các thời kỳ 24
Bảng 4.3: Chiều cao cây của các giống đậu xanh qua các thời kỳ (cm) 26
Bảng 4.4: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/ngày) 27
Bảng 4.5: Màu sắc và đường kính thân của các giống 28
Bảng 4.6: Số hoa, số trái và tỷ lệ đậu trái của các giống thí nghiệm 29
Bảng 4.7: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 31
Trang 11DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỀU ĐỒ
Hình 1: Dạng hình các giống đậu xanh tham gia thí nghiệm 37
Hình 2: Dạng chóp lá các giống đậu xanh tham gia thí nghiệm 38
Hình 3: Dạng trái của các giống tham gia thí nghiệm 39
Hình 4: Dạng hạt của các giống tham gia thí nghiệm 39
Hình 5: Hình sâu bệnh xuất hiện trên các giống thí nghiệm 40
Biểu đồ 4.1 Chiều cao cây của các giống ở giai đoạn phân cành 41
Biểu đồ 4.2 Chiều cao cây của các giống ở giai đoạn ra hoa 41
Biểu đồ 4.3 Chiều cao cây của các giống ở giai đoạn đậu quả 42
Biểu đồ 4.4 Chiều cao cây của các giống ở giai đoạn thu hoạch 42
Biểu đồ 4.5 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây qua các giai đoạn 43
Biểu đồ 4.6 Số quả/cây của các giống thí nghiệm 43
Biểu đồ 4.7 Số hạt/quả của các giống thí ngiệm 44
Biểu đồ 4.8 NSLT và NSTT của các giống thí nghiệm 44
Trang 12Chương 1 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cây đậu xanh (Vigna raddiata (L) Wilezek) là một trong những loại cây trồng
phổ biến ở nước ta và nhiều nước trên thế giới Cây đậu xanh có giá trị cao về mặt kinh tế, thích hợp cho việc tiêu dùng trong nước và xuất khẩu do sản phẩm của nó dễ tiêu thụ và giá cả ổn định Bên cạnh đó, cây đậu xanh còn là một nguồn thực phẩm có giá trị về mặt dinh dưỡng cũng như giá trị sử dụng Theo bảng phân tích thành phần hóa học một số thức ăn ở Việt Nam, trong 100 g đậu xanh có chứa 23,90% protein, 1,30% lipit, 53% gluxit và cung cấp 34% kcalo, ngoài ra trong hạt đậu xanh còn chứa chất khoáng và các vitamin
Ngoài sản phẩm chính là hạt, thì tất cả các bộ phận đều có giá trị sử dụng như thân lá dùng để chế biến thức ăn gia súc Đậu xanh còn được các nhà nông nghiệp để ý đến nhờ khả năng cải tạo và bảo vệ đất Đất sau khi trồng đậu xanh được bổ sung thêm một lượng đạm nhờ quá trình cố định đạm của bộ rễ có thể lên đến 100 kg/ha (Pencs, 1977)
Do thời gian sinh trưởng ngắn, kỹ thuật canh tác đơn giản, dễ luân canh, tăng
vụ, trồng xen, trồng gối vụ được với nhiều loại cây trồng khác Nên diện tích đậu xanh ngày càng được mở rộng ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới (chiếm 10% diện tích và 5% sản lượng của các loại đậu đỗ ăn hạt) Ngày nay, đậu xanh đã trở thành loại cây trồng thường xuyên được đưa vào hệ thống đa canh
Tuy cây đậu xanh đã được trồng phổ biến và rộng khắp nước ta Nhưng chưa có chính sách đầu tư cũng như sự quan tâm đúng mức nên năng suất còn thấp, một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất đậu xanh ở nước ta hiện nay đó là vấn đề
về giống Đồng thời, trong những năm gần đây do không có được lợi thế cạnh tranh
Trang 13với các cây trồng đem lại lợi nhuận cao như cao su, cà phê, điều nên vùng chuyên canh cây đậu xanh liên tục bị thu hẹp Bên cạnh đó, việc sử dụng giống địa phương cho năng suất thấp và chất lượng không ổn định làm cho giá trị kinh tế không cao cũng là nguyên nhân khách quan làm giảm diện tích và sản lượng cây đậu xạnh Mặc dù chúng
ta đã đưa vào sản xuất một số giống nhập nội năng suất cao và thời gian sinh trưởng ngắn, chất lượng tốt, nhưng do chưa được thử nghiệm nên chưa được nhân rộng trong
sản xuất Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Khảo sát khả năng sinh trưởng và
phát triển 07 giống đậu xanh tại Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh” được thực hiện
1.2 Mục đích và yêu cầu đề tài
1.2.1 Mục đích
- Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất 07 giống đậu xanh trên vùng đất xám phù sa cổ bạc màu, Trường đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Xác định giống sinh trưởng tốt, kháng sâu bệnh hại khá và cho năng suất cao phù hợp với điều kiện canh tác của vùng
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi và so sánh các giống qua từng chỉ tiêu nông học
So sánh sinh trưởng và năng suất của các giống thí nghiệm
1.3 Giới hạn đề tài
Do thời gian ngắn nên chỉ khảo sát khả năng sinh trưởng của cây đậu xanh vụ Xuân Hè, nên chưa đánh giá hết tiềm năng của các giống khi canh tác ở các thời vụ khác nhau
Trang 14Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây đậu xanh
2.1.1 Sơ lược nguồn gốc lịch sử phát triển
Cây đậu xanh (Vigna raddiata (L) Wilezek) có nguồn gốc ở Ấn Độ và vùng
Trung Á, được phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới Theo De Candole (1886) thì cây đậu xanh được phát triển mạnh ở các nước Ấn Độ, Thái Lan, philippin, Myanma, Indonesia Gần đây nó đã được phát triển tại một số vùng á nhiệt đới như châu Úc, lục địa châu Mỹ Vừa qua trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm đậu đỗ có đưa một số giống đậu xanh của ta sang trồng thử nghiệm ở Cuba cho kết quả rất tốt Gần đây nhiều nước ở xung quanh Ấn Độ, Thái Lan, Philippin đã chú ý chọn tạo ra những giống đậu xanh cho năng suất từ 10-12 tạ/ha trở lên, hạt to, màu đẹp, có thời gian sinh trưởng ngắn, chín tập trung, có sức đề kháng khá với với những sâu bệnh hại chính Ấn Độ là nước mà những năm gần đây diện tích, năng suất và sản lượng tăng khá nhanh Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau quả châu Á (AVRDC) đóng tại Đài Loan đã có một tập đoàn giống đậu xanh lớn nhất thế giới với hơn 5000 mẫu giống, trong số đó có những giống cho năng suất từ 18-25 tạ (Phạm Văn Thiều, 2001)
Trang 15Họ: Fabales
Chi: Vigna
Loài: Vigna radiata
2.1.3 Đặc điểm thực vật của cây đậu xanh
Theo Phạm Văn Thiều, 2001, hình thái cây đậu xanh được mang những đặc điểm sau:
Nốt sần thường tăng nhanh về kích thước và số lượng vào thời kỳ cây bắt đầu ra hoa và đạt tối đa ở thời kỳ cây ra hoa rộ, cũng có số ít cây muộn hơn vào thời kỳ quả
đã vào chắc Nốt sần có thể có hình tròn, dị hình và kích thước khác nhau Trên mỗi cây có khoảng 10 - 40 nốt sần, tập trung chủ yếu ở rễ và có kích thước khoảng 1 mm
So với cây đậu tương và đậu phộng thì nốt sần của cây đậu xanh nhỏ và ít hơn Trên các loại rễ thì lớp rễ đầu tiên có nhiều nốt sần, còn các lớp rễ mọc ra từ cổ rễ sau có ít
Trang 16nốt sần hơn Người ta nhận thấy rằng những nốt sần hình thành sau khi cây ra hoa ( nốt sần thứ cấp) hoạt động mạnh hơn loại nốt sần sinh ra của nửa sinh trưởng đầu
và tăng trưởng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của chiều cao cây
Trên cây có 7 - 8 đốt, ở giữa hai đốt gọi là lóng Độ dài của lóng thay đổi tùy theo vị trí trên cây và điều kiện khác Các lóng dài 8 - 10 cm, lóng ngắn chỉ 3 - 4 cm Cây đậu xanh ít phân cành và phân cành muộn, trung bình có 1 - 5 cành Các cành mọc ra từ các nách lá thứ 2, 3 phát triển mạnh gọi là cành cấp 1, trên mỗi cành này lại có trung bình 2 - 3 mắt, từ các mắt này và các đốt thứ 4, 5, 6 thường mọc ra các chùm hoa
Cũng có trường hợp cây không phân cành, trường hợp này thường thấy trong
vụ Xuân và khi mật độ quá dày
Theo AVRDC (Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau quả châu Á) thì chiều cao của cây và số cành cấp 1 không có quan hệ chặt chẽ với năng suất thu hoạch
2.1.3.3 Lá
Lá đậu xanh là loại lá kép, có ba lá chét, mọc cách Các lá chét có dạng hình khác nhau ô van, thuôn tròn, thuôn dài, lưỡi mác một lá được gọi là hoàn chỉnh gồm có: lá kèm, cuống lá và phiến lá Cuống lá dài từ 8 - 10 cm, hình lòng máng
Sau khi cây mọc được 1 - 2 ngày thì lá sẽ xòe ra và sau đó khoảng 7 - 8 ngày cây mới hình thành lá thật Cả hai mặt lá đều có lông, gân lá nổi rõ lên ở phía dưới mặt
lá Màu lá màu xanh đậm hoặc xanh vàng Chiều dài của lá nơi dài nhất từ 10 - 12 cm, chỗ rộng nhất từ 7 - 10 cm Số lá và kích thước, hình dạng của lá thay đổi tùy giống, thời vụ, độ màu mỡ của đất
Trang 17Diện tích của các lá tăng dần từ dưới lên các lá giữa thân rồi lại giảm dần lên phía ngọn Trên mỗi cây thường có 4 - 5 lá to, lúc các lá này phát triển là lúc cây chuẩn bị ra hoa
2.1.3.4 Hoa
Hoa đậu xanh là hoa lưỡng tính, mọc thành chùm to, xếp xen kẽ nhau ở trên cuống Các chùm hoa chỉ phát sinh từ các mắt thứ ba ở trên thân, nhiều nhất là ở mắt thứ tư, còn ở các cành thì tất cả các mắt đều có khả năng ra hoa Mỗi chùm hoa thường dài từ 2 - 10 cm và có từ 10 - 125 hoa Khi mới hình thành, hoa có hình cánh bướm, màu xanh tím Khi nở cánh hoa có màu vàng nhạt Hoa có 5 đài + 5 tràng + 10 nhị + 1 bầu thượng Hoa nở ra được 24 giờ thì tàn Mùa Xuân hoa thường nở nhiều tư lúc 9 -
10 giờ sáng, còn vụ hè khoảng 8 giờ và chỉ đến trưa đã bắt đầu héo, đến ngày hôm sau
là hoa rụng Thông thường trong 10 ngày đầu hoa nở rộ, sau đó thưa dần Sau khi hoa
nở và thụ tinh khoảng 20 ngày là được thu hoạch quả chín
Đậu xanh là loại cây tự thụ phấn tỷ lệ giao phấn tự nhiên từ 4 - 5% Thụ tinh xong, tràng hoa rụng, quả hình thành và phát triển Tỷ lệ hoa đậu thành quả của đậu xanh rất thấp, mỗi chùm chỉ đậu 1 - 3 quả ở các vị trí 2, 3 và 4 còn các hoa trước và sau đó đều dễ rụng do thời tiết hoặc côn trùng
2.1.3.5 Trái
Quả đậu xanh thuộc loại quả giáp, hình trụ, dài từ 8 - 10 cm, có dạng tròn hơi dẹp, có 2 gân nổi rõ dọc theo hai bên cạnh quả Đa số là quả thẳng, có một số hơi cong Khi còn non quả có màu xanh, đến khi chín có màu nâu vàng hoặc đen xám, đen, vỏ quả chín nếu gặp nhiệt độ cao có thể tách làm hạt rơi ra
Quả lớn trong vòng 7 ngày và nhanh nhất là trong vòng 4 ngày đầu sau khi hình thành Mỗi cây có từ 8 - 45 quả, số quả nhiều hay ít là tùy đặc điểm của giống và điều kiện trồng trọt Khảo sát tập đoàn giống đậu xanh trong nước và nhập nội giống ta thấy rằng số quả/ cây biến động từ 4,7 - 9,7 Ở các giống được lai tạo ra số quả hơn hẳn các giống địa phương, trung bình là 17 quả, cao nhất 23 quả và thấp nhất 13 quả
Các quả ra ở những lứa hoa đầu lại thường chín chậm hơn các quả ra ở lứa sau
đó, nhưng quả to và hạt mẩy hơn Các quả của những đợt hoa ra sau quả ngắn, ít hạt,
Trang 18hạt không mẩy, màu hạt cũng hơi nhạt, hạt bé hơn Các quả sinh ra từ các chùm hoa trên thân cho quả to, nhiều và dài hơn quả của hoa ở cành
Quả đậu xanh chín rải rác, có khi kéo dài đến 20 ngày Vụ hè thời gian này có ngắn hơn vụ Xuân Kết quả nghiên cứu cũng cho ta thấy là chỉ tiêu số quả trên cây có tương quan nhiều nhất đến năng suất Số hạt trên quả và trọng lượng hạt có tương quan tương đương với năng suất
2.2 Nhu cầu sinh thái cây đậu xanh
vụ Hè, còn vụ Xuân, vụ Thu Đông lưu ý tránh đất nhiều cát, dễ bị hạn
Yêu cầu dinh dưỡng của cây đậu xanh cũng gần giống như một số cây họ đậu khác là cần có đủ các nguyên tố N, P, K, Ca, Mg, Mo, B, Mn, Cu, Zn Tuy là cây họ đậu nhưng vẫn cần được bổ sung một lượng đạm nhất là những nơi đất xấu vi khuẩn nốt sần cung cấp không đủ cho cây, chú ý nhiều giai đoạn đầu khi chưa có nốt sần
2.2.2 Khí hậu
Nhiệt độ cây đậu xanh có nguồn gốc từ nhiệt đới và á nhiệt đới nên yêu cầu nhiệt độ cao để mọc mầm, sinh trưởng và phát triển Nhiệt độ bình quân 23 - 25oC và
Trang 19lượng mưa từ 1300 - 1500 mm là rất thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây đậu xanh Các yếu tố khí hậu có ảnh hưởng nhiều đến cây đậu xanh là nhiệt độ, lượng mưa và ánh sáng
Nhiệt độ cây đậu xanh mọc được là từ 30 - 40oC Nếu nhiệt độ chỉ 18oC thì sẽ mọc chậm, cây yếu và về sau cây sinh trưởng kém Nếu nhiệt độ ở 14oC thì sẽ không mọc và mọi quá tình trao đổi chất sẽ không xẩy ra Nhiệt độ từ 15oC trở lên thì hạt giống mới nẩy mầm thuận lợi, do đó không nên gieo đậu xanh khi thời tiết còn lạnh (<
15oC)
Ở điều kiện nhiệt độ từ 22 - 30oC, cây đậu xanh sẽ phát triển rễ, thân, lá và hoa Cho nên ở phía Bắc, vụ Hè đậu xanh nhờ có nhiệt độ cao, có mưa, đủ ẩm, cây sinh trưởng phát triển mạnh, ra nhiều cành, nhiều hoa và nhiều quả hơn trong vụ Xuân nên năng suất cũng cao hơn vụ Xuân và vụ Đông
2.2.3 Ánh sáng
Đậu xanh là cây ưa ánh sáng Có đủ ánh sáng thì lá sẽ dày, màu xanh đậm, hoa, quả nhiều, có thể đạt năng suất cao Vì vậy, nếu bố trí trồng cây đậu xanh xen với cây trồng khác cần làm sao để thời kỳ cây đậu xanh ra hoa, kết quả, thân lá phát triển mạnh thì bộ lá của cây trồng chính chưa che lấp mất ánh sáng
Hiệu suất quang hợp của cây đậu xanh kém như ngô, mía cho nên thiếu ánh sáng là năng suất giảm Sản phẩm của quang hợp là kết quả tổng hợp của diện tích lá
và lượng bức xạ mặt trời Cũng vì thế nên năng suất cây đậu xanh của các tỉnh phía Nam cao hơn các tỉnh phía Bắc Các giống có bộ lá màu xanh đậm, diện tích lá lớn, cuống ngắn, không che lấp nhau, cứng cây, không bị đổ và các bệnh hại lá sẽ cho năng suất cao Năng suất kỷ lục của đậu xanh là 4 tấn/ha Từ đó có thể thấy khả năng tăng năng suất của nước Ta còn lớn, đặc biệt là ở các vùng miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng Sông Cửu Long
2.2.4 Nước
Do có bộ rễ kém phát triển nên khả năng chịu úng và hạn của cây đậu xanh kém hơn đậu tương và đậu phụng Nhu cầu nước của cây đậu xanh là 3,2 mm/ ngày Nếu bức xạ lớn thì phải cần đến 4 - 5 mm Tuy rất cần nước nhưng lại sợ úng, nhất là vào các thời kỳ mọc và quả chín
Trang 20Độ ẩm thường xuyên cho cây đậu xanh mọc tốt là 70 - 80% khi ẩm xuống dưới
50% thì năng suất sẽ giảm Có hai thời kỳ không thể thiếu ẩm là lúc mọc và khi ra hoa,
kết quả Thời gian này độ ẩm của đất cần phải từ 80 - 90%
Ở thời kỳ cây con, nếu gặp hạn cây và cành sẽ phát triển kém, lá bé, ít lá và sau
này hoa quả ít Ngược lại, nếu gặp độ ẩm quá cao, rễ rất dễ bị thối, lá vàng và rụng,
nếu ngập úng nhiều đậu sẽ chết hàng loạt, cho nên đậu xanh rất cần chú ý chống hạn
và chống úng kịp thời mới đảm bảo năng suất cao
2.3 Tình hình sản xuất và sử dụng đậu xanh trên thế giới và Việt Nam
2.3.1 Nghiên cứu và sử dụng giống đậu xanh trên thế giới
Xuất phát từ tầm quan trọng của cây đậu xanh với cuộc sống con người, việc
cần thiết phải xây dựng chiến lược nghiên cứu vè đậu xanh được Trung tâm nghiên
cứu và phát triển rau màu châu Á (AVRDC) và vườn thử nghiệm đậu xanh quốc tế
(IMN) đã xây dựng chưng trình chiến lược nhằm đạt các mục tiêu về nghiên cứu đậu
xanh gồm:
1 Tuyển chọn các mẫu giống có tính thích ứng rộng
2 Đánh giá các kiểu gen cho năng suất cao, chín sớm, chín tập trung, kháng
được các loài sâu, bệnh quan trọng
3 Nâng cao chất lượng Protein, việc tuyển chọn giống đậu xanh của AVRDC được vận
dụng như “gene pool” (nguồn gene) để tạo giống đậu xanh mới
Ngoài ra AVRDC còn nghiên cứu chuyên sâu về:
- Tính kháng bệnh đốm là do nấm (CLS), phấn trắng (P.M), khảm vàng virút
(MYMV), các bệnh hại rễ và côn trùng gây hại (dòi đục thân, sâu đục quả, rệp và
tuyến trùng)
- Ít nhạy cảm với quang chu kỳ
- Cải tiến thành phần Protein, chất lượng hạt và những đặc điểm mong muốn khác
Cùng với AVRDC, các nước khác cũng tập trung thu thập các nguồn gene
giống đậu xanh, ở Mỹ trạm Oklahoma, ở Australia có cơ sở CSIRO Với những đầu tư
nghiên cứu mang tính quy mô lớn nên đã thu thập một số lượng lớn các mẫu giống đậu
xanh để phục vụ cho công tác nghiên cứu Đến nay, trên thế giới ước tính có khoảng
20.000 mẫu giống Viện nghiên cứu và phát triển rau quả châu Á (AVRDC) có bộ
Trang 21giống khá phong phú gồm 5108 mẫu, bộ nông nghiệp Mỹ có 3494 mẫu, trường đại học Punzab có khoảng 3000 mẫu Nhiều cơ sở nghiên cứu trên thế giới đã không ngừng thu thập các nguồn gen đậu xanh làm cho ngày càng phong phú như ở Australia, Đài Loan, Ấn Độ, Mỹ Việc thu thập các nguồn gen đậu xanh nhằm phục vụ cho đánh giá tuyển chọn giống cải tiến theo hướng năng suất và chất lượng cao có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận, giảm tính nhạy cảm với quang chu kỳ và nhiệt độ (Lawn R.J và CTV, 1970) Đậu xanh, là một trong những cây trồng được nghiên cứu chính của AVRDC Hàng năm, ở đây đã đưa ra hàng ngàn dòng lai vào mạng lưới khảo nghiệm quốc tế và từ đây, các tổ chức nghiên cứu các nước đã chọn hàng trăm giống đưa vào mạng lưới giống quốc gia phổ biến trong sản xuất và dùng làm vật liệu trong công tác chọn giống Thái Lan, là nước đã tiếp cận tốt nhất nguồn gen của AVRDC Các giống KPS1, KPS2 là những giống được tuyển chọn từ tập đoàn của AVRDC Nhiều chương trình nghiên cứu đã được tiến hành tại Nhật Bản, Thái Lan và AVRDC, trong đó 497 mẫu đã được sử dụng cho việc xác định kiểu sinh trưởng, 651 mẫu cho việc đánh giá đặc điểm hạt và 590 mẫu cho việc đánh giá sự
đa dạng protein
2.3.2 Nghiên cứu và sử dụng giống đậu xanh tại Việt Nam
Đậu xanh, cũng giống như các loại cây trồng khác, vấn đề chọn giống tốt được đặc biệt chú ý, từ xưa đã có câu ca dao “nhất nước nhì phân tam cần tứ giống” Do đó, việc đánh giá, khảo sát các tập đoàn để chọn lọc ra các dòng giống tốt là rất cần thiết
Từ nhận thức đó nhà nước đã cho chương trình nghiên cứu và phát triển đậu đỗ theo từng giai đoạn Kết quả nghiên cứu giai đoạn 2001 - 2005 của tác giả Trần Đình Long
và CTV Qua đánh giá 2024 lượt mẫu giống trong đó có 150 mẫu giống địa phương Kết quả đã xác định được 09 mẫu giống đạt năng suất từ 18 - 22 tạ/ha, thời gian sinh trưởng 70 -75 ngày là: Đậu xanh Quảng Bạ, mỡ Hải Dương, VC6193B, Chianat 72, Chianat 56, Chianat 36, SEL8, MN19, VC3890 Đặc biệt, là các giống Chianat 72, Chainat 36 có nguồn gốc từ Thái Lan cho năng suất cao và nhiều ưu điểm có thể sử dụng trực tiếp để nghiên cứu hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp và
mở rộng sản xuất
Trang 22Ở Vùng Duyên Hải Nam trung bộ, tác giả Tạ Minh Sơn và CTV đã chọn lọc được giống đậu xanh NTB01, từ nguồn gốc là giống nhập nội dạng hạt đậu mỡ thích nghi với điều kiện sinh thái vùng Duyên hải Nam trung bộ Giống NTB.01 có thời gian sinh trưởng 78 ngày trong vụ Đông Xuân và 72 ngày trong vụ Hè thu, thời gian sinh trưởng thuộc nhóm ngắn ngày tương đương với giống HL89-E3 Năng suất biến động từ 17,3 -23,6 tạ/ha, tuỳ thời vụ và địa điểm sản xuất và cao hơn đối chứng HL89-E3 trong vụ Đông Xuân 17,4% và vụ Hè Thu là 13,8% và bình quân chung ở các điểm được đánh giá là 21,7%
Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam từ những năm 1991, đã tiến hành thu thập và khảo sát tập đoàn 88 mẫu giống qua các vụ: Đông Xuân, Hè, Thu và Thu Đông Từ những năm 1992-1994 tại Trung tâm Hưng Lộc, Trung tâm Trâu sữa và Đồng cỏ Sông Bé đã tuyển chọn và giới thiệu những giống triển vọng năng suất cao
và thích ứng với điều kiện vùng Đông Nam Bộ
Để phục vụ tốt nhất cho từng mùa vụ và vùng sinh thái khác nhau các nhà khoa học
đã đặc ra các đề tài chương trình nghiên cứu cụ thể để chọn giống đậu xanh cho từng vụ
Vụ Xuân ở các tỉnh phía Bắc, Nguyễn Thị Út và ctv đã khảo sát tập đoàn với
493 mẫu giống Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong điều kiện vụ Xuân các giống có thời gian sinh trưởng tương đối dài với sự dao động từ 87-107 ngày
Tác giả Lê Khả Tường đã khảo sát các đặc điểm nông học, hình thái, sinh trưởng và năng suất của 108 mẫu giống đậu xanh và đã rút ra được, nhóm giống đậu xanh phù hợp với vụ Thu Đông
Với tầm quan trọng của các cây họ đậu trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta và đáp ứng nhu cầu sản xuất đậu xanh trong nước, từ nhiều năm nay việc nghiên cứu và đánh giá các mẫu giống nhập nội và thu thập ở trong nước đã được tiến hành ở các cơ
sở nghiên cứu (Viện, trường, trạm, trại ) với số lượng hơn 2.500 lượt mẫu giống Kết quả nghiên cứu đã tuyển chọn được một số giống có triển vọng đã và đang được áp dụng ngoài sản xuất và đã được công nhận giống Quốc gia
Trang 232.3.3 Nghiên cứu và sử dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất đậu xanh ở trong và ngoài nước
2.3.3.1 Kết quả nghiên cứu về thời vụ gieo trồng đậu xanh
Ngoài những yếu tố thuộc về đất đai, dinh dưỡng, độ ẩm Cây đậu xanh còn phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian chiếu sáng trong ngày (quang chu kỳ) Đây là 2 yếu tố
vô cùng quang trọng tác động lên đời sống cây đậu xanh Tuy nhiên, từng giống có những phản ứng khác nhau với nhiệt độ và quang chu kỳ Xác định thời điểm gieo trồng sao cho cây trồng sinh trưởng tốt nhất, biểu hiện đầy đủ những đặc trưng đặc tính của nó và đạt được những mong muốn cao nhất của người sản xuất chính là mục tiêu của việc xác định thời vụ, (Summerfield và ctv, 1987) Tại Astralia đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và quang chu kỳ ảnh hưởng lên sinh trưởng của đậu xanh, trong cùng một chế độ nhiệt (230C) nhưng thời gian chiếu sáng khác nhau (14-16 giờ)
đã ảnh hưởng đáng kể đến thời gian ra hoa của chúng Khi nhiệt độ ổn định (230C) thời gian chiếu sáng tăng lên, đậu xanh có xu thế kéo dài thời gian sinh trưởng với mức độ khác nhau tùy giống, dao động trong khoảng từ 30-87 ngày Trong cùng một chế độ chiếu sáng khi nhiệt độ tăng lên (18-280C), thời gian sinh trưởng có xu thế ngắn lại Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về thời vụ gieo trồng chưa có nhiều kết quả Song bước đầu cho thấy đậu xanh có thể sinh trưởng phát triển tốt từ tháng 2 đến tháng 11 ở các tỉnh phía bắc theo 3 thời vụ cơ bản sau:
- Vụ Xuân: Gieo cuối tháng 2 đến hết tháng 3
- Vụ Hè: Gieo cuối tháng 5-15/6
- Vụ Thu Đông: Gieo 15/8-15/9
Các tỉnh phía nam do không bị ảnh hưởng của mùa đông lạnh nên có thể trồng quanh năm ở các vùng chủ động tưới tiêu
2.3.3.2 Kết quả nghiên cứu về mật độ gieo trồng đậu xanh
Mật độ cây trồng có tương quan chặc chẽ với số quả/cây, số hạt/quả, trọng lượng 1000 hạt Tuy nhiên, mật độ tối ưu để đạt được năng suất, chất lượng cao lại còn liên hệ với yếu tố giống, độ phì đất và thời vụ gieo trồng Như vậy, mật độ không cố định cho mọi thời vụ, chân đất và giống, xác định mật độ gieo trồng là vấn đề cần thiết cho mỗi quy trình sản xuất Ở Việt Nam những nghiên cứu về
Trang 24mật độ khoảng cách gieo trồng tuy chưa được nghiên cứu một cách toàn diện
(trong các điều kiện sinh thái, thời vụ khác nhau) song bước đầu đã thu được kết
quả nhất định Trung tâm nghiên cứu đậu đỗ-Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đã đưa ra là hầu hết các giống đậu xanh triển vọng có tiềm năng năng suất cao đều thích nghi với mật độ 25-30 cây/m2, khi mật độ > 35 cây/m2khả năng phân cành giảm, bộ lá kém phát triển và có thể hạn chế đến số hoa, quả
từ đó giảm năng suất hạt, (Trích lời TS Trần Đình Long)
2.3.3.3 Kết quả nghiên cứu về bón phân cho đậu xanh
Bón phân cho đậu xanh là yêu cầu cần thiết để giúp cây sinh trưởng phát triển cho năng suất Tùy từng loại đất khác nhau ở các vùng khác nhau mà biểu hiện vai trò của liều lượng N, P, K có khác nhau Tuy nhiên, bón N, P, K cho năng suất tăng 50 -
60% so với không bón Các nghiên cứu về phân bón của AVRDC - Đài Loan, Trung
Quốc, Ấn Độ, Thái Lan đa số các nghiên cứu này đều cho thấy sử dụng phân đạm ở dạng (NH4) SO4, phân lân ở dạng Super photphat, phân kali ở dạng KaliClorua là có hiệu quả cao nhất
Sản xuất đậu xanh ở nước ta vẫn bị ảnh hưởng của tập quán cũ Trong đó trồng chay (không bón phân) trên đất nghèo dinh dưỡng và ít bón phân vẫn còn phổ biến ở nhiều vùng sản xuất đậu xanh Đó là lý do tại sao năng suất đậu xanh ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế Việc nghiên cứu, chế độ bón phân cho đậu xanh đến nay vẫn còn chưa có nhiều kết quả Tuy nhiên, căn cứ theo một số kết quả bước đầu và kinh nghiệm thâm canh của một số vùng sản xuất, quy trình bón phân cho đậu xanh nhìn chung có thể áp dụng như sau: phân chuồng mục 5 - 10 tấn + 300 – 500 kg vôi bột +
50 N + 75 P205 + 50K20 Tuy nhiên, do thành phần dinh dưỡng và kết cấu của đất và giống còn khác nhau, nên chế độ phân bón có thể điều chỉnh cho thích hợp từng điều kiện cụ thể Thời điểm bón nên bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi, lân, kali và 1 / 2 lượng phân đạm Bón thúc bón 1 / 2 lượng phân đạm khi đậu xanh bắt đầu ra hoa Ngoài ra, vào thời kỳ ra hoa, kết quả nên phun thêm các chế phẩm dinh dưỡng khoáng (B, Mo,
Zn, Mg) trên lá cùng với thuốc trừ sâu Nếu đậu xanh trồng lần đầu tiên trên đất mới khai hoang, đất lúa nước cần nhiễm chế phẩm Nitrazin nhằm tăng cường hoạt động cho vi khuẩn cố định đạm
Trang 252.4 Một số giống đậu xanh triển vọng
Đây là những giống đậu xanh mà các cơ quan nghiên cứu khoa học nông nghiệp đã chọn lọc thuần hóa từ một số giống trong các tập đoàn nhập nội từ AVRDC hoặc từ philippin đã được so sánh khảo nghiệm khu vực hóa ở các vùng sinh thái khác nhau, đã được bộ nông nghiệp nông thôn công nhận và cho phép đưa vào sản xuất Đặc điểm chung của các giống là có thời gian sinh trưởng ngắn có năng suất cao hơn các giống địa phương Một số giống có năng suất cao gấp rưỡi đến gấp đôi so với giống nội địa, chất lượng tốt, khả năng thâm canh cao
2.4.1 Giống đậu xanh số 7
Có nguồn gốc từ giống VC3664A của trung tâm nghiên cứu và phát triển rau quả châu Á (AVRDC) cây cao trung bình 50 - 52 cm, thời gian sinh trưởng từ 65 - 80 ngày Cây sinh trưởng khỏe có độ thuần cao ít sâu bệnh, ra hoa, quả chín tương đối tập trung nên dễ phun thuốc, thu hoạch gọn, hạt to đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Năng suất trung bình từ 13 - 15 tạ/ha, nếu chăm sóc thâm canh tốt có thể đạt được 16 - 18 tạ/ha
2.4.2 Giống đậu xanh T135
Giống này được chọn ra từ một dòng lai thuộc tổ hợp lai giữa giống vàng Tắt của Hà Bắc với giống VC2768B của trung tâm nghiên cứu và phát triển ra quả châu Á (AVRPC) Giống có dạng hạt tròn, màu xanh mốc, cây cao từ 45-50 cm, thời gian sinh trưởng khoảng 70 - 75 ngày Khối lượng 1000 hạt từ 45 - 65 g, năng suất trung bình từ
13 - 16 tạ/ha, hạt của nó có hàm lượng protein cao 28% giống T135 chống các bệnh phấn trắng và đốm lá ở mức trung bình
2.4.3 Giống đậu xanh Đông Xuân 208
Giống có thời gian sinh trưởng trung bình khoảng từ 60 - 75 ngày, chiều cao cây khoảng từ 50 - 60 cm, ra hoa, chín quả tương đối tập trung, hạt to, màu xanh bóng, trọng lượng 1000 hạt từ 57 - 63 g Năng suất trung bình từ 13 - 14 tạ/ha, thâm canh tốt
có thể đạt 22 - 27 tạ/ha
2.4.4 Giống đậu xanh HL33-6
Giống được tuyển chọn từ dòng HL33-612 của tổ hợp Mỡ Long Khánh x VC3902A Thời gian sinh trưởng 65 - 68 ngày Cây cao trung bình 47 - 48 cm, ra hoa
và chín quả tập trung, số quả trung bình 20 - 23 quả/ cây Hạt to, màu xanh mỡ, khối
Trang 26lượng hạt đạt 66 - 69 g/1000 hạt Năng suất cao và ổn định, thích ứng với nhiều vùng trồng đậu xanh ở miền Nam
2.4.5 Giống đậu xanh 044
Có nguồn gốc từ giống VC2768A của trung tâm nghiên cứu và phát triển rau quả châu Á (AVRDC) cây cao trung bình 45 - 50 cm, thời gian sinh trưởng từ 75 - 90 ngày Ra hoa quả và chín tương đối tập trung, hạt có dạng bầu dục tròn, màu vỏ xanh bóng, hạt to trọng lượng 1000 hạt từ 65 - 70 g đạt tiêu chuẩn xuất khẩu Năng suất trung bình là 12 - 13 tạ/ha, nếu thâm canh tốt có thể đạt 20 - 23 tạ/ha
2.4.6 Giống đậu xanh V94-208
Là giống có tiềm năng năng suất cao trung bình là 1,4 - 1,5 tấn/ha, có những nơi giống đã đạt 2,8 tấn/ha Đặc điểm nổi bật của V94-208 là cao 75cm, thân to lá rộng, bông nằm trên mặt lá, hạt to, hình trụ màu xanh đậm, bóng Hạt đóng không khít trên trái Vì vậy khi gặp điều kiện dinh dưỡng không tốt các hạt sẽ không đều Hạt giống V94-208 rất dễ đổi màu khi thu hái gặp trời mưa hoặc phơi không kịp Giống rất dễ bị mọt, vì vậy cần lưu ý khâu bảo quản
Trang 27Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành vào vụ Xuân Hè từ 15/2 đến 30/6 tại trại nông học, Trường đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
3.1.2 Vật liệu nghiên cứu
Gồm 7 giống đậu xanh
Tên giống Nguồn gốc
V94-208 Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Hưng Lộc
TN128 Công ty trách nhiệm hữu hạn Trang Nông
HL33-6 Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Hưng Lộc
Đồng tiến Công ty giống cây trồng Tp Hồ Chí Minh
ĐX-208 Công ty giống cây trồng miền Nam
Đậu xanh mỡ (ĐC) Giống địa phương
3.2 Đặc điểm khí hậu khu đất thí nghiệm
Lượng mưa (mm)
Tổng số giờ nắng (giờ)
Tháng
Trung
bình
Tối cao
Tối thấp
Trang 285 29,5 37,0 23,5 75 124,4 165,0 Nhiệt độ trung bình từ tháng 3 đến tháng 5 biến động từ 28,3 – 29,50C, cao nhất
là tháng 5 (29,50C), thấp nhất là tháng 3 (28,30C) Nhiệt độ này thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây đậu xanh
Ẩm độ trung bình từ tháng 3 đến tháng 5 biến động từ 67 - 75 %, cao nhất là tháng 5 (75%), nhất là tháng 3 (67%) Ẩm độ này thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây đậu xanh
Lượng mưa cao nhất vào tháng 5 (124,4 mm), thấp nhất là tháng 3 (40,3 mm) Lượng mưa tháng 3 khá thấp gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây con, làm cho cây và cành phát triển kém, lá bé, ít lá, hoa quả ít Lượng mưa tháng 5 khá cao gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng quả và thu hoạch
Lượng nước bốc hơi: lượng nước bốc hơi tháng 3 nhiều nhất (47 mm) gây ảnh hưởng đến tỷ lệ mọc mầm và sự phát triển của cây con, cần cung đủ nước cho cây vào thời gian này để cây phát triển tốt, tạo điều kiện cho sự phát triển ở giai đoạn sau Tháng 5 có lượng nước bốc hơi ít nhất (33 mm)
Tổng số giờ nắng: biến động từ 157,8 - 187 giờ Tháng có số giờ nắng cao nhất
là tháng 4 (187 giờ), tức là 6,2 giờ nắng một ngày, số giờ nắng trong tháng này ảnh hưởng đến chất lượng hạt Tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 3 (157,8 giờ), tức
là 5,1 giờ nắng một ngày
Các điều kiện về nhiệt độ và ẩm độ là thích hợp cho cây đậu xanh, nhưng trong thời gian đầu thì lượng mưa ít, lượng nước bốc hơi cao, tổng số giờ nắng nhiều nên
ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của cây
3.2.2 Đặc tính lý hóa đất khu thí nghiệm
Thành phần cơ giới: khu đất tiến hành thí nghiệm là đất cát
pH: đất hơi chua nhưng vẫn nằm trong khoảng sinh trưởng phát triển tốt của cây
Hàm lượng chất hữu cơ và mùn trong đất đều thấp
Trong đất có hàm lượng đạm, lân, kali tổng số thấp
( Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, 2011)
Trang 29Bảng 3.2: Thành phần hóa lý tính của khu đất thí nghiệm
Thành phần cơ
Chất hữu cơ (%)
Mùn (%) Chất tổng số (%)
Chất dễ tiêu (mg/100g đất)
Cation trao đổi (mg/100g) Sét Thịt Cát KCl H20 N P205 K20 N-NH4 P205 K+ Ca2+ Mg2+
6 8 8,6 5,9 6,2 0,8 1,4 0,09 0,05 0,09 6,46 5,1 0,38 0,13 0,07
Nguồn: Bộ môn Nông Hóa – Thổ Nhưỡng,khoa Nông học, Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chi
Minh, 2010
Đất nghèo lân và kali dễ tiêu, đạm ở mức trung bình Cation trao đổi cũng thấp
Qua nhận xét trên cho thấy, cây đậu xanh muốn sinh trưởng và phát triển tốt nhất thì cần phải bón thêm phân chuồng, hàm lượng đạm, lân, kali để cung cấp thêm
các chất dinh dưỡng cho cây
3.3 Phương pháp nghiên cứu
NT5 NT1 NT3
ĐC NT3 NT5
bảo vệ Chiều biến thiên Trong đó các nghiệm thức tương ứng với các giống
Trang 30Đất thí nghiệm phải có độ đồng đều, bằng phẳng, thuộc loại đất nhẹ, tơi xốp, có
độ pH trung tính, cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại và lên luống rộng 2 m (không kể rãnh)
Mỗi ô thí nghiệm rạch 6 hàng dọc luống, cách nhau 40 cm
- Lần thứ ba: Bón thúc đợt 2 sau khi gieo 25 ngày, ta tiến hành bón thúc ra hoa
toàn bộ lượng phân còn lại và kết hợp với làm cỏ, vun gốc
3.3.3.5 Chăm sóc
- Dặm hạt và tỉa bỏ cây xấu vào thời điểm 5 ngày sau khi gieo
- Phòng trừ cỏ dại: Thực hiện 3 đợt chính là 10 ngày, 22 ngày và 35 ngày sau khi gieo
3.3.3.6 Tưới nước
Đảm bảo độ ẩm thường xuyên trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây, nếu đất khô (độ ẩm đất < 65%) thì cần phải tưới
Trang 313.3.3.7 Thu hoạch
Tiến hành 3 đợt:
- Đợt 1 khi cây có khoảng 40% số quả chín
- Đợt 2 khi có 50% số quả chín, lá trên cây úa vàng
- Đợt 3 khi quả chín hết và lá rụng hoàn toàn
3.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
3.4 1 Một số đặc điểm hình thái
- Dạng thân: đứng, nửa đứng, bò
Kiểu sinh trưởng: hữu hạn, vô hạn
+ Hình dạng lá cuối: chóp nhọn, bầu, thuôn nhọn, xẻ thùy
+ Màu sắc của lá (theo dõi khi có 50% cây ra hoa): xanh nhạt, xanh đậm, màu khác
- Hoa: Màu sắc hoa vàng nhạt, vàng đậm, trắng và màu khác
- Quả: Màu sắc quả khi chín: vàng rơm, nâu, đen và màu khác
+ Màu sắc hạt khi chín: vàng, xanh vàng, xanh nhạt, xanh sẫm, nâu và các màu khác
+ Dạng hạt: Tròn, bầu, hình trụ và dạng khác
+ Vỏ hạt: Xanh bóng hoặc xanh mốc
3.4.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển
Cách chọn cây chỉ tiêu: chọn 10 cây trên 5 điểm theo hai đường chéo góc
- Ngày gieo: Ghi ngày gieo thí nghiệm
- Ngày mọc: Ngày có khoảng 50% số cây/ô mọc 2 lá mầm
- Ngày phần cành: Ngày có khoảng 50% số cây/ô phân cành
- Ngày ra hoa: Ngày có khoảng 50% số cây/ô có đợt hoa đầu
- Ngày đậu quả: Ngày có khoảng 50% số cây/ô có quả đậu
- Thời gian ra hoa:
+ Không tập trung: Hoa nở kéo dài > 30 ngày
+ Trung bình: Hoa nở kéo dài 16-30 ngày
+ Tập trung: Hoa nở dưới 15 ngày
Trang 32- Thời gian sinh trưởng (ngày): Tính từ ngày gieo đến ngày thu hoạch đợt cuối cùng
- Sức sống cây con: Đánh giá sau khi cây mọc 15 ngày với các mức yếu, trung bình và mạnh
- Chiều cao cây (cm): Đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính lúc thu hoạch Đo trung bình ở 10 cây mẫu/ ô
- Số cành cấp I/ cây: Đếm số cành mọc từ thân chính của 10 cây mẫu/ô
- Tỷ lệ đậu quả (%): Tỷ lệ % số quả đậu so với vết nụ, theo dõi 5 ngày một lần
kể từ khi có quả đậu, đếm tổng số quả trên cây kể cả quả lép
- Độ tách quả (tính theo từng lần thu hoạch): Đánh giá theo 5 điểm
+ Điểm 1: Không có quả tách vỏ
+ Điểm 2: < 25% quả tách vỏ
+ Điểm 3: 26- 50% quả tách vỏ
+ Điểm 4: 51- 75% quả tách vỏ
+ Điểm 5: > 75% quả tách vỏ
- Đánh giá khả năng chống đổ ngã: đánh giá theo thang điểm 1-5
+ Điểm 1: Hầu hết các cây đều đứng thẳng
+ Điểm 2: < 25% số cây bị đỗ
+ Điểm 3: 26-50% cây bị đỏ hẳn, các cây khác nghiêng 45o
+ Điểm 4: 51-75% cây bị đổ hẳn
+ Điểm 5: > 75% cây bị đổ hẳn
- Ghi nhân sâu bệnh hại trong quá trình thí nghiệm
Theo dõi một số bệnh: Bệnh héo rũ cây con (Rhizotonia solani), bệnh phấn trắng (Erysiphe polygoni), bệnh đốm nâu (Cercospora sanescen) và bệnh khảm vàng virus (Mosaic virus)
Đánh giá theo thang điểm cấp bệnh như sau:
+ Điểm 0: Không nhiễm dưới 5% số cây có vết bệnh
+ Điểm 1: Nhiễm nhẹ từ 6 - 25% số cây có vết bệnh
+ Điểm 2: Nhiễm trung bình từ 26 - 505 số cây có vết bệnh
+ Điểm 3: Nhiễm nặng từ 51 - 75% số cây có vết bệnh
+ Điểm 4: Nhiễm rất nặng trên 76% số cây có vết bệnh
Trang 333.4.3 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
- Số quả/ cây: Đếm tổng số quả trên 10 cây mẫu/ ô, tính trung bình
- Tỷ lệ quả chắc/ cây: Là tỷ lệ % tổng số quả chắc/ tổng số quả trên 10 cây mẫu
- Số hạt/ quả: Đếm tổng số hạt trên quả của 10 cây mẫu/ô, tính trung bình
- Tỷ lệ hạt chắc: Tỷ lệ % tổng số hạt chắc/ tổng số hạt theo dõi trên 10 cây mẫu
- Trọng lượng 1000 hạt, lấy mỗi ô 1000 hạt đã trộn đều và cân trọng lượng, trọng lượng trung bình được tính trên cơ sở 3 lần lặp lại
- Năng suất lý thuyết: Tính năng suất lý thuyết theo công thức
NSLT (tấn/ha)= Số cây/ha x số quả/cây x tỷ lệ quả chắc x số hạt/quả x tỷ lệ hạt chắc x P1000 hạt/109
- Năng suất thực thu: Thu toàn bộ nghiệm thức rồi quy ra tấn/ ha
NSTT (tấn/ha)= Trọng lượng ô/ diện tích ô x 10
3.4.4 Phương pháp lấy mẫu
Các chỉ tiêu được lấy trên 5 điểm nằm trên 2 đường chéo góc của ô cơ sở, mỗi điểm theo dõi 2 cây
3.5 Xử lý thống kê
Số liệu thu thập tính toán bằng excel và phân tích thống kê bằng chương trình SAS 9.1 Sau đó dựa vào giá trị Prob trong bảng ANOVA để quyết định nên trắc nghiệm phân hạng hay không Nếu có thì dùng trắc nghiệm phân hạng ở mức độ tin cậy 0,05 hoặc 0,01 để đánh giá kết quả thí nghiệm
Trang 34Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống đậu xanh
4.1.1 Tỷ lệ nẩy mầm
Để đạt được tỷ lệ nẩy mầm tốt đối với hạt giống đậu xanh thì khâu bảo quản và
tuyển lựa hạt giống phải tốt, chọn thời vụ phải thích hợp Vì đây là những biện pháp
kỹ thuật cần thiết và quan trọng, có tính chất ảnh hưởng đến tỷ lệ nẩy mầm của hạt
giống và cho năng suất về sau
Khi hạt đậu xanh bắt đầu nẩy mầm thì đây là giai đoạn bắt đầu cho sự sống
thực, cho chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây đậu xanh Trong quá trình này sẽ
diễn ra các hoạt động trao đổi, biến đổi và chuyển hóa các loại chất để cung cấp cho
hoạt động sống của phôi mầm Kết quả theo dõi tỷ lệ mọc của các giống đậu xanh thí
nghiệm được thể hiện ở bảng 4.1
Bảng 4.1: Tỷ lệ nẩy mầm của các giống đậu xanh tham gia thí nghiệm
Giống Tỷ lệ mọc (%)
V94-208 95,95 TN128 96,97
Đồng Tiến 90,41 Hai mũi tên đỏ 96,45
Đối chứng 91,91
Trang 35Số liệu bảng 4.1 cho thấy:
Tỷ lệ nẩy mầm của các giống trên 90%, các giống tham gia thí nghiệm đều là
những giống được chọn lọc rất kỹ, chế độ thu hoạch, bảo quản giống trong điều kiện
rất tốt Đây cũng là một trong những điều kiện tốt về tính đồng đều của thí nghiệm
4.1.2 Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn
Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng là một quá trình sinh lý và sinh hóa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có vai trò quyết định và ảnh hưởng đến sự
tăng nhanh về chiều cao của cây, số lá, số lượng cành, số hoa và quả Quá trình này là
giai đoạn từ khi gieo hạt đến khi chín sẽ trải qua 2 giai đoạn sinh trưởng liên tiếp nhau
Tùy vào mỗi giai đoạn khác nhau mà quá trình sinh trưởng hay quá trình sinh thực
chiếm ưu thế hơn,thời gian sinh trưởng của các giống đậu xanh tham gia thí nghiệm
được thể hiện trên bảng 4.2
Số liệu ở bảng 4.2 cho ta thấy: Thời gian bắt đầu từ khi gieo đến khi mọc của các
giống tham gia thí nghiệm đều là 3 ngày Chỉ có giống Đồng tiến có thời gian nẩy mầm là
4 ngày
Bảng 4.2: Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống đậu xanh qua các thời kỳ
Thời gian sinh trưởng và phát triển các nghiệm thức tham gia thí nghiệm
-Thời gian từ khi gieo đến khi phân cành:
Thời gian phân cành của các giống tham gia vào thí nghiệm biến động từ 21 đến
25 ngày Giống có thời gian phân cành sớm nhất là ĐX208 (21 ngày), giống có thời gian
phân cành muộn nhất là giống HMTĐ (25 ngày) Sự chênh lệch về thời gian phân cành
Trang 36giữa giống sớm nhất và muộn nhất là 5 ngày Các giống còn lại có thời gian phân cành lần lượt là: HL33-6 (23 ngày), TN 128 (23 ngày) và giống Đối chứng (24 ngày)
- Thời gian từ khi gieo đến khi đậu quả:
Thời gian từ khi gieo đến khi đậu quả của các giống tham gia thí nghiệm biến động từ 37 đến 42 ngày Giống có thời gian đậu quả sớm nhất là hai mũi tên đỏ (37 ngày)
và muộn nhất là HL33-6 (42 ngày) Sự chênh lệch về thời gian đậu quả giữa các giống là
5 ngày Các giống còn lại lần lượt có thời gian đậu quả là V94-208 (38 ngày), ĐX208 và Đối chứng (39 ngày), TN 128 (39 ngày)
4.1.3 Chiều cao cây của các giống tham gia thí nghiệm
Chiều cao cây là một trong những đặc điểm về hình thái có vai trò quan trọng và
là chỉ tiêu cơ sở trong các phương pháp lai tạo, chọn lọc và khảo nghiệm giống Cây sinh trưởng tốt, thân cây to khỏe là sẽ là điều kiện để các bộ phận khác phát triển theo hướng
tỷ lệ thuận cùng với thân cây và tạo điều kiện cho quá trình quang hợp được diễn ra một cách thuận lợi Tuy nhiên chiều cao cây tốt hay không đều phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh như: ánh sáng, nhiệt độ và các biện pháp kỹ thuật trồng tác động cùng với các chất dinh dưỡng bên trong
Đối với một giống đậu xanh bất kỳ nào, khi quan sát thân chính của cây, thân chính của cây được tính từ vị trí lá mầm đến đỉnh sinh trưởng, ta có thể đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của giống đó Chiều cao thân chính cũng là yếu tố để làm cơ sở đánh giá khả năng tổng hợp và tích lũy các chất hữu cơ trong cây Dựa vào đặc điểm này có thể đánh giá được tính đổ ngã của cây, tính chịu phân, khả năng cạnh tranh các chất dinh dưỡng với cỏ dại
Tốc độ tăng trưởng về chiều cao cây tăng mạnh vào giai đoạn đầu của sự sinh trưởng và chậm dần vào giai đoạn cuối của sự sinh trưởng
Qua quá trình tiến hành thí nghiệm, ta có thể nhận thấy được sự tăng trưởng về chiều cao thân chính của các giống đậu xanh tham gia vào thí nghiệm đều tăng dần từ khi có 3 lá thật đến khi thu hoạch Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng ở mỗi giai đoạn có sự
- Chiều cao thân chính ở giai đoạn phân cành
Chiều cao thân chính của các giống tham gia vào thí nghiệm ở giai đoạn phân