1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CHÍN GIỐNG NGÔ LAI ĐƠN TẠI TRẢNG BOM – ĐỒNG NAI

88 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CHÍN GIỐNG NGÔ LAI ĐƠN TẠI TRẢNG BOM – ĐỒNG NAI Tác giả HỨA MINH TRUNG Khóa luận được đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Nông h

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ

NĂNG SUẤT CHÍN GIỐNG NGÔ LAI ĐƠN

TẠI TRẢNG BOM – ĐỒNG NAI

: 2008 - 2012

Tháng 07/2012

Trang 2

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ

NĂNG SUẤT CHÍN GIỐNG NGÔ LAI ĐƠN

TẠI TRẢNG BOM – ĐỒNG NAI

Tác giả

HỨA MINH TRUNG

Khóa luận được đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Nông học

:

TS HOÀNG KIM

TS TRẦN KIM ĐỊNH

Tháng 07/2012

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cha mẹ đã sinh thành nuôi lớn con, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con có thể theo học và hoàn thành khoá học này Con xin chân thành cảm ơn Thầy TS.Hoàng Kim, TS Trần Kim Định đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo con trong suốt quá trình làm đề tài cho đến khi hoàn thành luận văn này

Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh Ban Chủ nhiệm Khoa Nông học, quý Thầy (Cô) trong Khoa Nông học và trong Trường đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, tạo cho em những nền tảng vững

cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc) đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo việc thực hiện thí nghiệm tại trung tâm

Xin cảm ơn bạn bè, những người đã luôn giúp đỡ, chia sẻ cùng tôi

Chân thành cảm ơn

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012

Sinh viên Hứa Minh Trung

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “ Khảo sát đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất chín

giống ngô lai đơn tại Trảng Bom – Đồng Nai” được tiến hành tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai từ 14/02/2012 đến 20/05/2012 Mục tiêu đề tài: khảo sát đặc điểm sinh trưởng, phát triển,

mức độ nhiễm sâu bệnh, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của chín giống

ngô lai đơn để chọn ra một số giống ngô triển vọng có năng suất cao, ít sâu bệnh Nội

dung thực hiện: khảo sát tám giống ngô lai đơn: P4199, SUPER999, B909, PAC339, TI8334, TI8332, TI8430 và đối chứng C919 theo quy phạm khảo nghiệm giống ngô tiêu chuẩn ngành 10 TCN341 – 2006 Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, ba lần lặp lại Diện tích ô là 14 m2

(5 m x 2,8 m) Khoảng cách trồng: 70 cm x 25 cm Mật độ: 57.143 cây/ha

Kết quả đạt được như sau:

1) Qua kết quả khảo nghiệm chín giống ngô lai đơn thí nghiệm tại Hưng Lộc, Trảng Bom, Đồng Nai cho thấy các giống đạt năng suất thực thu biến động từ 5.359 – 7.296kg/ha, thời gian sinh trưởng 92 - 95 ngày, sức sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh và đổ ngã Bốn giống TI8334, TI8332, TI8430 và B909 là triển vọng nhất, có năng suất thực thu cao hơn đối chứng

2) Giống TI8334 có thời gian sinh trưởng 93 ngày, năng suất hạt khô thực thu 7.296 kg/ha, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng C919 (5.580 kg/ha)

Chiều cao cây 219 cm, chiều cao đóng bắp 105 cm, trái dài 19 cm, đường kính trái 4,59 cm Lá bi che kín trái (điểm 1), hạt vàng cam, trọng lượng 1000 hạt 301,60 g

Khả năng chống chịu sâu bệnh tốt (bệnh khô vằn cấp 2, rỉ sắt cấp 1, sâu đục thân 9,68%), đổ ngã ít (4,82%)

3) Giống TI8332 có thời gian sinh trưởng là 95 ngày, năng suất hạt khô thực thu

là 6.832 kg/ha, cao hơn đối chứng 22,44 % Chiều cao cây 227 cm, chiều cao đóng bắp

112 cm Chiều dài kết hạt 18 cm Hạt màu vàng cam chất lượng tốt, lá bi che kín trái (điểm 1) Khả năng chống chịu sâu bệnh tốt (khô vằn cấp 1, rỉ sắt điểm 2, sâu đục thân 6,33 %), đổ ngã ít (4,24 %)

Trang 5

4) Giống TI8430 có thời gian sinh trưởng là 94 ngày, năng suất hạt khô thực thu

là 6.465 kg/ha, cao hơn đối chứng 15,86 % Chiều cao cây 205 cm, chiều cao đóng bắp

105 cm Lá bi che kín trái (điểm 1), tỷ lệ hạt 80,57 %, trọng lượng 1000 hạt 275,60 g, hạt màu vàng cam Khả năng chống chịu sâu bệnh tốt (khô vằn điểm 2, rỉ sắt điểm 2, sâu đục thân 8,64 %), không đổ ngã

5) Giống B909 có thời gian sinh trưởng là 95 ngày, năng suất hạt khô thực thu

là 6.456 kg/ha, vượt đối chứng 15,73 % Chiều cao cây 230 cm, chiều cao đóng bắp

115 cm Hạt vàng cam chất lượng tốt, trọng lượng 1000 hạt là 281,20 g Số trái hữu hiệu trên cây là 1 trái, lá bi che kín trái (điểm 2) Chống chịu sâu bệnh tốt (sâu đục thân 7,80 %, khô vằn cấp 2, rỉ sắt cấp 1), đổ ngã ít (3,38 %)

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Trang tựa i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt iii

Mục lục v

Danh sách các chữ viết tắt viii

Danh sách các hình ix

Danh sách các bảng x

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu đề tài 2

1.3 Yêu cầu cần đạt 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 2

Chương 2 TỔNG QUAN 3

2.1 Phân loại và nguồn gốc cây ngô 3

2.1.1 Phân loại thực vật học 3

2.1.2 Nguồn gốc cây ngô 4

2.1.2.1 Nguồn gốc địa lí 4

2.1.2.2 Nguồn gốc di truyền 5

2.2 Giá trị kinh tế của cây ngô 6

2.3 Tình hình sản xuất và chọn tạo giống ngô trên thế giới 7

2.3.1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 7

2.3.2 Chọn tạo giống ngô trên thế giới 8

2.4 Tình hình sản xuất và chọn tạo giống ngô ở Việt Nam 9

2.4.1 Sản xuất ngô ở Việt Nam 9

2.4.2 Chọn tạo giống ngô ở Việt Nam 12

2.5 Sản xuất ngô ở Đông Nam Bộ và Đồng Nai 13

2.5.1 Sản xuất ngô ở Đông Nam Bộ 13

Trang 7

2.5.2 Sản xuất ngô ở Đồng Nai 14

Chương3 VẬT LIỆU VÀ PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm 16

3.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết và đặc điểm đất đai khu thí nghiệm 16

3.2.1 Tình hình khí hậu, thời tiết trong thời gian thí nghiệm 16

3.2.2 Đặc điểm đất đai khu thí nghiệm 17

3.3 Vật liệu thí nghiệm 18

3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm 18

3.4.1 Kiểu bố trí thí nghiệm 18

3.4.2 Quy trình thực hiện thí nghiệm 20

3.4.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 20

3.4.3.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển 21

3.4.3.2 Các yếu tố liên quan đến khả năng chống đổ ngã 22

3.4.3.3 Tình hình sâu bệnh 22

3.4.3.4 Các đặc trưng về hình thái trái bắp 24

3.4.3.5 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 25

3.5 Phương pháp xử lý và thống kê số liệu 25

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26

4.1 Đặc điểm sinh trưởng phát triển của chín giống ngô lai đơn 26

4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của chín giống ngô lai thí nghiệm 29

4.3 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/ngày) của chín giống ngô lai đơn 31

4.4 Số lá (lá) của chín giống ngô lai qua các giai đoạn sinh trưởng 32

4.5 Tốc độ ra lá (lá/cây/ngày) của chín giống ngô lai qua các giai đoạn 34

4.6 Diện tích lá (dm2) của chín giống ngô lai qua các giai đoạn 35

4.7 Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2đất) của chín giống ngô lai qua các giai đoạn 37

4.8 Các yếu tố liên quan đến khả năng chống đổ ngã của chín giống ngô lai 38

4.8.1 Chiều cao cây cuối cùng 38

4.8.2 Chiều cao đóng bắp 39

4.8.3 Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây 40

4.8.4 Đường kính thân 40

4.9 Tình hình sâu bệnh hại của chín giống ngô lai 40

Trang 8

4.10 Đặc trưng hình thái trái của chín giống ngô lai 41

4.11 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của của chín giống ngô lai 43

4.11.1 Số trái hữu hiệu trên cây 43

4.11.2 Số hàng trên trái 43

4.11.3 Số hạt trên hàng 44

4.11.4 Tỷ lệ hạt trên trái 44

4.11.5 Trọng lượng 1000 hạt (ẩm độ 14%) 44

4.11.6 Năng suất lý thuyết 44

4.11.7 Năng suất thực thu 46

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 47

5.1 Kết luận 47

5.2 Đề nghị 48

49

50

Trang 9

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CIMMYT International Maize and Wheat Improvement Center

FAO Food and Agriculture Organization

P1000 Trọng lượng 1000 hạt

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 3.1: Toàn cảnh khu thí nghiệm 19

Hình 3.2: Các cấp bệnh để đánh giá bệnh khô vằn (CIMMYT 1985) 23

Hình 3.3: Các mức điểm để đánh giá độ bao kín lá bi (CIMMYT 1985) 24

Hình 4.1: Ngô đang tung phấn 28

Hình 4.2: Ngô phun râu 28

Hình 4.3: Dạng trái của chín giống bắp lai thí nghiệm 46

Hình P.1: Một số sâu bệnh 50

Hình P.2: Một số giống ngô thí nghiệm 51

Hình P.3: Một số dụng cụ thí nghiệm 52

Hình P.4: Biểu đồ diện tích sản xuất ngô của các châu lục 52

Hình P.5: Biểu đồ sản lượng ngô của các châu lục 53

Hình P.6: Biểu đồ động thái tăng trưởng chiều cao cây 53

Hình P.7: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 53

Hình P.8: Biểu đồ động thái ra lá 54

Hình P.9: Biểu đồ tốc độ ra lá 54

Hình P.10: Biểu đồ năng suất lí thuyết và thực thu của chín giống ngô lai 54

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng của cây ngô trên thế giới giai đoạn 2005 –

2010 7

Bảng 2.2: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 10

Bảng 2.3: Tình hình sản xuất ngô của các tỉnh Đông Nam Bộ năm 2009 – 2010 14

Bảng 2.4: Tình hình sản xuất ngô ở Đồng Nai giai đoạn 2005 – 2010 15

Bảng 3.1: Tình hình thời tiết, khí hậu nơi thí nghiệm 16

Bảng 3.2: Đặc điểm lý hóa tính của khu đất tại nơi thí nghiệm 17

Bảng 3.3: Danh sách các giống và nguồn gốc chọn tạo 18

Bảng 4.1:Đặc điểm sinh trưởng phát triển của chín giống ngô lai đơntại Hưng Lộc, Trảng Bom, Đồng Nai 27

Bảng 4.2: Động thái tăng trường chiều cao cây của chín giống ngô lai tại Hưng Lộc, Trảng Bom, Đồng Nai 30

Bảng 4.3:Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của chín giống ngô lai qua các giai đoạn sinh trưởng tại Hưng Lộc, Trảng Bom, Đồng Nai 32

Bảng 4.4:Số lá của chín giống ngô lai qua các giai đoạn sinh trưởng tại Hưng Lộc, Trảng Bom, Đồng Nai 33

Bảng 4.5:Tốc độ ra lá (lá/cây/ngày) của chín giống ngô laiqua các giai đoạn sinh trưởng tại Hưng Lộc, Trảng Bom, Đồng Nai 35

Bảng 4.6:Diện tích lá (dm2) của chín giống ngô lai qua các giai đoạn sinh trưởng tại Hưng Lộc, Trảng Bom, Đồng Nai 36

Bảng 4.7:Chỉ số diện tích lá (m2 lá/ m2đất) của chíngiống ngô lai qua các giai đoạn sinh trưởngtại Hưng Lộc, Trảng Bom, Đồng Nai 37

Bảng 4.8: Các chỉ tiêu chống chịu đổ ngã của chín giống ngô laitại Hưng Lộc, Trảng Bom, Đồng Nai 39

Bảng 4.9:Tình hình sâu bệnh hại chính trên chín giống ngô laitại Hưng Lộc, Trảng Bom, Đồng Nai 41

Bảng 4.10:Đặc điểm hình thái trái của chín giống ngô lai thí nghiệm tại Hưng Lộc, Trảng Bom, Đồng Nai 42

Trang 12

Bảng 4.11: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của chín giống ngô lai thí nghiệm tại Hưng Lộc, Trảng Bom, Đồng Nai 45

Trang 13

về sản lượng và năng suất trong nhóm cây lương thực của thế giới với sản lượng đạt 844,4 triệu tấn trên diện tích 161,9 triệu ha, năng suất trung bình 52,2 tạ/ha (FAOSTAT, 2012)

Ở Việt Nam, ngô là cây lương thực quan trọng thứ hai sau lúa Cây ngô không chỉ cung cấp lương thực cho người, vật nuôi mà còn là cây trồng xóa đói giảm nghèo tại các tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn Diện tích gieo trồng và năng suất sản lượng ngô cũng tăng mạnh, đến năm 2010 diện tích canh tác là 1.126,9 nghìn ha, sản lượng 4.606,8 nghìn tấn, năng suất 40,9 tạ/ha Tuy nhiên, sản xuất ngô ở nước ta vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng nhu cầu trong nước, hàng năm nước ta phải nhập khoảng 1 triệu tấn ngô hạt

Để cây ngô Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng, bền vững, đáp ứng nhu cầu làm thức ăn chăn nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất thì cần thiết phải có giống ngô tốt Giống có khả năng chống chịu điều kiện bất lợi, sâu bệnh, thích nghi với điều kiện sinh thái là yếu tố quyết định tăng năng xuất Vì vậy, công tác khảo nghiệm giống rất cần thiết để chọn ra giống tốt phù hợp với từng vùng sinh thái

Trang 14

Được sự phân công của Khoa Nông Học và sự hướng dẫn của thầy TS Hoàng Kim, TS Trần Kim Định, tôi tiến hành đề tài: “Khảo sát đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất chín giống ngô lai đơn tại Trảng Bom – Đồng Nai”

và đặc tính nông học của chín giống ngô lai đơn có triển vọng, thích hợp với điều kiện

tự nhiên tại Trảng Bom, Đồng Nai

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Thí nghiệm được thực hiện từ ngày 14/02/2012 đến 20/05/2012 tại Trung tâm

Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Trảng Bom, Đồng Nai, đánh giá các đặc tính nông học và rút ra kết luận sơ bộ

Trang 15

Chương 2

TỔNG QUAN

2.1 Phân loại và nguồn gốc cây ngô

2.1.1 Phân loại thực vật học

Ngô thuộc họ hòa thảo (Gramineae), tộc Maydeae Tộc này khác với các tộc

khác trong họ Gramineae nhờ có hoa đơn tính Tộc này có 8 chi:

Năm chi có nguồn gốc châu Á là:

Chi Polytoca Chi Chinonachne Chi Trilobachne Chi Coix

Chi Schlerachne

Ba chi có nguồn gốc châu Mỹ nhiệt đới là:

Chi Tripsacum Chi Euchlaena Chi Zea

Chi Zea có một loài duy nhất là Zea mays Từ loài Zea mays dựa vào cấu trúc

nội nhũ của hạt được phân thành các loài phụ Những loài phụ chính gồm:

Ngô răng ngựa (Zea mays var indentata Sturt.) Ngô đá (Zea mays var indurata Sturt.)

Ngô nổ (Zea mays var everta Sturt.)

Trang 16

Ngô bột (Zea mays var amylacea Sturt.) Ngô đường (Zea mays var saccharata Sturt.) Ngô bọc (Zea mays var tunicata Sturt.) Ngô nếp (Zea mays var ceratina Kulesh.) Ngô đường bột (Zea mays var amylacea saccharata Sturt.) Ngô bán răng ngựa (Zea mays var semiindentata Kulesh.)

Ngô được phân bố trên địa bàn rất rộng từ vĩ độ 580 Bắc đến 380 Nam, từ độ cao 1 – 2 m đến 3.620 m so với mặt biển, từ khí hậu vùng xích đạo nóng, mưa nhiều đến vùng lạnh ôn đới Ngô được phân bố trên địa bàn rộng như vậy, nên qua chọn lọc

tự nhiên đã phân ly và hình thành nhiều dạng khác nhau Đồng thời qua chọn lọc nhân tạo cũng đã tạo nên nhiều dạng khác nhau về hình thái, màu sắc, tính chất, yêu cầu sinh lý tùy mục đích sử dụng (Trần Thị Dạ Thảo, 2008, bài giảng cây lương thực)

2.1.2 Nguồn gốc cây ngô

2.1.2.1 Nguồn gốc địa lí

Những nghiên cứu về nguồn gốc cây trồng của Vavilov (1926) đã cho rằng Mêhicô và Pêru là những trung tâm phát sinh và đa dạng di truyền cây ngô Mêhicô là trung tâm thứ nhất (trung tâm phát sinh), vùng Andet (Pêru) là trung tâm thứ hai, nơi

mà cây ngô đã trải qua quá trình tiến hoá nhanh chóng Nhận định này của Vavilov được nhiều nhà khoa học chia sẻ (Galinat, 1977; Wilkes, 1980; Kato, 1984, 1988) Đặc biệt, Harshberger 1893 (theo Wilkes 1988) đã cho rằng ngô bắt nguồn từ Mêhicô và từ một cây hoang dại ở Miền Trung Mêhicô trên độ cao 1500 m của vùng bán khô hạn có mưa mùa hè khoảng 350 mm (Ngô Hữu Tình, 2009, chọn lọc và lai tạo giống ngô)

Người ta đã tìm thấy hoá thạch phấn ngô trong khai quật ở Bellas Artes, thành phố Mêhicô Mẫu phấn ngô cổ nhất được tìm thấy ở độ sâu 70 m và xác định vào niên đại sông băng, ít nhất cách đây khoảng 60.000 năm

Những khai quật ở động Bat (Bat caves) của Niu Mêhicô đã tìm thấy cùi ngô dài 2 - 3 cm và xác định tuổi vào khoảng 3.600 năm trước CN Khai quật ở động Laperra đông bắc Mêhicô đã chỉ rõ chuỗi tiến hóa của các lớp từ thấp đến cao của hóa

Trang 17

thạch toá thạch tích tụ Khai quật ở các động của bang Chihuahua và Sonora đã phát hiện các bắp được coi là nguyên mẫu của nòi nguyên thuỷ dạng tồn tại khác là Chapalote (Ngô Hữu Tình, 2009, chọn lọc và lai tạo giống ngô)

Những di vật của Mac Neish và cộng tác viên tìm thấy ở nhiều hang động thuộc thung lũng Tehuacan, Mêhicô thể hiện chuỗi tiến hóa rõ rệt nhất của cây ngô từ 5000 năm TCN đến khoảng năm 1536 SCN Mặc dù các di tích về ngô còn được tìm thấy ở nhiều nơi khác thuộc châu Mỹ như Ecuador (3000 năm trước công nguyên), Peru (3000 năm trước công nguyên), bắc Chile (2700 năm trước công nguyên), Venezuela (400 năm trước công nguyên) và nhiều vùng khác thuộc Hoa Kỳ Song số lượng vẫn ít hơn và niên đại được xác định muộn hơn so với những gì tìm thấy ở Mêhicô (Ngô Hữu Tình, 2009, chọn lọc và lai tạo giống ngô)

Sự phân bố các vùng ngô hiện nay là một bằng chứng khác khẳng định Mêhicô

là trung tâm phát sinh cây ngô Dựa trên 2.800 mẫu ngô thu thập được của Vavilov, các nhà khoa học đã phát hiện các nòi ngô phân bố chủ yếu ở Mêhicô Trong số 50 nòi tìm thấy ở Mêhicô thì chỉ có 7 nòi tương tự ở Guatemala, 6 nòi ở Columbia, 5 ở Pêru

và 2 ở Braxin Mặt khác, với điều kiện địa lý và khí hậu tương tự nhau nhưng Teosinte

(một cây cỏ hoang dại có họ hàng với ngô) chỉ được tìm thấy ở Mêhicô mà không thấy

ở Pêru (Ngô Hữu Tình, 2009, chọn lọc và lai tạo giống ngô)

2.1.2.2 Nguồn gốc di truyền

Nguồn gốc di truyền cây ngô là một đề tài được tranh luận sôi nổi trong suốt 50 năm qua, cho đến nay có 6 giả thuyết về nguồn gốc di truyền cây ngô:

1 Con lai giữa Teosinte và thành viên không rõ thuộc chi Andropogoneae

2 Con lai nhị bội tự nhiên giữa các loài Á Châu thuộc chi Maydeae và

Andropogoneae

3 Là con lai giữa ngô bọc, Teosinte và Tripsacum

4 Là con lai của ngô bọc Nam Mỹ và Tripsacum Trung Mỹ với Teosinte

5 Ngô, Teosinte và Tripsacum bắt nguồn riêng rẽ từ một dạng tổ tiên chung

6 Teosinte là nguồn gốc của ngô sau một hoặc nhiều đột biến

Trang 18

Thuyết thứ 6 coi ngô có nguồn gốc từ Teosinte sau một hoặc nhiều đột biến

được nhiều nhà khoa học ủng hộ: Beadle (1939), Langham (1940), Langley (1946)

Nhiều giả thuyết ủng hộ giả thuyết được thừa nhận rộng rãi này là:

Sự lai tạo giữa ngô và Teosinte một năm trong điều kiện tự nhiên diễn ra một cách dễ dàng và tần suất thành công cao Cả ngô và Teosinte đều có nhiễm sắc thể ở

dạng lưỡng bội với n = 10 Cấu trúc nhiễm sắc thể tương tự Cấu trúc hình thái cây tương tự Miền biến động kích thước hạt phấn của ngô trùng với miền biến động kích

thước hạt phấn Teosinte Đồng đẳng men cho thấy sự tương đồng ở ngô và Teosinte

Bằng chứng khảo cổ học

Gần đây giả thuyết thứ 6 trên còn được phân tích trên cơ sở cấu trúc di truyền phân tử ADN và kết luận rằng ngô được thuần hóa từ dạng teosinte vùng thấp và nóng của Mêhicô (Zea mays subsp Parviglumis, Doebley, 1990) Giả thuyết này cũng khẳng định sự đột biến hình thái khá đột ngột từ lối quả của teosinte sang đặc tính hoa,

bắp của ngô hiện đại

Ủng hộ giả thuyết Teosinte, G.Wilkes (1988) lập luận rằng ngô bắt nguồn từ

Teosinte chứ không phải từ Tripsacum như sau: ngô và Teosinte đều có hoa đực và hoa

cái nằm trên các bộ phận riêng rẽ Hoa đực nằm trên bông cờ và hoa cái nằm trên bắp

hoặc trục bắp Ngoài ra, trục bắp của Teosinte và bắp ngô đều được bao bọc hay bảo

vệ trong lá biến thái gọi là lá bi Vì sự tương tự giữa ngô và Teosinte về nhiều đặc tính

và kết quả lai giữa chúng người ta đã đổi tên cây Teosinte một năm ở Mêhicô từ

Euchleana mexixana thành Zea mexicana và gần đây là Zea mays mexicana Beadle

(1978), Kato (1988) còn phân tích sự tương đồng về các phức hợp nốt (Knob

complexes) ở nhiễm sắc thể đã khẳng định ngô bắt nguồn từ Teosinte một năm ở

Mêhicô (Ngô Hữu Tình, 2009, chọn lọc và lai tạo giống ngô)

2.2 Giá trị kinh tế của cây ngô

Cây ngô được trồng trên toàn thế giới là do công dụng của nó mang lại lợi ích kinh tế cho con người Các công dụng đó là:

Trang 19

Ngô có nhiều năng lượng và có hàm lượng protit và lipid hơn hẳn gạo va khoai lang Vì ngô có giá trị dinh dưỡng cao nên toàn thế giới sử dụng 21 % sản lượng ngô làm lương thực Ngô là lương thực chính của các nước Trung Mỹ, Nam Á và châu Phi

Ngô bao tử là loại rau cao cấp được dùng để xào với thịt, nấu súp Các loại ngô

nếp, ngô ngọt dùng ăn tươi hay đóng hộp xuất khẩu Ngô ngọt dùng để xào, làm kem

và sữa

Ngô là cây thức ăn chăn nuôi quan trọng nhất hiện nay Hầu như 70 % chất tinh trong thức ăn tổng hợp là từ cây ngô Ngoài việc cung cấp chất tinh, cây ngô còn là thức ăn xanh và ủ chua lý tưởng cho đại gia súc, đặc biệt là bò sữa do thân, lá và lõi ngô cũng có giá trị dinh dưỡng nhất là vào thời kì chín sữa

Ngô là nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất rựơu, cồn, tinh bột, glucôza, kẹo, điều chế acid acetid Lõi bắp có thể chế tạo chất cách điện, chất làm nguyên liệu chế nhựa hóa học Từ bẹ lá có thể dùng đan thảm Hiện nay trên thế giới có khoảng 670 mặt hàng của các ngành công nghiệp lương thực – thực phẩm, công nghiệp dược và công nghiệp nhẹ chế biến từ ngô (Trần Thị Dạ Thảo, 2008, bài giảng cây lương thực)

2.3 Tình hình sản xuất và chọn tạo giống ngô trên thế giới

2.3 1 Tình hình sản xuất ngô trên thế giới

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng của cây ngô trên thế giới giai đoạn 2005 -

Trang 20

Năm 2010, thế giới có 161,9 triệu ha sản xuất ngô với năng suất 52,2 tạ/ha đã đạt được sản lượng 844,4 triệu tấn Trong đó, châu Mỹ có diện tích sản xuất ngô lớn nhất thế giới với 63,1 triệu ha, chiếm 38,97 % diện tích ngô thế giới Kế đến, châu Á là 53,7 triệu ha, chiếm 33,17 %; châu Phi 30,9 triệu ha, chiếm 19,09 %; châu Âu 14,1 triệu ha, chiếm 8,72 % diện tích ngô thế giới Châu Úc chỉ có 81,2 nghìn ha chiếm 0,05 % diện tích ngô thế giới

Châu Mỹ có năng suất và sản lượng ngô cao nhất thế giới Năng suất bình quân của châu Mỹ là 71,0 tạ/ha, sản lượng là 447,9 triệu tấn Châu Á có sản lượng ngô cao thứ 2 với 246,1 triệu tấn nhưng năng suất chỉ đạt 45,8 tạ/ha Châu Âu đạt sản lượng 85,6 triệu tấn với năng suất 60,6 tạ/ha Năng suất ngô của châu Phi là 20,8 tạ/ha, sản lượng 64,3 triệu tấn châu úc có năng suất 65,5 tạ/ha và sản lượng là 0,5 triệu tấn

Mỹ, Trung Quốc, Bra-xin, Ấn Độ và Mêhicô là năm nước có diện tích trồng ngô lớn nhất thế giới Mỹ là cường quốc về diện tích và sản lượng ngô Năm 2010,

Mỹ có gần 33 triệu ha sản xuất ngô và sản lượng là 316,2 triệu tấn Trung Quốc có 32,5 tiệu ha sản xuất ngô và năng suất là 177,5 triệu tấn Bra-xin có 12,8 triệu ha ngô, sản xuất được 56,1 triệu tấn

2.3 2 Chọn tạo giống ngô trên thế giới

Vào nửa cuối thế kỷ 20, trong nền sản xuất lương thực của thế giới có một sự kiện rất quan trọng đó là sự phát triển nhảy vọt của cây ngô Năng suất ngô bình quân trên thế giới đầu thế kỷ 20 mới chỉ đạt khoảng 1 tấn/ha, nhưng đến năm 2010 đã đạt5,2 tấn/ha Sự phát triển nhảy vọt đó là kết quả của việc khám phá, ứng dụng ưu thế lai vào sản xuất hạt giống ngô, cùng với việc sử dụng những thành tựu mới nhất của nhiều ngành khoa học đối với nghiên cứu và sản xuất ngô như di truyền học, chọn giống, công nghệ sinh học

Mỹ là nước tiến hành nghiên cứu và áp dụng ưu thế lai cho cây ngô sớm và có hiệu quả nhất Ngô lai bắt đầu được đưa vào sản xuất từ những năm đầu thập niên ba mươi của thế kỷ trước và phát triển mạnh vào những năm sau đó cho tới năm 1942 thì hầu hết diện tích ngô của Mỹ được trồng bằng giống lai Nhờ sử dụng giống ngô lai và trình độ thâm canh cao, năng suất ngô của thế giới đã tăng 1,83 lần trong vòng 30 năm

từ 1960 – 1990 (Petrop, 1994) Cũng trong thời gian đó, Mỹ và một số nước châu Âu

Trang 21

có năng suất ngô tăng từ 2 – 3 lần

Nghiên cứu lai tạo giống ngô hiện nay đang bước sang một giai đoạn phát triển mới nhờ vào sự hỗ trợ của khoa học công nghệ tiên tiến giúp cho việc tạo ra giống mới nhanh chóng hơn và chất lượng tốt hơn Với việc ứng dụng công nghệ gen, có thể chuyển các gen ngoại lai để cho ra các sản phẩm đa dạng có gen kháng sâu bệnh, kháng hạn, kháng lạnh, kháng mặn như giống ngô Bt kháng sâu đục thân của Công ty Monsanto Trong những năm gần đây, các nhà khoa học thế giới đã đưa ra những phương pháp tạo dòng đơn bội kép bằng phương pháp nuôi cấy bao phấn hoặc noãn

chưa thụ tinh để rút ngắn thời gian tạo giống mới (chủ yếu là thời gian tạo dòng thuần

bố mẹ) Kỹ thuật nuôi cấy phôi non đã sử dụng nhằm tạo ra nguyên liệu ban đầu phục

vụ kỹ thuật chuyển gen và phân lập gen Gần đây, CIMMYT (International Maize and Wheat Improvement Center) đẩy mạnh chương trình tạo giống ngô chất lượng protein cao và đã đạt được những kết quả quan trọng

Các nhà khoa học dự đoán rằng vào thế kỷ 21, trong nghiên cứu năng suất ngô

có thể đạt năng suất trên 30 tấn/ha và trong sản xuất đạt 20 tấn/ha là chuyện bình thường Cây ngô là cây có chu kỳ quang hợp C4, có tiềm năng năng suất rất lớn, chưa

xác định giới hạn mà không có cây ngũ cốc nào sánh kịp về mặt năng suất

2.4 Tình hình sản xuất và chọn tạo giống ngô ở Việt Nam

2.4.1 Sản xuất ngô ở Việt Nam

Ngô được đưa vào nước ta cách nay khoảng 300 năm Những năm gần đây, nhờ chính sách khuyến khích phát triển của nhà nước và tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt

là giống, cây ngô có những bước tiến đáng kể về diện tích, năng suất, sản lượng Năm

2010, nước ta có 1.126,9 nghìn ha trồng ngô, đạt sản lượng 4.606,8 nghìn tấn Năng suất ngô của nước ta không ngừng tăng từ 36,0 tạ/ha năm 2005 lên 40,9 tạ/ha năm

2010 Tuy nhiên, năng suất ngô nước ta vẫn còn thấp hơn trung bình thế giới (52,2 tạ/ha), Trung Quốc (54,5 tạ/ha) và thua xa Mỹ (95,9 tạ/ha)

Nước ta có 8 vùng sản xuất ngô chính: vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long

Trang 22

Bảng 2.2: Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010

Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn)

Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có xu hướng giảm

Năm 2010, năng suất ngô của đồng bằng sông Cửu Long đạt cao nhất 52,9 tạ/ha, kế đến, vùng Đông Nam Bộ đạt 52,0 tạ/ha

Năm 2010, cả nước ta có 1.126,9 nghìn ha trồng ngô, trong đó hơn 90 % diện tích là sản xuất ngô lai với các giống phổ biến như:

Giống ngô lai đơn C919 có thời gian sinh trưởng : vụ Xuân 110 – 120 ngày, vụ Đông 110 – 115 ngày ở các tỉnh phía Bắc; vụ Đông xuân là 105-110 ngày, vụ Hè thu 90-95 ngày ở vùng duyên hải miền Trung Chiều cao cây 191,7 cm, hạt màu vàng đẹp,

lá bi bao kín bắp Giống C919 chống đổ ngã, năng suất từ 60 – 70 tạ/ha

Giống NK54 có thời gian sinh trưởng ở vùng Đông Nam bộ 93 - 98 ngày, vùng Tây Nguyên 100 - 110 ngày Chiều cao cây trung bình từ 200-215 cm, bộ lá gọn đẹp, hạt màu vàng cam Giống có khả năng thích ứng rộng, chịu hạn, chống đổ ngã, nhiễm khô vằn và đốm lá từ nhẹ đến trung bình Năng suất trung bình đạt 60 – 70 tạ/ha

Giống NK 4300 có thời gian sinh trưởng ở phía Bắc 105 – 110 ngày, duyên hải miền Trung 90 – 95 ngày Cây cao 185 – 210 cm, cứng cây Hạt vàng cam, hình bán

Trang 23

giống có khả năng chịu hạn và chống đổ ngã khá, nhiễm khô vằn, đôm lá từ nhẹ đến trung bình Năng suất đạt 50 – 60 tạ/ha

Giống ngô LVN61 có tính ổn định rất cao, khả năng thích ứng rộng, kháng sâu bệnh, cứng cây chống chịu đổ gẫy khá, đặc biệt là chịu hạn, chịu mật độ và đất nghèo dinh dưỡng rất tốt Thời gian sinh trưởng ở các tỉnh phía Nam từ 85 – 110 ngày tuỳ mùa vụ Chiều cao cây: 200 - 210 cm, hạt màu vàng cam, tiềm năng năng suất từ 100 –

125 tạ/ha

Giống LVN66 có thời gian sinh trưởng trung bình từ 95 – 105 ngày tuỳ theo mùa vụ Cây cao từ 190 – 210 cm, lá bi mỏng và bao kín trái, hạt vàng cam Giống chịu hạn tốt, năng suất từ 80 – 120 tạ/ha ổn định ở các mùa vụ và vùng sinh thái

Giống VN8960 là giống ngô lai đơn chịu hạn có thời gian sinh trưởng trung bình sớm: vụ Hè Thu 85 – 90 ngày; vụ Xuân Hè 115 – 120 ngày; vụ Đông Xuân 110 –

125 ngày Thân và lá vẫn xanh khi lá bi chín vàng, lá bi mỏng, bọc kín bắp Hạt màu vàng cam đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng Năng suất từ 70 – 90 tạ/ha và ổn định qua các mùa vụ và vùng sinh thái

Giống LVN885 có khả năng thích ứng rộng, đặc biệt là ở các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ Thời gian sinh trưởng ở các tỉnh phía Bắc: vụ Xuân từ 98 – 115 ngày; vụ Thu Đông từ 95 – 110 ngày Cây cao từ 175 – 180 cm, cứng cây, tán lá gọn, hạt vàng cam,

lá bi bao kín bắp Khả năng chống đổ ngã tốt, bệnh khô vằn và đốm lá khá Năng suất

Xuất phát từ yêu cầu phát triển đa dạng các giống ngô lai trong sản xuất, Viện nghiên cứu Ngô hàng năm đã tiến hành khảo nghiệm sơ bộ trong nước tập đoàn giống ngô lai mới từ Viện nhằm tạo ra các giống ngô lai tốt Kết quả khảo nghiệm trong ba năm (2009 -2011) đã xác định đựoc giống VS 36 là giống triển vọng, có khả năng

Trang 24

thích ứng rộng, năng suất cao và ổn định Giống VS 36 chống chịu sâu bệnh khá, năng suất đạt 75 tạ/ha, có thể đạt 90 – 100 tạ/ha nếu thâm canh

Giống ngô lai đơn LVN092 là giống triển vọng do Viện nghiên cứu Ngô nghiên cứu và chọn tạo Giống LVN092 đã tham gia mạng lưới khảo nghiệm, sản xuất thử và xây dựng mô hình trình diễn tại 11 tỉnh thuộc các vùng sinh thái trong cả nước và đều cho năng suất cao hơn đối chứng (C919, LVN4, NK 4300) từ 8 – 12 %

2.4.2 Chọn tạo giống ngô ở Việt Nam

Những năm cuối thập kỉ 60 và đầu thập kỉ 70 của thế kỉ 20, công tác nghiên cứu chọn tạo giống được tiến hành tại trường nông nghiệp Hà Nội, Viện khoa học Nông nghiệp, chủ yếu là tạo dòng thuần và tạo giống lai, cũng như khảo sát các giống nhập

từ Đông Âu và Ấn Độ

Từ năm 1973, Với những định hướng đúng đắn mà Viện Nghiên cứu Ngô Quốc gia đã đưa ra, chỉ sau 15 - 20 năm, một loạt các giống ngô thụ phấn tự do ra đời và được trồng rộng rãi sản xuất như: TSB1, TSB2, LS, HL-36, Q-2 Sự ra đời của các giống ngô thụ phấn tự do như là một bước đệm, tạo tiền đề cho sự phát triển chương trình giống ngô lai Chương trình chọn tạo giống thụ phấn tự do ngoài tác dụng trực tiếp là phục vụ sản xuất thì các giống này còn là nguồn vật liệu quý giá phục vụ cho chương trình chọn tạo giống ngô lai

Giai đoạn 1986 - 1990 với đề tài nghiên cứu chọn tạo các giống ngô có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu các điều kiện bất thuận của môi trường phục vụ sản xuất các vùng sinh thái của Việt Nam đã chọn tạo các giống tiêu biểu VM1, MSB49, TSB2 đưa năng suất từ 10 tạ/ha lên 15 tạ/ha

Giai đoạn 1991 - 1995 tiếp tục cải thiện nâng cao các giống ngô thụ phấn tự do, bước đầu nghiên cứu các giống ngô lai không qui ước và qui ước đưa năng suất từ 15 tạ/ha lên trên 20 tạ/ha

Giai đoạn 1996 - 2000 với đề tài nghiên cứu chọn tạo giống cây màu, rau năng suất cao, chất lượng tốt đã đưa ra sản xuất nhiều giống ngô lai, đa dạng về thể loại đưa năng suất bình quân từ 20 tạ/ha lên 27,5 tạ/ha

Giai đoạn 2001 - 2005 đề tài nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai thích hợp cho

Trang 25

các vùng sinh thái; nghiên cứu chọn tạo giống ngô thụ phấn tự do đáp ứng nhu cầu sản xuất; dự án phát triển giống ngô lai đã đạt được kết quả nổi bật:

Tám giống ngô được công nhận chính thức: LVN9, LVN22, LVN24, LVN99, VN8960, HQ2000, VN98-1 (Viện KHKTNN Miền Nam), nếp N1 (Viện KHKTNN Miền Nam)

Đã phân tích đa dạng di truyền và phân nhóm ưu thế lai cho gần 300 dòng của Viện Nghiên cứu Ngô

Năm 2009 - 2011 viện khoa học kĩ thuật Miền Nam chủ trì đề tài: chọn tạo giống ngô lai đơn chịu hạn ngắn ngày bằng kết hợp phương pháp công nghệ sinh học (công nghệ đơn bội, chỉ thị phân tử) với phương pháp truyền thống với mục tiêu chọn tạo giống ngô lai chịu hạn, ngắn ngày, thích nghi điều kiện thiếu nước

Trong những năm gần đây, nhiều công ty nước ngoài như công ty CP (Thái Lan), Syngenta (Thụy sỹ), Bioseed (Ấn độ), Monsanto (Mỹ) đã đưa vào Việt Nam thử nghiệm một số giống ngô lai ưu tú, kết hợp các Viện và công ty giống trong nước cũng tạo thành công một số giống ngô lai có năng suất cao đưa vào sản xuất đã góp phần nâng cao sản lượng ngô nước ta

2.5 Sản xuất ngô ở Đông Nam Bộ và Đồng Nai

2.5.1 Sản xuất ngô ở Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ gồm có 5 tỉnh và một thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh Tổng diện tích của vùng là 2,2 triệu ha chiếm khoảng 20,3 % tổng diện tích đất cả nuớc

Đông Nam Bộ có chín nhóm đất chính, trong đó đất xám (Acrisols) và đất đỏ (Ferralsols) là hai nhóm đất chính, chiếm 75 % diện tích vùng Đông Nam Bộ nhận được lựơng bức xạ mặt trời lớn nhất nước và là vùng thích hợp cho sản xuất nông nghiệp Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt từ 26 - 27 0C, lượng mưa hàng năm cao từ

1800 - 2400 mm Do khí hậu thuận lợi, vùng Đông Nam Bộ sản xuất nhiều loại nông sản có giá trị như tiêu, điều, cao su, cà phê, mía và ngô

Trang 26

Đông Nam Bộ là một trong tám vùng sản xuất ngô chính, chiếm 7,2 % diện tích trồng ngô trong cả nước, là vùng trồng ngô trọng điểm của phía Nam, với diện tích trồng khoảng 81.300 ha (năm 2010)

Tình hình sản xuất ngô của các tỉnh vùng Đông Nam Bộ được thể hiện qua bảng 2.3 Qua bảng 2.3 cho thấy Đồng Nai là tỉnh có diện tích trồng ngô lớn nhất trong khu vực là 47.700 ha, kế đến là Bà Rịa - Vũng Tàu với diện tích trồng là 19.600 ha

(2010)

Bảng 2.3: Tình hình sản xuất ngô của các tỉnh Đông Nam Bộ năm 2009 – 2010

Tỉnh Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn)

2009 2010 2009 2010 2009 2010 Đồng Nai 54,4 47,7 57,7 59,2 313,9 282,4

Hiện nay, vùng Đông Nam Bộ đang phổ biến một số giống ngô như LVN10, C919, G49, NK66, NK54, NK67, VN25-99, V98-1, SSC586

2.5.2 Sản xuất ngô ở Đồng Nai

Năm 2010, Đồng Nai là tỉnh có diện tích, năng suất và sản lượng ngô lớn nhất vùng Đông Nam Bộ Năng suất ngô của tỉnh không ngừng tăng lên từ 49,2 tạ/ha đến 59,2 tạ/ha năm 2010 nhưng vẫn còn thấp so với một số tỉnh như Bạc Liêu, An Giang, Đồng Tháp

Trang 27

Bảng 2.4: Tình hình sản xuất ngô ở Đồng Nai giai đoạn 2005 - 2010

(1000 ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (1000 tấn)

Tóm lại, ngô là cây lương thực – thực phẩm quan trọng trên thế giới và Việt Nam Để cây ngô ở nước ta phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước

và xuất khẩu thì cần phải có những biện pháp tăng cao năng suất Giống lai là một biện pháp thiết thực tăng năng suất ngô, giảm chi phí phòng trừ sâu bệnh hại Việc nghiên cứu, khảo nghiệm và sản xuất các giống ngô lai là vấn đề cấp thiết ở nước ta hiện nay

Trang 28

Chương 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm

Thí nghiệm đã đuợc tiến hành từ ngày 14/2/2012 đến 20/5/2012 tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

3.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết và đặc điểm đất đai khu thí nghiệm

3.2 1 Tình hình khí hậu, thời tiết trong thời gian thí nghiệm

Bảng 3.1: Tình hình thời tiết, khí hậu nơi thí nghiệm

Tháng/năm

Nhiệt độ không khí (0

C)

Số giờ nắng

Ẩm độ không khí (%)

Lượng mưa (mm)

số giờ nắng nhiều thích hợp cho cây phát triển Tuy nhiên, lượng mưa cao trong tháng

Trang 29

tư có thể làm ảnh hưởng đến sự thụ phấn, thụ tinh của cây Nhiệt độ trong tháng năm cao, độ ẩm, lượng mưa cao và số giờ nắng nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích luỹ vật chất Tuy nhiên, lượng mưa cao trong tháng này gây bất lợi cho quá trình chín sinh lý và thu hoạch.

3.2.2 Đặc điểm đất đai khu thí nghiệm

Bảng 3.2: Đặc điểm lý hóa tính của khu đất tại nơi thí nghiệm

Số liệu phân tích đất Đơn vị tính Hàm lượng

Trang 30

3.3 Vật liệu thí nghiệm

Giống: 8 giống P4199, SUPER999, B909, PAC339, TI8334, TI8332, TI8430, SA345 và giống đối chứng C919

Phân bón: 140 kgN : 60 kgP2O5 : 90 kgK2O, phân hữu cơ

Dụng cụ thí nghiệm: viết, giấy, thước, kéo, cân, máy đo ẩm độ

Bảng 3.3: Danh sách các giống và nguồn gốc chọn tạo

NT 1 C919 (Đ/C) Công ty Monsanto Việt Nam

Trang 31

- Khoảng cách giữa các ô trong cùng lần lặp lại: 0,7 m

- Khoảng cách giữa các lần lặp lại (khối): 1,0 m

- Xung quanh khu thí nghiệm có hàng bảo vệ

Chiều biến thiên

Trang 32

3.4.2 Quy trình thực hiện thí nghiệm

− Thời vụ: vụ Xuân Hè

− Ngày xuống giống: 14/02/2012

− Ngày thu hoach: 20/05/2012

− Chuẩn bị đất: dọn sạch cỏ dại, tàn dư thực vật, dùng máy cày sâu 25 – 30

cm, phay nhỏ, bừa phẳng Dùng dây đo và chia thành 3 băng lớn, mỗi băng là một lần lặp lại và chia 9 ô thí nghiệm trên mỗi băng Rạch mỗi ô thí nghiệm 4 hàng để gieo hạt

− Kỹ thuật gieo: mỗi hốc gieo 2 hạt, sâu 4 – 5 cm

− Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 25 cm

− Mật độ: 57.143 cây/ha

− Bón phân: 140 kg N : 60 kg P2O5 : 90 kg K2O, 10 tấn phân hữu cơ

+ Bón lót: toàn bộ phân hữu cơ, phân lân

+ Bón thúc: Lần 1: 1/3N + 1/3K2O vào lúc 12 NSG

Lần 2: 1/3N + 1/3K2O vào lúc 24 NSG Lần 3: 1/3N + 1/3K2O lúc 43 NSG Mỗi lần bón kết hợp làm cỏ, xới xáo, vun gốc và lấp phân Bón theo hốc cách gốc ngô 10 - 15 cm

− Chăm sóc: đảm bảo đủ độ ẩm cho ngô, tưới đồng đều, thoát nước đọng, xới xáo, làm cỏ, vun gốc, phòng trừ sâu bệnh khi xuất hiện

− Thu hoạch: khi ngô chín sinh lý (chân hạt có vết đen hay 75 % số cây có lá

bi khô)

3.4 3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Cây theo dõi: được chọn ngẫu nhiên 5 cây ở 2 hàng giữa của một giống ở mỗi lần lặp lại

Trang 33

3.4 3.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển

Ngày mọc mầm: ngày có trên 50 % số cây có bao lá mầm lên khỏi mặt đất Ngày tung phấn: ngày có trên 50 % số cây có hoa nở được 1/3 trục chính

Ngày phun râu: ngày có trên 50 % số cây có râu nhú ra dài từ 2 – 3 cm

Ngày chín sinh lý: khi 75 % số cây có lá bi khô

Chiều cao cây (cm): đo theo kiểu vuốt lá, theo dõi định kì 10 ngày/lần, bắt đầu lúc 15

NSG và kết thúc sau phun râu

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/cây/ngày)

Tốc độ tăng truởng chiều cao cây (∆H) được tính theo công thức:

∆H (cm/cây/ngày) = (H2 – H1)/T Trong đó: H1: Chiều cao cây đo lần trước (cm)

H2: Chiều cao cây đo lần sau (cm) T: Thời gian giữa 2 lần đo (ngày)

Số lá trên cây: theo dõi định kì, bắt đầu lúc 15 NSG và kết thúc sau phun râu, lá được

tính khi có lưỡi lá và cổ lá Mỗi lần đếm có đánh dấu bằng cách cắt hình chữ V trên mép lá, để tiện cho đếm số lá sau

Tốc độ ra lá (lá/cây/ngày)

Tốc độ ra lá (∆L) được tính theo công thức :

∆L (lá/cây/ngày) = (SL2 – SL1) /T Trong đó: SL1: Số lá đếm lần trước (lá)

SL2: Số lá đếm lần sau (lá) T: Thời gian giữa 2 lần đếm (ngày)

Trang 34

+ Chiều rộng lá: đo ở phần rộng nhất của phiến lá

Diện tích lá (S) được tính theo công thức IVANOV: S = A x B x K (dm2

) Trong đó: A: Chiều dài lá (dm)

B: Chiều rộng lá (dm) K: Hệ số (K = 0,7)

Chỉ số diện tích lá (LAI)

Chỉ số diện tích lá được tính theo công thức: LAI = S1 xTSC/Sđ

Trong đó: S1: diện tích lá 1 cây (m2

) TSC: tổng số cây

Sđ : diện tích đất 1 ô (m2

)

3.4 3.2 Các yếu tố liên quan đến khả năng chống đổ ngã

Chiều cao cây cuối cùng (cm): Tiến hành đo khi ngô phun râu được 15 ngày, đo

từ sát gốc đến điểm phân nhánh cờ đầu tiên của 10 cây ngẫu nhiên trong ô thí nghiệm

Chiều cao đóng trái (cm): Đo từ mặt đất đến đốt mang trái đầu tiên Đo cùng cây với cây đo chiều cao cây

Tỷ lệ chiều cao đóng trái (%): (chiều cao đóng trái/chiều cao cây) x 100

Đường kính thân (cm): Đo đoạn thân cách mặt đất từ 15 cm Đo 10 cây ngẫu nhiên trong ô thí nghiệm

Tỷ lệ đổ ngã (%): đếm số cây nghiêng 300 trở lên so với phương thẳng đứng của cây

3.4 3.3 Tình hình sâu bệnh

Sâu đục thân (Ostrinia nubilalis)

Đếm số cây bị đục thân trên 1 ô thí nghiệm Theo dõi vào giai đoạn chín sữa, sau đó tính tỷ lệ theo công thức

Tỷ lệ sâu hại (%) = (số cây bị hại/tổng số cây điều tra) x 100

Trang 35

Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani) : Tính bằng cấp bệnh từ 1 – 5, theo dõi vào giai

đoạn chín sữa

Cấp 1: Không thiệt hại, chỉ gây hại các lá dưới trái

Cấp 2: Gây hại các lá ngang trái nhưng thường chưa ảnh hưởng đến trái

Cấp 3, 4: Gây hại nhiều cho bộ lá và gây thối trái

Cấp 5: Rất nặng, hư hại toàn bộ cây

Hình 3.2: Các cấp bệnh để đánh giá bệnh khô vằn (CIMMYT 1985)

(Được trích dẫn theo Hoàng Kim, 2009)

- Bệnh rỉ sắt (Puccinia polysora): theo dõi vào giai đoạn chín sữa

Trang 36

3.4 3.4 Các đặc trưng về hình thái trái bắp

Chiều dài trái: đo từ đầu trái đến cuối trái kể cả phần đuôi chuột

Đường kính trái: Đo phần giữa trái

Màu sắc hạt

Chiều dài đóng hạt: Đo từ đầu trái đến phần cuối trái có hạt lớn trung bình

Độ che kín của lá bi: Được đánh giá theo thang điểm từ 1 – 5

• Điểm 1: vỏ bao kín, chặt và dài hơn đầu dài bắp

• Điểm 2: vỏ bi dài hơn đầu trái bắp nhưng không chặt

• Điểm 3: vỏ bi chỉ bằng đầu trái bắp, bao không kín có thể nhìn thấy lõi nhưng chưa nhìn thấy hạt

• Điểm 4: vỏ bi chỉ bằng đầu trái bắp, bao không kín có thể nhìn thấy hạt

• Điểm 5: vỏ bi ngắn hơn đầu trái bắp, không có khả năng bao kín bắp và phủ kín hạt, nhìn rõ phần đầu trái bắp

Hình 3.3: Các mức điểm để đánh giá độ bao kín lá bi (CIMMYT 1985)

(Trích dẫn theo Hoàng Kim, 2009)

Trang 37

3.4 3.5 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Số trái hữu hiệu/cây: Tổng số trái thu hoạch/tổng số cây trên ô

Số hàng hạt/trái: Đếm số hàng trên 1 trái

Số hạt/hàng: Số hạt được đếm trên hàng có chiều dài trung bình

Tỷ lệ hạt /trái (%): (Trọng lượng hạt /Trọng lượng trái) x 100

Trọng lượng 1000 hạt (g): Sấy khô hạt ở ẩm độ 14%, rồi cân khối lượng

Khối lượng ô: Cân khối lượng ngoài đồng ruộng của tất cả trái bắp

Ẩm độ (%): Khi thu hoạch, lấy 5 trái trên mỗi ô, tẻ hạt rồi đo bằng máy đo ẩm

độ hạt

Năng suất lý thuyết NSLT (kg/ha) ở ẩm độ 14%

NSLT = Mật độ cây/ha x trái hữu hiệu/cây x Số hạt/hàng x số hàng/trái x

Ao: Ẩm độ hạt lúc thu hoạch (%)

T: Tỷ lệ hạt/trái (%)

P1000: Trọng lượng 1000 hạt (14 %)

3.5 Phương pháp xử lý và thống kê số liệu

Số liệu được xử lý bằng phần mềm MSTATC và các biểu đồ được vẽ bằng phần mềm Microsoft Excel

Trang 38

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm sinh trưởng phát triển của chín giống ngô lai đơn

Đặc tính từng giống là yếu tố quyết định thời gian sinh trưởng dài ngắn khác nhau của mỗi giống

Ở nước ta, sự sinh trưởng phát triển của cây ngô có thể chia làm năm thời kỳ

• Thời kỳ mọc mầm (từ gieo đến 3 lá)

• Thời kỳ cây con ( từ khi cây được 4 lá đến phân hóa hoa đực)

• Thời kỳ vươn cao và phân hóa cơ quan sinh sản (từ phân hóa hoa đực đến trổ cờ)

• Thời kỳ nở hoa (bao gồm trổ cờ, tung phấn, phun râu, thụ tinh)

Giai đoạn từ khi gieo đến mọc mầm: Giai đoạn này chủ yếu dựa vào chất dinh dưỡng dự trữ có trong hạt Vì vậy, chất lượng hạt giống là yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng nảy mầm của hạt Tuy nhiên, điều kiện ngoại cảnh cũng ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm Với nhiệt độ 250

C – 300C, ẩm độ đất khoảng 73 %, kết hợp đất tơi xốp, thoáng khí là những điều kiện tốt cho hạt nảy mầm Qua kết quả ở bảng 4.1 cho

Trang 39

thấy, hầu hết các giống lai đều nảy mầm sau 5 ngày, riêng giống P4199 và PAC339 nảy mầm sau 6 ngày Giống đối chứng nảy mầm sau 5 ngày

Bảng 4.1: Đặc điểm sinh trưởng phát triển của chín giống ngô lai đơn tại Hưng Lộc,

Trảng Bom, Đồng Nai

NT Giống Các giai đoạn sinh trưởng (NSG)

Nảy mầm Tung phấn Phun râu Chín sinh lý

1 C919(Đ/C) 5 48,67 cd 50,33 c 92,00 c

3 SUPER999 5 49,00 bcd 52,00ab 94,33ab

5 PAC339 6 49,00 bcd 52,00ab 93,67abc

6 TI8334 5 48,67 cd 50,67 bc 92,67 bc

8 TI8430 5 49,00 bcd 52,33a 93,33abc

Giai đoạn trổ cờ, tung phấn, phun râu, thụ tinh là thời kỳ nở hoa chỉ kéo dài

10 - 15 ngày nhưng có ý nghĩa quan trọng quyết định đến năng suất hạt ngô Thời kỳ này cây gần như ngừng phát triển thân lá, các cơ quan sinh sản phát triển mạnh, các chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ bắt đầu tập trung mạnh vào các bộ phận sinh sản

Thời gian tung phấn của chín giống ngô lai thí nghiệm biến động từ 48,00 – 50,67 NSG Giống SA345 tung phấn sớm nhất (48,00 NSG), giống P4199 tung phấn muộn nhất (50,67 NSG) Các giống còn lại tung phấn trong khoảng 48,67 – 50,00 NSG Giống đối chứng tung phấn lúc 48,67 NSG

Trang 40

Hình 4.1: Ngô đang tung phấn

Hình 4.2: Ngô phun râu

Ngày đăng: 29/05/2018, 18:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w